Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp Văn Ngộ
[MINH HUỆ 01-08-2010] Tại sao một người học viên cần phải học khoan dung? Bởi vì khoan dung là tiền đề để phát sinh từ bi. Không có khoan dung và tha thứ, một học viên không thể triển hiện cảnh giới từ bi.
Mỗi người đều có những tính cách với những khuyết điểm khác nhau. Do vậy họ chắc chắn sẽ phạm những lỗi lầm, những lỗi lầm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, do vậy gây ra những mâu thuẫn xung đột. Khoan dung có thể giúp chúng ta xử lý hiệu quả những xung đột mâu thuẫn này.
Tục ngữ cổ Trung Quốc có câu: “Biển có thể chứa tất cả những dòng sông là vì nó có khả năng như vậy.” (Hải nạp bách xuyên,hữu dung nãi đại). Khi chúng ta trong quá trình trở thành những Đại Giác Giả với uy đức vĩ đại, làm sao chúng ta có thể không khoan dung?
Tôi thường thấy những học viên phê bình chỉ trích lẫn nhau: “Tại sao bạn lại làm nó theo cách này?” hay “Bạn luôn làm những việc không thích hợp với một đệ tử Đại Pháp!” hoặc “Trời ơi! Sao bạn học những điều mới chậm chạp thế.”
Khi một số học viên nói chuyện với con của họ, họ nói: “Con trai, mẹ đã nói với con điều này nhiều lần trước đây rồi phải không? Tại sao con vẫn phạm phải lỗi này?!”. Họ nói với vợ/chồng của họ: “Hãy nhìn ngôi nhà lộn xộn bừa bộn của chúng ta xem! Tại sao em/anh không thể dọn nó một chút nhỉ?”. Những lời lẽ thô thiển, giận dữ thể hiện rằng chúng ta không luôn theo Pháp trong mọi hành động của chúng ta.
Tại sao chúng ta không thể khoan dung với người khác? Tôi nghĩ đó là bởi vì chúng ta tự cho mình là trung tâm. Chúng ta trở nên khó chịu khi hành xử của người khác không theo sự mong đợi hay ý của chúng ta, hoặc khi lợi ích cá nhân của chúng ta bị tổn hại.
Một khả năng khác là chúng ta hữu ý hay vô ý bị ảnh hưởng bởi văn hoá Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐTC). Trong khi văn hoá truyển thống dạy chúng ta khoan dung và tha thứ, thì ĐTC luôn khuyến khích người ta đấu tranh và tranh đấu, làm cho người ta khó mà khoan dung.
Tôi đã từng đòi hỏi và yêu cầu rất nhiều đối với bạn bè và gia đình tôi và trở nên bực tức khi họ không thể đáp ứng sự mong đợi của tôi. Tuy tôi không biểu hiện sự không vừa lòng ra bên ngoài, những bên trong tôi cảm thấy không thoải mái.
Không thể khoan dung và từ bi với người khác là một thiếu sót lớn trong tu luyện. Nó thể hiện rằng người đó vẫn còn chấp trước vào tự cao tự đại luôn cho mình là đúng, cầu kỳ kiểu cách, đòi hỏi khắt khe, oán trách than phiền, và khăng khăng ý kiến của mình.
Không hướng nội và không chú ý tu luyện tâm tính bản thân là hai trở ngại lớn nhất trên con đường tu luyện.
Sư Phụ đã dạy chúng ta hướng nội bất cứ khi nào chúng ta gặp vấn đề. Nhưng khi chúng ta thấy những chấp trước của người khác, chúng ta thường không nhận ra liệu những chấp trước tương tự đó có tồn tại trong chúng ta hay không. Không khoan dung với người khác và luôn nhìn vào điểm yếu thiết sót của người khác, đó là không làm theo yêu cầu nhìn vào bên trong của Sư Phụ.
Nếu chúng ta không loại bỏ đi những vật chất và những chấp trước dơ bẩn trong trường không gian riêng của chúng ta, làm sao chúng ta có thể có tâm đại thiện đại nhẫn? Giống như ví dụ mà Sư Phụ đưa ra cho chúng ta về một chai chứa đầy chất dơ bẩn. Nếu ném nó xuống nước nó sẽ chìm đến đáy. Nếu bạn đổ chất dơ bẩn đó đi, bạn càng đổ đi nhiều thì nó sẽ càng nổi lên trên.
Tương tự như vậy, nếu chúng ta không bỏ đi những thứ dơ bẩn trong tâm và thân chúng ta, làm sao chúng ta có thể đề cao cảnh giới của mình? Làm sao chúng ta có thể thăng tiến?
Nếu chúng ta không đề cao cảnh giới, nó sẽ giống như Sư Phụ giảng:
“Kẻ tội lỗi sinh ra với tâm đố kỵ. Từ lòng ích kỷ và nóng giận, họ than phiền về những gì bất công đối với họ.” (“Cảnh Giới” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Nếu chúng ta không học Pháp tốt và không muốn chịu đựng gian khổ, hoặc chúng ta không cùng Pháp Lý chân chính để loại bỏ những chấp trước của chúng ta, làm sao chúng ta có thể đạt tới trạng thái mà Sư Phụ đã giảng:
“Người thiện sinh ra với tâm trắc ẩn. Từ lòng hoan hỷ không thù hận, họ đón nhận khó khăn làm niềm vui.”(“Cảnh Giới”)
Một nam học viên địa phương đã từng đánh nhau với người hàng xóm và cả hai đều bị thương. Tất cả những người hàng xóm đều biết anh này là một học viên Pháp Luân Công, nên hành động của anh đã gây tai tiếng.
Hầu hết các học viên trong vùng đã lập tức tẩy chay hắt hủi anh ta, nghĩ rằng anh ta đã làm tổn hại thanh danh của Đại Pháp. Nhưng người điều phối địa phương chúng tôi hoàn toàn không chê trách anh này. Thay vào đó, ông ấy đã đến nhà học viên này để nói chuyện với anh và mời anh tới nhóm học Pháp.
Học viên này rất hối hận về việc anh đã làm và cảm thấy hổ thẹn. Từ sự việc đó, anh đã cố gắng kiềm chế tính cách bản thân và trở thành một người chân tu, tích cực tham gia vào những hoạt động giảng thanh chân tướng.
Khoan dung với bạn đồng tu là thể hiện tính cách tốt đẹp và cũng tương đương với việc cứu người này, cũng như nhiều chúng sinh khác. Khoan dung thể hiện sự vô ngã vị tha của người tu luyện, khả năng nhìn vào trong, và khả năng hợp tác với người khác. Chẳng phải đây là điều Sư Phụ muốn hay sao?
Trong trạng thái khoan dung, ghen tị tật đố và những cảm giác bất công sẽ tự nhiên biến mất. Cái còn lại là một tâm trí thanh tịnh và phong thái hài hoà.
Bất kể một học viên phạm phải lỗi lầm thế nào, khi họ vẫn có Pháp trong tâm, chúng ta không nên từ bỏ họ.
Nhận thức của tôi có thể rất giới hạn, xin vui lòng chỉ ra những điều chưa phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/1/227782.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/23/119558.html
Đăng ngày 28-08-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.