Bài của một tù nhân một trại cải tạo lao động

[MINH HUỆ 10-03-2005] Tôi bị đưa đến một trại cải tạo lao động vì tôi bị nghiện ma tuý. Tôi được chỉ định đến Phân đoàn số 2 và chỉ định như một “nhân viên phụ tá” là những tù nhân được chỉ định để kiểm soát những hoạt động của các học viên Pháp Luân Công. Qua sự thi hành các nhiệm vụ của tôi, tôi trở nên quen thuộc với nhiều cách đáng trách và lừa gạt khác nhau dùng để cô lập và theo dõi người ta.

Nơi chốn dơ bẩn đó, chúng tôi trải qua thời hạn giam cầm của chúng tôi trong một môi trường sợ hãi, lo lắng và kinh hoàng. Những lỗi nhỏ sơ sót bất cẩn là đưa đến những trách mắng và những cái nhìn tăm tối. Các trường hợp nghiêm trọng hơn liền dẫn đến mất điểm và tình trạng càng gay gắt cho tất cả chúng tôi. Những phương pháp dùng trên chúng tôi đó nhằm để tự động buộc chặt sự kiểm soát và điều động trách nhiệm của chúng tôi, là những người “phụ tá” đánh trên những học viên Pháp Luân Công theo lệnh của người trưởng đoàn.

Trong thâm tâm, chúng tôi đã đi ngược lại với lương tâm mình bằng cách hợp tác cùng các viên chức trại tù để khủng bố các học viên Pháp Luân Công.

Các thành quả của chúng tôi được ghi điểm, và người trưởng đoàn đặt ra các tiêu chuẩn. Đôi lúc, để đạt được sự đồng ý của trưởng đoàn và có được một sự nhẹ tay và quyền lợi cho chúng tôi, chúng tôi bị đưa đến cùng cực, tìm lý do để đánh và chửi mắng các học viên vô tội. Cai tù sẽ tốt đối với những tù nhân nào mà thường đánh mắng các học viên. Những tên khủng bố này thường ngày vi phạm các luật lệ trong tù, và người cai thường làm ngơ, xem tình thế như là chưa có xãy ra. Hơn nữa, họ diễn tả sự đồng ý của họ bằng những nụ cười nồng ấm. Trong môi trường bất công như vậy, không phải bất thường là chúng tôi rất có cảm tình đối với các nạn nhân.

Chính sách đối với những người đã bị ‘cải hoá’ là giữ họ trong sự theo dõi và kiểm soát không ngừng để tránh “thụt lùi và chống đối.” Đối với những người mà từ chối sự cải hoá, thì các nhu cầu căn bản nhất của họ bị tước đoạt, và những dụng cụ trừng phạt xảo trá được tạo ra để bẻ gãy ý chí của họ. Những cách được dùng đến như: họ bị bỏ đói, để cho lạnh, làm mệt mỏi, đau đớn cơ thể, bỏ cho dơ bẩn thân thể và làm nhục họ. Những ai mà tỏ ra sự thối lùi và chống đối, thì sẽ bị đánh đập, khiển trách, chửi mắng và bị tiểu tiện lên, các cách như vậy là thường được áp dụng. Tôi sẽ tóm tắt và diễn tả một số các phương pháp tra tấn được dùng đến để ‘cải hoá’ người ta. Phần đông những nhân viên “phụ tá” trong phân đoàn của chúng tôi đã đánh và chửi mắng các học viên Pháp Luân Công, vi phạm các luật lệ cải huấn của trung tâm.

Bỏ đói: Những người mà phải bị cải hoá là chỉ được cho ăn một chút nước rau và nửa mảnh bánh mì hấp một ngày. Hơn nữa, áp lực tinh thần và vật chất được dùng để làm khổ các học viên. Cách này có thể làm cho một người mất đi từ hai đến ba cân mỗi ngày. Các học viên bị bắt phải làm đơn chính thức để có được một bữa ăn. Đặc biệt, họ phải báo cáo lại với trưởng đoàn, kê khai tên họ và nơi chốn, và yêu cầu một bữa ăn, giống như cách mà một người lính mới có thể bị bắt phải làm. Ai mà không theo luật lệ đó thì sẽ không được ăn. Kết quả là nhiều học viên tuyệt thực để chống đối. Những người tuyệt thực sau đó sẽ bị cưỡng ép ăn. Nếu như người đó may mắn, thì một bác sỹ điều động cuộc ép ăn. Nếu như tên cai tù nổi điên, nhiều tù nhân ‘phụ tá’ sẽ đè nạn nhân xuống, cột họ trên giường, cạy miệng họ ra, và sau đó đỗ thức ăn vào trong cổ họng họ. Thông thường gương mặt của nạn nhân dẫy đầy nước mắt trong cơn thống khổ trong khi bị đối xử dã man như vậy.

Lạnh cóng: Vì những người đang phải bị cải hoá là phải báo cáo mọi thứ, khi thời tiết trở nên lạnh, họ cần lập một bản báo cáo xin thêm đồ ấm. Lúc bấy giờ, nhân viên “phụ tá” được chỉ thị làm ngơ trước các yêu cầu, và họ trã lời, “Tên cai phụ trách không có mặt để chấp thuận cho lời yêu cầu.” Sự thật, người cai vẫn luôn đang làm việc ở bên ngoài hành lang. Các nạn nhân bị bỏ rơi trong lạnh và run lên trong lạnh, im lặng chịu đựng sự tàn tệ, có lúc họ bị sinh bệnh vì lạnh.

Kiệt sức (không cho ngủ): Các nạn nhân bị đánh thức sáng sớm vào lúc 5 giờ sáng. Không có thời giờ chỉ định cho đi ngủ, vì thời giờ đi ngủ của nạn nhân tuỳ thuộc nơi tình trạng cải hoá của họ trong ngày. (Một học viên có thể bị giữ thức cho đến 3 giờ sáng trước khi được cho phép đi ngủ.)

Đau đớn thể xác: Các học viên phải chịu đựng hình phạt ngồi mỗi ngày. Các nạn nhân phải bị bắt ngồi trên một cái ghế 60-70 cm bề rộng với đôi chân và bàn chân chung nhau. Cả hai tay và cánh tay bị đặt trên đùi. Lưng phải thẳng. Mắt phải ngó thẳng về trước, và nạn nhân không được phép cử động. Mỗi cử động phải bị báo cáo, vì vậy nhiều tù nhân “phụ trợ” theo dõi hình phạt ngồi này. Nếu nạn nhân không đáp ứng sự đòi hỏi, họ sẽ bị đánh đập. Hình phạt này sẽ có thể làm cho bàn toạ của nạn nhân bị nổi mục và làm chảy máu làm độc. Sự thống khổ mà họ chịu đựng là không thể tưởng tượng. Các nạn nhân có lúc yêu cầu được cho phép đứng lên, nhưng họ luôn bị trã lời, “Đứng là một hình phạt thể chất.” Vì vậy nạn nhân bị buộc tiếp tục ngồi. Điều này tiếp tục từ sáng sớm cho đến tối khuya đến giờ đi ngủ. Liên tục, trong 18 hoặc 19 giờ mỗi ngày, chỉ trừ khi đi nhà cầu, họ không được phép rời cái ghế. Trên thực tế, bị bắt ngồi trên ghế trong thời gian lâu là một hình thức trừng phạt thể chất còn tệ hơn là bị bắt đứng.

Dơ bẩn: Các học viên Pháp Luân Công bị cấm giặt áo quần, đi tắm, hoặc gội đầu trong một thời gian lâu. Sống trong hoàn cảnh như vậy trong một thời gian lâu như vậy, tóc của các học viên trở thành rối bù, giống như dính cứng vào nhau bằng keo dán. Mùi thối không chịu được. Thường các nạn nhân bị từ chối không cho được dùng giấy đi cầu với lý do là người cai đi vắng.

Làm mất tinh thần và bị nhục mạ: Bình thường, chúng tôi không được phép biểu lộ tình cảm đối với các nạn nhân. Chửi mắng, trách móc, rầy la và đọc những tài liệu tuyên truyền nhục mạ Pháp Luân Công là được dùng luôn để cố làm yếu đi sự quyết tâm của nạn nhân. Các nạn nhân bị bắt buộc nghe. Nếu họ từ chối, những thủ đoạn tra tấn dã man, như là không cho đi tiểu, được dùng như một dụng cụ cải hoá với sự đồng ý và ca tụng của trưởng đoàn.

Đánh đập và rầy la: Với lý do là một nạn nhân đã vi phạm một điều lệ trong tù (như là không giữ tư thế trong khi bị hình phạt) họ bị đánh, rầy la và bị chửi mắng, và bảo ‘ngưng cứng đầu và chấp nhận cải hoá’. Các viên chức nhà tù dùng các tù nhân tàn bạo xì ke và tù nhân hình tội để trừng phạt và tra tấn các nạn nhân. Khi làm như vậy, các nạn nhân sẽ không được đưa đơn phàn nàn trực tiếp đối với người trưởng đoàn.

Chúng tôi cũng trong tình trạng mong manh. Chúng tôi không thể tin một ai, trừ than phiền lén với các nạn nhân. Tất cả các quyền lợi được cấp cho những cuộc cải hoá thành công là đều cho trưởng đoàn hưởng, còn mọi vấn đề và khiển trách là đều áp đặt lên chúng tôi.

Ghi chú: Trong phòng giam của nạn nhân, kính cửa và cửa sổ đều bị bọc bằng giấy trắng. Một lỗ hỏng nhỏ được chừa ra, mà bị bao bọc bằng giấy màu xanh. Các lính canh và cai có thể nhìn qua giấy màu và nhìn thấy các học viên bên trong, trong khi những người bên trong không thể xác định được họ. Chúng tôi thường nhìn thấy người cai đi ngang qua, ghé mắt vào trong cữa sỗ nhìn xem kiểm soát các học viên bên trong.

Trên đây là điều tôi chính mắt thấy và kinh nghiệm qua trong khi tôi ở trong trại lao động cưỡng bách. Tôi viết xuống để cho mọi người trên thế giới biết và nhìn thấy rõ ràng cách nào Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là “cải huấn qua lao động” hệ thống của trại để khủng bố các học viên Pháp Luân Công vô tội.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/9/11/110194.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/10/3/65505.html

Đăng ngày 10-3-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share