Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-07-2020] Theo thông tin được báo cáo trên Minh Huệ Net, nhiều học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang đã bị sách nhiễu trong nửa đầu năm 2020. Dưới đây là một số trường hợp.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn thiền định cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ngày 8 tháng 4, bà Trương Hán Xuân và bà Chu Ngọc Cầm đã bị tố giác lên công an khi họ đang nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Cả hai đã bị bắt và bị giam tại Trại tạm giam Hạc Cương. Bà Chu đã được thả sau 15 ngày, bà Trương vẫn bị giam và việc bắt giữ bà đã được phê chuẩn chính thức. Bà Trương hiện đang bị giam tại trại tạm giam Thành phố Hạc Cương.

Trước ngày 25 tháng 4, công an của Chi nhánh Công an Hướng Dương và Đồn Công an Dương Minh đã bắt giữ bà Thi Thành Kiệt. Công an đã lục soát nhà bà và tịch thu các sách Pháp Luân Công. Bà đã được thả sau khi trại tạm giam Huyện La Bắc từ chối nhận bà.

Ngày 12 tháng 5, người của Đồn Công an Hồng Quân đã bắt giữ bà Chu Tú Hoa, 80 tuổi. Nhà bà bị lục soát và nhiều tài sản cá nhân bao gồm máy tính, máy in, sách và những tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công đã bị tịch thu. Bà đã bị giam giữ bảy ngày tại nhà của một người thân.

Ông Địch Quý Bân bị sách nhiễu tại nơi làm việc trước ngày 13 tháng 5, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Bà Triệu Lệ Lệ bị bắt vào đêm ngày 13 tháng 5 và bị giam 15 ngày.

Nhiều học viên khác đã bị bắt vào tối ngày 13 tháng 5. Một trong số họ là bà Lưu Phượng Cầm. Công an đã tịch thu hai sách Pháp Luân Công ở nhà bà. Bà bị giam 10 ngày tại trại tạm giam Thành phố Hạc Cương.

Hai học viên khác là bà Hứa Hồng Mai, hơn 40 tuổi và ông Lý Nhâm, hơn 50 tuổi, cũng bị bắt vào ngày 13 tháng 5. Nhà họ bị lục soát và nhiều sách Pháp Luân Công bị tịch thu. Bà Hứa được thả vào buổi tối trong khi ông Lý bị giam tại đồn công an. Bà Hứa bị giam trở lại và bị đưa đến trại tạm giam Thành phố Hạc Cương cùng với ông Lý, tại đây họ bị giam 10 ngày.

Vào cùng ngày, một nam học viên họ Lý khác đã bị người của Đồn Công an Thiết Tây bắt giữ. Sau khi ông Lý trốn thoát, ông Lưu Chấn Xương đã đưa ông Lý đến nhà của chị gái mình. Sau đó công an đã đến nhà của ông Lưu để sách nhiễu ông. Hôm sau họ bắt giữ ông tại nơi làm việc. Ông bị quản thúc tại gia trong 15 ngày và sau đó bị ép phải chuyển đi sau khi chủ nhà sợ hãi và từ chối để ông cùng người em trai bị bại liệt sống ở đó. Sau đó ông Lý đã bị công an bắt giữ và bị giam 15 ngày.

Ngày 16 tháng 5, một công an mặc thường phục tên Cao Ngọc Lôi thuộc Đồn Công an Giải Phóng Lộ đã đến nhà bà Trương Nghênh Xuân và bắt giữ bà mà không xuất trình thẻ công an. Cao đã nhờ một người đàn ông khác hỗ trợ mình lục soát nhà bà Trương và cũng lệnh cho bà Trương mở tủ, nếu không anh ta sẽ cạy tủ. Nhiều tài sản cá nhân, bao gồm các sách Pháp Luân Công, một máy tính xách tay, một đầu video đã bị tịch thu. Bà Trương đã yêu cầu cung cấp danh sách các đồ vật bị tịch thu nhưng vô dụng. Bà đã bị giam 15 ngày.

Dì của bà Trương và em trai bà, vốn không phải là học viên, cũng bị bắt khi đang thăm bà trong khi công an đột kích. Em trai bà đã bị giam bảy tiếng và được thả sau khi vợ anh đến đồn công an để yêu cầu thả anh.

Ngày 20 tháng 5, khi ông Trương Thục Bình ở nhà thì ba công an đến. Họ đã nói dối ông rằng họ là nhân viên cộng đồng. Khi ông mở cửa, họ đã xông vào và đẩy ông vào một góc nhà, đe doạ ông không được di chuyển.

Một công an mở máy tính của ông Trương lên và kiểm tra xem nó có chứa tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công không, trong khi một người khác ném cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công xuống dưới đất. Sau đó họ hỏi ông có còn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công không. Ông trả lời rằng luật pháp quy định quyền tự do tín ngưỡng và nói rằng những gì họ đang làm là sai.

Họ tiếp tục lục soát nhà ông và tịch thu máy tính và máy nghe đài. Họ cũng ném các sách và tài liệu Pháp Luân Công xuống đất.

Họ từ chối để ông Trương liên lạc với gia đình và đưa ông đến đồn công an. Sau đó ông bị còng tay vào một cái ghế sắt và bị thẩm vấn. Sau khi thẩm vấn, họ ép ông ký vào một biên bản trước khi thả ông ra khỏi ghế sắt và nhốt ông vào một cái lồng.

Vào buổi trưa, một công an yêu cầu ông Trương liên lạc với một đồng nghiệp để đến lấy điện thoại và máy tính của ông. Khi ông nói rằng ông đã mất liên lạc với nơi làm việc, người này bảo ông hãy ở lại đồn một đêm trước khi tiếp tục gọi cho chị gái của mình. Người này cũng nói với ông rằng cấp trên đã chấp thuận giam giữ ông 12 ngày nhưng quyết định để ông đi với điều kiện ông phải quay trở lại đồn công an bất cứ khi nào được yêu cầu.

Trong tháng 5 công an cũng bắt giữ ba học viên khác, hai nam và một nữ. Các học viên nam bị giam trong khi nữ học viên được thả về nhà. Tên của họ vẫn đang được điều tra.

Người của Đồn Công an Sơn Đông đã bắt giữ bà Triệu Quế Hữu và bà Hỗ Quế Kiệt vào ngày 1 tháng 6. Trại tạm giam đã từ chối nhận bà Hỗ vì bà không đủ sức khỏe. Bà đã được thả về nhà vào hôm sau. Bà Triệu bị giam 15 ngày và máy tính cùng các sách Pháp Luân Công của bà bị tịch thu.

Những trường hợp gần đây khác

Người của Đồn Công an Thiết Tây đã đến nhà của hai học viên là ông Kỳ và bà Trương Phương Linh để sách nhiễu họ. Nhiều sách Pháp Luân Công của họ đã bị tịch thu.

Người của Đồn Công an Thiết Tây cũng sách nhiễu học viên bà Triệu Thục Linh. Họ cố bắt giữ bà nhưng không thành công. Sau đó họ lấy đi ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công tại nhà bà.

Nhân viên cộng đồng của Bảo Tuyền Lĩnh cũng thường xuyên gọi cho bà Hà Bình để sách nhiễu bà. Họ nói sẽ xoá tên bà khỏi danh sách đen của chính quyền nếu bà ký vào một tuyên bố bảo đảm hứa từ bỏ đức tin nhưng bà đã từ chối hợp tác.

Hai học viên khác là bà Đỗ Quế Hoa và bà Lý Quốc Vân cũng bị các nhân viên cộng đồng sách nhiễu, những người này lệnh cho họ phải viết các tuyên bố bảo đảm từ bỏ đức tin của mình nhưng họ đã từ chối.

Thông tin liên lạc của những cơ quan liên quan:

Lưu Kiến Toàn (刘建全), Nhân viên cộng đồng của Bảo Tuyền Lĩnh: +86-15946638001

Trương Khánh Huy (张庆辉), Trưởng Đồn Công an Lục Hào: +86-18404686087

Xin xem bản gốc tiếng Hán để biết chi tiết thêm về những người tham gia vào cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/3/408508.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/14/185878.html

Đăng ngày 03-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share