[MINH HUỆ 17-6-2010] Các viên chức từ nhiều xã ở huyện Lai Thủy đã bắt giữ bất hợp pháp hơn 30 học viên Pháp Luân Công vào ngày 12 tháng 6 năm 2010. Nhiều người trong số đó đã bị kết án lao động cưỡng bức. Từng nhà học viên cũng bị nhiều công an lục soát. Dưới đây là một phần trong những trường hợp này.

1. Ông Dương Hỉ Phương và vợ là bà Vu Phượng Vân bị bắt

Công an đã xông vào và lục soát nhà bà Vu Phượng Vân vào trưa ngày 12 tháng 6 năm 2010. Họ lấy đi tiền tiết kiệm của bà và bắt giữ bà. Bà bị đưa đến Đồn công an xã Thạch Đình ở huyện Lai Thủy.

Ông Dương Hỉ Phương, chồng bà Vu, đã đến xã Thạch Đình để tìm vợ khi ông không thể tìm thấy bà ở nhà và ông cũng bị bắt. Cả hai đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức vào ngày hôm sau, trong khi con của họ ở nhà một mình và không có tiền để sinh sống. Công an đã không theo bất cứ quy trình pháp lý nào, và cũng không thông báo cho gia đình của hai vợ chồng.

Các học viên, ông Dương và bà Vu đều sống tại Đại Xích, xã Thạch Đình, huyện Lai Thủy. Họ mất việc và bị bắt giữ nhiều lần, và bị giam giữ vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Các viên chức ĐCSTQ cũng liên tục quấy nhiễu họ và lục soát nhà họ hơn 10 năm qua.

Ngày 10 tháng 8 năm 2000, các viên chức ĐCSTQ, được chỉ đạo bởi Tôn Quý Kiệt đã đẩy ông Dương xuống đất và liên tục đánh ông bằng thắt lưng da, gậy gỗ, và một tấm bảng bằng tre cho đến khi toàn thân ông bị sưng tấy và bị phồng rộp. Ông bị đưa đến trại giam, nơi các viên chức do Lưu Diệu Hoa chỉ đạo đã tát vào mặt ông bằng một chiếc giầy và tiếp tục đánh ông vào đêm hôm sau cho đến khi họ làm gãy nhiều gậy gỗ và các tấm bảng. Ông bị đánh bốn lần trong hai ngày. Toàn thân ông bị sưng tấy, và ông không thể tự đi hay thậm chí cuộn người ở trên giường. Ông được thả sau khi trả khoản tiền phạt là 3,300 nhân dân tệ, và sau đó bị phạt một khoản khác là 1,000 nhân dân tệ trong lúc về nhà. Các viên chức được chỉ đạo bởi Đổng Thụ Quân, Lý Chấn Công, Hạ Tiểu Đông cũng lục soát nhà anh.

Năm 2002, Vương Phúc Tài và các đặc vụ khác từ Phòng 610 huyện Lai Thủy gửi cô Vu đến Trung tâm tẩy não Nam Mã tại Trác Châu, tỉnh Hồ Bắc, nơi cô bị tra tấn tàn bạo. Cô không được phép ngủ trong năm ngày đêm liên tục, và bị đánh đập mỗi khi cô nhắm mắt. Một đêm, Vương Lỗi và nhiều viên chức khác lôi cô vào một phòng trống, trói cô vào một cái ghế và ép cô ăn những loại thuốc lạ, kết quả thân thể và miệng cô phát ra mùi rất hôi. Sau khi bức thực, họ mang cô đến một phòng khác và đẩy cô xuống sàn đầy nước. Khi toàn thân cô run rẩy, họ tiến hành đâm các cây kim lớn vào móng tay của cô.

2. Chồng và vợ, ông Lý Chấn Phương và bà Lý Chấn Hiền, đã bị bức hại hơn một thập niên.

Bà Lý Chấn Hiền ở thôn An Dương thuộc xã Lâu Thôn, huyện Lai Thủy, bị bắt vào trưa ngày 12 tháng 6 năm 2010. Không ai biết hiện bà đang ở đâu.

Công an từ xã Lâu Thôn cũng đã theo dõi chồng bà Lý, ông Lý Chấn Phương, người bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại.

Ông Lý đã chịu sự bức hại liên tục từ năm 1999. Sau một lần bị bắt giữ và tháng 4 năm 2000, các viên chức ĐCSTQ do Tôn Quý Kiệt lãnh đạo đã lấy quần áo của ông và ông bằng một dây thừng ướt, nặng cho đến khi người ông bị sưng tấy và phồng rộp, khiến cho ông đi lại rất khó khăn.

Công an từ xã Lâu Thôn lại bắt và đưa ông đến Trại giam huyện Lai Thủy vào tháng 7 năm 2002. Ở đó ông bị buộc phải ngủ trên sàn xi măng lạnh lẽo trong mùa đông và làm lao động nặng nhọc từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối hoặc muộn hơn. Do bị bức hại ở trại giam, nửa người ông đã bị liệt và ông trông giống như một người lớn tuổi, dù ông chỉ khoảng 40 tuổi. Sau 6 tháng bị giam, ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Bảo Định. Các viên chức ở đó đã từ chối nhận ông vì tình trạng sức khỏe xấu của ông, rồi sau đó ông đã được thả.

Vào ngày 7 tháng 10 năm 2009, Vương Kim Thạch, trưởng Đồn công an xã Lâu Thôn, đã đẩy ông Lý vào một xe ô tô và đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Cao Dương. Vì tình trạng sức khỏe của ông đã không cho phép ông lao động nặng nhọc, trại lao động đã từ chối nhận ông và Vương đã đưa ông về nhà.

3. Ông Tăng Kiến Trung bị bắt và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, nhà ông bị lục soát

Ông Tăng Kiến Trung, một nhà kinh tế học về ngân hàng thuộc Ngân hàng nhân dân Lai Thủy, bị bắt tại nhà bởi bảy hay tám công an ở huyện Lai Thủy vào sáng ngày 12 tháng 6 năm 2010. Họ cũng lục soát nhà ông và lấy đi máy tính xách tay, một bản sao cuốn Chuyển Pháp Luân và các sách Đại Pháp khác. Ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Cao Dương vào sáng ngày 14 tháng 6.

Ông Tăng từng bị giam tại Trại giam huyện Nghĩa vào năm 2001, và ông cũng bị gửi đến nhiều trại tẩy não ở Lai Thủy và Trác Châu nhiều lần bởi chỗ làm của ông. Ông Tăng cũng một lần bị giam tại Trại giam huyện Lai Thủy.

4. Các học viên khác cũng bị bắt, nhà họ bị lục soát.

Các học viên sau cũng bị công an bức hại vào ngày 12 tháng 6 năm 2010, tại huyện Lai Thủy:

  • Bà Tống Thục Hoa ở xã Minh Nghĩa đã bị bắt và bị kết án lao động cưỡng bức. Nhà bà Tống cũng bị lục soát, máy tính và máy in của bà cũng bị cảnh sát lấy đi.
  • Các học viên Lưu Vĩnh Hoa, Liễu Thụ Hồng, và ba học viên khác từ xã Minh Nghĩa đã bị bắt. Học viên Lưu Vĩnh Hoa và một học viên khác được thả ra sau đó.
  • Học viên Từ Tú Cầm ở thôn Nam Giản Đầu, xã Lai Thủy, học viên Trương Quốc Hoa ở xã Vĩnh Dương, và học viên Lý Chấn Hiền ở thôn An Dương đã bị bắt.
  • Học viên Chu Trường Khải từ thôn Tây Doanh Phòng, xã Lâu Thôn, và Hạ Thụ Long bị bắt và được thả sau đó.
  • Học viên Kiều Vĩnh Phúc ở thôn Triều Ca, xã Vương Thôn, học viên Trương Thiết Mai từ thôn Tào Gia Trang, và học viên Trương Thục Phân đã bị bắt. Không ai biết họ hiện đang ở đâu.
  • Học viên Lý Điện Phúc từ xã Thạch Đình đã bị bắt và được thả sau đó. Nhà học viên Lý cũng bị lục soát.
  • Nhà của ông Vương Bảo Quân tại thôn Kiến, xã Thạch Đình, đã bị lục soát. Vợ ông đã bị bắt và sau đó được thả.

Cùng ngày công an cũng lục soát nhà của các học viên dưới đây:

  • Học viên Trần Tân Ngạn từ thôn Tây Nam Trở
  • Học viên Trương Trân Anh từ thôn Cao, xã Thạch Đình
  • Học viên Thành Chí Minh từ thôn Đường Sơn; đầu DVD bị lấy đi
  • Học viên Phương Ung Chính từ thôn Bắc Trang, xã Thạch Đình; ảnh của Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, bị lấy đi
  • Học viên Lý Quế Anh, các sách Đại Pháp và tài liệu khác bị lấy đi
  • Học viên Lưu Hạ Mẫn và Dương Thục Anh từ thôn Bán Thành, xã Thạch Đình, máy MP3 bị lấy đi
  • Học viên La Tú Linh
  • Học viên Vương Thục Hoa ở xã Thạch Đình
  • Học viên Vương Thuật Cần ở thôn Đông Nam Tô, máy tính, đầu DVD, TV, và các sách Đại Pháp bị lấy đi
  • Học viên Hạ Hoành Thụy từ thôn Đông Quán, xã Lai Thủy; sách điện tử, hai máy MP3, một đầu DVD, và một băng ghi âm bị lấy đi
  • Học viên Chương Ngạch; các sách Đại Pháp bị tịch thu
  • Học viên Trương Hòa Lâm từ thôn Trầm Gia Đài, xã Vương Thôn, bảy bản sao của các sách Đại Pháp, máy MP3, và hình của Sư phụ Lý Hồng Chí bị tịch thu
  • Học viên Trương Lệnh Hồng
  • Nhà của học viên Trương Tú Chi: đầu DVD bị tịch thu
  • Học viên Trác Cảnh Xuân từ thôn Chu Gia Trang, hai điện thoại di động bị tịch thu

Ngoài ra, nhiều học viên khác từ xã Dịch Anh và thôn Đổng Gia Trang cũng bị quấy nhiễu và nhà họ bị công an lục soát cùng ngày.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/17/225539.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/29/118233.html
Đăng ngày 06-07-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share