Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 24-07-2020] Cách đây 21 năm, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tự thân ôn hòa. Hàng năm, các học viên trên khắp thế giới thường tổ chức các sự kiện khác nhau để tưởng nhớ các học viên đã qua đời do cuộc bức hại. Các học viên đã phát tặng tờ rơi thông tin và kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc để gợi nhắc mọi người rằng cuộc bức hại này vẫn đang tiếp diễn và cũng là để phản đối sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Ngoài việc tổ chức các sự kiện ngoài trời tại khu vực của mình trong hai ngày 18 và 19 tháng 7 năm 2020 để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, các học viên Pháp Luân Công từ khắp các nơi ở Nhật Bản còn đến các ga tàu điện ngầm và các khu vực sầm uất trong thành phố của họ để phát tặng tờ rơi thông tin cho người dân địa phương. Ngày 20 tháng 7 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công tại Kanto đã kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc.

2d4d73623f1304e07b0a790484224cea.jpg

Các học viên phát tặng tờ rơi thông tin tại Ga tàu điện ngầm Chiba

c7f622f43649c6ed4350ad96c46461f5.jpg

Các học viên phát tặng tờ rơi thông tin về Pháp Luân Công trước Ga tàu điện ngầm Akihabara

8766bb56963b50f975e793c0c197c4d0.jpg

Các học viên phát tặng tờ rơi thông tin về Pháp Luân Công tại Ga tàu điện ngầm Tobu

Ngày ngày kiên trì kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc trong suốt 21 năm

Ngày 20 tháng 7 vừa qua, các học viên đã đến Đại sứ quán Trung Quốc để tham gia hoạt động kháng nghị từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Mặc dù, hàng ngày đều có các học viên kiên trì kháng nghị tại đây nhưng đã có thêm nhiều học viên tham gia cùng với họ để giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng. Một học viên đã phải đi 4 tiếng đồng hồ từ Kumagayashi ở tỉnh Saitama đến đây để tham gia sự kiện.

0d90aaa2ad477e712a06ec69e0e6051f.jpg

Các học viên kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại trước Đại sứ quán Trung Quốc

5c78ffc9661a69b05973f1d3e9258e31.jpg

Các học viên thay phiên nhau kháng nghị và trình diễn các bài công pháp bởi vì con đường phía trước đại sứ quán khá hẹp

Trụ sở của Đại sứ quán Trunng Quốc nằm tại quận Minato Ku, Tokyo và đường phố nơi đây khá hẹp. Các học viên đã luân phiên nhau kháng nghị trước đại sứ quán. Các học viên khác đã đến công viên gần đó để luyện các bài công pháp. Họ phát tặng tài liệu cho cảnh sát đang làm nhiệm vụ và người dân trong khu vực để thông tin cho họ về ĐCSTQ và giảng rõ chân tướng.

Học viên Nhật Bản: Hy vọng cuộc bức hại sớm kết thúc

Đây là lần đầu tiên ông Nakamura tham gia kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc. Ông nói rằng vợ ông, bà Viên Viên, là người tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Cha vợ ông là kỹ sư và đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết vào năm 2006 vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Nakamura nói rằng hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại tàn bạo và một số học viên thậm chí còn bị mất đi sinh mạng chỉ vì họ không chịu từ bỏ đức tin của mình vào Chân-Thiện-Nhẫn. Ông hy vọng sẽ có nhiều người Nhật Bản hơn nữa biết được Pháp Luân Công tuyệt vời như thế nào và rằng cuộc bức hại này sẽ sớm kết thúc.

Các học viên kể về việc họ đã bị bức hại như thế nào

Nhiều học viên tham gia sự kiện là đến từ Trung Quốc. Hầu hết họ đều bị bức hại ở Trung Quốc và đã phải trốn sang Nhật Bản. Ông Dương Quý Viễn nguyên là giáo sư tại Đại học Y miền Nam (trước đây là Đại học Quân y hàng đầu Quảng Châu), là một trong số đó. Ông đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn ở Trại Lao động Cưỡng bức số 1 thành phố Quảng Châu, trong đó hình thức tra tấn tàn bạo nhất là toàn thân ông bị trói vào một quả bóng bằng dây thừng.

Ông Chu Bân bị cầm tù và bị bức hại tại Nhà tù Cầu Thượng Hải trong 12 năm và suýt chết. Bà Lý Mẫn làm việc tại Phòng Nhân sự của tỉnh Chiết Giang. Vì đức tin của mình vào Chân-Thiện-Nhẫn mà bà bị giam giữ tại Nhà tù Nữ tỉnh Chiết Giang.

cb775ba182d736b11c9dd11bd629f697.jpg

Minh họa tra tấn: “Trói vào một quả bóng”

Bà Lý Mẫn nói rằng đã có nhiều bài học lịch sử mà ở đó con người phải chịu quả báo nghiêm trọng vì bức hại các tín đồ tôn giáo. Bà hy vọng rằng tất cả người Trung Quốc, kể cả nhân viên đại sứ quán có thể sớm minh bạch chân tướng về cuộc bức hại Đại Pháp và thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó để họ có thể được bình an trong tương lai. Nếu không, họ có thể phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của ĐCSTQ.

Tính đến ngày 17 tháng 7 năm 2020, đã có 3.655.302 người ở 37 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới tham gia vào hoạt động điều tra tố tụng hình sự để đưa Giang Trạch Dân ra công lý vì đã bức hại Pháp Luân Công. Tại Châu Âu, có 29 quốc gia đã tham gia, trong đó có Ukraine, Israel, Tây Ban Nha, Nga và Romaina.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/24/409514.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/1/186136.html

Đăng ngày 06-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share