Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-07-2020] Chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện theo trường phái Phật gia, bà Lý Quế Nguyệt ở Hắc Long Giang đã trải qua nhiều khổ nạn trong hai thập niên vừa qua – nhiều lần bị bắt giữ, lao động cưỡng bức, bỏ tù và tra tấn kinh hoàng.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng lần đầu tiên vào năm 1992. Trong bảy năm tiếp theo, nó đã thu hút hơn 100 triệu người tập ở Trung Quốc vì những lợi ích sức khoẻ và tinh thần. Vì lo sợ sự phát triển nhanh chóng của pháp môn này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cấm và phát động một chiến dịch bức hại lên pháp môn vào tháng 7 năm 1999.

Giống như hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc, bà Lý đã hai lần đến Bắc Kinh vào năm 2000 để thỉnh nguyện cho pháp môn này và quyền tự do tín ngưỡng của mình. Bà đã bị bắt giữ, đánh đập và bị kết án một năm lao động cưỡng bức.

Khi đang thụ án tại Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia khét tiếng, bà Lý đã bị tăng cường tẩy não, lao động cưỡng bức, biệt giam và đánh đập. Bà bị ép phải lao động cường độ cao để làm tăm và các sản phẩm khác nhau để xuất khẩu sang các nước Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, đây là một hình thức lao động phổ biến trong hệ thống lao động cưỡng bức Trung Quốc.

Tại Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia, các nữ học viên Pháp Luân Công kiên định từ chối từ bỏ đức tin sẽ bị đưa đến các khu vực dành cho nam và bị các nam tù nhân phạm tội hình sự đánh đập. Bà Lý cũng kể lại có một lần các lính canh cố đưa bà đến một đội dành cho nam, nơi mà bà có khả năng sẽ bị hãm hiếp tập thể. Đây hoàn toàn không phải là một trường hợp cá biệt vì nó đã diễn ra ở trong các Trại tạm giam và trại lao động khác ở Trung Quốc.

Vì truyền rộng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại sai trái, bà Lý đã bị chính quyền địa phương nhắm đến từ năm 2010 đến 2015. Bà đã bị bắt, giam giữ và nhà bị lục soát. Bà phải rời khỏi quê nhà để tránh bị bức hại.

Sau khi chứng kiến cảnh sách lục soát nhà vào tháng 3 năm 2012, người cha già của bà Lý đã bị khó thở và được đưa gấp đến bệnh viện vào ngày hôm sau. Cuối cùng ông đã qua đời trong lúc bà Lý đang lẩn trốn. Cái chết của người cha do bị liên luỵ trong cuộc bức hại đối với đức tin của mình và không thể ở bên cha vào những ngày cuối cùng của ông là hai điều hối tiếc lớn nhất ám ảnh bà Lý đến ngày hôm nay.

Tháng 5 năm 2015, bà Lý bị bắt ở Giai Mộc Tư vì phân phát tờ rơi Pháp Luân Công và bị kết án năm năm tù. Tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang, bà thường xuyên bị đánh đập, phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ trong một thời gian dài, bị lạm dụng và bị lăng mạ hàng ngày.

Khi được thả vào ngày 16 tháng 5 năm 2020, bà Lý trông hốc hác. Bà bị đau khắp thân, yếu cơ, buồn ngủ và chán ăn.

Hồi phục sức khoẻ

Bà Lý sinh năm 1969 ở Vi Tử Câu, một làng nông nghiệp nhỏ ở huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang. Từ nhỏ bà đã yếu ớt và mắc bệnh lao. Bà Lý nhớ mình đã ho ra máu khi học tiểu học.

Sau khi tốt nghiệp trung học, bà làm việc tại Nhà máy Dệt kim Số 2 Giai Mộc Tư. Bà mắc một triệu chứng lạ là bị khó thở từ nửa đêm và đến 3 giờ sáng thì hết. Dân làng nhanh chóng lan truyền tin đồn rằng bà bị “ma nhập”.

Các bác sỹ không tìm được nguyên nhân và tình trạng của bà ngày càng xấu đi đến mức bà phải ngừng làm việc. Bà cảm thấy có lỗi khi trở thành gánh nặng cho gia đình và không thấy hy vọng vào cuộc sống.

Bà Lý biết đến Pháp Luân Công vào mùa hè năm 1996 và mọi việc đã tốt hơn. Không lâu sau khi tu luyện, bà phát hiện tất cả chứng bệnh đã biến mất. Pháp Luân Công đã ban cho bà một cuộc đời thứ hai mà bà và gia đình vĩnh viễn biết ơn.

e2c23963715f73d735afc5f87128b5c0.jpg

Bà Lý Quế Nguyệt thời còn trẻ

8da4409a1bc8d72db1a5a0d5c62785ad.jpg

Bà Lý Quế Nguyệt sau khi bị bức hại

Làm người tốt

Bên cạnh sức khoẻ, Đại Pháp cũng ban cho bà một mục đích mới trong cuộc sống. Bà sống theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ và cố gắng trở thành một người tốt và ngày càng tốt hơn.

Để phản đối trưởng làng lên nắm quyền mà không thông qua bầu cử, một nhóm dân làng giận dữ đã đốt hơn 50 ngọn lửa trong ba năm sau đó. Lúc đầu, các chức trách làng và thành viên của Đảng Cộng sản được kêu gọi để dập lửa. Nhưng vì nó xảy ra thường xuyên nên họ không xuất hiện nữa và chỉ có các học viên Pháp Luân Công thường xuyên chạy đến hiện trường. Cuối cùng, đài truyền hình của làng chỉ kêu gọi các học viên Pháp Luân Công đến dập lửa.

Nhà của một dân làng từng bị cháy. Bà Lý đã lấy hơn 30 xô nước và giúp dập lửa. Mùa Đông ở Hắc Long Giang rất lạnh. Quần của bà bị ướt và đóng băng – chúng tự thẳng đứng sau khi bà cởi ra.

Bà Lý và các học viên khác cũng mua cát, đá để sửa một con đường dài 2,5 dặm cho làng. Dân làng đều đồng ý rằng: “Các học viên Pháp Luân Công là người tốt.”

Bị bắt giữ hai lần tại Bắc Kinh

Tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã cấm Pháp Luân Công và thi hành một chiến dịch đàn áp các học viên trên toàn quốc. Cả đêm, tất cả các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đã phát sóng những tuyên truyền lăng mạ Pháp Luân Công và Nhà sáng lập. Vì đã được hưởng nhiều lợi ích từ môn tập nên bà Lý quyết định đến thủ đô để thỉnh nguyện cho việc tu luyện và quyền tự do tín ngưỡng của mình.

Ngày 8 tháng 5 năm 2000, bà Lý đã đến Bắc Kinh nhưng nhanh chóng bị bắt giữ tại Quảng trường Thiên An Môn. Bà bị đưa đến Đồn Công an Tiền Môn và bị đánh đập dưới tầng hầm. Cảnh sát dùng một cây lau nhà bằng gỗ đánh bà mạnh đến nỗi nó gãy thành ba khúc.

Xương cụt của bà Lý bị gãy. Phần thân dưới và mông của bà bị thương đến tận nhiều tháng sau mới lành. Các cơ ở bên trái bị tách ra khỏi xương hông và không bao giờ hồi phục. Bà cũng bị chóng mặt và cuối cùng ngất đi sau khi bị đưa đến văn phòng đại diện quê nhà của bà ở Bắc Kinh. Bà vẫn bất tỉnh trong một tuần và trong thời gian này bà không ăn uống gì.

Trưởng thôn Vương Trung Thuận và cảnh sát Trần Hy Văn đã đến Bắc Kinh để đưa bà đến Cáp Nhĩ Tân bằng tàu hoả và sau đó đón xe buýt quay trở về quê của bà. Bà Lý đã bị giam tại trại tạm giam Y Lan trong hai tuần và bị phạt 1.000 nhân dân tệ.

654c673fb170a150797ac09abefa0f4d.jpg

Minh hoạ tra tấn: Đánh đập

Mùa đông năm 2000, bà Lý lại đến Bắc Kinh và gặp số phận tương tự. Viên chức thôn Đặng Hội Lâm và cảnh sát Nguỵ Tử Ngọc đã đưa bà về lại huyện Y Lan. Bà đã bị kết án một năm lao động cưỡng bức vì thực hiện quyền thỉnh nguyện theo Hiến pháp của mình.

Lao động cưỡng bức

Trong khi thụ án ở Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia khét tiếng, bà Lý đã bị tẩy não, lao động cường độ cao, biệt giam, tra tấn và suýt chút nữa thì trở thành nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp tập thể.

Tại Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia, lính canh ép tất cả học viên xem những chương trình tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ hàng ngày nhằm cố “chuyển hoá” họ.

Tất cả tù nhân bị ép phải lao động cường độ cao hơn 12 giờ mỗi ngày, tuy nhiên, tất cả lợi nhuận đều rơi vào túi của trại lao động. Ngày làm việc thì dài và điều kiện làm việc thì nghèo nàn. Hai tay của bà Lý sưng phồng sau khi bện sợi gai dầu và khâu chúng vào đệm và không thể cầm đũa. Keo dùng để làm ván ép khiến bà chóng mặt và nôn mửa. Được biết ván ép được xuất khẩu sang Nhật.

Tù nhân cũng phải đóng gói tăm để bán cho Hàn Quốc. Phiên bản cao cấp của tăm có một bông hoa nhựa ở một đầu. Hàng ngày, hơn 12 giờ mỗi ngày, bà Lý phải làm những bông hoa nhỏ bằng giấy nhựa màu và dán chúng vào một bên của que tăm trước khi đóng gói.

Những tăm này có nhu cầu cao tại các khách sạn để phục vụ trái cây và món khai vị. Trong khi thưởng thức món khai vị tại những khách sạn như vậy, rất ít người nghĩ xem tăm này đến từ đâu.

Theo bà Lý, trại nhận tăm với số lượng lớn, thường xuyên lẫn với bụi bẩn và rác linh tinh. Các tù nhân không được yêu cầu phải rửa tay trước khi làm việc và tăm không được khử trùng trước khi đóng gói. Tù nhân làm việc từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, và chỉ có 15 phút cho mỗi bữa ăn. Nếu một người không đạt chỉ tiêu, người đó sẽ không được nghỉ ngơi hay đi ngủ.

Các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn các tù nhân khác. Họ không được tắm trong nhiều tháng liền và không có quần áo sạch để thay. Nhiều người bị ghẻ chảy mủ và thường xuyên chảy máu. Thậm chí sau đó, họ vẫn phải làm việc trong xưởng nhặt và đóng gói tăm như bình thường.

Bị đối xử bạo lực vì luyện công tập thể

Ngày 8 tháng 1 năm 2001, vì các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể nên lính canh của tất cả 12 đội, cả nam lẫn nữ, đã đánh đập học viên bằng dùi cui điện. Hành lang sặc mùi thịt cháy và nhiều học viên bị thương nặng. Một số bị gãy răng, có người bị giật tóc rơi ra và một số người mắt bị đen.

Những học viên kiên định bị đưa đến Đội 12 – đội dành cho nam phạm nhân để giám sát. Ở đó, các học viên bị ép phải ngồi xổm từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối trong 17 ngày liên tục và chỉ có 10 phút nghỉ ngơi cho mỗi bữa ăn. Bà Lý bị bức thực và phải đứng bên ngoài tuyết trong thời gian dài. Bà bị đánh đập, tra tấn trên ghế cọp và biệt giam. Sau 17 ngày ngồi xổm, các học viên bị đưa trở về xưởng làm việc và phải làm đệm quá khổ cho các loại xe lớn.

734a183e22788c17e1d3d6fd4d94ca31.jpg

Minh hoạ tra tấn: Ghế cọp

Đội 12 mà họ bị chuyển đến là một nhà kho bị chuyển đổi tạm thời và không có lớp cách nhiệt. Nhiệt độ bên trong là giống bên ngoài và các cửa sổ bị đóng băng đến nứt ra. Mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân, một thành phố phía bắc Trung Quốc rất cao và khắc nghiệt. Giường là những tấm ván gỗ phủ chăn quân đội mỏng. Hai hay ba tù nhân nằm cùng một giường và dùng chung một chăn. Vào ban đêm trời lạnh đến nỗi các học viên không ngừng rùng mình. Mỗi bữa ăn, họ chỉ được cung cấp một chiếc bánh ngô chua và một bát canh củ cải. Thường thấy chuột chạy ngang qua giường.

Từ chối từ bỏ Pháp Luân Công

Khoảng 9 giờ tối ngày 30 tháng 1, giám đốc Sử Anh Bạch và một nhóm lính canh nam lôi các học viên ở mỗi đội ra ngoài và đánh đập bằng dùi cui điện. Họ ép học viên phải viết giấy từ bỏ Pháp Luân Công. Nếu bất kỳ ai dám nói “không”, cô ấy sẽ bị đá lăn xuống đất. Các lính canh xếp thành một hàng và mỗi học viên phải bước ra khỏi hàng và sẽ bị đánh đập từng người nếu họ từ chối từ bỏ tu luyện.

Bà Lý bị đánh vào miệng đến gãy răng cửa và môi dưới bị cắt khi bị đánh lần nữa. Máu chảy ra từ khoé miệng của bà.

Bà Lý và năm học viên khác bị đưa đến Đội 5 và các tù nhân nam bắt họ phải ngồi xổm suốt đêm. Hai chân của bà sưng phồng. Bà nghe tin rằng những người bị đưa đến đội khác đã bị treo lên và đánh đập. Để giải cứu các học viên bị biệt giam, tất cả học viên bị giam đã tuyệt thực.

7c78f3e9dd5c74b03ed537a43f09e61a.jpg

Minh hoạ tra tấn: Đánh đập

Ngồi xổm và đứng trong tuyết

Vì cố gắng luyện công lại vào ngày 2 tháng 2, chỉ đạo viên Tề Phương Chi và trưởng đội hỗ trợ Vũ Bồi Hoa đã ép bà Lý và một vài học viên phải ngồi xổm. Lính canh vặn tay của các học viên, trói hai tay họ ra sau lưng bằng dây vải và bịt miệt họ lại. Họ bị ép phải ngồi về phía đông của hành lang hơn 30 tiếng liên tục, không được phép cử động hay dùng nhà vệ sinh và không được cung cấp thức ăn. Các lính canh giám sát họ liên tục và thay ca nhau mỗi hai tiếng.

Sau đó các học viên bị đưa đến nhà kho trước khi tất cả tù nhân khác thức dậy vào buổi sáng. Những cơn gió thổi qua ô cửa sổ nứt nẻ và các bức tường phủ đầy sương giá. Khi các tù nhân khác ăn sáng, các học viên bị ép phải đứng bên ngoài giá lạnh.

Các học viên chỉ mặc những lớp vải mỏng và phải đứng ngoài tuyết với hai tay bị trói ra sau lưng. Trời lạnh đến nỗi họ không ngừng run rẩy và gió cắt vào mặt họ như ngàn vết dao. Hai tay họ đau nhưng bị mèo cắn, chân và bàn chân sưng phồng và tím đen.

Bà Lý đi tiểu trong quần khiến quần bị ướt. Giám đốc Sử Anh Bạch cười vào bà: “Bà lớn thế này mà vẫn còn làm ướt quần sao?” Các học viên bị dồn trở lại nhà kho sau khi trời tối và phải ngồi xổm tiếp tục.

Các học viên bị ghẻ do ẩm ướt. Toàn thân của bà Lý bao phủ bởi các mảng ngứa đỏ và thậm chí lông mày của bà bị rụng. Mỗi khi bà gãi, nó để lại một vết màu đỏ và nhanh chóng sưng lên với chất dịch màu vàng giống như dầu chảy ra.

Các nữ học viên bị đưa đến các xà lim nam

Các lính canh nam đã đứng tập trung ở sân vào ngày 24 tháng 5 và những ai được thả khỏi phòng biệt giam vào tháng 2 đã bị nhắm đến. Từng người bị lôi ra sân và bị đánh đập. Các học viên nghe tin khi đang ở căn tin và chạy đến sân để phản đối việc đối xử bạo lực và cũng bị đánh đập.

Giám đốc Sử Anh Bạch và các lính canh vây quanh các nữ học viên ở 12 đội trong một phòng họp và chia họ thành các nhóm bảy người. Mỗi nhóm bị đưa đến một phân khu nam, nơi mà họ phải bị tra tấn ở các mức độ khác nhau mà không có ngoại lệ.

Bà Lý nhớ lại một ngày nọ, bà một mình bị đưa đến một đội nam. May mắn thay, hai nữ lính canh đã đi theo và hỏi những nam lính canh mà đưa bà đi rằng: “Các anh muốn làm gì? Cô ấy còn độc thân và chưa kết hôn. Các anh đưa cô ấy đến đội nam để làm gì?” Các nữ lính canh hỏi cùng một câu hỏi ba lần và ép các nam lính canh phải trả lời đến khi bà Lý được thả đi.

Án lao động cưỡng bức của bà Lý kết thúc sau một năm và bà được thả vào năm 2001.

Bị bắt giữ, nhà bị lục soát và phải rời khỏi quê hương

Bên cạnh việc quay lại tu luyện Pháp Luân Công sau khi trở về nhà, bà Lý cũng chia sẻ trải nghiệm của bản thân với người khác và công khai nói Pháp Luân Công là gì và tại sao cuộc bức hại là sai. Vì truyền rộng sự thật, công an địa phương đã nhắm đến bà. Do bị những tuyên truyền và dối trá của ĐCSTQ lừa gạt, một số người dân địa phương cũng thù hận các học viên.

Ngày 7 tháng 4 năm 2010, bà Lý bị tố giác ở thôn Phồn Vinh thuộc thị trấn Đạo Thai Kiều. Hàng chục cảnh sát ở Đồn Công an Đạo Thai Kiều đã đến thôn trên hai xe cảnh sát và được dẫn đến chỗ bà Lý. Ba cảnh sát đã đánh vào lưng bà. Bà bị đánh đập và bắt giữ.

Trong lúc thẩm vấn, trưởng Đội An ninh Nội địa thuộc Phòng Công an Y Lan là Trương Anh Đạc đã túm tóc bà và đập mặt bà vào tường. Bà cảm thấy chóng mặt và mũi bị chảy máu. Bà bị giam tại trại tạm giam Huyện Y Lan trong hai tuần và phải trả 1.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Sáng ngày 14 tháng 11 năm 2011, cảnh sát lại tìm đến bà Lý. Bà trốn thoát kịp thời nhưng nhà bị lục soát. Cảnh sát đã tịch thu các sách Pháp Luân Công và tài sản cá nhân khác của bà. Bà Lý đã rời thị trấn để tránh bị bắt giữ.

Ngày 26 tháng 3 năm 2012, trong khi đang phân phát tờ rơi Pháp Luân Công ở những khu vực nông thôn tại huyện Y Lan, bà Lý và hai học viên khác đã bị tố giác với Đồn Công an Tam Đạo Cương. Bà Lý có thể trốn thoát trong khi hai học viên kia là bà Tang Phượng Vinh và bà Lý Thục Cầm bị bắt và bị giam tại trại tạm giam Số 2 Huyện Y Lan.

Cảnh sát đã truy tìm bà Lý, người sống với cha mẹ, và tịch thu hơn 20 sách Pháp Luân Công, hai máy MP3, hơn 30 đồ đánh dấu trang và bùa hộ mệnh, cùng một bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công tại nhà bà.

Sau khi chứng kiến cảnh sát làm đảo lộn ngôi nhà của mình, cha bà Lý, người có vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn, đã bị hụt hơi vào tối hôm đó. Ông được đưa đến một bệnh viện ở Bắc Kinh vào ngày hôm sau và cuối cùng đã qua đời. Bà Lý đã rời khỏi quê nhà vài tháng trước đó nên không thể có mặt khi cha qua đời.

Năm năm tù giam

Trong khi đang lẩn trốn để tránh bị bức hại hơn nữa ở quê nhà, bà Lý đã tìm được một công việc ở thành phố Giai Mộc Tư là chăm sóc cho một bà lão 90 tuổi người Triều Tiên. Ngoài giờ làm, bà Lý cũng phân phát tờ rơi về Pháp Luân Công để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp sai trái.

Bị bắt vì phân phát tờ rơi

Ngày 16 tháng 5 năm 2015, khi đang phân phát tờ rơi tại một nhà máy điện trên Phố Thắng Lợi, một xe cảnh sát đã lao thẳng về phía bà. Bà nhảy lên xe đạp và chạy nhanh nhất có thể. Hai cảnh sát nhảy ra khỏi xe và đuổi theo bà sau khi hô lên: “Bắt bà ta! Bắt bà ta!” Họ đã đuổi kịp, tóm lấy bà và lôi bà vào trong xe cảnh sát.

Một lần tại Đồn Công an Trường Thắng, cảnh sát phát hiện trong ví của bà có 1.800 nhân dân tệ tiền mặt có in thông điệp của Pháp Luân Công (vì bị kiểm duyệt thông tin chặt chẽ ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công đang dùng những cách sáng tạo để truyền rộng thông tin về cuộc đàn áp đối với đức tin của họ), những tờ rơi Pháp Luân Công, các CD, DVD và một số áp phích. Bà Lý bị trói vào một cái ghế đặc biệt với hai tay bị còng qua hai bên và bị thẩm vấn trong hai giờ.

Cảnh sát đã áp giải bà về chỗ ở và tịch thu hai bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, hơn một chục cuốn sách Pháp Luân Công, 200 Tuần báo Minh Huệ, hơn một chục USB, một máy in, ba máy tính xách tay (một cái là thương hiệu mới), bốn điện thoại di động, bốn điện thoại di động chuyên dùng để gửi các tin nhắn giảng chân tướng, ba máy MP3, ba cái loa (một cái là thương hiệu mới), một đầu đọc điện tử, một máy MP5, một ổ cứng trị giá 450 nhân dân tệ, một cái ví, một cái bóp, một khăn choàng cổ và những vật dụng khác thuộc về chủ nhân của bà.

03de8749ca29f0b0c99a550c866b81bf.jpg

bcd82ea40d27de8ece2a0f1ca20303fd.jpg

fe4f4bb8faeb35c23c4e26e9d5575c01.jpg

d27faa0fdc62c60acefca3929aec3952.jpg

Nhà của bà Lý sau khi bị lục soát (ảnh được cập nhật)

Trong khi cảnh sát lục soát nhà, hai tay của bà Lý bị còng ra sau lưng và bà không được phép nói chuyện. Nếu bà cố lên tiếng, một cảnh sát bên trái bà sẽ xiết chặt thêm còng tay để khiến bà đau đớn. Bà Lý bị ghi hình lại nhưng hai tay bị còng của bà không được thấy trong đoạn phim.

Đến 11 giờ sáng, bà Lý bị đưa trở lại đồn công an và bị còng vào ghế thẩm vấn. Bà thức suốt đêm và không được sử dụng nhà vệ sinh đến tận 8 giờ sáng hôm sau. Sau đó cảnh sát đưa bà đến Bệnh viện Trung tâm để kiểm tra sức khoẻ và đưa bà vào trại tạm giam Giai Mộc Tư lúc 2 giờ sáng.

ccb9b765ec76535fe328c50b2abf47ec.jpg

Minh hoạ tra tấn: Trói vào ghế

Bà Lý đã tuyệt thực chín ngày trong trại tạm giam để phản đối. Bà bị đưa đến bệnh viện vào ngày 25 tháng 5 để kiểm tra sức khoẻ lần nữa. Bác sỹ yêu cầu bà đi tiểu và đe doạ đặt ống thông bàng quang cho bà khi biết bà không ăn uống gì hơn một tuần qua.

Bà Lý bị đưa trở lại trại tạm giam lúc 10 giờ tối. Khi bà không chịu hợp tác để chụp hình, lính canh Trương Diễm Lệ đã tóm cổ bà và đánh vào trán bà mạnh đến nỗi bà ngất đi. Lính canh Vương Văn Cương đá bà và khiến hai chân bà bầm tím-nó đau đến hơn một tháng.

Bị kết án năm năm tù

Bà Lý đã bị kết án năm năm tù. Sau khi bị giam tại trại tạm giam Giai Mộc Tư hơn 10 tháng, bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ Hắc Long Giang ở Cáp Nhĩ Tân vào ngày 30 tháng 3 năm 2016. Bà thường xuyên bị đánh đập và lăng mạ hàng ngày trong thời gian thụ án.

Vào ngày đầu tiên ở Nhà tù Nữ Hắc Long Giang, bà Lý bị cắt tóc một cách xấu xí, đây là cách để phân biệt học viên Pháp Luân Công. Bà bị đưa vào Phân đội 9 (phân đội tẩy não). Lính canh bắt bà ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ cả ngày và không cho bà ngủ. Bà bị tù nhân trong đội đánh đập nếu bà phản đối hoặc chỉ cử động nhẹ.

Ngày 4 tháng 4, lính canh cố ép bà Lý viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối, bà bị đánh đập và bị bạn tù Thái Đức Ngọc đánh đập và lăng mạ. Bạn tù Trịnh Hoan đã đánh đập và lăng mạ bà Lý mỗi ngày cho đến trước ngày Trịnh được thả. Các tù nhân viết các cụm từ phỉ báng Pháp Luân Công và Nhà sáng lập lên các mảnh bìa cứng và đặt nó xung quanh chân và trên giường của bà. Khi bà gỡ bỏ chúng, bà đã bị đánh đập.

Trưởng Đội 2 là Hàn Lập Quân đang thụ án tù 11 năm vì tội tham nhũng và hối lộ. Để được giảm án, hàng ngày Hàn đã đến Đội 1 để tát bà Lý. Hàn nhớ rất nhiều những lời phỉ báng Pháp Luân Công của tuyên truyền lăng mạ của ĐCSTQ và đọc trước mặt bà Lý. Trong khi đang chóng mặt do bị tát, bà Lý bị ép phải viết một tuyên bố từ bỏ tu luyện. Tù nhân Ngô Quế Như đã cầm tay bà Lý để in dấu vân tay lên bảng tuyên bố mà bà đã kháng cự và bị đánh.

Vài ngày sau, bà Lý yêu cầu được xem bản tuyên bố. Bà nhận ra chữ viết tay là của mình nhưng các dòng chữ bị đè lên nhau và không thể nhận ra. Bà Lý đã xé nó thành nhiều mảnh. Tù nhân Ngô Quế Như đã nói dối và nói với bà rằng bà đã xé bảng tuyên bố của người khác.

Bị đánh đập và ngược đãi

Quản lý nhà tù đã khuyến khích các tù nhân hình sự đánh đập và ngược đãi học viên và hứa giảm án cho họ để làm động lực. Các tù nhân ở Đội 1 đã sáng tạo ra các trò chơi tra tấn bà Lý như đá khắp người bà, gồm cả ngực và móc quần áo dây vào cổ áo của bà. Bạn phòng Cao Thiến Thiến, Ngô Quế Như và Trịnh Hoan cũng tuỳ ý tát hoặc đá bà Lý.

Trưởng Đội 3 là Khương Minh Thu đã tra tấn các học viên gồm cả bà Lý như thể là bị điên. Án tù của bà ta giảm từ 10 năm xuống 8 năm và bà ta đã được thả sớm.

Trưởng Đội 4 cũng đến gặp bà Lý hàng ngày. Cô ta ép bà Lý ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ và lăng mạ Pháp Luân Công trước mặt bà. Nếu bà Lý không thể trả lời các câu hỏi thì sẽ bị đánh đập.

Để khiến bà Lý thêm khốn khổ, trưởng đội đã để những tù nhân bị động kinh nằm kế bên giường của bà Lý để bà không thể ngủ nếu người nằm cạnh bị động kinh vào ban đêm. Sau đó trưởng đội đã chuyển thêm nhiều bệnh nhân động kinh từ các đội khác đến nằm cạnh bà Lý để khiến bà thức cả đêm.

8b68a107cbb28f30f14bcc871b3556b6.jpg

Minh hoạ tra tấn: Ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài

Lính canh Tiếu Thục Phân đã gọi bà Lý là “một con chó cái kiêu căng”. Tiếu không cho bà Lý đặt thêm thức ăn ngoài khẩu phần nhỏ của bà. Bà Lý bị sụt cân nhanh chóng và bụng, ngực của bà bị hóp lại. Tù nhân Miêu Hồng Siêu đã lăng mạ bà Lý mỗi ngày để ép bà từ bỏ đức tin. Tù nhân Vương Tân Hồng giẫm lên các ngón chân của bà. Tù nhân Ngô Quế Như tát vào mặt bà Lý bằng đế giày mỗi ngày. Tù nhân Vương Tân Hồng, Thái Đức Ngọc, Trịnh Hoan và Điền Diễm Như cũng đánh bà Lý.

6ffc9bde50fe233bd2c44db922b16c00.jpg

Minh hoạ tra tấn: Giẫm lên các ngón chân

Tù nhân Ân Lệ lăng mạ Pháp Luân Công trước mặt bà Lý mỗi ngày. Cô ta đi theo bà Lý đến bất kỳ đội nào mà bà bị chuyển đến để cô ta có thể đánh đập bà. Tù nhân Hàn Tú Chi phối hợp với Ân đọc một lá thư phỉ báng Pháp Luân Công được viết bởi một học viên bị chuyển hoá cho Phòng 610 địa phương nghe trước mặt bà Lý. Khi bà Lý từ chối nghe, bà đã bị đánh đập và bị ép phải tự đọc lá thư.

Các tù nhân đặt chân của họ lên chân của bà Lý khi bà bị ép phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ. Nếu bà Lý đẩy chân họ ra, các tù nhân sẽ đánh bà. Tù nhân Tôn Quế Chi đã hỏi những câu hỏi vô lý và nếu bà Lý từ chối lắng nghe hoặc trả lời, bà sẽ bị đánh. Tù nhân Liêm Thanh Chi lúc đầu không tham gia với người khác ngược đãi bà Lý nhưng sau đó bị đe doạ và bị áp lực phải tham gia.

Bà Lý bị đánh đập vì từ chối học thuộc nội quy nhà tù. Các tù nhân mở nội quy và nguyên tắc trong tù được ghi âm lại với dung lượng lớn bên cạnh bà vào buổi đêm. Tù nhân Vương Lệ đã ra khỏi giường và đánh bà Lý vì cô ta không ngủ được. Các tù nhân và lính canh đã thông đồng để gây rắc rối cho bà Lý.

Giúp đỡ các học viên và giảng chân tướng

Bà Lý bị chuyển đến Đội 2 bốn tháng sau đó và một số tù nhân đi theo và tiếp tục khiến bà Lý khổ sở. Các tù nhân tại Đội 2 treo quần áo xung quanh giường bà Lý và khiến giường bà bị ướt. Đội trưởng Hàn Lập Quân dán những miến giấy lăng mạ Pháp Luân Công và Nhà sáng lập xung quanh và dưới giường của bà. Khi bà gỡ chúng ra, cô ta đã đánh và đá vào ngực và cơ lưng dưới của bà.

Ngay sau khi bị chuyển đến Đội 2, một ngày nọ bà Lý soi gương và phát hiện sống mũi của mình bị bầm tím nhưng không nhớ được điều gì đã xảy ra với mũi của bà.

Bảy tháng sau bà Lý lại bị chuyển đến Đội 4. Bà bị ép phải giúp các bạn cùng xà lim đạt chỉ tiêu ở xưởng làm việc hoặc bà sẽ bị đánh. Tù nhân Tôn Thục Hoa đá và đánh bà Lý khi bà không lau sàn nhà như Tôn yêu cầu.

Tù nhân Lương Thuý Vinh ở thành phố Y Xuân là một học viên kiên định ngoài 70 tuổi. Quản lý nhà tù sợ bà và bà Lý sẽ hợp lại để phản đối ngược đãi nên đã chuyển bà Lý quay trở lại Đội 1. Khi bà Lý cố ngăn các tù nhân đá và đánh học viên Dương Thục Quân, bà lại bị chuyển đến Đội 10.

Hạn tù của trưởng Đội 10 là Vinh Xuân Hoa sắp kết thúc. Để bảo đảm được thả đúng thời hạn, Vinh đã đánh đập học viên bà Kim Phượng Anh mỗi ngày để làm vui lòng các lính canh. Khi bà Lý ngăn Vinh lại, cô ta hét lên: “Nếu bà dám cản tôi thì tôi cũng sẽ đánh bà.”

Dù bị Vinh doạ nạt, bà Lý vẫn đối xử tốt với Vinh và giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho cô ta. Lòng tốt của bà Lý đã làm Vinh cảm động – cô ta đã bảo các tù nhân khác chăm sóc bà Lý và để lại nhiều quần áo cho bà Lý trước khi được thả.

Các học viên ở Đội 10 bị ép phải ngồi trên một ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài mỗi ngày. Hai chân của bà Trịnh Nghênh Xuân bị tím từ đầu gối trở xuống. Hai cẳng chân của bà có màu xanh tím sẫm và da khô nứt như vỏ cây. Máu lưu thông đến cẳng chân và chân của bà bị đứt gây nên sốt cao. Bà Lý đã làm đá chườm bằng túi ni lông để giúp bà Trịnh hạ nhiệt.

Học viên lớn tuổi là bà Lương ở đội bên cạnh bị bức thực. Bác sỹ nhà tù đã dùng một cái máy xay thực phẩm để cắt những cái bánh hấp ra thành từng miếng nhỏ và bức thực bà Lương thông qua một cái ống nhét vào mũi bà.

Khi bà Lý cố ngăn bác sỹ bức thực bà Lương, bà đã bị các tù nhân đánh đập và đè xuống đất. Tù nhân Quách Dương đá vào chân trái của bà và để lại một vết bầm mà nó không biến mất trong một thời gian dài. Bà Khúc Thục Hà ở đội kế bên chạy tới để ngăn các tù nhân thì bị đưa về đội và bị đánh đập.

Bị đe doạ về tài chính

Thẻ tiền mặt của bà Lý đã bị các tù nhân cùng phòng ở Đội 1 lấy đi và 1.700 nhân dân tệ tiền mua hàng bị tính vào đó. Lính canh Tiếu không cho bà Lý bao gồm chi tiết các giao dịch khi bà đệ đơn khiếu nại lên quản lý nhà tù. Đơn đã bị chặn lại trước khi đến tay giám đốc.

Sau bốn lần tuyệt thực, cuối cùng bà Lý cũng gặp được trưởng phân khu Đào Thục Bình, ông ta hứa trả lại tiền cho bà nhưng không thực hiện.

Các tù nhân tại Đội 10 lấy thẻ tiền mặt của bà Lý và tiêu 12 nhân dân tệ trợ cấp lương thực mỗi tháng từ chính phủ trong chín tháng. Sau đó lính canh Phạm Đình Đình đã lấy thẻ nhưng nói dối với bà Lý rằng cô ta đã vô tình gửi thẻ của bà đến thành phố Quảng Châu và không trả lại trong sáu tháng. Bà Lý phải dùng một thẻ khác khi mua thức ăn.

Tại Đội 14, lính canh Lý Doanh đã trả lại số tiền trợ cấp sáu tháng vào thẻ của bà Lý nhưng không phải là số tiền tiêu chín tháng do các tù nhân ở Đội 10 sử dụng. Bà đã cố khiếu nại lên quản lý nhà tù và đã bị đánh đập nhiều lần bởi trưởng Đội 14 là Khương Hải Yến và tù nhân Hà Hải Anh do bị lính canh Phạm Đình Đình xúi giục. Án tù của Hà Hải Anh sắp kết thúc và như thường lệ, lính canh sử dụng cô ta để đánh đập và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công.

Bị ngược đãi ở Đội 15

Bà Lý bị chuyển đến Đội 15, nơi mà các tù nhân trả lời điểm danh mỗi ngày. Sáng hôm sau, bà Lý không trả lời điểm danh hoặc đứng lên phía trước như các tù nhân khác làm. Trưởng Đội 15 là Vu Băng đã sai tù nhân Ngưu Ngọc lôi bà Lý ra trước đội. Khi tên bà được gọi, bà hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Tù nhân Tôn Lệ Lệ đã lấy một miếng giẻ ra khỏi phòng tắm và nhét nó và miệng của bà Lý.

Trưởng đội Vu Băng đã bán trái cây với giá đắt đỏ cho các học viên mà họ không có cách nào khiếu nại. Vu từng mua hai túi sữa bột khô để bức thực bà Lý khi bà tuyệt thực và sau đó bán phần còn lại cho bà Lý với giá 40 nhân dân tệ để kiếm lời.

Vì từ chối mặc đồng phục nhà tù, Ngưu Ngọc và một số tù nhân khác đã lột trần bà Lý và trói hai tay bà ra sau lưng bằng áo len của bà. Ngưu Ngọc cũng ngồi lên người bà Lý. Việc này xảy ra bảy lần khi bà Lý ở trong Đội 15. Hai tay bà thường bầm tím nặng do bị siết chặt.

Trưởng đội Vu Băng cũng nảy ra một ý tưởng là để các tù nhân mà ngủ ở giường tầng trên trèo lên giường bằng thang của hai giường tầng kế nhau và đặt bà Lý ngay dưới gầm để làm nhục bà. Bà Lý đã tuyệt thực để phản đối nên Vu đã nung nấu một kế hoạch khác. Cô ta sắp xếp cho năm tù nhân nằm cạnh nhau và hướng chân về phía bà Lý sau đó yêu cầu tất cả tù nhân trong đội đặt giày của họ trên đầu giường bà Lý. Bà Lý lại tiếp tục tuyệt thực.

Bà Lý đã mua một thùng sữa bột khô cho một tù nhân khác để bù lại số thức ăn mà cô ấy cho bà Lý. Khi Vu Băng phát hiện ra, cô ta đã lăng mạ bà Lý và nói: “Bà thậm chí còn không biết ai là chủ ở đây và ai đứng hàng thứ nhì.” Vu đã đặt 50 nhân dân tệ tiền trái cây và tính vào thẻ tiền mặt của bà Lý.

Bà Lý nói riêng với một tù nhân khác: “Tôi nghĩ rằng sử dụng thẻ tiền mặt của người khác là vi phạm quy định.” Người này đã kể lại với Vu Băng. Vu nói với bà Lý: “Tôi mua trái cây bằng thẻ của bà. Bà hãy sử dụng thẻ của tôi để mua thứ gì đó để đồng đều.” Khi họ nhận trợ cấp vào tháng sau, bà Lý đã tính phí 50 nhân dân tệ vào thẻ của Vu Băng, chỉ để nhận thấy khoản phí xuất hiện trên bảng sao kê của bà vài ngày sau đó. Vu đã dùng các kết nối để tính phí vào thẻ của bà Lý.

Do phải ngồi trên ghế đẩu trong thời gian dài, bà Lý bị chảy máu mũi, máu khô và đóng lại thành cục. Bị đánh đập thường xuyên khiến sau đầu của bà bị nóng và không thoải mái, và bà đã rửa đầu bằng nước lạnh để giảm đau.

Đoạn cuối

Bùng phát virus Trung Cộng (Covid-19) ở Vũ Hán vào tháng 1 năm 2020 đã nhanh chóng lan sang các khu vực khác mà hơn một nửa Trung Quốc bị phong toả. Bà Lý đã bị chuyển đến Đội 8 để cách ly trước khi được thả.

Bà bị ép phải đeo khẩu trang và mặt bị các tù nhân đánh đến sưng phồng. Một số tù nhân lôi bà Lý đến phòng khám nhà tù để kiểm tra sức khoẻ. Bà đã hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Đả đảo ĐCSTQ” trên suốt đường đi.

Tại phòng khám, bà Lý bị kẹp chặt vào một cái ghế và hai tù nhân mỗi người nắm một chân của bà và tách ra. Một tù nhân làm bà nghẹt thở bằng cách quàng tay quanh cổ bà và kéo đầu ra sau. Bà Lý không thể thở hay thấy gì. Có thứ gì đó chọc vào cổ họng bà và bà được bảo là đang được dùng gạc để kiểm tra Covid-19. Y tá cũng lấy mẫu máu ở cánh tay trái của bà.

Bà Lý bị đưa trở lại đội của mình và một cơ trên cánh tay bà bị kéo và sưng lên. Tù nhân Đặng Tú Bác đá vào đầu bà khi bà cố luyện công.

Tù nhân Lý Tinh không cho bà Lý dùng nhà vệ sinh vào ngày trước khi bà được thả. Cô ta kéo, đẩy và lăng mạ bà Lý để làm nhục bà. Tù nhân Trương Ngạo Sương ở Đội 7 tham gia cùng Lý Tinh và đánh bà Lý và dẫm lên chân bà.

Đội trưởng Hàn Lập Quân yêu cầu bà Lý điền vào một biểu mẫu nhưng bà nói không. Hàn đã bảo tù nhân Tống Bảo Châu đánh và kéo tóc bà. Bốn hay năm tù nhân túm lấy bà Lý và ép bà in dấu vân tay lên biểu mẫu.

Bà Lý từ chối mặc đồng phục nhà tù vào ngày mà bà được thả và đã bị tù nhân Tống Bảo Châu đánh đập. Tống đã cưỡng chế mặc đồng phục cho bà Lý.

Bà Lý được thả vào ngày 16 tháng 5 năm 2020. Bà hốc hác và gần như không thể nhận ra so với năm năm trước. Một tháng sau khi trở về nhà, bà Lý vẫn bị đau trên thân thể, tứ chi yếu, chóng mặt và ăn không ngon.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/2/408383.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/18/186395.html

Đăng ngày 29-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share