Kể lại bởi một học viên Hàn Quốc và biên soạn bởi một đồng tu

[MINH HUỆ 21-06-2010] Tôi là một phụ nữ dân tộc Hàn Quốc 69 tuổi và sinh sống ở Khu tự trị Duyên Biên của người Hàn Quốc ở tỉnh Cát Lâm. Tôi bắt đầu tập luyện Đại Pháp vào ngày 6/6/1996.

Niềm vui vô hạn qua việc tập luyện Đại Pháp

Trước khi tập luyện Đại Pháp tôi bị tổn thương cột sống, đó là kết quả của một tai nạn lao động. Sau đó tôi được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, suy nhược và bị quá nhiều các bệnh y khoa khác. Chồng tôi không những từ chối giúp đỡ tôi mà ông ấy còn hút thuốc, uống rượu và thường xuyên đánh đập tôi. Các con tôi không thể chịu được cảnh ông ấy hành hạ tôi nữa. Tôi đã ly dị ông ấy vào năm 1995 với sự ủng hộ của con trai tôi.

Tôi đến thăm một đồng nghiệp ở nhà cô ấy vào ngày 1/6/1996 để thảo luận về làm thế nào chúng tôi cùng nhau vận hành một doanh nghiệp nhỏ. Chúng tôi trò chuyện trong phòng khách một lát. Sau đó cô ấy dẫn tôi qua phòng khác. Tôi ngay lập tức nhìn thấy một bức chân dung trên tường. Tôi không thể cưỡng lại được hợp thập và cúi đầu trước bức chân dung. Cô ấy rất ngạc nhiên và nói: “Làm thế nào chị biết tôn vinh Sư Phụ như vậy, tôi thậm chí còn không biết làm sao để làm điều đó!?” . Tôi nói: “Tôi không biết tại sao tôi làm vậy nữa“. Hóa ra đó là chân dung của Sư Phụ. Cô ấy nghĩ rằng tôi chắc hẳn phải có mối quan hệ tiền duyên sâu sắc với Sư Phụ và khuyến khích tôi tập Pháp Luân Công.

Tôi biết đây là một môn tập luyện tuyệt vời nhưng vì lúc đó tôi muốn kiếm tiền và tôi nghĩ rằng nếu tôi không nói dối thì tôi sẽ không thể kiếm được tiền, và vì tôi biết rằng nói dối là đi ngược lại tiêu chuẩn của một người tu luyện, Tôi nói với cô ấy: “Tôi sẽ tập luyện khi tôi không còn kinh doanh nữa“.

Tôi ở lại với cô ấy và chúng tôi bắt đầu quan hệ làm đối tác kinh doanh. Nhưng tôi không thể quên được Pháp Luân Đại Pháp và tôi nói với cô ấy vào chiều ngày thứ năm: “Tôi sẽ từ bỏ công việc kinh doanh này và sẽ theo chị đến điểm tập công vào ngày mai”. Tôi bắt đầu tập luyện Đại Pháp vào ngày 6/6/1996. Tất cả các bệnh tật của tôi đã biến mất ngay sau đó và tôi có năng lượng vô tận. Qua học Pháp tôi nhận ra rằng ly dị là sai vì vậy tôi tái hôn với chồng cũ và đảm nhận hết tất cả các công việc nhà. Các con tôi nhìn thấy những thay đổi ở tôi và rất ngưỡng mộ Đại Pháp.

Kháng cáo cho Sư Phụ và Đại Pháp ở Bắc Kinh

Giang Trạch Dân và băng đảng của ông ta bắt đầu bức hại Đại Pháp vào năm 1999. Tôi tham gia cùng với một số học viên và đã thỉnh nguyện ở Bắc Kinh vào tháng 10/1999. Chúng tôi không biết phải làm gì cả. Chúng tôi hỏi một học viên khác cũng không biết phải làm gì, vì vậy chúng tôi đã trở về nhà.

Ba người chúng tôi quay lại Bắc Kinh vào cuối năm 1999. Trời rất lạnh. Chúng tôi đến Văn phòng Kháng cáo vào lúc 7h sáng ngày hôm sau ngay sau khi mở cửa, lấy một mẫu đơn và điền vào lý do chúng tôi ở đó. Cảnh sát đã bắt giữ hai học viên khác nhưng để tôi về. Tuy nhiên, là một phụ nữ Hàn Quốc già cả và không thể nói hay viết tiếng Hoa, tôi không biết đường về nhà. Tôi đập cửa và hét lên: “Mở cửa và cho tôi vào”. Một nhân viên cảnh sát mở cửa và nói: “Chúng tôi không muốn bà ở đây, hãy đi khỏi đây!”. Tôi nói: “Không, tôi sẽ không đi, tôi không biết đường về nhà. Tôi muốn ở lại đây cùng với họ [hai học viên kia]”. Cảnh sát không biết nói gì, vì vậy họ đưa ba chúng tôi đến đồn cảnh sát có liên quan đến phòng kháng cáo. Sáng sớm hôm sau tôi để ý thấy không có ai ở tầng hai nên tôi đã lên tầng hai và tập các bài tập Pháp Luân Công.

Khi cảnh sát đến làm việc và họ nhận ra một người bị giam giữ đã mất tích và nghe ai đó nói rằng tôi đang tập công ở tầng trên. Họ lên tầng hai, tức giận và nói: “Bà ở đâu tới đây? Sao bà dám tập công ở đây?”. Tôi mỉm cười và nói “Tập công có gì sai? Các bài tập rất tốt cho sức khoẻ tôi. Có gì sai khi tập công mà không có ai ở đây?”. Cảnh sát ra lệnh cho tôi ngồi xổm xuống. Tôi nghĩ “Tôi không phạm tội gì, vì vậy tôi không nên ngồi xổm. Tôi nên ngồi thiền”. Vì vậy tôi ngồi xuống và thiền định. Họ la mắng tôi nhưng tôi đã lờ đi vì vậy họ để tôi lại một mình. Ngay sau đó các quan chức từ phòng liên lạc ở Bắc Kinh đến; một quan chức nói: “Bà già, đi chỗ khác đi. Đừng ngồi thiền ở đây”. Tôi không nghe ông ta. Ông ta nói lại lần nữa: “Thôi nào, hãy đứng dậy”. Tôi không di chuyển. Ông ta lôi tôi dậy và đưa tôi đến phòng liên lạc nơi tôi bị giam ở đó ba ngày trước khi bị đưa về Duyên Biên.

Một ngày, một học viên đến chỗ tôi và nói rằng viết một bản cam kết thì cũng được – chỉ để đánh lừa các quan chức thôi. Tôi đã không đồng ý vì tôi muốn tập luyện với niềm tin của mình. Tôi rời khỏi nhà và ẩn náu để tránh cuộc đàn áp.

Kháng cáo một lần nữa ở Bắc Kinh

Tôi thấy khủng khiếp khi các học viên khác xung quanh tôi bị bắt. Tôi không thể tập trung học Pháp hay tập công. Tôi nghĩ: “Tôi là một đệ tử Đại Pháp; Sư Phụ và các học viên khác bị bức hại, liệu có đúng không khi tôi cứ trốn tránh như vậy”.

Tôi nghĩ đi nghĩ lại và cuối cùng quyết định đến Bắc Kinh để kháng cáo cho Sư Phụ. Sau khi ra quyết định này, tôi bắt đầu lo lắng, vì tôi đã già và tôi không thể đọc các chữ viết tiếng Hoa. Tôi không thể tìm đuợc đường ở quanh khu đó, vậy làm sao tôi có thể tự mình đến Bắc Kinh? Tôi đã đi với các học viên khác hai lần. Tôi sẽ làm gì lần này? Tôi tìm quanh các học viên khác để đi với tôi nhưng tất cả các học viên vẫn còn ở thị trấn có sự sợ hãi sâu sắc và từ chối ngay cả gặp tôi khi họ nghe nói rằng tôi sẽ đến Bắc Kinh. Tôi hỏi quanh trong hai ngày mà không thu được gì cả. Tôi lấy quyết tâm và quyết định đi một mình vào ngày hôm sau. Hôm sau nữa, tôi đến một thẩm mỹ viện để uốn tóc và điều trị da mặt và bắt một chuyến tàu đến Bắc Kinh, mang theo trong tâm Luận ngữ và Hồng Ngâm mà tôi mới thuộc. Ngạc nhiên thay, tôi đã gặp một phụ nữ trẻ đề nghị giúp đỡ. Cô ấy đưa tôi đến quảng trường Thiên An Môn..

Tôi nhìn thấy những cảnh sát mặc thường phục và cảnh phục vây quanh quảng trường. Khi tôi đi quanh, một cảnh sát đến chỗ tôi và hỏi tôi từ đâu đến, tôi nói “Hàn Quốc”, vì vậy ông ta xem tôi như một người nước ngoài và chào tôi rồi rời đi. Không ai hỏi tôi câu hỏi nào nữa. Tôi leo lên tháp chuông. Tôi cởi chiếc khăn quàng cổ màu trắng của tôi và bắt đầu ghi chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng cách sử dụng một cây son màu đỏ. Tuy nhiên, tôi quên mất cách viết chữ Luân [bánh xe] và cảnh sát phát hiện ra tôi khi tôi đang bắt đầu lo lắng. Cuối cùng tôi bị đưa đến sở cảnh sát Thiên An Môn khi chưa hoàn thành xong tấm biểu ngữ.

Cảnh sát hỏi tôi từ đâu đến, tôi nói “Vũ trụ”. Ông ta nói “Pháp Luân Công không nên nói dối”. Tôi nói: “Tôi thật sự đến từ vũ trụ”. Họ không biết làm gì vì vậy họ chuyển tôi và bốn học viên khác đã từ chối cho họ địa chỉ đến Sở cảnh sát Triều Dương Bắc Kinh. Bốn học viên khác bị nhốt vào ngục. Ngay sau đó tôi nghe thấy tiếng la hét nhói tim, mà chỉ có được do tra tấn. Tiếng la càng ngày càng to. Tôi nói với cảnh sát: “Chấm dứt bức hại mọi người; nếu các người giết họ, thảm họa sẽ tấn công các người”. Sau đó một người đàn ông đến và tát vào mặt tôi mấy cái kịch liệt, nhưng tôi cảm thấy không đau. Thật kỳ lạ, người đàn ông đưa tay ông ta lên và rên rỉ “Tay của tôi! Tay của tôi! Chuyện gì xảy ra vậy?” Ông ta chạy vào phòng tắm để rửa tay và không bao giờ trở lại nữa.

Hôm sau họ nhốt tôi vào ngục. Tôi nhìn thấy những vũng máu trên sàn. Chỉ còn một trong bốn học viên đang nằm trên sàn, ba học viên khác đã ra đi. Theo bản năng tôi hét vào mặt cảnh sát: “Các ông có phải là người không? Hãy nhìn tất cả chỗ máu này!”. Một quan chức từ tỉnh Vân Nam đến sau đó; họ nhầm tôi là một người Vân Nam từ giọng của tôi. Tên quan chức cho biết họ sẽ thả tôi hôm nay, nhưng họ không thể tìm được gia đình tôi và nói ông ta lo lắng khi để tôi về nhà một mình. Tôi đã bị lừa bởi lòng tốt giả tạo của ông ta và cho ông ta số điện thoại của con gái tôi. Ông ta đi khỏi và trở lại chưa đến 30 phút với một cái nhìn tự mãn, và nói: “Bà đã kháng cáo ở Bắc Kinh hai lần và bị giam giữ hai lần. Bà đến từ Duyên Biên

Tôi bị đưa trở lại Duyên Biên và bị chuyển tới một trung tâm giam giữ. Hai tháng sau tôi bắt đầu ói ra máu và sau đó được đưa về nhà. Tôi đã sống lưu vong để tránh đàn áp thêm. Các quan chức tiếp tục truy tìm tôi và tôi lang thang từ nơi này đến nơi khác. Khi tôi đến thăm các học viên họ rất sợ đến nỗi họ từ đã chối mở cửa. Đó là những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời tôi nhưng điều đó đã dạy cho tôi tầm quan trọng của việc chăm lo cho các học viên khác. Sau đó, tôi luôn cố gắng hết sức mình để giúp đỡ các học viên sống lưu vong.

Sau đó tôi chuyển đến vùng nông thôn. Một buổi sáng năm 2001 chồng tôi nhìn thấy một bao tải lớn trong sân có chứa rất nhiều tài liệu Pháp Luân Công. Tôi nghĩ một học viên đã ném nó qua tường nhưng anh ấy hay cô ấy không muốn bị nhận ra. Tôi bắt đầu phân phát các tài liệu. Người đó lại “phân phát” một túi tài liệu vào ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa. Tôi không thể phân phát hết chúng vì vậy tôi đưa một ít cho các học viên khác. Các tài liệu Đại Pháp được cung cấp trong một thời gian ngắn và các học viên khác rất vui khi lấy chúng. Vì vậy tôi đã trở thành một điều phối viên mà không có chủ định trước.

Đọc sách Chuyển Pháp Luân tiếng Hoa

Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp vào năm 2004 trong bản hướng dẫn chúng ta đi đúng đường. Tôi thành lập một nhóm học Pháp tại nhà. Lúc đầu chúng tôi có bốn người; khi càng ngày càng có nhiều người hiểu được ý nghĩa của việc học Pháp, càng ngày càng có nhiều người bước ra. Cuối cùng chúng tôi có hơn 10 học viên và sau đó là ba nhóm học Pháp. Nhưng chúng tôi vẫn học bản tiếng Hàn của sách Chuyển Pháp Luân. Chúng tôi chuyển sang học bản tiếng Hoa của sách Chuyển Pháp Luân vào năm 2007. Đầu tiên tôi nghe các học viên khác đọc sách vì tôi không thể đọc được tiếng Hoa. Một học viên đánh dấu các từ bằng kí tự Hàn Quốc để dễ dàng hơn cho chúng tôi. Hai năm sau, một nhóm phụ nữ Hàn Quốc mà thậm chí không thể nói tiếng Hoa trôi chảy đã có thể đọc bản tiếng Hoa của sách Chuyển Pháp Luân và tất cả các sách Đại Pháp khác một cách trôi chảy.

Giảng rõ sự thật cho cảnh sát

Tôi tham gia vào các nỗ lực giải cứu học viên vào năm 2006. Các học viên và tôi đã cùng gia đình của các học viên bị giam đến các trung tâm giam giữ, các phòng cảnh sát và yêu cầu thả các học viên bị giam giữ. Chúng tôi kiên nhẫn giải thích sự tuyệt vời của Đại Pháp cho các quan chức ở đó. Lúc đầu họ chửi rủa chúng tôi nhưng tôi vẫn điềm tĩnh và nói với họ về cuộc thảm sát ngày 4/6/1989, về cuộc Cách mạng Văn hóa, các chiến dịch chính trị khác nhau và sau đó là quyền năng kì diệu của Đại Pháp và Đại Pháp được chấp nhận rộng rãi như thế nào ở nước ngoài. Họ trở nên im lặng và lắng nghe tôi. Một quan chức không thể tin được là tôi biết được nhiều như vậy. Tôi nói với anh ấy tôi đang nói về hơn 60 năm kinh nghiệm sống của tôi.

Từ bỏ các chấp trước mạnh mẽ

Giờ hãy để tôi về các thiếu sót của tôi, đó là tâm tranh đấu. Tôi là một đứa trẻ mồ côi và những kinh nghiệm khôn lớn đã dạy cho tôi chiến đấu cho bản thân và phải hung hăng hơn những kẻ bắt nạt, từ đó phát triển tính tự vệ cứng đầu. Tôi đã thay đổi qua tu luyện nhưng không phải một cách cơ bản và nhân tâm này lại nổi lên phần xấu xí của nó khi tôi nói chuyện với cảnh sát.

Dù tôi đã làm các việc chứng thực Pháp trong nhiều năm, tâm tranh đấu vẫn nổi lên hết lần này đến lần khác vì tôi không hiểu Pháp nhiều như tôi cần phải có. Tôi sẽ trở nên tranh đấu với các học viên khi có ai đó “chỉ trích”; khi ai đó phản đối ý kiến của tôi và khi ai đó được tha thứ cho một lỗi lầm lớn nhưng tôi lại bị chỉ trích chỉ vì một lỗi nhỏ. Học Pháp làm cho tôi nhận ra chấp trước về danh và tranh đấu. Tôi nói với Sư Phụ trong tâm: “Xin đừng lo lắng, thưa Sư Phụ, con sẽ buông bỏ những tâm này”. Tôi đến nhà các học viên mà tôi đã có mâu thuẫn và nói: “Tất cả là do lỗi của tôi, xin hãy tha thứ cho tôi. Tôi nhất định sẽ thay đổi và đề cao”.

Tôi đã đề cao qua thời gian, mặc dù tỉnh thoảng tôi vẫn có một thời gian khó khăn để kiểm soát cơn giận của tôi.

Tôi là một phụ nữ Hàn Quốc và lúc đầu tôi chỉ có thể nói tiếng Hoa một cách khó khăn và tôi không thể hiểu những ý nghĩa sâu hơn của Đại Pháp như các học viên khác. Nhưng tôi đã làm điều đó trong một thập kỉ qua với niềm tin vững chắc vào Sư Phụ và Đại Pháp. Tôi quyết tâm tu luyện tốt để Sư Phụ không phải lo lắng về tôi.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/21/225752.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/8/118421.html
Đăng ngày 28-07-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share