[MINH HUỆ 7-6-2010] Các hình ảnh sau đây là lấy từ bài báo “Cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe và trị bệnh là tập Pháp Luân Công“, đăng năm 1998 trong cột báo “Chúc các bạn sức khoẻ tốt” của tạp chí Lan Đài Nội Ngoại (兰台内外). Các bức ảnh là cảnh các học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc kỷ niệm 6 năm Sư phụ Lý Hồng Chí truyền giảng Pháp truyền công, với người Cục trưởng lúc bấy giờ của Tổng cục Thể theo, ông Ngũ Thiệu Tổ, người đi thăm đám đông đang tập công buổi sáng.
Ngày 13 tháng 5 năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu truyền giảng Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân. Các nguyên lý cao thâm và các hiệu quả mầu nhiệm được truyền đi rất nhanh chóng. Không lâu sau, các nơi tập công có thể được nhìn thấy ở gần như khắp nơi trong các thành phố lớn trên toàn Trung Quốc.
Bức ảnh này cho thấy hàng ngàn người đang tập công sáng hôm đó. Họ rất tĩnh lặng và bình an. Cục trưởng của Tổng cục Thể thao, Ngũ Thiệu Tổ, đã đi thăm sự kiện tại Quảng trường Văn hóa thành phố Trường Xuân với một nụ cười lớn trên gương mặt ông. Các băng rôn với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp” và “Kỷ niệm 6 năm Sư phụ giảng Pháp truyền công” được dựng lên cho mọi người thấy.
Bài báo miêu tả cảnh tượng như sau:
“Tại Quảng trường Văn hóa thành phố Trường Xuân, cảnh tượng hàng ngàn người đứng xếp hàng thật phi thường. Động tác “đơn thủ xung quán” của bài tập thứ ba được trình diễn. Cánh tay của các học viên dường như đang bay lượn, như thể họ thật sự “quán thông thiên địa”.
“Qua sự tu luyện, nhiều người đã hết bệnh. Hơn nữa, da họ trở nên hồng hào và mịn màng, và họ trông rất trẻ. Một cụ già tên là Lưu Lực mặc áo tím và quần đen trông rất khoẻ mạnh. Ông trông như ở trong độ tuổi ngũ tuần. Tuy nhiên, khi được hỏi, ông cho chúng tôi biết ông thật sự đã 70 tuổi.”
“Bà Trương Tú Cần trước đây làm việc tại Công viên Tuổi trẻ. Bà nói với chúng tôi là năm 1994, sau khi bị bệnh trong một thời gian dài, bà thất vọng đến độ đã viết cho chồng bà một lá thư vĩnh biệt trước khi tự tử. Bà sau đó bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công và từ đó ngưng uống thuốc, đồng thời tiết kiệm được từ 60 đến 70 ngàn nhân dân tệ (hoặc hơn) tiền thuốc men cho quốc gia.”
“Ông Lưu Thiệu Anh, đến từ điểm tập công tại Đại học Cát Lâm, nói rằng có 55 người tập công ở đó thường xuyên. Từ khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, họ đã tiết kiệm tổng cộng ít nhất là 250.000 nhân dân tệ tiền thuốc men cho quốc gia mỗi năm.”
“Anh Cát Bình là một Nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật. Anh nói rằng nhiều sinh viên, giáo viên, giáo sư và tư vấn viên của Nghiên cứu sinh bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Họ đã tìm thấy ý nghĩa thật sự của đời người và đã hiểu được thế nào là khoa học thật sự. Nhiều người trong số họ cảm thấy rằng trí huệ của họ được gia tăng và nhiều người đã xuất sắc trong các ngành nghiên cứu, thực nghiệm và giảng dạy.”
Bài báo này được đăng năm 1998. Một năm sau, năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu công khai bức hại Pháp Luân Công. Bất thình lình, các học viên bị tra tấn và bức hại trên toàn Trung Quốc. Những sự kiện tập hợp tuyệt vời như vậy không còn được thấy tại Trung Quốc, nhưng đã trở nên rất bình thường tại Đài Loan và các nơi khác trên thế giới, những nơi không bị áp bức bởi sự kìm kẹp của chế độ cộng sản Trung Quốc.
Viết ngày 20 tháng 5 năm 2010
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/21/224110.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/7/117693.html
Đăng ngày 18-08-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.