Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 20-04-2020] Tôi là quản lý một cửa hàng tại Long Island, New York. Khu vực này mọi người sống khá trung thực và thẳng thắn. Mặc dù dịch bệnh virus Trung Cộng diễn ra khá nghiêm trọng ở thành phố New York nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng đến cửa hàng tôi mua kem và bánh ngọt để tổ chức sinh nhật. Tôi có ấn tượng với nhiều khách hàng không quan tâm lắm đến dịch bệnh.

Tôi vẫn trả tiền nhà, thuế và bảo hiểm. Hầu hết nhân viên của tôi không đến làm việc nữa vì thế tôi đều bận rộn mỗi ngày. May mắn thay, người giáo viên violin của tôi cũng là một học viên và thầy cùng mẹ tôi hay đến giúp tôi mỗi khi bận rộn. Bây giờ bốn người chúng tôi đang làm việc mà 10 người trước đó đảm nhận. Điều này khá khó khăn. Cuộc sống của mẹ tôi yên bình và không có áp lực, nhưng giờ đây mẹ tôi phải làm việc vất vả và phải đứng trên đường phố một tiếng rưỡi đồng hồ. Bà ấy muốn tôi chuyển nhượng lại cửa hàng càng nhanh càng tốt. Bà phàn nàn rất nhiều về điều đó và nó làm tôi lo lắng.

Hai tuần trước, mẹ tôi nói điều gì đó khiến tâm tôi tổn thương và nó thật sự làm tôi buồn. Bà ấy nghĩ rằng tôi đã không công bằng và muốn rời đi, dọn đến ở nhà bạn của bà. Khi một bạn đồng tu khuyên tôi rằng tôi nên nói với mẹ đừng rời đi, tôi nói: “Bà ấy xát muối vào vết thương của tôi, nhưng tại sao lại không xin lỗi tôi? Tôi đã đề cao rất nhiều và không còn nói về sự ngốc nghếch của bà ấy nữa. Tôi sẽ không lùi bước trước!” Cả hai chúng tôi đều tức giận lẫn nhau.

Cho đến khoảng hơn hai tuần sau khi học Pháp, Sư phụ điểm hóa cho tôi rằng:

“…họ cứ mãi tự so sánh với con người, so sánh với bản thân họ trong quá khứ, chứ không thể theo yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ mà đo lường bản thân mình”. (Đối thoại với thời gian, Tinh tấn yếu chỉ)

Từng lời của Sư phụ như đánh một gậy cảnh tỉnh vào tôi và tôi đã buông bỏ chấp trước của mình. Tôi nói với mẹ rằng: “Mẹ! Chúng ta không nên oán hận lẫn nhau. Con chỉ cảm thấy mình bị tổn thương nhưng con không hề oán hận. Mẹ đừng rời đi. Con sẽ không mất bình tĩnh như thế nữa”.

Mẹ tôi đáp: “Con rất lạc quan, hài hước và chân thành, và con không bao giờ đòi hỏi điều gì cho dù con có đóng góp bao nhiêu. Con làm việc chăm chỉ, nhưng không ăn nhiều. Nuôi con rất dễ. Nhưng vấn đề duy nhất ở con là con không bao giờ để người khác chỉ trích mình”.

Một lần nữa mẹ lại tha thứ cho tôi, dường như chưa có điều gì xảy ra giữa chúng tôi. Ngày hôm sau, bà chuẩn bị món rau luộc xanh ngắt mà tôi yêu thích. Tôi quyết định rằng, từ giờ trở đi, bất cứ khi nào người khác đối xử bất công với tôi, tôi sẽ coi đó là khảo nghiệm tâm tính. Tôi cần loại bỏ chấp trước. Bố mẹ tôi không coi trọng con gái. Vì vậy, tôi rất muốn mình trở thành người tốt và là người giỏi nhất trong mọi lĩnh vực. Tôi theo đuổi danh lợi nhưng dường như cha tôi không nhận thấy thành quả của tôi. Sau đó, tôi đặc biệt muốn chồng tôi coi trọng mình. Sự phản bội của anh khiến tôi rất bực bội.

Chúng ta đang trong quá trình tu luyện, có biểu lộ Phật tính và ma tính. Khi ma tính xuất hiện, cái tình của người thường sẽ chiếm lĩnh, bao gồm cả tâm thái mất bình tĩnh. Đó là cái tình đã khiến tôi tổn thương và buồn rầu vì nó. Nếu tâm từ bi thay thế tình, thì làm sao tôi còn cảm thấy buồn? Khi Phật tính xuất hiện, tâm oán hận cũng không còn.

Sư phụ giảng:

“Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê”. (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ)

Đồng thời, tôi cũng nhận ra rằng tâm tật đố và oán hận cũng là một chủng vật chất. Sư phụ giảng:

“Tâm oán hận ấy, chính là dưỡng thành [từ] việc thích nghe điều dễ nghe, thích [gặp] chuyện vừa ý, nếu không bèn oán hận. Mọi người nghĩ đi, thế là không được đâu, tu luyện không thể tu như thế. Tôi vẫn luôn giảng rằng, người tu luyện phải xoay ngược lại nhìn vấn đề, khi chư vị đụng phải chuyện không tốt thì chư vị coi đó là hảo sự, là đến để đề cao chư vị, [ví như] ‘Con đường này ta cần bước đi cho tốt’, ‘Đây lại cần vượt quan nữa rồi’, ‘[Việc cần] tu luyện đến rồi’. Khi chư vị gặp hảo sự thì chư vị nghĩ, ‘Ái chà, mình chớ cao hứng quá, [gặp] việc vừa ý không đề cao lên được, còn dễ rớt xuống’. Tu luyện mà, chư vị phải xoay ngược lại nhìn vấn đề. Giả sử khó khăn tới, chuyện bất hảo tới, [mà] chư vị nhất loạt bài xích hết, chắn hết, thì chư vị là đang từ chối vượt quan [khảo nghiệm], chư vị là cự tuyệt tiến lên trên; đúng không? [Đương nhiên] những thứ bức hại là chuyện khác.”. (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Thông qua quá trình không ngừng học Pháp, tôi có thể hòa tan trong Pháp và loại bỏ các chủng chấp trước. Đó là khi tôi nhận ra chấp trước người thường trong tôi – truy cầu một gia đình hạnh phúc và ấm áp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/20/404098.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/7/185407.html

Đăng ngày 31-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share