[MINH HUỆ 19-7-2010] Các học viên Pháp Luân Công bắt đầu thỉnh nguyện hòa bình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn, Anh quốc vào ngày 5/6/2002. Mục đích là để thúc giục Đảng Công sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại và trả tự do cho tất cả các học viên bị giam giữ, trả lại thanh danh cho môn tập luyện yên hòa này. Cuộc thỉnh nguyện diễn ra đến nay đã hơn 8 năm và rất nhiều cộng đồng địa phương tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ và ngưỡng mộ của họ.

2010-7-19-falun-gong-london-720-01--ss.jpg

Thắp nến thỉnh nguyện trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công

2010-7-19-falun-gong-london-720-02--ss.jpg

Thắp nến thỉnh nguyện trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công

2010-7-19-falun-gong-london-720-03--ss.jpg

Tập công tập thể trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công vô nhân đạo của ĐCSTQ vẫn tiếp tục đến nay đã hơn 11 năm. Hàng trăm ngàn học viên bị giam giữ trong các trại lao động hoặc bị nhốt trong các bệnh viện tâm thần và bị tiêm các thuốc phá hủy thần kinh. ĐCSTQ tàn bạo thậm chí còn thu lợi nhuận từ việc mổ cắp các nội tạng quan trọng của học viên Pháp Luân Công. Cho đến nay, 3.397 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã chết do bị  bức hại.

Bên ngoài Trung Quốc, Pháp Luân Công đã cho thấy rằng nó rất phổ biến và được phổ truyền trên hơn 100 quốc gia. Mọi người tập luyện một cách tự do và dưới sự bảo vệ của luật pháp địa phương. Đồng thời, từ mối quan ngại đến các đồng tu của họ ở Trung Quốc đại lục đang chịu đựng cuộc bức hại, các học viên hải ngoại đã tình nguyện tổ chức nhiều buổi tỉnh nguyện hòa bình và các hoạt động thông tin nâng cao nhận thức, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Cuộc kháng cáo hòa bình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn là một trong những hoạt động này.

Trong hơn tám năm, những người vẫn kiên trì với cuộc thỉnh nguyện mỗi ngày bất kể điều kiện thời tiết hay ngày nghỉ là những người thế nào? Để làm sáng tỏ về điều này, phóng viên đã phỏng vấn một học viên Luân Đôn, bà Gao, một trong những gương mặt quen thuộc trước đại sứ quán.

Theo bà Gao, các học viên tham gia thỉnh nguyện 24 giờ đến từ tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm cả người về hưu và người trẻ tuổi, người Trung Quốc và người phương Tây, các chuyên gia như là các giáo sư đại học, các nhà nguyên cứu thâm niên, các kỹ sư từ các tổ chức đẳng cấp thế giới cho đến các bà nội trợ và sinh viên học sinh. Họ duy trì luân phiên nhau để các chuyên gia thường đến thỉnh nguyện trước và sau giờ làm việc hoặc buổi đêm. Ban ngày, các học viên về hưu, những người nội trợ hay sinh viên học sinh tiếp tục duy trì. Tại khu vực thỉnh nguyện được cho phép trước đại sứ quán, một tấm áp phích lớn phơi bày những tội ác của ĐCSTQ và yêu cầu lập tức chấm dứt cuộc bức hại được trưng bày quanh năm. Các học viên tập công và phân phát các tờ rơi thông tin cho người qua đường để càng nhiều người hơn có thể biết được sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.

Vì điểm tập công là ở ngoài trời, không có chỗ che gió che mưa. Khi trời đổ mưa, thậm chí một tấm áo mưa cũng không thể giữ cho người khô ráo. Họ phải chịu nắng cháy vào mùa hè và giá lạnh vào mùa đông. Khi được hỏi niềm tin nào đã thúc đẩy bà gắn bó với cuộc thỉnh nguyện trong hơn tám năm? Bà Gao trả lời;“Tôi nhận được lợi ích cả tâm lẫn thân nhờ tập luyện Pháp Luân Công. Tôi thực sự trải nghiệm hồng ân của Pháp Luân Công. Pháp Luân Công đang bị bức hại ở Trung Quốc đại lục. Các đồng tu phải chịu đựng cuộc đàn áp tàn bạo. Tôi không thể giữ im lặng, tôi phải đứng lên và nói “Không”. Cuộc bức hại phải chấm dứt khi càng ngày càng có nhiều người nói “Không” ”. Bà Gao nói tiếp: “Niềm tin vững chắc vào “Chân-Thiện-Nhẫn” đã đưa tôi qua tám năm khổ nạn. Sự ủng hộ và khích lệ của công chúng cũng là động lực cho tôi”.

Theo bà Gao, những năm qua nhiều người đã gởi tặng hoa để thể hiện sự ủng hộ. Một nhà hàng gần đó thường gởi bánh mì cho các học viên. Khi tấm áp phích được đưa xuống và thay đổi, nhiều người đi qua và nói:“Các bạn định dừng lại? Các bạn phải tiếp tục. Điều các bạn đang làm rất có ý nghĩa. Các bạn phải kiên trì cho đến khi kết thúc cuộc bức hại”.

Bà Gao là một kế toán. Bà thường ghé qua đại sứ quán sau giờ làm việc. Một buổi tối khi bà Gao đang ngồi thiền, một người đàn ông mặc đồ vét đến gần tòa nhà nơi một lễ lớn đang được tổ chức. Ông đến trước bà Gao và nói : “Tôi không muốn làm phiền chị. Tôi chỉ muốn nói chuyện với chị”. Người đàn ông nói rằng công ty ông ở gần đó. Ông biết rằng Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ở đó trong nhiều năm. Gần đây ông trở về sau một chuyến đi đến Trung Quốc nơi ông đã đề cập đến Pháp Luân Công và cuộc thỉnh nguyện trước Đại sứ quán Trung Quốc trong một bài phát biểu. Ông đã nói với khán giả:“Pháp Luân Công nên được tự do tín ngưỡng. Cho đến khi nào Trung Quốc cho phép Pháp Luân Công thỉnh nguyện như ở London, thì người Trung Quốc mới có tự do thực sự”. Người đàn ông cũng nói với bà Gao:” Các bạn đã làm đúng 100% trong cuộc thỉnh nguyện và yêu cầu chấm dứt bức hại. Tôi ủng hộ các bạn”.

Bà Gao kể một câu chuyện khác. Một buổi tối khi bà đang ngồi thiền, một chiếc ô tô dừng lại trước tấm áp phích. Một người đàn ông Trung Quốc trẻ tuổi có vẻ như là một thư ký và hai người phụ nữ lớn tuổi người Trung Quốc bước xuống xe. Hai người phụ nữ nhìn tấm áp phích một lúc lâu. Khi bà Gao đến chỗ họ để đưa tờ rơi, một người trong họ nắm tay bà Gao và nói: “Chị biết không tất cả chúng tôi đều biết Pháp Luân Công đang bị bức hại. Giang Trạch Dân không còn được yêu mến vì bức hại Pháp Luân Công. Rất nhiều người chúng tôi biết đươc điều này trong tâm. Các bạn phải tiếp tục!”.

Cuối buổi phỏng vấn, bà Gao nói rằng cuộc thỉnh nguyện trước đại sứ quán sẽ không chấm dứt đến khi nào ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Bà hy vọng rằng sẽ có nhiều người hơn nữa trên thế giới biết về Pháp Luân Công và giúp đỡ chấm dứt cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/19/227215.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/23/118782.html

Đăng ngày 05-08-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share