Bài viết của Ban Biên tập Cửu Bình

[MINH HUỆ 19-04-2020] [Chú thích của Ban Biên tập Minh Huệ] Đây là loạt bài tái bản bản dịch của cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” do Ban Biên tập cửu bình biên soạn. Bản dịch được dịch từ tiếng Trung, có tham khảo tiếng Anh.

Mục lục của cuốn sách

Lời nói đầu
Tự luận: Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta
Chương 1. 36 kế ma quỷ hủy diệt nhân loại
Chương 2. Khởi phát ở châu Âu
Chương 3. Thảm sát ở phương Đông
Chương 4. Xuất khẩu cách mạng
Chương 5. Thâm nhập vào phương Tây
Chương 6. Tín ngưỡng: Ma quỷ dẫn dắt con người phản đối, bài xích Thần
Chương 7. Gia đình: Ma quỷ đang hủy hoại gia đình của chúng ta
Chương 8. Chính trị: Ma quỷ đang họa loạn các quốc gia của chúng ta
Chương 9. Kinh tế: Mồi nhử của ma quỷ
Chương 10. Pháp luật: Dùng luật pháp để phục vụ ma quỷ
Chương 11. Nghệ thuật: Làm suy đồi nghệ thuật
Chương 12. Giáo dục: Phá hoại giáo dục
Chương 13. Truyền thông: Thao túng truyền thông
Chương 14. Văn hóa phổ biến: Hưởng lạc, phóng túng dục vọng
Chương 15. Khủng bố: Chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của Chủ nghĩa khủng bố
Chương 16. Bảo vệ môi trường: Bàn tay của chủ nghĩa cộng sản đằng sau lý luận bảo vệ môi trường
Chương 17. Toàn cầu hóa: Mục đích căn bản của chủ nghĩa cộng sản
Chương 18. Dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ dưới sự an bài của ma quỷ
Kết luận

CHƯƠNG 17: TOÀN CẦU HÓA – BÀN TAY CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐẰNG SAU TOÀN CẦU HÓA

Mục lục

Giới thiệu

1. Toàn cầu hóa và chủ nghĩa cộng sản

2. Toàn cầu hóa kinh tế
2.1 Toàn cầu hóa tạo ra kinh tế học theo đường lối cộng sản chủ nghĩa
2.2 Toàn cầu hóa nuôi dưỡng chủ nghĩa cộng sản ở các nước đang phát triển
2.3 Toàn cầu hóa gây ra “phân hóa giàu nghèo”, thúc đẩy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa

2.4 Trào lưu chống toàn cầu hóa càng đẩy mạnh tư tưởng cộng sản
2.5 Chủ nghĩa tư bản phương Tây nuôi dưỡng ĐCSTQ

3. Toàn cầu hóa chính trị
3.1 Liên Hợp Quốc đã khuếch trương thế lực chính trị của chủ nghĩa cộng sản
3.2 Hình thái ý thức cộng sản đã lật đổ lý tưởng nhân quyền của Liên Hợp Quốc
3.3 Toàn cầu hóa thúc đẩy tư tưởng chính trị của chủ nghĩa cộng sản
3.4 Chính phủ thế giới sẽ dẫn đến chủ nghĩa độc tài

4. Toàn cầu hóa về văn hóa: Công cụ làm bại hoại nhân loại
4.1 Toàn cầu hóa văn hóa hủy hoại truyền thống
4.2 Các quốc gia phát triển phương Tây xuất khẩu văn hóa phản truyền thống
4.3 Các tập đoàn đa quốc gia để truyền bá văn hóa biến dị
4.4 Liên Hợp Quốc khuếch tán các giá trị biến dị

Lời kết

Tài liệu tham khảo

——-

Giới thiệu

Từ thời văn nghệ phục hưng đến nay, lịch sử nhân loại đã tiến nhập vào một thời kỳ biến động kịch liệt. Cách mạng Công nghiệp bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 đã nâng sức sản xuất lên mạnh mẽ. Sức mạnh tương quan giữa các quốc gia phát sinh thay đổi cự đại, trật tự thế giới bắt đầu xáo trộn về căn bản. Đồng thời, kết cấu xã hội, lĩnh vực tư tưởng và truyền thống tôn giáo cũng phát sinh biến đổi đến chóng mặt. Tín ngưỡng chính thống đi vào suy thoái, đạo đức nhân loại bắt đầu trượt dốc, xã hội rối loạn, hành vi của con người mất đi quy phạm. Chủ nghĩa cộng sản đã sinh ra trong bối cảnh lịch sử như vậy.

Sau Cách mạng Bolshevik ở Nga năm 1917, Quốc tế Cộng sản Đệ tam, còn gọi là Quốc tế III, có ý đồ xuất khẩu cách mạng ra toàn cầu. Đảng Cộng sản Mỹ thành lập vào năm 1919, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921. Từ cuối những năm 1920 đến đầu những năm 1930, đại suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu càng tạo điều kiện cho chủ nghĩa cộng sản ngoi lên. Hình thái ý thức kinh tế chính trị của các nước trên thế giới đua nhau dịch chuyển về phía tả, Liên Xô đã đặt cơ sở vững chắc, ĐCSTQ chớp thời cơ phát triển.

Mấy chục năm sau, năm 1949, ĐCSTQ đã soán đoạt được chính quyền Trung Quốc, chủ nghĩa cộng sản bạo lực hoành hành, Liên Xô và Trung Cộng cùng nhau chớp thời cơ thâu tóm mấy chục quốc gia, tương đương 1/3 nhân khẩu toàn thế giới, rồi hình thành thế đối đầu với thế giới phương Tây. Sau đó là thế cục Chiến tranh Lạnh kéo dài cả nửa thế kỷ trước.

Khi bóng mây đen chủ nghĩa cộng sản bạo lực uy hiếp toàn nhân loại, đại bộ phận người của thế giới tự do phương Tây đều không để ý đến nhân tố chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực đang âm thầm lớn mạnh trong xã hội của mình. Chưa kể đến sự thâm nhập của Liên Xô, chỉ riêng những gì diễn ra trong nội bộ phương Tây — các loại trào lưu tư tưởng, tư tưởng cộng sản chủ nghĩa biến tướng, Hội Fabian, người của Đảng Dân chủ Xã hội, v.v. — đã dùng đủ loại phương thức để thâm nhập vào chính phủ, giới doanh nghiệp, giới giáo dục văn hóa.

Cuộc vận động phản văn hóa ở phương Tây những năm 1960, cũng như cuộc Đại Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc (1966-1976) đều do nhân tố cộng sản làm ra. Sau những năm 1970, những thanh niên nổi loạn ở phương Tây đã phát động một cuộc “trường chinh xuyên thể chế”, ý đồ làm xói mòn văn hóa truyền thống từ trong nội bộ, rồi đoạt quyền lãnh đạo văn hóa xã hội. Chỉ trong mười mấy năm, cộng sản đã giành được những thành công khiến người ta phải kinh tâm động phách.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô giải thể, có người ăn mừng sự kết thúc của giai đoạn lịch sử này – sự kết thúc của hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa, có người lo lắng về sự xung đột giữa các nền văn minh, nhưng rất ít người nhận ra rằng chủ nghĩa cộng sản đang khoác lên mình những diện mạo mới, dựng lên một cờ hiệu mới để tấn tốc chinh phục toàn bộ xã hội nhân loại. Cờ hiệu đó chính là “toàn cầu hóa”.

Cùng với cuộc Cách mạng Công nghiệp và sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự dịch chuyển dân số giữa các quốc gia, và những biến động về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, và văn hóa cũng diễn ra ngày càng thường xuyên. Nhất là hôm nay, viễn thông hiện đại, vận tải, máy vi tính, và mạng kỹ thuật số đã thu hẹp khoảng cách về thời gian, không gian, xóa nhòa ranh giới các nước vốn tồn tại hàng nghìn năm rất khó vượt qua ấy. Thế giới dường như biến thành rất nhỏ, sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia diễn ra thường xuyên hơn bao giờ hết. Sự tăng cường hợp tác toàn cầu này là kết quả tự nhiên khi kỹ thuật phát triển, sản xuất và di dân mở rộng. Loại toàn cầu hóa này là kết quả của một quá trình lịch sử tự nhiên.

Nhưng, còn có một loại toàn cầu hóa khác, đó là kết quả của việc hình thái ý thức cộng sản khống chế quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra theo lịch sử tự nhiên hòng hủy diệt nhân loại. Loại toàn cầu hóa thứ hai này là chủ đề bàn luận của chương này.

Toàn cầu hóa dưới sự thao túng của chủ nghĩa cộng sản thực chất là quá trình nhanh chóng phát tán trên diện rộng tất cả những nhân tố xấu xa nhất của cả chế độ cộng sản và và phi cộng sản. Phương tiện phát tán là các hoạt động chính trị, kinh tế, tài chính và văn hóa trên quy mô lớn để nhanh chóng xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia và dân tộc. Mục tiêu của nó nhằm phá hủy con đê phòng thủ là tín ngưỡng, đạo đức, và văn hóa truyền thống, cũng là tấm bình phong cuối cùng mà con người dựa vào để sinh tồn và để được Thần cứu độ. Đây là thao tác chuẩn bị cuối cùng trước khi tà linh cộng sản hủy diệt nhân loại.

Cuốn sách này đã nhấn mạnh nhiều lần rằng chủ nghĩa cộng sản không đơn thuần là một loại lý luận, học thuyết, mà là một con tà linh. Nó có sinh mệnh, mục đích cuối cùng của nó là hủy diệt toàn nhân loại. Tà linh cộng sản không cố định vào một loại hình thái ý thức chính trị nào, nhưng khi điều kiện cho phép, nó sẵn sàng lợi dụng học thuyết lý luận kinh tế chính trị tương phản với hình thái ý thức căn bản của chủ nghĩa cộng sản. Từ những năm 1990 đến nay, toàn cầu hóa đã giương cao khẩu hiệu đẩy mạnh dân chủ, kinh tế thị trường, tự do thương mại, do vậy đã vấp phải sự phản đối của nhiều tổ chức cánh tả. Nhưng những tổ chức cánh tả này lại không biết tà linh cộng sản đang phát tác ở trên một tầng diện cao hơn. Toàn cầu hóa kinh tế, quản trị chính trị toàn cầu, Nghị trình Thế kỷ 21 (Agenda 21), các loại công ước môi trường và công ước quốc tế đều trở thành công cụ để tà linh thuận tay khống chế và hủy diệt nhân loại.

Toàn cầu hóa, còn gọi là “chủ nghĩa toàn cầu” (globalism), khi bị tà linh cộng sản thao túng, cũng phân ra nhiều lộ tuyến, dựa vào nhiều phương thức để thúc đẩy kế hoạch đó, ở một số lĩnh vực đã giành được những tiến triển khiến người ta phải tròn mắt kinh ngạc. Để tiện diễn giải, chương này sẽ từ ba phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa để tiến hành phân tích hình thức chủ nghĩa toàn cầu này.

Ba phương diện này của toàn cầu hóa đã hợp thành một hình thái ý thức thế tục của chủ nghĩa toàn cầu. Loại hình thái ý thức này biểu hiện ra các diện mạo khác nhau ở các trường hợp khác nhau, có lúc thậm chí còn bao hàm những diễn giải hoàn toàn trái ngược, nhưng trong thực tiễn, lại biểu hiện ra đặc trưng rất giống với chủ nghĩa cộng sản. Nó lấy thuyết vô Thần và chủ nghĩa duy vật làm cơ sở, hứa hẹn mang đến cho con người một xã hội không tưởng tốt đẹp (utopia), một thiên đường trên mặt đất phồn vinh, bình đẳng, không có bóc lột, áp bức và kỳ thị — một nơi được coi sóc bởi một chính phủ toàn cầu nhân từ.

Loại hình thái ý thức như vậy tất sẽ bài xích văn hóa truyền thống của mọi dân tộc vốn dựa trên sự tín Thần, trọng đức. Những năm gần đây, ngày càng có thể thấy rõ loại hình thái ý thức này dựa vào “phải đạo chính trị” (political correctness), “công bằng xã hội” (social justice), “thái độ trung lập đối với các giá trị” (value neutrality), và “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối” (absolute egalitarianism) của cánh tả. Đây chính là toàn cầu hóa về hình thái ý thức.

Mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, nhưng theo truyền thống thì đều được đặt định dựa trên các giá trị phổ quát. Chủ quyền quốc gia và truyền thống văn hóa của các dân tộc giữ vai trò trọng yếu đối với di sản và quyền tự quyết của dân tộc, bảo vệ các dân tộc khỏi bị các thế lực lớn bên ngoài thâm nhập, kể cả chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng một khi chính phủ siêu cấp toàn cầu được hình thành, chủ nghĩa cộng sản sẽ đạt được mục đích tiêu diệt quyền tư hữu, tiêu diệt quốc gia, sắc tộc, văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc dễ như trở bàn tay. Toàn cầu hóa và chủ nghĩa toàn cầu đang khởi tác dụng ác liệt ở phương diện này khi phá hoại truyền thống, đạo đức của nhân loại và phát tán các loại tư tưởng cánh tả và chủ nghĩa cộng sản. Vạch trần cái gốc cộng sản của toàn cầu hóa cũng như những điểm tương đồng giữa chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa cộng sản là một vấn đề hóc búa nhưng cũng vô cùng trọng yếu và vô cùng cấp bách.

1. Toàn cầu hóa và chủ nghĩa cộng sản

Trong các tác phẩm của mình, Marx không dùng khái niệm toàn cầu hóa, mà dùng một từ có nội hàm hết sức gần là “lịch sử thế giới”. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (Communist Manifesto), Marx tuyên bố rằng khi chủ nghĩa tư bản mở rộng ra toàn cầu tất nhiên sẽ sinh ra giai cấp vô sản với số lượng cự đại, sau đó, cách mạng của giai cấp vô sản sẽ quét qua toàn cầu, lật đổ chủ nghĩa tư bản và lập nên “thiên đường” của chủ nghĩa cộng sản. [1] Marx viết: “Giai cấp vô sản chỉ có thể tồn tại khi mang tính lịch sử thế giới, cũng như chủ nghĩa cộng sản, hoạt động của nó, chỉ có thể có sự tồn tại mang tính ‘lịch sử thế giới’.” [2] Cũng là nói, việc hiện thực hóa chủ nghĩa cộng sản phụ thuộc vào việc giai cấp vô sản cùng hành động chung trên phạm vi thế giới — cách mạng cộng sản ắt phải là một cuộc vận động toàn cầu.

Mặc dù sau này, Lenin đã sửa đổi học thuyết của Marx và đề xuất có thể phát động cách mạng trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản bạc nhược (nước Nga), những người theo chủ nghĩa cộng sản chưa hề vứt bỏ mục tiêu cách mạng thế giới. Năm 1919, những người theo cộng sản Liên Xô không đợi thêm mà thành lập Quốc tế Cộng sản tại Moscow, với các chi bộ đảng phủ khắp 60 quốc gia. Lenin nói: Mục tiêu của Quốc tế Cộng sản là thành lập nước Cộng hòa Xô-viết Thế giới.” [3]

Nhà tư tưởng của Mỹ G. Edward Griffin đã tổng kết 5 mục tiêu cách mạng toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản mà Josef Stalin đề ra như sau:

  1. Gây mông lung, phá rối, và tiêu hủy các thế lực tư bản chủ nghĩa trên khắp thế giới.
  2. Liên hợp tất cả các quốc gia lại, hình thành một nền kinh tế thế giới đơn nhất.
  3. Cưỡng chế các nước phát triển rót viện trợ trường kỳ vào các quốc gia kém phát triển.
  4. Chia thế giới thành các khối theo khu vực [như khối NATO, SEATO, và Organization of American States) hiện nay] để làm mắt xích quá độ trong việc kiến lập chính phủ thế giới. Dân chúng sẽ sẵn sàng từ bỏ lòng trung thành với tổ quốc mà dễ sinh ra gắn bó với khu vực hơn là với một chính quyền toàn cầu.
  5. Sau đó, hợp các khối theo khu vực này lại thành một chính quyền độc tài thế giới đơn nhất của giai cấp vô sản. [4]

William Z. Foster, cựu chủ tịch toàn quốc của Đảng Cộng sản Mỹ viết: “Thế giới cộng sản sẽ là một thế giới thống nhất, có tổ chức. Hệ thống kinh tế sẽ là một tổ chức lớn, dựa trên nguyên tắc hoạch định đang nhen nhóm ở Liên Xô. Chính phủ Mỹ Xô-viết sẽ trở thành bộ phận trọng yếu trong chính phủ thế giới này.” [5]

Từ các tác phẩm của Marx, Lenin, Stalin, và Foster cho đến “Khối vận mệnh chung của nhân loại” mà ĐCSTQ đưa ra gần đây, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng chủ nghĩa cộng sản không thỏa mãn với việc nắm quyền ở một vài quốc gia. Tư tưởng chủ nghĩa cộng sản từ đầu đến cuối đều quán xuyến dã tâm chinh phục toàn nhân loại.

Cách mạng thế giới của giai cấp vô sản mà Marx dự đoán còn chưa đến. Còn chủ nghĩa tư bản mà ông ta cho là đang giãy chết lại đang thắng thế, phồn vinh, thịnh vượng. Cùng với việc Liên Xô và phe cộng sản Đông Âu sụp đổ, chỉ lưu lại ĐCSTQ và một vài chính quyền cộng sản nhỏ, chủ nghĩa cộng sản dường như đã trong cơn hấp hối. Trên bề mặt, đây là thắng lợi của thế giới tự do. Nhưng khi phương Tây cho rằng chủ nghĩa cộng sản sắp bị quét vào bãi rác của lịch sử, thì trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản) lại đang nảy nở rộng khắp.

U linh cộng sản chưa chết. Nó ẩn mình đằng sau các loại chủ nghĩa và các cuộc vận động trong quá trình ăn mòn, thâm nhập, và mở rộng hệ tư tưởng cộng sản ở đủ các phương diện của thế giới tự do. Điều này có ngẫu nhiên không? Đương nhiên là không. Toàn cầu hóa nhìn thì như một quá trình tự phát, nhưng vai trò của chủ nghĩa cộng sản trong tiến trình ấy đã ngày càng rõ ràng. Chủ nghĩa cộng sản đã trở thành một trong những tư tưởng chỉ đạo của toàn cầu hóa.

Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, lực lượng cánh tả của các nước châu Âu không ngừng phát triển. Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa với chủ trương đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ bao gồm các đảng chính trị của hơn 100 quốc gia. Các đảng chính trị này chấp chính ở các nước, và còn mở rộng ra đại bộ phận châu Âu. Trong bối cảnh như vậy, phúc lợi cao, thu thuế cao, quốc hữu hóa đã ảnh hưởng đến toàn châu Âu.

Toàn cầu hóa đã khoét rỗng ngành công nghiệp Mỹ, thu hẹp giai tầng trung lưu, đình trệ thu nhập, phân hóa giàu nghèo, chia cắt xã hội. Những điều này đã thúc đẩy cánh tả và chủ nghĩa xã hội ở Mỹ phát triển mạnh, khiến quang phổ chính trị trên toàn cầu trong thập kỷ qua dịch chuyển mạnh về phía tả. Lực lượng cánh tả trên thế giới tuyên bố toàn cầu hóa dẫn đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập và phân hóa giàu nghèo. Cùng với những luận điệu này, tinh thần chống toàn cầu hóa đã tăng mạnh, trở thành một lực lượng mới phản đối chủ nghĩa tư bản và kêu gọi chủ nghĩa xã hội.

Sau Chiến tranh Lạnh, tư tưởng cộng sản đã thâm nhập vào công cuộc toàn cầu hóa kinh tế với mục tiêu không để cho nền kinh tế quốc dân thuần túy nào tồn tại, tiêu giảm chủ quyền kinh tế của mỗi nước. Mục đích là dẫn động hết mức bản tính tham lam của con người, trong khi các cường quốc về tài chính phương Tây chuyển dịch tài sản mà xã hội tích lũy được qua mấy trăm năm để nhanh chóng làm giàu cho ĐCSTQ. Rồi ĐCSTQ lại dùng tài sản nhanh chóng tích được ấy để trói buộc đạo đức các nước khác mà kéo họ xuống.

Là nước dẫn đầu thế giới cộng sản ngày nay, ĐCSTQ không ngừng tăng trưởng kinh tế, trong khi liên tục tiêm những liều tăng lực cho cánh tả và đảng cộng sản trên khắp thế giới. ĐCSTQ lợi dụng chế độ thống trị cực quyền để phá hoại quy tắc thương mại thế giới và dùng của cải thâu tóm được từ chủ nghĩa tư bản trên thế giới mà đẩy mạnh chủ nghĩa xã hội. Sức mạnh kinh tế của ĐCSTQ càng thúc đẩy dã tâm chính trị và quân sự, khi chính quyền này có ý đồ xuất khẩu mô hình cộng sản ra toàn thế giới.

Xét trên toàn cầu, cho dù là phần tử cánh tả phản đối toàn cầu hóa hay ĐCSTQ đã chiếm lợi từ toàn cầu hóa, thì đều nổi lên bằng danh nghĩa toàn cầu hóa. Trên thực tế, tình huống hiện tại của thế giới hiện nay đã rất gần với mục tiêu mà Stalin đề ra năm đó.

2. Toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế là chỉ sự hợp nhất về chuỗi vốn tư bản, dây chuyền sản xuất và thương mại toàn cầu bắt đầu từ những năm 1940-1950 của thế kỷ trước, trưởng thành vào những năm 1970-1980, và đến những năm 1990 đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Lực lượng chủ đạo đằng sau toàn cầu hóa là các cơ quan quốc tế, tập đoàn quốc tế muốn được nới lỏng các quy định và biện pháp kiểm soát để tự do lưu chuyển vốn. Trên bề mặt, toàn cầu hóa kinh tế là do các nước phương Tây thúc đẩy nhằm truyền bá chủ nghĩa tư bản ra toàn thế giới.

Tuy nhiên, không may là, toàn cầu hóa lại trở thành máy gieo hạt cho chủ nghĩa cộng sản. Đặt biệt là, toàn cầu hóa đã dẫn đến việc phương Tây hỗ trợ tài chính cho chính quyền Trung Cộng, khiến nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế cực quyền của chủ nghĩa xã hội của ĐCSTQ phụ thuộc lẫn nhau. Vì lợi ích kinh tế mà phương Tây bán rẻ đạo nghĩa, lương tri và các giá trị phổ quát, còn chính quyền cộng sản lại lợi dụng sức ép kinh tế để mở rộng quyền kiểm soát, như thể chủ nghĩa cộng sản sắp giành được quyền thống trị toàn cầu.

2.1 Toàn cầu hóa tạo ra kinh tế học theo đường lối cộng sản chủ nghĩa

Toàn cầu hóa biến nền kinh tế thế giới thành một nền kinh tế đơn nhất, và trong quá trình này, cũng hình thành nên các tổ chức quốc tế lớn, các công ước và quy tắc quốc tế. Điều này, trên bề mặt, trông như sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do. Nhưng trên thực tế, nó đã hình thành một cơ chế quản lý kinh tế thống nhất, có thể phát lệnh định đoạt số phận của các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia để hình thành một thể hệ kinh tế đơn nhất. Sau khi các tổ chức tài chính được kiến lập, cũng hình thành hiện tượng các quốc gia phát triển cung cấp viện trợ kinh tế trường kỳ cho các nước đang phát triển. Đây cũng chính là mục tiêu thứ ba mà Stalin đã đề ra.

Về phương diện viện trợ tài chính, các tổ chức tài chính quốc tế thông thường cũng có can thiệp vĩ mô đối với các quốc gia nhận viện trợ. Thủ đoạn mang tính độc tài. Nó không chỉ mang tính cưỡng chế mà còn không suy xét đến hoàn cảnh xã hội, văn hóa, và lịch sử của nước nhận viện trợ. Như vậy càng làm mất tự do và tăng quyền kiểm soát tập trung. Nhà phân tích chính sách người Mỹ James Bovard từng viết rằng Ngân hàng Thế giới “đã thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc quốc hữu hóa các kinh tế của Thế giới Thứ ba, đồng thời gia tăng quyền kiểm soát quan liêu và chính trị đối với cuộc sống của những người nghèo nhất của các nước nghèo.” [6]

Từ một phương diện khác mà nhìn, toàn cầu hóa kinh tế đã dẫn đến sự đồng nhất toàn cầu, khiến sự tương đồng về xu hướng tiêu dùng ngày càng lớn, cơ chế sản xuất, tiêu thụ trên thế giới trở nên đồng nhất. Không gian sinh tồn của các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các ngành nghệ thuật và thủ công truyền thống bị chèn ép mạnh. Nhiều xí nghiệp nhỏ và các công ty liên kết với các dân tộc địa phương bị làn sóng toàn cầu hóa xóa sổ. Ngày càng nhiều người mất đi môi trường và tính khả thi để tự do tham gia thương mại ngay trong nước.

Các quốc gia đang phát triển trở thành một khâu của dây chuyền sản xuất toàn cầu, làm suy yếu chủ quyền kinh tế của quốc gia, trong một số trường hợp còn dẫn đến sự thất bại của quốc gia. Một số quốc gia đang phải gánh nợ và phải trả nợ. Điều này trên thực tế là đang làm tan rã cơ sở của kinh tế tư bản tự do của những quốc gia đó.

2.2 Toàn cầu hóa nuôi dưỡng chủ nghĩa cộng sản ở các nước đang phát triển

Vào đầu những năm 2000, Jamaica, một nước nhỏ ở Trung Mỹ, đã mở cửa thị trường và bắt đầu nhập khẩu lượng lớn sữa bò giá rẻ. Điều này khiến nhiều người có khả năng mua sữa hơn, nhưng cũng khiến nông dân sữa bò ở địa phương bị phá sản, bởi sữa bò của họ căn bản không cách nào cạnh tranh được với sữa nhập khẩu ồ ạt giá rẻ, vì thế mà phá sản. Mexico từng có rất nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp nhẹ, nhưng sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, phần lớn việc làm trong các ngành này đã dịch chuyển sang Trung Quốc. Một Mexico không có năng lực sản xuất cao phải chịu tổn thất. Các quốc gia châu Phi giàu khoáng sản, nhưng từ khi đầu tư nước ngoài đổ vào, khoáng sản đã bị khai thác xuất khẩu, trong khi lợi ích kinh tế thu được cho người dân địa phương rất nhỏ.

Đầu tư nước ngoài cũng làm hủ bại quan chức chính phủ. Toàn cầu hóa tự xưng là muốn mang đến dân chủ cho các quốc gia, nhưng thực tế lại mở ra chế độ độc tài tham nhũng. Ở nhiều nơi, sự nghèo đói không những không thuyên giảm mà còn gia tăng. Theo dữ liệu năm 2015 của Ngân hàng Thế giới, “Hơn nửa số người cực nghèo sống ở vùng cận sa mạc Sahara của châu Phi. Thực tế, số người nghèo ở khu vực này đã tăng thêm 9 triệu người, với 413 triệu người có mức phí sinh hoạt chưa đến 1,9 USD mỗi ngày trong năm 2005.” [7]

Trong cuộc khủng hoảng tài chính, Thái Lan đã mở cửa hệ thống tài chính yếu kém của mình cho đầu tư quốc tế để có được sự phồn vinh tạm thời. Nhưng khi đầu tư quốc tế rời đi, thì nền kinh tế Thái Lan cũng bị đình trệ, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến các quốc gia láng giềng.

Với sự phát triển của công nghệ truyền thông và giao thông, cả địa cầu đã biến thành một “thôn địa cầu”. Toàn cầu hóa tưởng chừng sẽ mang lại thành quả kinh tế và giá trị dân chủ cho cả thôn địa cầu. Nhưng, như giáo sư Dani Rodrik của Trường Chính phủ John F. Kennedy, Đại học Harvard đã chỉ ra, quá trình toàn cầu hóa tồn tại tình huống “đứng trước ngã ba đường”: “Chúng ta không thể đồng thời theo đuổi cả mục tiêu dân chủ, quyền tự quyết của quốc gia, và toàn cầu hóa kinh tế.” [8] Đây là nội uẩn của toàn cầu hóa, cũng là chỗ mà chủ nghĩa cộng sản lợi dụng để thực thi ý đồ của nó.

Có thể thấy rõ rằng lợi ích và cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại chỉ tập trung ở một số ít người. Còn ở những nơi khác, toàn cầu hóa đã khiến tình trạng bất bình đẳng xấu đi bằng chính bàn tay con người, nó cũng không thể giải quyết được vấn đề nghèo đói trong dài hạn. Toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền quốc gia, gia tăng nhiễu loạn khu vực, và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa “kẻ áp bức” và “người bị áp bức”. Những khái niệm như áp bức, bóc lột, bất bình đẳng, nghèo đói chính là món lợi khi mà cánh tả lợi dụng để tấn công chủ nghĩa tư bản, vì kiểu “người bị áp bức” chống lại “kẻ áp bức” là chiêu bài điển hình của chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng bình quân và ý thức đấu tranh của chủ nghĩa cộng sản cũng thuận theo toàn cầu hóa mà mở rộng ra khắp thế giới.

2.3 Toàn cầu hóa gây ra “phân hóa giàu nghèo”, thúc đẩy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa

Rất nhiều ngành công nghiệp và lượng lớn công việc đổ ra nước ngoài khiến cho giai cấp lao động và tầng lớp trung lưu trở thành nạn nhân của toàn cầu hóa. Đơn cử như Mỹ, khi vốn tư bản và công nghệ ồ ạt đổ sang Trung Quốc, Mỹ đã mất vô số việc làm trong ngành chế tạo, nhiều ngành công nghiệp đã bị mất và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Từ năm 2000 đến năm 2011, Mỹ có 5,7 triệu lao động trong ngành chế tạo bị mất việc làm, 65.000 nhà máy phải đóng cửa. [9] Sự phân hóa giàu nghèo ở Mỹ ngày càng mạnh. Mức lương bình quân trong 30 năm trở lại đây (sau khi đã điều chỉnh lạm phát) tăng trưởng rất chậm, thậm chí xuất hiện “người lao động nghèo”, tức là những người lao động hoặc người tìm việc 27 tuần trong năm, mà thu nhập vẫn thấp hơn chuẩn nghèo của chính phủ. Năm 2016, 7,6 triệu người Mỹ được xếp vào diện “Người lao động nghèo”. [10]

Phân hóa giàu nghèo là mảnh đất để chủ nghĩa cộng sản sinh trưởng. Những khó khăn về kinh tế không chỉ giới hạn ở phạm trù kinh tế, mà còn mở rộng ra các phương diện của xã hội. Nhu cầu giải quyết thu nhập bất bình đẳng và “công bằng xã hội” làm nổi lên trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, nhu cầu về phúc lợi xã hội cũng tăng cao càng tạo ra nhiều hộ nghèo, cuối cùng trở thành cái vòng luẩn quẩn.

Từ năm 2000 đến nay, quang phổ chính trị Mỹ ngày càng cởi mở với sự ảnh hưởng của cánh tả. Cho đến cuộc bầu cử năm 2016, vẫn còn có nhu cầu cao về chủ nghĩa xã hội và sự phân hóa chính trị ngày càng mạnh do lợi ích đảng phái. Xét rộng ra, toàn cầu hóa là tác nhân đằng sau những biến đổi này. Mặt khác, xã hội phương Tây càng gặp nhiều rắc rối thì thế lực cộng sản càng thắng lớn trên vũ đài quốc tế.

2.4 Trào lưu chống toàn cầu hóa càng đẩy mạnh tư tưởng cộng sản

Cùng với tiến trình “toàn cầu hóa” lại xuất hiện cuộc vận động “chống toàn cầu hóa”. Khởi đầu của cuộc vận động này là cuộc biểu tình bạo lực quy mô lớn ngày 30/11/1999 ở Seattle, nhắm vào Hội nghị Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ba hội nghị quốc tế quy mô lớn năm 2001 (Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ ở Quebec, Canada; Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Châu Âu ở Gothenburg, Thụy Điển; và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế G8 ở Genoa, Italy) đều gặp phải những cuộc kháng nghị như thế. Năm 2002, tại Florence, Italy đã diễn ra một cuộc biểu tình “chống toàn cầu hóa” lớn chưa từng có, thu hút 1 triệu người tham gia.

Các cuộc vận động “chống toàn cầu hóa” trên thế giới thu hút người thuộc đủ thành phần xã hội tham gia. Trong đó, đại đa số là lực lượng cánh tả công khai phản đối chủ nghĩa tư bản, gồm cả công đoàn và các tổ chức bảo vệ môi trường (cũng là bị chủ nghĩa cộng sản thâm nhập và thao túng), cũng như quần thể những người yếu thế và nạn nhân của toàn cầu hóa. Có thể nói, công chúng, dù là ủng hộ hay phản đối toàn cầu hóa đều vô tình trở thành lực lượng phục vụ mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản.

2.5 Chủ nghĩa tư bản phương Tây nuôi dưỡng ĐCSTQ

Nhiều học giả, khi đánh giá sự thành bại của toàn cầu hóa, thường lấy Trung Quốc làm tấm gương thành công. Trung Quốc dường như thu được rất nhiều lợi ích của toàn cầu hóa, trong thời gian ngắn đã vượt lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhiều người còn cho rằng Trung Quốc sẽ soán vị Mỹ trong nay mai.

Khác với mô hình của Mexico thiên về ngành chế tạo kỹ thuật thấp, ĐCSTQ ngay từ đầu đã đặt ra mục tiêu nắm lấy công nghệ tiên tiến bậc nhất của phương Tây, để cuối cùng thế chỗ các đối thủ cạnh tranh của nó. Đổi lại, ĐCSTQ yêu cầu các công ty của các nước phát triển thành lập liên doanh, để ĐCSTQ có thể từ đó mà khai thác những công nghệ nòng cốt. Để đạt mục đích này, ĐCSTQ đã vận dụng nhiều chiêu thức, từ cưỡng chế chuyển giao công nghệ một cách vô lối đến ăn cắp trắng trợn bằng cách hack các công ty nước ngoài. Sau khi đoạt được công nghệ tiên tiến, ĐCSTQ lại dùng lợi thế của nó mà ồ ạt chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng các sản phẩm giá rẻ. Được trợ giá và giảm thuế xuất khẩu, ĐCSTQ lại bán phá giá sản phẩm để đánh bại đối thủ cạnh tranh, làm nhiễu loạn nghiêm trọng trật tự của thị trường tự do.

Khác với các quốc gia chưa phát triển đã mở thị trường quốc nội, ĐCSTQ lại tạo ra nhiều rào cản thương mại cho thị trường trong nước của nó. Sau khi gia nhập WTO, ĐCSTQ vừa lợi dụng luật của WTO, vừa lợi dụng toàn cầu hóa mà bán phá giá sản phẩm ồ ạt ra nước ngoài. Khi phá vỡ các quy tắc, chính quyền này đã đoạt những lợi ích kinh tế khổng lồ về cho mình. Nhưng Đảng không mở cửa những ngành trọng yếu — như viễn thông, ngân hàng, và năng lượng; điều đó cho phép Trung Quốc lợi dụng nền kinh tế toàn cầu nhưng lại không thực hiện cam kết.

Dưới sự dụ hoặc về lợi nhuận kinh tế, xã hội phương Tây đã nhắm mắt làm ngơ, bỏ ngoài tai những vi phạm nhân quyền. Khi ĐCSTQ ngang nhiên lạm dụng nhân quyền, cộng đồng quốc tế lại ban tặng cho chính quyền này những đặc quyền hào phóng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một ĐCSTQ hùng mạnh, cùng với một xã hội Trung Quốc suy thoái về đạo đức, đã giáng một đòn vào các quy tắc thương mại và nền kinh tế thị trường ở phương Tây.

Là kẻ phá vỡ quy tắc, ĐCSTQ đã trục lợi về mọi mặt trong quá trình toàn cầu hóa. Ở góc độ nào đó, toàn cầu hóa chính là tiếp máu cho ĐCSTQ, khiến một quốc gia cộng sản đang chết đến nơi lại cháy lên từ tro tàn. Đằng sau sự thao túng toàn cầu hóa có mục đích ẩn tàng nhằm thông qua việc dịch chuyển một lượng lớn của cải mà tiếp máu cho ĐCSTQ. Trong khi đó, ĐCSTQ vừa nhanh chóng giàu lên một cách bất chính, vừa xâm phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng nhất.

Toàn cầu hóa là quá trình cứu vãn ĐCSTQ và hợp thức hóa chính quyền cộng sản Trung Quốc. Khi Đảng dùng dinh dưỡng của chủ nghĩa tư bản để làm mạnh cơ bắp của chủ nghĩa xã hội, phương Tây lại rơi vào suy thoái ở mức tương ứng, càng khiến ĐCSTQ giành được lòng tin vào chế độ độc tài cộng sản và tham vọng toàn cầu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng khiến đông đảo người theo chủ nghĩa xã hội và người thuộc phe cánh tả trên khắp thế giới vui mừng khôn xiết — điều này vốn đã nằm trong dự kiến.

Trong khi tăng trưởng kinh tế, ĐCSTQ cũng tăng cường thâm nhập vào các tổ chức kinh tế toàn cầu, kể cả Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), v.v. Khi tiếp nhận các vị trí trọng yếu của những tổ chức này, các quan chức của ĐCSTQ tích cực thuyết phục họ hợp tác với ĐCSTQ, để tán thành mưu đồ của ĐCSTQ, và bảo hộ cho các chính sách của nó.

ĐCSTQ không ngừng lợi dụng các tổ chức kinh tế quốc tế để thực hiện mưu đồ kinh tế và mô hình doanh nghiệp của nó. Nếu dã tâm của ĐCSTQ không bị ngăn chặn thì nó nhất định sẽ mang đến tai họa cho kinh tế chính trị thế giới.

Trên đây là một số thí dụ cho thấy toàn cầu hóa kinh tế đã bị lợi dụng để thúc đẩy và mở rộng chủ nghĩa cộng sản như thế nào. Với những tiến bộ về viễn thông và giao thông, các hoạt động kinh tế đã phát triển vượt qua biên giới quốc gia. Đây là một quá trình tự nhiên, nhưng trong trường hợp này, quá trình này đã trở thành đòn bẩy để ĐCSTQ bước lên con đường bá chủ thế giới. Đã đến lúc nhân loại phải thức tỉnh về những gì đang diễn ra và tróc bỏ những nhân tố cộng sản khỏi toàn cầu hóa. Khi đó, chủ quyền quốc gia và phúc lợi của người dân của mỗi quốc gia mới có cơ hội trở thành hiện thực.

3. Toàn cầu hóa chính trị

Toàn cầu hóa biểu hiện về mặt chính trị là các nước tăng cường hợp tác, xuất hiện các tổ chức quốc tế, đặt ra các nghị trình chính trị và các điều ước quốc tế, hạn chế chủ quyền quốc gia, chuyển dần quyền lực từ chủ quyền quốc gia sang cho các tổ chức quốc tế. Sau khi xuất hiện những tổ chức quốc tế này, khi các quy tắc và quy định vượt khỏi quyền quản hạt của quốc gia, thì những tổ chức này bắt đầu tiến hành thâm nhập vào chính trị, văn hóa, và cuộc sống xã hội của các nước. Quyền lực bắt đầu tập trung vào một tổ chức quốc tế, như kiểu một chính phủ toàn cầu, ăn mòn chủ quyền quốc gia, làm suy yếu cơ sở đạo đức và tín ngưỡng truyền thống của xã hội mỗi quốc gia. Tất cả những điều này chính là dùng phương thức tiệm tiến mà đẩy mạnh mưu đồ của chủ nghĩa cộng sản.

Trong quá trình này, chủ nghĩa cộng sản liên tục thúc đẩy và lợi dụng các tổ chức quốc tế để trợ sức cho các nhân tố cộng sản, truyền bá triết học đấu tranh của Đảng Cộng sản, truyền bá những khái niệm méo mó về tự do và nhân quyền, truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra toàn cầu, tái phân phối tài sản, thậm chí còn có ý đồ kiến lập một chính phủ toàn cầu, đưa nhân loại vào con đường chủ nghĩa cực quyền.

3.1 Liên Hợp quốc đã khuếch trương thế lực chính trị của chủ nghĩa cộng sản

Liên Hợp Quốc (LHQ) được thành lập sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc, là tổ chức lớn nhất trên toàn thế giới, ban đầu là để tăng cường sự điều phối, hợp tác giữa các nước. Là một thực thể siêu quốc gia, LHQ phù hợp với mục đích của chủ nghĩa cộng sản là tiêu diệt quốc gia, do vậy đã bị lợi dụng để khuếch đại quyền lực của chủ nghĩa cộng sản. Ngay từ đầu, LHQ đã trở thành công cụ của khối cộng sản do Liên Xô cầm đầu, trở thành vũ đài để Đảng Cộng sản quảng bá bản thân và hình thái ý thức cộng sản về một “chính phủ thế giới”.

Khi LHQ thành lập và soạn thảo hiến chương, thì Liên Xô bấy giờ là một trong những quốc gia bảo trợ và là một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An, là nước giữ vai trò quyết định. Alger Hiss, người khởi thảo hiến chương và là tổng thư ký của Hội nghị Hiến chương LHQ (the United Nations Charter Conference), cũng là một quan chức Bộ Ngoại giao và là cố vấn quan trọng của Roosevelt, đã bị kết án với tội danh gián điệp Liên Xô vì khai man trước tòa. [11] Những cánh cửa sau bí mật ẩn trong Hiến chương và công ước LHQ rất có lợi cho các chính quyền cộng sản và có liên quan rất lớn với Hiss.

Những người đứng đầu của nhiều cơ quan trọng yếu của LHQ đều là người cộng sản hoặc là người đồng hành với chủ nghĩa cộng sản. Nhiều nhiệm kỳ tổng thư ký LHQ là người theo chủ nghĩa xã hội, thậm chí là người theo chủ nghĩa Marx. Chẳng hạn, tổng thư ký LHQ đầu tiên là Trygve Lie, người Na Uy, là người theo chủ nghĩa xã hội, được Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông ta là đưa ĐCSTQ vào LHQ. Người kế nhiệm Dag Hammarskjöld là người theo chủ nghĩa xã hội, có thái độ đồng tình với cách mạng cộng sản toàn cầu, và thường bợ đỡ lãnh đạo ĐCSTQ Chu Ân Lai. [12] Tổng thư ký nhiệm kỳ thứ ba là U Thant, người Myanmar (trước đây là Burma) theo chủ nghĩa Marx, cho rằng lý tưởng của Lenin là nhất trí với Hiến chương LHQ. [13] Tổng thư ký nhiệm kỳ thứ sáu, Boutros Boutros-Ghali từng là phó chủ tịch của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa. Do vậy, không khó lý giải vì sao thủ lĩnh của các chính quyền cộng sản lại được LHQ ưu ái nhất. Nhiều công ước LHQ cũng đã trở thành công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp truyền bá tư tưởng cộng sản và khuếch trương thế lực của chủ nghĩa cộng sản.

Sứ mệnh tối cao của LHQ là bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Lực lượng Bảo vệ Hòa bình LHQ thuộc trách nhiệm của phó tổng thư ký phụ trách các vấn đề an ninh và chính trị. Thế nhưng, trong 14 người đảm nhận ví trí này từ năm 1946 đến 1992, có đến 13 người là công dân Liên Xô. Chính quyền cộng sản Liên Xô chưa bao giờ từ bỏ ý đồ khuếch trương thế lực cộng sản, mà cũng chẳng quan tâm gì đến việc đóng góp vào hòa bình thế giới. Do vậy, mặc dù hô hào khẩu hiệu “bảo vệ hòa bình thế giới”, nhưng nó lại tập trung thúc đẩy lợi ích của phe cộng sản. Chống trụ cho một tổ chức thân chủ nghĩa xã hội vừa khớp với mục tiêu của nó.

Lúc bấy giờ, những người cộng sản đã thâm nhập vào Hoa Kỳ. Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) J. Edgar Hoover năm 1963 đã chỉ ra rằng các cán bộ ngoại giao cộng sản được phái tới LHQ “đại biểu cho lực lượng cốt cán của hoạt động tình báo Nga trên đất Mỹ”. [14] Cho dù sau khi chính quyền cộng sản Liên Xô cũ giải thể, tàn dư cộng sản vẫn tồn tại rộng khắp trong LHQ: “Những người Tây phương làm việc ở LHQ… phát hiện ra vây quanh họ là rất nhiều người mà họ gọi là mafia cộng sản.” [15]

ĐCSTQ lợi dụng LHQ làm cơ quan tuyên truyền. Mỗi nước trong năm nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an đều có một suất phó tổng thư ký LHQ. Mặc dù về nguyên tắc, phó tổng thư ký LHQ không được đại biểu cho lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, nhưng phó tổng thư ký lại đại biểu cho lợi ích kinh tế xã hội của ĐCSTQ, lại tán thành hình thái ý thức của ĐCSTQ. Các quan chức tối cao của LHQ, kể cả tổng thư ký, đã tung hô sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (One Belt, One Road – OBOR) của ĐCSTQ là con đường giải quyết nghèo đói ở các nước đang phát triển.

Nhiều nước xem chiến lược “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ là chiêu bành trướng quyền bá chủ, và đẩy nhiều quốc gia vào khủng hoảng nợ trầm trọng. Như Srilanka không thể không cho ĐCSTQ thuê một hải cảng quan trọng trong 99 năm để trả nợ; còn Pakistan cũng vì nợ nần mà phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Do sự khống chế của “Một vành đai một con đường” đối với kinh tế chính trị của các nước tham gia, cũng như những mâu thuẫn của nó về nhân quyền và dân chủ, nên nhiều quốc gia đang ngăn cản. Nhưng do ảnh hưởng chính trị của ĐCSTQ, “Một vành đai, một con đường” vẫn được các quan chức cấp cao của LHQ tâng bốc. [16]

3.2 Hình thái ý thức cộng sản đã lật đổ lý tưởng nhân quyền của Liên Hợp Quốc

Một trong các tôn chỉ của LHQ là cải thiện nhân quyền và thúc đẩy tự do. Đây vốn dĩ là nguyên tắc phổ biến, nhưng ĐCSTQ lại thông đồng với các chính quyền hủ bại khác, phủ định tính phổ quát của nhân quyền. Thay vào đó, nó tuyên bố rằng nhân quyền là vấn đề nội bộ, nên ĐCSTQ có thể che đậy lịch sử bức hại và lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, thậm chí còn tự ca ngợi nó có công lao mang lại quyền sinh tồn cho nhân dân Trung Quốc. ĐCSTQ cũng lợi dụng LHQ để công kích giá trị dân chủ ở phương Tây, dựa vào sự liên minh với các nước đang phát triển mà làm đảo lộn nỗ lực thúc đẩy giá trị phổ quát của các quốc gia tự do. Dưới sự khống chế của các nhân tố cộng sản, LHQ không những chưa làm được gì nhiều để cải thiện nhân quyền, mà còn thường trở thành công cụ để các chính quyền cộng sản xóa dấu vết vi phạm nhân quyền tệ hại của họ.

Không ít học giả đã ghi chép chi tiết LHQ đã phản bội lý tưởng của chính mình như thế nào. Chẳng hạn như, LHQ ra đời trong bối cảnh u ám của cuộc đại thảm sát người Do Thái (Holocaust) trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nhưng đến nay, LHQ vẫn chưa làm được gì với những vụ giết người hàng loạt ấy. Mục đích ban đầu của LHQ là chiến đấu với kẻ xâm phạm và bảo vệ nhân quyền. Về phương diện này, phán xét về đạo đức vốn được coi là tiền đề tất yếu quyết định hành động, song LHQ lại từ chối đưa ra phán xét đạo đức. [17]

Dore Gold, cựu đại sứ Israel tại LHQ, cũng là tác giả của cuốn “Bí mật Tháp Babble: Liên Hợp Quốc đã thêm dầu vào lửa như thế nào” (Tower of Babble: How the United Nations Has Fueled Global Chaos), đã khẳng định: “LHQ chẳng phải nhân từ gì, mà là một tổ chức thế giới kém hiệu quả. Thực ra, nó còn gia tăng và lan rộng sự hỗn loạn trên khắp thế giới.” [18] Gold dùng một lượng lớn bằng chứng để chứng minh điều này, bao gồm cả những khái niệm mà LHQ đưa ra như “thái độ trung lập đối với các giá trị”, sự vô đạo đức của “bình đẳng về đạo đức” và “chủ nghĩa đạo đức tương đối”; hiện tượng tham nhũng tràn lan; những quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ được đảm nhiệm các vị trí chủ tịch Ủy ban Nhân quyền; những quốc gia phi dân chủ có đa số phiếu bầu; và các chính quyền cộng sản nắm quyền kiểm soát. [19] Ông nói, LHQ là sự “thất bại đáng khinh bỉ” và “bị thống trị bởi thế lực phản phương Tây, các chế độ độc tài, các chính quyền hậu thuẫn cho chủ nghĩa khủng bố, và là kẻ thù xấu nhất của Mỹ”, theo đó mà “phản bội lại những lý tưởng cao đẹp của những người sáng lập ra LHQ.” [20]

Ủy ban Nhân quyền LHQ đã áp dụng chính sách đa số phiếu bầu. Song, những quốc gia có lý lịch nhân quyền tồi tệ cũng có thể trở thành nước thành viên, thậm chí còn đứng đầu Ủy ban Nhân quyền, khiến việc thẩm tra nhân quyền mất đi ý nghĩa. ĐCSTQ còn mua chuộc rất nhiều nước đang phát triển, khiến những chỉ trích về chính sách nhân quyền của ĐCSTQ – mà Hoa Kỳ đưa ra tại LHQ – bị treo hết lần này tới lần khác. Chế độ chuyên chế “đa số thắng thiểu số” của LHQ đã biến nó thành công cụ để các thế lực cộng sản đối kháng với các quốc gia tự do trong rất nhiều vấn đề. Điều này khiến Hoa Kỳ nhiều lần phải rút khỏi Hội đồng Nhân quyền. Phương Tây muốn thúc đẩy tự do và nhân quyền, nhưng liên tục bị các nước cộng sản ngáng trở. Hội đồng Nhân quyền đã bị lưu manh thâu tóm, còn cái gọi là công ước quốc tế cũng chẳng có gì để ước thúc các quốc gia cực quyền. Những quốc gia này chỉ hô khẩu hiệu chứ không thực thi.

Như vậy, không khó để lý giải vì sao Hiến chương LHQ lại hết sức tương đồng với Hiến pháp của Liên Xô, nhưng lại đối lập với Hiến pháp của Mỹ. Mục đích của nó không phải là để bảo vệ quyền lợi của dân chúng, mà là để phục vụ cho nhu cầu của kẻ thống trị. Chẳng hạn, Hiến pháp Liên Xô có một số điều khoản mà sau khi liệt kê những quyền lợi mà công dân được hưởng thì đều có thêm cụm từ “trong phạm vi pháp luật cho phép”. Trên bề mặt, Hiến pháp Liên Xô trao cho công dân một số quyền, nhưng trên thực tế, nhiều quy định pháp luật cụ thể lại quy định “trong phạm vi pháp luật cho phép”; điều đó đã cho chính phủ Liên Xô cái quyền tùy ý tước đoạt quyền lợi của công dân theo cách diễn giải “trong phạm vi pháp luật cho phép” của nó.

Điều này cũng giống như kiểu định nghĩa về quyền con người của Hiến chương LHQ và các khế ước, công ước khác. Chẳng hạn, trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, những nội dung như “ai ai cũng có quyền” lại đi kèm với “những quyền nêu trên sẽ không chịu sự hạn chế nào, trừ những hạn chế của pháp luật”. Đây không phải là sự lựa chọn tùy ý hay ngẫu nhiên một bản mẫu nào đó, mà là chủ nghĩa cộng sản đã cố ý tạo ra “cửa sau” cho các chính quyền cộng sản.

Vấn đề là, nếu các chính trị gia cho là cần thiết, thì mỗi quyền trong Tuyên bố Nhân quyền LHQ đều có thể bị tước đoạt một cách hợp pháp. Edward Griffin từng nói: “Các bạo chúa còn mong có được cái cớ nào tốt hơn thế nữa? Đa số các cuộc chiến tranh và các quốc gia phạm tội đều dùng danh nghĩa của một trong những [điều khoản] này mà tiến hành.” [21] Các nước tự do rất khó tùy ý tước đoạt quyền tự do của dân chúng, còn các chính quyền cộng sản lại có thể ngang nhiên khoét vào sơ hở của Tuyên bố Nhân quyền.

3.3 Toàn cầu hóa thúc đẩy tư tưởng chính trị của chủ nghĩa cộng sản

tà linh cộng sản thông qua những tay sai, không ngừng đưa ra các vấn đề toàn cầu, và tuyên bố rằng những vấn đề này chỉ có thể giải quyết bằng hợp tác quốc tế và các cơ cấu quyền lực — cuối cùng cũng để kiến lập chính phủ thế giới. Theo đó, các nước ngày càng phải chịu sự hạn chế và quản chế của các loại điều ước quốc tế. Hệ quả là, chủ quyền quốc gia ngày càng yếu đi.

Nhiều nhóm ủng hộ những cơ cấu quyền lực quốc tế kiểu này. Mặc dù họ không nhất định theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chủ trương của họ là hết sức nhất trí với ý đồ của tà linh cộng sản — chính là muốn tiêu diệt quốc gia, kiến lập chính phủ thế giới.

Một nhân vật trong giới truyền thông đã phát biểu nhân ngày Trái Đất năm 1970 như sau: “Nhân loại cần một trật tự thế giới. Các quốc gia có chủ quyền toàn diện không có khả năng xử lý tình trạng nhiễm độc môi trường… Do vậy, việc quản lý địa cầu — cho dù là vì nhu cầu phòng tránh chiến tranh hay nhu cầu phòng tránh nguy cơ điều kiện sống bị hủy hoại — thì đều cần một chính phủ thế giới” [22] Tuyên ngôn của chủ nghĩa nhân bản II (Humanist Manifesto II) năm 1973 cũng tuyên bố: “Chúng ta đã đi đến một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại, khi lựa chọn tốt nhất chính là siêu việt những giới hạn về chủ quyền quốc gia, và tiến tới kiến lập một cộng đồng thế giới… Do vậy, chúng ta trông đợi việc kiến lập một hệ thống pháp luật thế giới và một trật tự thế giới trên cơ sở chính phủ liên minh đa quốc gia.” [23]

Trên thực tế, việc thành lập Chương trình Môi trường LHQ (United Nations Environment Programme)chính là vì năm 1972, một nhóm đề xướng thành lập một liên minh toàn cầu cho rằng vấn đề môi trường là vấn đề của cả thế giới, do vậy kêu gọi xây dựng giải pháp toàn cầu và thành lập một cơ quan bảo vệ môi trường toàn cầu. Giám đốc đầu tiên của cơ quan này là Maurice Strong, một người Canada có xu hướng chủ nghĩa xã hội mạnh mẽ.

Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất của LHQ tại Rio De Janeiro (Còn gọi là Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển), có 178 chính phủ bỏ phiếu thông qua Nghị trình Thế kỷ 21 (Agenda 21). Bản kế hoạch dài 800 trang này có cả nội dung về môi trường, nữ quyền, chăm sóc y tế, v.v. Một nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn của một viện nghiên cứu môi trường, sau này là quan chức của Chương trình Môi trường LHQ nhận định: “Chủ quyền quốc gia – quyền tự quyết của một quốc gia đối với các sự việc trong phạm vi lãnh thổ của mình – đã mất đi nhiều ý nghĩa trong thế giới ngày nay, khi biên giới thường xuyên bị xâm phạm bởi sự ô nhiễm, thương mại quốc tế, các luồng tiền, và người tị nạn… Trên thực tế, các quốc gia đang nhượng một phần chủ quyền của mình cho cộng đồng quốc tế, và bắt đầu tạo ra một hệ thống quản trị môi trường quốc tế mới, coi đó là phương thức giải quyết vấn đề mà nếu không có hệ thống đó thì không cách nào giải quyết được.” [26]

Trên bề mặt, những lý lẽ về một chính phủ thế giới có vẻ đường hoàng cao thượng, nhưng mục đích thực sự của nó là thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản bá chủ thế giới. Trong Chương 16, chúng tôi cũng đã bàn chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng tuyên bố bảo vệ môi trường để xúc tiến mưu đồ của nó như thế nào.

Trong nhiệm kỳ Boutros-Ghali làm Tổng Thư ký LHQ từ năm 1992-1996, ông đã đề xướng những bước tiến nhanh chóng trong cuộc trường chinh của LHQ tiến tới chính phủ thế giới. Ghali kêu gọi thành lập quân đội thường trực của LHQ, lại yêu cầu có quyền thu thuế. [25] Do sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, Ghali không thể tiếp tục giữ chức ở nhiệm kỳ sau. Nếu không, LHQ hiện nay là trạng thái nào cũng khó mà dự liệu. Mặc dù các chính quyền cộng sản vẫn luôn không để nước khác can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước mình, nhưng họ lại rất tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế, ủng hộ mở rộng vai trò của LHQ, và thúc đẩy khái niệm quản trị toàn cầu.

Năm 2005, Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan nói: “Trong thời đại các nước phụ thuộc lẫn nhau, tư cách công dân toàn cầu là một trụ cột cốt yếu để tiến bộ.” [26] Ông Robert Chandler, nhà tư tưởng chiến lược từng phục vụ trong Không Quân Hoa Kỳ, Nhà Trắng và nhiều cơ quan chính phủ khác, cho rằng, cái gọi là “tiến bộ” của Annan sẽ hủy hoại chủ quyền quốc gia và mở đường cho xã hội công dân toàn cầu không biên giới. Chương trình “Giáo dục Hướng tới Văn hóa Hòa bình” của LHQ thực ra là do những phần tử cực tả tổ chức và chỉ đạo. Chandler cho rằng chương trình này nhằm mục đích hủy hoại chủ quyền quốc gia, và tạo thành một chính phủ thế giới cực quyền, không biên giới. [27]

Cuốn sách “Người cộng sản trần trụi”(The Naked Communist)xuất bản năm 1958 là cuốn sách vạch trần chủ nghĩa cộng sản, đã liệt kê 45 mục tiêu của cộng sản, một điều trong đó là “Quảng bá LHQ là hy vọng duy nhất của nhân loại. Nếu phải viết lại hiến chương, thì cần yêu cầu xây dựng nó thành một chính phủ thế giới có lực lượng vũ trang độc lập.” [28] Nhiều người đã nhận ra rằng kiến lập một chính phủ thế giới không phải là việc trong nay mai – nên những người cộng sản và người theo chủ nghĩa toàn cầu lợi dụng các loại vấn đề để thành lập các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực, rồi lại kêu gọi thống nhất các tổ chức này, đồng thời tiếp tục hô hào dựa vào Liên Hợp Quốc, mục đích cuối cùng cũng là kiến lập chính phủ thế giới.

Cổ xúy một chính phủ thế giới, cố ý thổi phồng vai trò của LHQ, khắc họa LHQ như “linh đan diệu dược” có thể giải quyết mọi vấn đề trong thế giới ngày nay – đây đều là mưu đồ đóng vai Thượng đế và an bài vận mệnh của nhân loại bằng cách thao túng quyền lực. Thực ra, đây chính là lý tưởng về một utopia của chủ nghĩa cộng sản, một tôn giáo mà con người tự dựng lên – và kết quả sẽ là sự hủy diệt.

3.4 Chính phủ thế giới sẽ dẫn đến chủ nghĩa độc tài

Nhân loại mơ tưởng về một viễn cảnh tốt đẹp cho thế giới tương lai. Điều này không có gì sai, nhưng cố sức thành lập một chính phủ thế giới để giải quyết mọi vấn đề của nhân loại thì chẳng qua là theo đuổi một xã hội không tưởng (utopia) thời hiện đại, cũng mang theo nguy cơ rơi vào chủ nghĩa độc tài.

Một vấn đề không thể tránh khỏi đối với một chính phủ thế giới muốn thật sự giải quyết các vấn đề toàn cầu là làm sao để thực thi các chính sách của nó – cho dù là chính sách chính trị, quân sự, kinh tế, v.v. Muốn thực thi các chính sách đó trên phạm vi toàn cầu thì một chính phủ như thế chắc chắn không thể dùng hình thức dân chủ tự do như của Hoa Kỳ, mà phải là đại chính phủ cực quyền như của Liên Xô cũ hoặc ĐCSTQ.

Để lôi kéo các nước tham gia, chính phủ thế giới luôn phải đem lợi ích hấp dẫn làm mồi nhử, hứa hẹn phúc lợi, và một bản thiết kế mẫu về một utopia toàn cầu cho toàn nhân loại. Chủ trương của nó cũng không khác mấy so với chủ nghĩa cộng sản, và cũng thể hiện bản thân là phương thuốc trị bách bệnh cho các vấn đề của mọi quốc gia. Để đạt được lý tưởng của utopia của nhiều quốc gia đến thế và giải quyết những vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu theo thiết kế về một xã hội không tưởng – dù là bảo vệ môi trường hay đảm bảo an ninh, phúc lợi trên quy mô toàn cầu – thì một chính phủ thế giới như thế tất phải yêu cầu tập trung quyền lực để thực thi các chính sách của nó. Sự tập trung hóa này sẽ đẩy quyền lực của chính phủ đó lên đến mức vô đối, mức độ kiểm soát xã hội cũng là chưa từng có. Khi đó, chính phủ thế giới ấy sẽ không quan tâm các quốc gia thành viên có đồng ý hay không, cũng chẳng màng đến việc thực hiện cam kết với các nước nữa, mà chỉ tập trung làm sao để cưỡng chế thực thi các chính sách của nó.

Ngày nay, giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia không có tín ngưỡng chính thống hay tự do, chứ chưa nói đến nhân quyền hay chuẩn mực đạo đức cao thượng. Khi các quốc gia hợp lại thành một chính phủ thế giới, thì chính phủ thế giới đó sẽ áp dụng tiêu chuẩn thấp nhất giữa các nước, chính là trừ bỏ mọi yêu cầu về tín ngưỡng, đức tin, đạo đức, và nhân quyền. Nói cách khác, các nước sẽ được bỏ qua những phương diện này – dùng những khái niệm như cái được gọi là trung lập về tín ngưỡng, đạo đức, và nhân quyền để đạt được ước số chung lớn nhất mà hợp nhất các nước lại. Chính phủ thế giới tất nhiên sẽ thúc đẩy văn hóa chủ đạo, phổ biến để thống nhất toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.

Nhìn quanh, trong tất cả những chuyên gia, học giả và chính phủ tích cực thúc đẩy chính phủ thế giới, đa phần là đi theo thuyết vô Thần hoặc có quan điểm cấp tiến đối với tín ngưỡng tôn giáo. Quá hiển nhiên, một chính phủ thế giới nhất định là chính phủ lấy thuyết vô Thần làm giá trị quan căn bản. Đây cũng là kết quả tất yếu, bởi lực lượng đằng sau nó là chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ thế giới, vì để duy trì quyền thống trị, sẽ cưỡng chế thực hiện giáo dục cải tạo tư tưởng, thậm chí dùng bạo lực để đạt được mục đích này. Để ngăn chặn các nước thành viên tiến hành phong trào đòi ly khai, độc lập, chính phủ thế giới sẽ tăng cường cực đại lực lượng quân đội và cảnh sát của nó, đồng thời siết chặt kiểm soát quyền tự do ngôn luận của người dân.

Một chính phủ của một quốc gia mà người dân không có chung tín ngưỡng và văn hóa chỉ có thể dựa vào quyền lực chuyên chế – cũng chính là chủ nghĩa độc tài – để duy trì quyền lực, kết quả sẽ là quyền tự do cá nhân bị hạn chế. Do vậy, chính phủ thế giới nhất định là chính phủ độc tài, bởi vì nó phải dựa vào chế độ độc tài mới có thể duy trì được quyền thống trị của nó.

Suy cho cùng, chính phủ thế giới chính là một phiên bản của chính phủ cộng sản độc tài dưới một cái lốt khác, kết quả sẽ không khác gì chính quyền cộng sản hiện nay trong việc nô dịch và lạm dụng người dân. Sự khác biệt duy nhất là thay vì hạn chế ở một quốc gia, thì chế độ độc tài này sẽ mở rộng ra toàn thế giới, cả thế giới sẽ do một chính phủ duy nhất kiểm soát, như vậy càng dễ làm biến dị và hủy diệt nhân loại hơn. Trong quá trình duy trì quyền thống trị, chính phủ khổng lồ này sẽ sử dụng tất cả những thủ đoạn tàn ác mà các chính quyền cộng sản sử dụng. Con đường quá độ lên chế độ độc tài này cũng là quá trình phá hủy các nền văn hóa truyền thống và các giá trị đạo đức của nhân loại; đây chính là mục tiêu mà chủ nghĩa cộng sản muốn đạt được.

4. Toàn cầu hóa về văn hóa: Công cụ làm bại hoại nhân loại

Khi hoạt động giao lưu văn hóa và dòng vốn mở rộng ra toàn cầu, các loại hình văn hóa biến dị mà chủ nghĩa cộng sản đã tạo ra trong gần 100 năm trước — như nghệ thuật hiện đại, văn học hiện đại, trào lưu tư tưởng hiện đại, truyền hình và điện ảnh, lối sống biến dị, chủ nghĩa vị lợi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa tiêu dùng — cũng đã truyền ra toàn cầu. Trong quá trình đó, truyền thống văn hóa của các dân tộc bị tước bỏ hình thức bề mặt, nội hàm bị cắt xén, trở thành những thứ văn hóa hỗn tạp, biến dị. Mặc dù đạt được mục tiêu sinh lợi, nhưng những thứ văn hóa biến dị này đi đến đâu là nhanh chóng làm băng hoại đạo đức con người đến đó.

Trên thế giới, Hoa Kỳ đóng vai trò lãnh đạo về chính trị, kinh tế, và quân sự. Sự lãnh đạo này cũng khiến văn hóa Mỹ tự nhiên dễ được các khu vực khác tiếp nhận và hấp thu. Sau Cách mạng Công nghiệp, cùng với sự mai một tín ngưỡng trong xã hội hiện đại, những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đã không ngừng củng cố chủ nghĩa duy vật, người ta tự nhiên cho rằng mối liên hệ giữa sự phát triển về vật chất với sự phát triển nền văn minh là chuyện đương nhiên. Lợi dụng xu thế này, chủ nghĩa cộng sản đã tập trung lực lượng để đánh hạ Hoa Kỳ thông qua các phương tiện phi bạo lực.

Sau khi thâm nhập và làm biến dị gia đình, chính trị, kinh tế, pháp luật, nghệ thuật, truyền thông, và văn hóa đại chúng trong mọi mặt cuộc sống của Mỹ, và sau khi phá hoại các giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa cộng sản lại lợi dụng toàn cầu hóa để khuếch tán thứ văn hóa bại hoại này ra thế giới.

Với cái mác văn hóa “tiên tiến” của Hoa Kỳ, thứ hủ bại này đã lan ra khắp thế giới. Trong nháy mắt, phong trào “Chiếm Phố Wall” ở New York đã được chiếu lên TV ở một ngôi làng miền núi xa xôi ở Ấn Độ. Thông qua điện ảnh Hollywood, những ngôi làng bảo trì truyền thống giáp ranh Vân Nam, Trung Quốc đã biết rằng mẹ đơn thân, ngoại tình, giải phóng tình dục đều là chuyện “bình thường”. Tư tưởng của các giáo trình theo “Chuẩn cốt lõi chung” (Common Core) do những người theo chủ nghĩa Marx soạn ra gần như tức khắc được đưa vào sách giáo khoa trung học của Đài Loan. Từ Ecuador ở Nam Mỹ tới Malaysia ở Đông Nam Á và đảo quốc Fiji ở Thái Bình Dương, nhạc rock-and-roll đã trở nên cực kỳ thịnh hành.

Willi Munzenberg, nhà hoạt động chủ nghĩa cộng sản người Đức, một trong những người sáng lập Trường phái Frankfurt, đã nói: “Chúng ta phải tổ chức các phần tử tri thức và dùng họ để họ làm cho nền văn minh phương Tây trở nên thối nát. Chỉ sau khi họ đã làm cho tất cả giá trị của họ bại hoại và khiến cuộc sống trở nên bế tắc, thì chúng ta mới có thể áp đặt nền chuyên chính vô sản.’” [29]

Từ góc độ của cánh tả, “làm cho nền văn minh phương Tây trở nên thối nát” là con đường đi tới chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, đối với chủ nghĩa cộng sản, vốn là lực lượng chỉ huy, làm bại hoại văn hóa truyền thống mà Thần lưu lại cho con người và khiến con người rời bỏ Thần lại là con đường để nó đạt được mục đích hủy diệt nhân loại.

Nếu chúng ta ví văn hóa biến dị của phương Tây và văn hóa đảng của các chính quyền cộng sản độc tài là rác, thì toàn cầu hóa văn hóa giống như một cơn cuồng phong thổi tung thứ rác rưởi này ra toàn thế giới, và quét sạch những giá trị truyền thống mà Thần lưu lại cho con người một cách không thương tiếc. Ở đây, chúng tôi đã tập trung trình bày về ảnh hưởng của nền văn hóa biến dị phương Tây đối với toàn cầu. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích văn hóa cộng sản phát tán ra toàn cầu như thế nào.

4.1 Toàn cầu hóa văn hóa hủy hoại truyền thống

Văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng và mang theo dấu ấn sâu đậm trong tiến trình lịch sử của mình. Tuy nhiên, bất luận văn hóa các dân tộc khác nhau thế nào, giá trị phổ quát mà Thần lưu lại cho con người trong truyền thống của mỗi dân tộc đều là tương đồng. Nhưng sau Cách mạng Công nghiệp, kỹ thuật phát triển đã trực tiếp mang lại tiện nghi trong cuộc sống vật chất cho con người, lại thêm ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng chủ nghĩa tiến bộ, truyền thống nhìn chung bị coi là lạc hậu. Lấy “hiện đại”, “cách tân”, “tiến bộ” hay giá trị thương mại làm tiêu chuẩn đo lường đã trở thành một xu thế.

Trong bối cảnh lịch sử như thế này, cái gọi là giá trị chung đã hình thành trong hoạt động giao lưu văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa không còn là truyền thống nữa, mà là các giá trị hiện đại. Những yếu tố và giá trị được chấp nhận trên toàn cầu đều đã trệch khỏi truyền thống, chỉ còn là bộ phận thô ráp của di sản văn hóa vốn có, hay bộ phận có thể thương mại hóa. Những khái niệm về “vận mệnh chung của nhân loại” và “tương lai chung của chúng ta” đều là kết quả của những giá trị biến dị đó. Nhưng những giá trị mà chủ nghĩa cộng sản tung hô tưởng chừng cao thượng, thực ra là khiến nhân loại từ bỏ văn hóa và các giá trị truyền thống, và thay thế bằng những giá trị hiện đại đồng nhất, đã biến dị.

Tiêu chuẩn thấp nhất được toàn thế giới công nhận trong quá trình toàn cầu hóa văn hóa này cũng thể hiện ở việc văn hóa tiêu dùng và chủ nghĩa tiêu dùng làm chủ đạo văn hóa toàn cầu. Bị dẫn động bởi lợi ích kinh tế, cách thiết kế và tiếp thị các sản phẩm văn hóa hoàn toàn tập trung vào việc lôi cuốn bản năng của người tiêu dùng. Mục đích là để khống chế con người bằng cách mê hoặc, phóng túng, thỏa mãn các loại dục vọng tầm thường của con người.

Kiểu văn hóa tiêu dùng toàn cầu nhắm vào dục vọng của con người đã trở thành thủ đoạn làm bại hoại truyền thống của nhân loại bằng nhiều cách. Thứ nhất, để thu hút nhiều người tiêu dùng nhất có thể, việc sản xuất hay thể hiện các sản phẩm văn hóa không thể động chạm đến bất kỳ dân tộc nào. Chính vì vậy, những đặc điểm độc đáo và nội hàm vốn có của văn hóa dân tộc đã bị loại bỏ khỏi các sản phẩm văn hóa trong quá trình làm rỗng ruột văn hóa (deculturalization) hay chuẩn hóa. Những người có trình độ học vấn và sức tiêu dùng thấp hơn dễ chịu sự chi phối của mô hình tiêu dùng đơn giản như thế bởi chi phí sản xuất thấp. Dần dần, trong quá trình toàn cầu hóa, những người này sẽ bị bó buộc vào văn hóa thương mại có chi phí sản xuất thấp nhất.

Thứ hai, toàn cầu hóa trong ngành truyền thông đã dẫn đến sự độc quyền. Trong bối cảnh này, chủ nghĩa cộng sản rất dễ lợi dụng những ý tưởng biến dị của những người sản xuất sản phẩm văn hóa, dùng đề tài văn hóa dân tộc vốn có làm giấy đóng gói, còn nội hàm bên trong thì đưa vào các loại chủ nghĩa Marx biến tướng mà phát tán rộng ra. Sự lai tạp văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa cũng trở thành một kênh nữa để truyền bá tư tưởng.

Thứ ba, văn hóa toàn cầu khiến chủ nghĩa tiêu dùng trở thành văn hóa chủ đạo trong xã hội. Các loại quảng cáo, điện ảnh, chương trình truyền hình, mạng xã hội không ngừng rót vào người tiêu dùng quan niệm rằng nếu họ không tiêu dùng, không sở hữu sản phẩm này hay hưởng thụ loại hình giải trí nào đó thì không phải là sống thật. Chủ nghĩa cộng sản mặc sức lợi dụng các loại phương thức vật chất và giải trí để kích thích con người truy cầu thỏa mãn dục vọng. Khi con người phóng túng dục vọng, đồng thời dần dần rời xa tầng diện tinh thần thì cũng đã rời xa tín ngưỡng vào Thần và giá trị truyền thống mà họ hằng trân quý một cách không tự biết, không cảm thấy.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng khuếch tán tư tưởng biến dị của nó, đồng thời lợi dụng tâm lý đám đông. Khi thường xuyên tiếp xúc với truyền thông xã hội, quảng cáo, truyền hình, điện ảnh, và tin tức, con người sẽ mang đầy đầu những tư tưởng phản truyền thống và phi tự nhiên. Điều đó tạo thành ảo tưởng rằng những quan niệm biến dị kia là được toàn thế giới chấp nhận. Con người sẽ dần dần trở nên vô cảm trước sức phá hoại truyền thống của những tư tưởng này. Hành vi biến dị trở thành thời thượng, còn coi là đáng tự hào. Nghiện ngập, giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái, nhạc rock-and-roll, nghệ thuật trừu tượng, v.v. đã lợi dụng thủ đoạn này mà khuếch tán ra toàn cầu.

Nghệ thuật trường phái hiện đại là biến dị, đi ngược lại giá trị thẩm mỹ truyền thống. Có những người ban đầu có thể nhận thức được điều này, nhưng khi các tác phẩm nghệ thuật hiện đại không ngừng được triển lãm ở các khu đô thị lớn, được bán với giá cao, và khi truyền thông liên tục đưa tin về những tác phẩm u ám, kỳ lạ, người ta bắt đầu cho rằng mình không theo kịp thời đại, bị lỗi thời, gu nghệ thuật đã “lạc hậu”. Trong vô tri vô giác, người ta đã phủ định khiếu thẩm mỹ vốn có mà đi theo những loại hình nghệ thuật biến dị.

Chủ nghĩa cộng sản có thể lợi dụng tâm lý đám đông cũng chính vì nhiều người không có chủ kiến kiên định. Người ta một khi đã lệch khỏi truyền thống mà Thần lưu lại cho con người, thì tất cả đều trở thành tương đối và dễ thay đổi theo thời gian. Tình huống này là cơ hội chín muồi để chủ nghĩa cộng sản lợi dụng.

4.2 Các quốc gia phát triển phương Tây xuất khẩu văn hóa phản truyền thống

Những quốc gia phát triển phương Tây giữ vai trò quyết định trong vấn đề kinh tế, quân sự toàn cầu. Điều này khiến văn hóa phương Tây không những có thể nhanh chóng lan rộng ra các nước đang phát triển, bởi nó được coi là văn hóa chủ đạo của văn minh hiện đại và phương hướng phát triển tương lai. Lợi dụng điểm này, văn hóa hiện đại biến dị từ Mỹ và các quốc gia phương Tây đã khuếch tán ra khắp thế giới, gây tác hại cực lớn đến văn hóa truyền thống của các dân tộc khác. Nhạc rock-and-roll, ma túy, giải phóng tình dục, v.v. đều nhanh chóng lan ra thế giới dưới cái lốt văn hóa phương Tây. Như cuốn sách này đã chỉ ra, sự phát triển của những thứ văn hóa biến dị này đều có tà linh cộng sản ở đằng sau thúc đẩy, và không có quan hệ nào với những giá trị truyền thống xuất phát từ tín ngưỡng vào Thần.

Đủ loại văn hóa biến dị đội lốt “văn hóa phương Tây” phát phóng ra toàn thế giới. Đặc biệt là Hollywood đã trở thành tải thể chính cho các loại tư tưởng bắt nguồn từ văn hóa chủ nghĩa Marx. Đặc điểm đặc thù của ngành điện ảnh cho phép nó khiến con người vô thức tiếp thụ giá trị quan của nó.

Với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các quốc gia phương Tây đã thu hút một lượng lớn du học sinh. Cuốn sách này đã bàn về văn hóa chủ nghĩa Marx đã ảnh hưởng như thế nào tới lĩnh vực giáo dục ở phương Tây, và ngược lại, khiến du học sinh tiếp xúc với muôn hình vạn trạng tư tưởng cánh tả. Ở nước họ, những trào lưu tư tưởng biến dị này được coi là hấp dẫn bởi các quốc gia phương Tây có kỹ thuật tiên tiến hơn, kinh tế phát triển hơn, nên những tư tưởng này rất ít vấp phải sự kháng cự khi phát tán ra ngoài, và hủy hoại văn hóa truyền thống địa phương.

Chẳng hạn, quốc gia châu Á đầu tiên thừa nhận hôn nhân đồng tính lại là một xã hội có truyền thống uyên thâm. Toàn cầu hóa là nguyên nhân đằng sau sự thay đổi này. Sau khi học ở phương Tây, một lượng lớn du học sinh đã tiếp thụ tư tưởng hôn nhân đồng tính và kêu gọi thay đổi. Hầu hết những chính trị gia cấp tiến thúc đẩy hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đều là do họ đã hình thành quan điểm cấp tiến trong quá trình du học nước ngoài.

4.3 Các tập đoàn đa quốc gia để truyền bá văn hóa biến dị

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng tôn trọng và dung nạp văn hóa của các dân tộc khác đã trở thành xu thế chủ đạo. Chủ nghĩa cộng sản lợi dụng điểm này để mặc sức mở rộng khái niệm dung nạp và biến thái độ trung lập giá trị thành “sự đồng thuận toàn cầu”, từ đó cổ xúy cho các loại tư tưởng biến dị. Nhất là đồng tính luyến ái và giải phóng tình dục đã phát triển nhanh trong quá trình toàn cầu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng và làm băng hoại các giá trị đạo đức của xã hội truyền thống.

Năm 2016, một chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn có mặt trên toàn cầu tuyên bố phòng gửi đồ và phòng vệ sinh trong cửa hàng là “thân thiện với người chuyển giới”, nghĩa là, bất kỳ người nam nào cũng có thể tùy ý vào nhà vệ sinh nữ hay phòng gửi đồ nữ, bởi vì họ có thể tự nhận mình là phụ nữ. Hiệp hội Gia đình Mỹ kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay công ty này vì chính sách này có thể gây hại cho phụ nữ và trẻ em. [30] Quả thực, năm 2018, một người đàn ông đã vào phòng vệ sinh nữ của một cửa hàng, rồi tự lột trần truồng trước một bé gái. [31]

Trước sự phản đối của những người tiêu dùng theo giá trị quan truyền thống, các nhà báo đã liệt kê hàng trăm công ty đa quốc gia lớn đạt điểm tối đa về Chỉ số Bình đẳng Doanh nghiệp (một chỉ số đánh giá thái độ về vấn đề đồng tính – LGBT) và phát hiện những công ty có chính sách như chuỗi cửa hàng này có mặt ở mọi phương diện cuộc sống của người bình thường, vì thế mà việc tẩy chay không thể thành hiện thực. Những công ty có chính sách này có ở hầu hết các hãng hàng không lớn, các nhà máy ô tô có thương hiệu nổi tiếng, chuỗi của hàng đồ ăn nhanh, cửa hàng cà phê, các trung tâm mua sắm lớn, ngân hàng, các hãng sản xuất phim, các công ty điện thoại di động và máy tính, v.v. [32] Những giá trị này đã phổ biến khắp nơi và trở thành chủ đạo trong quá trình toàn cầu hóa thông qua văn hóa doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia.

4.4 Liên Hợp Quốc khuếch tán các giá trị biến dị

Năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đồng tính luyến ái không phải là bệnh tinh thần. Điều này cổ vũ cực mạnh cho cuộc vận động đồng tính trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bệnh AIDS lan ra toàn cầu, trong đó, nhóm người dễ mắc bệnh AIDS nhất là người đồng tính tiếp tục là mối quan tâm của xã hội và là chủ đề thảo luận của công chúng. Chủ nghĩa cộng sản đã thừa thế thúc đẩy mở rộng phong trào đồng tính. Người làm công tác y tế động viên người đồng tính mắc bệnh AIDS đừng xấu hổ khi tìm biện pháp chữa trị. Hệ quả là, hành vi đồng tính đã đồng thời được công nhận về mặt đạo đức. [33]

Nam Phi là nước đầu tiên đề xuất một công ước mới ở Hội đồng Nhân quyền LHQ, yêu cầu công nhận xu hướng tình dục và đặc điểm nhận diện giới tính là một chỉ số nhân quyền. Công ước này cuối cùng cũng được thông qua. Đây là nghị quyết đầu tiên của LHQ trực tiếp nhắm vào vấn đề xu hướng tình dục và đặc điểm nhận diện giới tính. [34] Trên thực tế, đây là bình thường hóa những gì vốn bị coi là tư tưởng biến dị khi gán cho chúng tầm quan trọng như các quyền tự nhiên.

Điều 13 của Công ước LHQ về Quyền Trẻ em quy định “Trẻ em có quyền tự do biểu đạt, bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp thu và truyền đạt các loại thông tin và tư tưởng thông qua lời nói, chữ viết hay in ấn, bằng loại hình nghệ thuật hay bất kỳ phương thức nào khác mà đứa trẻ lựa chọn, không kể ranh giới quốc gia.” [35]

Có học giả chất vấn, nếu cha mẹ không cho con cái mặc áo có biểu tượng ma quỷ thì có cấu thành tội xâm phạm quyền trẻ em không? Phải chăng trẻ em có quyền chọn bất kỳ phương thức nào mà chúng muốn để nói chuyện với cha mẹ? [36] Trẻ em không nhất định có đầy đủ năng lực phán xét. Nếu chúng có hành vi bạo lực hoặc đi ngược lại luân lý thì cha mẹ có được kỷ luật con cái không?

Những lo lắng như vậy là không phải là vô cớ. Năm 2017, tỉnh Ontario của Canada thông qua một đạo luật quy định cha mẹ không được từ chối nguyện vọng biểu đạt giới tính của trẻ em (tức là trẻ em có thể tự lựa chọn giới tính cho mình). Cha mẹ nào không chấp nhận giới tính mà con họ lựa chọn sẽ bị coi là ngược đãi trẻ em, và chính quyền bang có thể đưa con của họ đi. [37]

Chủ nghĩa cộng sản lợi dụng toàn cầu hóa để làm biến dị và hủy hoại văn hóa truyền thống và các giá trị đạo đức một cách toàn diện. Các nước phát triển, các tập đoàn toàn cầu, và các tổ chức quốc tế đều bị lợi dụng. Người ta đắm mình trong sự tiện lợi bề ngoài của cuộc sống toàn cầu hóa, mà không ý thức được tư tưởng và ý thức của bản thân cũng đang bị biến đổi nhanh chóng. Chỉ trong mấy chục năm, những tư tưởng mới toanh này đã tràn ngập nhiều nơi trên thế giới như cơn sóng thần cuộn trào mãnh liệt, đi đến đâu, là sơn hà biến sắc, văn minh thất thủ, ngay cả những quốc gia lâu đời nhất, phong bế nhất cũng không thoát khỏi.

Văn hóa truyền thống là cái gốc sinh tồn của nhân loại, là một đảm bảo trọng yếu để con người duy trì được chuẩn mực đạo đức, là then chốt để con người có thể được Sáng Thế Chủ cứu độ. Trong tiến trình toàn cầu hóa, những điều này đều bị an bài của tà linh cộng sản làm cho biến dị, thậm chí tiêu hủy, con thuyền văn minh nhân loại đang đứng trước cơn khủng hoảng chưa từng có.

Lời kết

Xã hội nhân loại vốn đã tồn tại các quốc gia và dân tộc khác nhau từ hàng nghìn năm nay. Mặc dù sinh sống ở các khu vực khác nhau, có hình thái xã hội và chế độ chính trị khác nhau, sử dụng ngôn ngữ khác nhau, mang đặc điểm tâm lý văn hóa khác nhau, nhưng đều có chung giá trị phổ quát. Những giá trị quan phổ quát này là hạch tâm của văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Chỉ hơn 100 năm sau khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện trên vũ đài thế giới, nhân loại đã bị đẩy vào chỗ nguy hiểm khi văn hóa truyền thống bị phá hoại và tiêu hủy trên diện rộng.

Sau Cách mạng Tháng Mười (Nga), các phần tử cộng sản đã nắm quyền ở hai cường quốc phương Đông là Nga và Trung Quốc, sát hại những tinh anh của văn hóa truyền thống và tiêu hủy văn hóa truyền thống. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, các nước cộng sản thâm nhập, khống chế LHQ và các tổ chức quốc tế, lạm dụng các quy trình dân chủ đa số thắng thiểu số, dùng lợi ích kim tiền để lôi kéo các nước nhỏ, ý đồ dùng đại chính phủ LHQ để kéo cả thế giới vào chỗ hủ bại, sa đọa.

Trên khắp thế giới, nhất là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu lợi dụng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về chính trị, kinh tế, văn hóa mà bành trướng và thao túng toàn cầu hóa, phát tán nhân tố biến dị ra toàn cầu, phá hoại giá trị phổ quát và văn hóa truyền thống một cách có hệ thống. Cho đến hôm nay, tà linh cộng sản đã đang thống trị cả thế giới.

Các tập đoàn kinh tế chính trị xuyên quốc gia ngày nay đã nắm giữ một lượng tư nguyên cự đại, sức ảnh hưởng của chúng đã thâm nhập vào đủ mọi phương diện của xã hội nhân loại: từ những vấn đề lớn như môi trường, kinh tế, thương mại, quân sự, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, giáo dục, năng lượng, chiến tranh, và di dân, cho đến những vấn đề nhỏ như giải trí, thời trang, phương thức sinh hoạt… tất cả đều chịu sự thao túng ngày càng nhiều của những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Khi một chính phủ toàn cầu được thành lập thì đẩy toàn thể nhân loại vào chỗ biến dị, thậm chí bị hủy diệt chỉ trong một hiệu lệnh đã trở thành việc dễ dàng.

tà linh cộng sản lợi dụng toàn cầu hóa kết hợp với các phương tiện khác để làm bại hoại toàn bộ xã hội nhân loại về mọi phương diện chỉ trong mấy trăm năm, cả Đông và Tây phương đều đối diện với nguy cơ bị hủy diệt.

Chỉ có quay về truyền thống, nhân loại mới có thể tìm lại những giá trị phổ quát và văn hóa truyền thống để bảo vệ chủ quyền quốc gia và trong hoạt động giao lưu quốc tế, mới có thể đưa nhân loại — dưới sự bảo hộ và ân điển của Thần — thoát khỏi tà linh, mà hướng về tương lai tươi sáng!

Tài liệu tham khảo

[1] Karl Marx, Manifesto of the Communist Party (Marx/Engels Internet Archive), https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/ch04.htm.

[2] Karl Marx and Friedrich Engels, The German Ideology, Vol. I, 1845, https://www.marxists.org/archive/marx/works/1845/german-ideology/index.htm

[3] V. I. Lenin, “The Third, Communist International,” Lenin’s Collected Works, 4th English Edition, Volume 29 (Moscow: Progress Publishers, 1972), 240—241, https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1919/mar/x04.htm.

[4] G. Edward Griffin, Fearful Master: A Second Look at the United Nations (Appleton, Wis.: Western Islands, 1964), Chapter 7.

[5] William Z. Foster. Toward Soviet America (International Publishers, 1932), Chapter 5.

[6] James Bovard, “The World Bank vs. The World’s Poor,” Cato Institute Policy Analysis No. 92, September 28, 1987, https://object.cato.org/sites/cato.org/files/pubs/pdf/pa092.pdf.

[7] The World Bank, “Poverty: Overview,” https://www.worldbank.org/en/topic/poverty/overview.

[8] Dani Rodrik, The Globalization Paradox: Why Global Markets, States, and Democracy Can’t Coexist (Oxford: Oxford University Press, 2011), 19.

[9] Sarah A. Webster, “Inside America’s Bold Plan to Revive Manufacturing: It’s All About the Technology,” May 14, 2015, https://www.sme.org/american-manufacturing-and-nnmi/.

[10] U.S. Bureau of Labor Statistics, “A Profile of the Working Poor, 2016,” July 2018, https://www.bls.gov/opub/reports/working-poor/2016/home.htm.

[11] Alex Kingsbury, “Declassified Documents Reveal KGB Spies in the U.S.: Alger Hiss, Elizabeth Bentley, and Bernard Redmont Are the Subjects of Scrutiny,” U.S. News, July 17, 2009, https://www.usnews.com/news/articles/2009/07/17/declassified-documents-reveal-kgb-spies-in-the-us.

[12] William F. Jasper, Global Tyranny… Step by Step: The United Nations and the Emerging New World Order (Appleton, Wis.: Western Islands Publishers, 1992), 69.

[13] Như trên, 69—70.

[14] “FBI Chief Finds Red Spies ‘Potent Danger,’” Los Angeles Times, May 4, 1963, as quoted in G. Edward Griffin, The Fearful Master: A Second Look at the United Nations, Chapter 7.

[15] Jasper, Global Tyranny, 75.

[16] Colum Lynch, “China Enlists U.N. To Promote Its Belt and Road Project,” Foreign Policy, May 10, 2018, https://foreignpolicy.com/2018/05/10/china-enlists-u-n-to-promote-its-belt-and-road-project/.

[17] See Robert W. Lee, The United Nations Conspiracy (Appleton, Wis.: Western Islands, 1981); William F. Jasper, The United Nations Exposed: The International Conspiracy to Rule the World (Appleton, Wis.: The John Birch Society, 2001); Dore Gold, Tower of Babble: How the United Nations Has Fueled Global Chaos (New York, Crown Forum, 2004); Joseph A. Klein, Global Deception: The UN’s Stealth Assault on America’s Freedom (Los Angeles: World Ahead, 2005); Eric Shawn, The U.N. Exposed: How the United Nations Sabotages America’s Security and Fails the World (New York: Penguin Books, 2006); Daniel Greenfield, 10 Reasons to Abolish the UN (David Horowitz Freedom Center, 2011).

[18] Dore Gold, Tower of Babble: How the United Nations Has Fueled Global Chaos (New York, Crown Forum, 2004), 3.

[19] Gold, Tower of Babble, 1—24.

[20] As quoted in Robert Chandler, Shadow World: Resurgent Russia, The Global New Left, and Radical Islam (Washington, D.C.: Regnery Publishing, 2008), 403—4.

[21] Griffin, Fearful Master, Chapter 11.

[22] As quoted in Jasper, Global Tyranny, 90.

[23] Humanist Manifesto II, American Humanist Association, https://americanhumanist.org/what-is-humanism/manifesto2/.

[24] Hilary F. French, After the Earth Summit: The Future of Environmental Governance, Worldwatch Paper 107, Worldwatch Institute, March 1992, 6, https://infohouse.p2ric.org/ref/30/29285.pdf.

[25] Jasper, Global Tyranny…Step by Step, 71.

[26] As quoted in Chandler, Shadow World, 401.

[27] Chandler, Shadow World,, 401—3.

[28] W. Cleon Skousen, The Naked Communist (Salt Lake City: Izzard Ink Publishing, 1958, 2014), Chapter 12.

[29] Bernard Connolly, The Rotten Heart of Europe: Dirty War for Europe’s Money (London: Faber & Faber, 1997), Kindle edition, location 113—118.

[30] “Sign the Boycott Target Pledge!” American Family Association, https://www.afa.net/target.

[31] Hayley Peterson, “Outraged Shoppers Threaten to Boycott Target after a Man Exposes Himself to a Young Girl in a Store’s Bathroom,” Business Insider, April 6, 2018, https://www.businessinsider.com/target-faces-boycott-threat-after-man-exposes-himself-in-womens-bathroom-2018-4.

[32] Samantha Allen, “All the Things You Can No Longer Buy if You’re Really Boycotting Trans-Friendly Businesses,” The Daily Beast, April 26, 2016, https://www.thedailybeast.com/all-the-things-you-can-no-longer-buy-if-youre-really-boycotting-trans-friendly-businesses.

[33] Graeme Reid, “A Globalized LGBT Rights Fight,” Human Rights Watch, November 2, 2011, https://www.hrw.org/news/2011/11/02/globalized-lgbt-rights-fight.

[34] Như trên

[35] United Nations, Office of the High Commissioner, Convention on the Rights of the Child, https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/crc.aspx (last visited Jan 25, 2019).

[36] Jasper, Global Tyranny…Step by Step, 148.

[37] Grace Carr, “Ontario Makes Disapproval of Kid’s Gender Choice Potential Child Abuse,” The Daily Caller, June 5, 2017, https://dailycaller.com/2017/06/05/ontario-makes-disapproval-of-kids-gender-choice-child-abuse/.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/21/404081.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/6/184359.html

Đăng ngày 26-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share