Trang 29

[MINH HUỆ 22-4-2006] Tháng 4 ngày 21, 2006 – Cái hình ảnh của chủ tịch Trung Quốc Hồ cẩm Đào bị một người phản đối [người này tập Pháp Luân Công] tại toà Bạch Ốc vào sáng hôm qua, ngay địa điểm lễ chào mừng sự thăm viếng của ông ta rất thú vị: sửng sốt và độc đáo.

Sửng sốt là vì sự làm mất trật tự ngẫu nhiên tại một buổi lễ được tổ chức cẩn thận tại 1600 Đại lộ Pensylvania thật không nên xảy ra.

Độc đáo là vì tên đầu đảng của một chính phủ độc tài bị bắt buộc phải nghe tiếng kêu gọi tự do – một tiếng kêu gọi rất rõ ràng là vì bằng chính ngôn ngữ của ông ta, “Thời gian của ông không còn bao lâu nữa đâu, độc đảng cai trị Trung Quốc cũng sẽ không còn nữa”

Không ai có thể chối cãi rằng sự bộc phát bất ngờ của Wenyi Wang sẽ làm mọi người nhớ mãi mãi. Theo văn chương của lịch sử, thì lời phát biểu của George W. Bush vừa nói ngay trước khi cô ta la lớn thì quan trọng hơn vì nó phát ra từ miệng của tổng thống Hoa kỳ.

Bush nói rằng ông ta sẽ “tiếp tục thảo luận với chủ tịch Hồ sự quan trọng của tôn trọng nhân quyền và tự do cho nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc đã thành công là nhờ nhân dân Trung Quốc đang được tự do mua, bán và sản xuất – và Trung Quốc sẽ thành công hơn bằng cách cho phép nhân dân Trung Quốc tự do hội họp, ngôn luận và tín ngưỡng.” Không phải là hay ho nhất đâu, nhưng cũng đáng quan trọng vì Bush nói ra điều đó.

Nếu gì đi nữa, những lời phản đối của Wenyi Wang đều nóng hổi. Cô ta nói trong vai trò đại diện cho nhóm thiền tập Pháp Luân Công đang bị khủng bố, mà người lãnh đạo và những đệ tử của họ đang bị tù tội và tra tấn tại Trung Quốc – và lời phản đối của cô ta với Hồ càng làm cho ông chủ tịch nhiều khó khăn vì cô ta nhân chuyến thăm viếng của ông, yêu cầu ông nên nhẹ nhàng với Pháp Luân Công. Thay vì nhân đó, nên bàn cãi về vấn đề này, Bush bị bắt buộc phải xin lỗi vì sự thất phép đối với Hồ trong khi ông ta đến thăm.

Và vì thế, tại sao chúng ta không cảm thấy hành động của Wenyi Wang khá độc đáo?

Nếu Hồ được phương Tây đón tiếp và kính trọng ngang hàng như tổng thống Hoa kỳ, thì ông ta được phương Tây ngưỡng mộ quá. Điều này bao gồm đám người quấy rầy chạy theo ông ta và nhắc nhở, nịnh hót với ông ta và những người khác trong các chính sách ngoại giao và đám thương mại thì muốn gần gũi, liếm láp với ông chủ tịch, và ông Hồ, thật ra, chỉ là đại diện của một chính phủ mà chỉ cho dân chúng tự do làm việc để kiếm tiền.

Trung Quốc là một thử thách đặc biệt cho Hoa kỳ. Về mặt khác, quyết định của chính phủ này về tự do mậu dịch là để cho chút hy vọng cho một quốc gia rất đông đúc này mà vẫn không bị lung lay về quyền lực. Mặt khác, nó dùng sức mạnh kinh tế của nó để càng nắm chặt quyền cai trị dân chúng.

Vì thế chúng ta tăng cường kinh tế với Trung Quốc là vì, một phần, là nó sẽ tăng cường cơ hội tiến tới tự do dân chủ? Hay chúng ta những người làm thương mãi phương Tây làm ngược lại là tăng cường sức mạnh cho chế độ độc tài?

Chúng ta có cần quan hệ chặt chẻ với Trung Quốc? Hay chúng ta chỉ cần nới rộng đủ để chúng ta không phục vụ cho một chính thể mà chúng ta muống được thay thế khi cơ hội đến — thay thế vì không có chính thể nào đối xử với nhóm thiền tập Pháp Luân Công, như là một nhóm tội đồ chống lại quốc gia, thì không đáng được tồn tại và phát triển?

Đây là những câu hỏi cần phải được nên lên và giải thích. Đức độ to tát của sử phản đối của Wenyi Wang không những gây cho Hồ khó chịu, nhưng nó còn đặt vấn đề cho người Hoa kỳ cần phải tham cứu, và chú trọng hơn về các tội ác của Trung Quốc như chúng ta chú trọng vào tự do mậu dịch của Trung Quốc

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/4/22/125839.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/4/23/72340.html

Đăng ngày: 27-4-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác

Share