[MINH HUỆ 27-1-2006] Đơn kiện chống La Cán về tội diệt chủng đã được Hội Pháp Luân Đại Pháp Argentina nộp ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Toà án thứ 9 trước quan toà Octavio Aráoz de Lamadrid; vị này, trong một thời gian rất ngắn và cũng trong ngày lễ chính thức của toà án, đã ban hành một án lệnh 25 trang. Điều này cho thấy tầm quan trọng và sự chú ý mà đã được đặt để cho vụ kiện này. Nó liên quan đến cuộc bức hại một trăm triệu học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và sự mau mắn của bản án lệnh đầu tiên này, (cho thấy) có lẽ đây là chưa có tiền lệ trong lịch sử luật pháp của Argentina.

Trước đó, công tố viên bác bỏ vụ này dựa trên ‘nguyên tắc địa phận’. Điều đó bị phủ nhận trong quyết định của quan toà Lamadrid đã tuyên bố, giữa các lý do khác, ông cho rằng, “Nhân vì các hiệp định quốc tế mà Argentina đã có từ giữa thế kỷ qua, và đã được công nhận bởi các cải tổ hiến pháp năm 1994, nguyên tắc địa phận phải nhường chỗ cho mục đích bảo đảm các nạn nhân của những cuộc vi phạm tương tự có được quyền có công lý.’

“Cả khi mà một sự thúc đẩy để hành động của luật sư quốc gia không có, nhân vì sự quan trọng về đạo luật của vấn đề, cũng như những hậu quả cụ thể trong việc áp dụng công lý và sự lưu tâm đặc biệt mà nó đánh thức trong tôi, tôi không thể không phát biểu ý kiến của riêng tôi về việc này hoặc giữ im lặng hoặc không bão trì ý kiến của mình mà đã khác với của công tố viên.”

“Tóm lại, theo cách nhìn của tôi về nó, nếu như kẻ phạm những tội ác này mà bị bắt – cho dù là do một sự tình cờ nào đó – trên đất nước của chúng ta (hoặc khi chúng ta có điều kiện để làm như vậy, như trong trường hợp này)…và khi tội ác được xếp vào loại như tội ác chống nhân loại, mà như vậy ảnh hưởng đến nhân quyền của người dân, thì có thể không tồn tại một nghi vấn nào cả về khả năng áp dụng hình luật Argentina cho một hành động đã xảy ra [bên ngoài quốc gia này] và đã vi phạm bởi những người ngoại quốc.”

La Cán là một trong chín thành viên của Ủy ban thường trực Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng). Vụ kiện là dựa trên vai trò của y là phó giám đốc của Phòng 610, mà đã bức hại tích cực Pháp Luân Đại Pháp từ tháng sáu 1999. Cuộc bức hại đã được y bày vẽ cũng vượt ra đến hải ngoại. Một tháng trước, chín học viên Pháp Luân Đại Pháp Argentina đã bị tấn công và hành hung bởi hơn 40 người ủng hộ Trung Cộng của La Cán trước Toà Hội nghị Argentine khi La Cán viếng thăm vị Phó tổng thống nước này. Cuộc tấn công này xảy ra một ngày sau khi đơn kiện chống La Cán đã được nộp tại toà án.

Bản phán quyết của quan toà Aráoz de Lamadrid cũng xác nhận Bộ ngoại giao Argentina đã thông tin cho quan toà ngày 15 tháng mười hai 2005, thể theo “yêu cầu bởi Sứ quán Trung Quốc” về quyền “bất khả xâm phạm” của viên chức Trung Quốc bị cáo. Đó là lý do vì sao quan toà Lamadrid quyết định tuyên bố “vô thẩm quyền” và chuyển vụ kiện đến Toà Thượng Thẩm Argentina. Đồng thời, quan toà Lamadrid đã nói lên những lý lẽ, trích dẫn và tiền dẫn chi tiết trong quyết phán của ông để kết luận về thẩm quyền của Toà Thượng Thẩm để xét xử vụ này.

Về thẩm quyền của Toà Thượng Thẩm, quan toà Lamadrid tuyên bố chi tiết trong bản phán quyết của ông gửi Toà Thượng Thẩm. Một điểm mà ông đưa ra là: “Cách nhìn của tôi về nó là nhân vì thẩm quyền minh bạch của Toà án Thượng Thẩm Quốc gia, những trường hợp vi phạm nhân quyền của người dân, nghĩa là những hành động được xem là tội ác chống nhân loại, của một người hoặc một nhóm người đang ở trên đất nước của chúng ta (nơi mà họ có thể được tìm thấy và – nếu cần – có thể bị bắt), thì quốc gia có trách nhiệm – dĩ nhiên là chuyển đến các chức trách của nó – điều tra, xử án và phạt những người mà xem như có trách nhiệm những điều như vậy, cả khi các hành động đáng trách đó đã bị vi phạm bên ngoài địa phận của đất nước chúng ta.

“Theo cách mà lời buộc tội đã nói lên (có đính kèm bằng cớ các bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc), chúng tôi thấy không thể cãi được sự tiết lộ nhiều hành động (giết người, tra tấn, bức bách, buộc mất tích v.v.) phạm phải một cách có hệ thống do từ một guồng máy của một quốc gia (Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc) hợp thành – không thể cãi – rõ ràng và công khai vi phạm nhân quyền, mà do vì tầm mức, số lượng và sự nghiêm trọng của nó phải được nhìn nhận như là TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI, nhìn nhận bởi bộ nội luật của chúng ta (bộ luật 118 và 75, đoạn 22 của Magna Carta) và bộ luật pháp quốc tế đầu tiên của chúng ta.’’

“Vụ kiện này đòi hỏi bộ tư pháp Argentina bảo đảm quyền quốc tế có được công lý cho một nhóm người tín ngưỡng mà – cho là – đang là nạn nhân (trên đất nước nguồn gốc và bởi chính Quốc gia của họ) bị bức hại, làm nhục, tra tấn, ám sát và các tội lỗi khác mà thuộc loại nói chung của nó như Tội phạm chống nhân loại.”

Gần đây, toà án Tây ban nha đã chấp nhận một vụ kiện tương tự chống chủ tịch nhà nước Trung Quốc Giang Trạch Dân và sáu viên chức cao cấp khác vì trách nhiệm của họ trong việc diệt chủng do Trung Cộng thực thi tại Tây Tạng. Vụ kiện này tức thời nhận được một áp lực mạnh mẻ từ Trung Cộng trên chính quyền Tây ban nha. Bộ Ngoại giao Tây ban nha có cho rằng, “Chính phủ Tây ban nha không thể can thiệp vào quyết định độc lập của bộ Hành luật.”

Chính phủ Argentina đang bị theo dõi trên toàn quốc và khắp thế giới, chờ xem Argentina sẽ bảo trì chủ quyền luật pháp của họ hay không với một sự cương quyết như vậy.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/1/27/119522.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/1/29/69446.html

Đăng ngày 15-03-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share