Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-07-2020] Một cư dân thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2020, sáu tháng sau khi được bảo lãnh tại ngoại để điều trị ung thư. Bà bị phát bệnh trong thời gian thụ án 11 năm vì kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chế độ cộng sản Trung Quốc, và cũng là người phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công– tín ngưỡng của bà. Bà hưởng dương 53 tuổi.
Bà Lý Quốc Tuấn sau khi hóa trị
Những năm tháng thăng trầm trong cuộc bức hại
Bà Lý Quốc Tuấn bắt đầu làm việc tại phòng tuyên truyền của chính quyền huyện Triều Dương sau khi tốt nghiệp đại học. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995.
Sau khi cuộc bức hại xảy ra vào năm 1999, bà đã vài lần bị giam giữ và một lần bị kết án lao động cưỡng bức. Bởi sức ép từ phía đơn vị công tác, bà đã viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công trong thời gian thụ án tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia.
Sáu năm kế tiếp, bà chìm đắm trong cuộc sống buông thả, ăn chơi trác táng, bà thống khổ vì cuộc sống mất phương hướng. Sau đó, theo tiếng gọi của nội tâm, bà quyết định quay trở lại tu luyện Pháp Luân Công.
Sau khi quay trở lại tu luyện Pháp Luân Công, bà đã giúp chăm sóc cha mẹ và con cái của một số học viên bị cầm tù, hy vọng sự giúp đỡ của bà có thể làm thuyên giảm phần nào nỗi đau trong lòng họ.
Bị cầm tù vì kiện Giang Trạch Dân
Trong tháng 5 năm 2015, hòa vào làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân của các học viên Pháp Luân Công, bà Lý cũng đệ đơn, nhưng bà đã bị chính quyền trả đũa.
Vào ngày 9 tháng 11 năm 2015, ngay khi vừa bước ra ngoài, bà Lý bị cảnh sát nấp sẵn ở khu chung cư bắt giữ. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và tịch thu máy tính, các sách Pháp Luân Công, và nhiều tài sản cá nhân khác của bà. Ngay cả chiếc máy in mà chồng bà đang sửa giúp người bạn và một số công cụ làm việc của ông cũng bị tịch thu.
Cùng ngày hôm đó, hơn 300 học viên ở Triều Dương đã bị bắt giữ. Hơn 50 người trong số họ sau này đã bị kết án, với bản án dài nhất là 12 năm, dành cho bà Khương Vỹ.
Vào khoảng tháng 3 năm 2016, Tòa án Song Tháp đã kết án bà Lý 11 năm tù và phạt 1.000 nhân dân tệ. Bà cũng bị đơn vị công tác sa thải.
Bà đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Thành phố Triều Dương. Thẩm phán Mạnh Phàm Thạch đã quyết định giữ nguyên bản án ban đầu trong phiên xét xử kéo dài 15 phút vào ngày 6 tháng 6 năm 2016. Bà Lý không được phép lên tiếng trong toàn bộ phiên tòa.
Mắc bệnh trong thời gian bị giam giữ
Ban đầu bà Lý bị giam trong Trại tạm giam Thành phố Triều Dương sau khi bị bắt. Vào mùa xuân năm 2015, quản giáo chỉ cho phép bà mặc áo ngắn tay mỏng tang, và để cửa sổ mở hòng khiến bà lạnh cóng.
Bởi bị tra tấn về thể xác, bà Lý bắt đầu bị chảy máu âm đạo. Bởi bà không được dùng băng vệ sinh, nên máu vương ra khắp nơi, nên những tù nhân khác đã chửi rủa bà. Trong thời gian đó, cảnh sát thẩm vấn bà vài lần, và bà từ chối trả lời.
Ngày 16 tháng 8 năm 2016, bà Lý bị đưa tới khu 4 của Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Mặc dù sức khỏe bà không tốt, quản giáo vẫn cố gắng ép bà từ bỏ Pháp Luân Công. Để gây áp lực cho bà, quản giáo đã phạt các tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát bà, trong đó có cả việc không cho họ mua các đồ thiết yếu.
Sức khỏe của bà tiếp tục suy giảm. Vào ngày 8 tháng 2 năm 2018, bà Lý phải nhập viện và phẫu thuật. Trước đó, nhà tù từ chối để gia đình vào thăm bà và hoàn toàn không thông báo cho họ tình trạng của bà. Nhà tù chỉ thông báo cho gia đình bà việc bà phẫu thuật trong khi yêu cầu họ thanh toán viện phí.
Sau đó, gia đình đã nộp đơn xin bảo lãnh điều trị y tế cho bà. Cục Quản lý Nhà tù Liêu Ninh vẫn tiếp tục trì hoãn giải quyết và không cho phép bà được tạm tha y tế.
Ngày 18 tháng 7 năm 2018, bà Lý đã được đưa đến bệnh viện để thực hiện một ca phẫu thuật khác. Bà nằm viện 23 ngày trước khi bị đưa trở lại lại nhà tù. Trong thời gian này bà trải qua bốn đợt hóa trị. Gia đình bà bị ép trả 30.000 nhân dân tệ chi phí y tế.
Mặc dù gia đình vẫn kiên trì yêu cầu bảo lãnh y tế cho bà, nhưng mãi đến tháng 11 năm 2019, nhà tù mới đồng ý. Ngày 5 tháng 11, thời điểm bà Lý được tạm tha, lính canh tù đã hộ tống bà và vẫn còng tay bà cho tới khi bà về đến nhà.
Bà Lý vẫn ở trong trạng thái sợ hãi sau khi về nhà. Bà từ chối nói về những ngược đãi mà bà phải chịu đựng trong thời gian ở trong tù và không muốn gặp bất kỳ ai khác ngoại trừ những người ruột thịt nhất. Nhưng cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu bà tại nhà hoặc qua điện thoại.
Ngày 28 tháng 3 năm 2020, bà Lý tới thăm mẹ, người mà bà đã không được gặp suốt nhiều năm qua. Không lâu sau khi bà tới nhà mẹ, cảnh sát đã hai lần gọi điện cho bà và nói rằng bà đã đi ra khỏi khu vực mà bà được phép đi. Bà Lý phải chia tay mẹ trở về nhà.
Sau đó, bởi đau ốm lại thêm áp lực tinh thần to lớn, bà Lý đã nằm liệt giường. Khi các nhà chức trách đến gây áp lực ép bà từ bỏ Pháp Luân Công, gia đình bà thay bà viết một tuyên bố từ bỏ và nhấn ngón tay của bà điểm chỉ lên tờ giấy.
Bà Lý qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2020.
Bài liên quan:
Các học viên bị bức hại ở Nhà tù Nữ Liêu Ninh và khu “Chỉnh huấn” của nó
Một phụ nữ ở Liêu Ninh đang trong tình trạng nguy kịch sau hai năm bị giam giữ
Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh: 36 người bị kết án vì khởi kiện Giang Trạch Dân
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/9/408764.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/10/185832.html
Đăng ngày 25-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.