Bài viết của Thư Kỳ
[MINH HUỆ 28-04-2020] Từ thuở nhỏ, người dân ở quốc gia cộng sản Trung Quốc đã được dạy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “mẹ” của người Trung Quốc và họ phải “yêu Đảng và yêu nước” như yêu cha mẹ đẻ của mình vậy.
Trong suy nghĩ của hầu hết người Trung Quốc, Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc là một và như nhau. ĐCSTQ lợi dụng lòng yêu nước mạnh mẽ của nhân dân để kiểm soát tư tưởng của họ.
Chẳng hạn, khi một quốc gia Tây phương chỉ trích ĐCSTQ về điều gì, Đảng liền tuyên bố “Chủ nghĩa đế quốc phương Tây chưa bao giờ ngừng cố gắng tiêu diệt chúng ta.” Điều này làm dấy lên làn sóng lăng mạ điên cuồng của những tín đồ đầy căm phẫn của Đảng, bởi họ tin rằng đó là cách duy nhất để họ thể hiện “phẩm chất” và “tinh thần dân tộc”.
Mặt khác, người Trung Quốc nào biểu đạt ý kiến trái với ý muốn ĐCSTQ thì sẽ bị coi là kẻ phản bội đất nước và sẽ bị trừng phạt dưới nhiều hình thức, kể cả cái chết.
Dưới đây là một số ví dụ.
“Phần tử cực hữu” Trữ An Bình
Trữ An Bình là một học giả nổi tiếng, một nhà báo theo phái tự do, và nhà bình luận trong thời kỳ Cộng hòa ở Trung Quốc. Ông từng là biên tập viên của tờ Quang Minh Nhật báo sau khi ĐCSTQ tiếp quản tờ báo này, tuy nhiên năm 1957, ông đã bị thanh trừng sau khi phê bình hành vi sai trái của chính quyền ĐCSTQ trước khi diễn ra cuộc vận động Chống Cánh hữu nhằm loại bỏ những nhà trí thức không thể hiện đủ lòng trung thành với ĐCSTQ.
Ông Trữ viết như sau trong một bài báo trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền:
Thành thật mà nói, về vấn đề tự do, dưới sự cai trị của Quốc dân Đảng, vẫn ít nhiều còn có tự do, nếu Đảng Cộng sản cầm quyền thì chỉ có chuyện ‘có’ hay ‘không có chút nào’ mà thôi.
Trên thực tế, Đảng Cộng sản không quan tâm chút nào đến hiến pháp. Điều họ thực sự theo đuổi là mở rộng của quân đội và vùng lãnh thổ.
Đối với những người cộng sản, chỉ có khái niệm ‘kẻ thù‘ và ‘chúng ta’. Họ sẽ chỉ chấp nhận những người đi theo họ và coi những người còn lại là kẻ thù. Không tồn tại khái niệm nhân loại hay tình bạn trong những người cộng sản.
Khi làm việc dưới chế độ cộng sản, ông Trữ đã phê phán cách làm việc của những lãnh đạo chuyên quyền của ĐCSTQ và gọi Trung Quốc là “Đế chế của Đảng”, khiến các nhà lãnh đạo ĐCSTQ tức giận. Năm 1957, ông bị gán mác “phần tử cực hữu”, kẻ bị thanh trừng, và bị gạt ra khỏi cộng đồng.
Trong cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa”, ông Trữ lại trải qua một đợt bức hại nữa và đã biến mất vào tháng 9 năm 1966. Không ai biết rõ chuyện gì đã xảy ra với ông, tuy nhiên một số người cho rằng ông đã tự sát.
Cuộc đời bi thảm của Khúc Tiếu
Khúc Tiếu, một trong ba diễn giả hay phát biểu trước công chúng nhất dưới chế độ ĐCSTQ, đã có một cuộc đời bi thảm.
Năm 1951, khi ông mới 19 tuổi, cha ông bị một chiếc xe tải của Liên Xô cán cho đến chết. Năm 1957, ông bị gán mác “phần tử cánh hữu” và bị thanh trừng vì bị nghi ngờ chống Liên Xô sau cái chết của cha mình. Năm 1958, ông bị tống vào một trại lao động cưỡng bức và được trả tự do vào năm 1961. Sau khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966, ông bị bắt vào năm 1968 và bị kết án 20 năm tù vì có những bình luận “phản cách mạng”. Năm 1979, ông được trả tự do.
Mặc dù bị đối xử bất công và bị mất tự do nhiều thập kỷ, Khúc Tiếu không thể nhận ra ĐCSTQ chính là nguyên nhân sâu xa đằng sau sự đau khổ của cuộc đời mình, nên vẫn tin vào những tuyên truyền dối trá của nó.
Nhận thấy Khúc Tiếu là một diễn giả tài năng, năm 1985, ĐCSTQ đã tuyển ông vào làm việc trong ban tuyên truyền và bố trí cho ông phát biểu những lời ca ngợi ĐCSTQ tại 2.500 hội nghị nhằm tẩy não vô số thanh thiếu niên khắp Trung Quốc.
Vào cuối những năm 1980, ĐCSTQ đã gửi Khúc Tiếu sang Hoa Kỳ để diễn thuyết trước du học sinh Trung Quốc, nhằm truyền cảm hứng về lòng yêu nước và củng cố lòng trung thành của các du học sinh với Đảng.
Giáo sư Uông Quang Vinh từ Đài Loan, một nhà sử học Trung Quốc thân cộng, đã được mời đến buổi diễn thuyết đầu tiên trong chuyến đi Hoa Kỳ của Khúc Tiếu.
Khúc Tiếu đã có một bài thuyết trình hay và xúc động như thường lệ, kể về những bước ngoặc và biến cố bi thảm của cuộc đời ông, đặc biệt là những năm tháng khốn khổ phía sau song sắt. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt khi ông kể lại những khoảnh khắc đau đớn nhất.
Nhưng cuối cùng, ông đột nhiên thay đổi giọng điệu và tuyên bố với lòng nhiệt thành: “Đảng Cộng sản là người mẹ thân yêu của chúng ta. Một người mẹ có thể đối xử không đúng với con mình, nhưng làm sao đứa trẻ này có thể ngừng yêu mẹ nó? Chúng ta đừng bao giờ thù hận Đảng.”
Ở Trung Quốc, những câu chuyện như thế này chắc chắn sẽ được hoan nghênh bằng những tràng pháo tay vang dội, nhưng ở Mỹ thì đây lại là một câu chuyện tồi tệ. Ngay khi bài diễn thuyết của Khúc Tiếu kết thúc, Giáo sư Uông từ Đài Loan đã đứng dậy, nói với lòng thương xót: “Tôi lấy làm khó hiểu và phẫn nộ khi một học giả trẻ bị bỏ tù suốt 14 năm không vì lý do gì cả!
“Khi ở Đài Loan, tôi đã đọc các báo cáo tương tự, nhưng chưa có trường hợp nào tệ đến mức này, những gì tôi vừa nghe quá đỗi chân thật. Nó khiến tôi rất phẫn nộ [khi biết ĐCSTQ đối xử với người dân của mình như thế].
“Đảng Cộng sản là mẹ ư? Làm sao một người mẹ lại có thể tra tấn con mình lâu đến vậy? Ngay cả một người mẹ kế xấu xa nhất cũng không tàn nhẫn đến mức ấy. Làm sao Đảng còn có thể mong đợi lòng trung thành từ những đứa con bị hành hạ như thế?!” Giáo sư Uông tiếp tục nói, mặc cho có người đang cố ngăn ông lại. “Trong bất kỳ một xã hội văn minh nào, những điều Đảng làm sẽ bị luật pháp trừng trị!”
Mặt Khúc Tiếu trở nên tái nhợt, run rẩy thấy rõ trước những nhận xét bất ngờ của giáo sư Uông.
Sợ rằng các bài phát biểu của mình rất có thể sẽ gây phản tác dụng ở Hoa Kỳ, Khúc Tiếu đã hủy các buổi nói chuyện còn lại của mình. Sau khi trở về Trung Quốc, ông không còn tham gia các hoạt động cộng đồng nữa. Không lâu sau đó, ông bị bại não và mất khả năng nói. Ông qua đời năm 2003.
“Đừng vạch áo cho người xem lưng”
ĐCSTQ luôn phóng đại những “hành động tốt đẹp” của mình và tự nhận công về mình với bất kỳ thành quả nào của nhân dân. Khi làm sai bất kỳ điều gì, nó sẽ cố tìm một con dê thế tội và bịt miệng người ta bằng cách nói “Đừng vạch áo cho người xem lưng” để nhắc nhở mọi người không truyền tin xấu ra khỏi phạm vi gia đình.
Nhưng sớm hay muộn, sự thật sẽ luôn được phơi bày ra ánh sáng, và ngày càng có nhiều người hơn nữa sẵn sàng nói lên sự thật bất chấp vòng kiềm tỏa của ĐCSTQ.
Phương Phương (Uông Phương), một nhà văn nổi tiếng ở Trung Quốc, gần đây đã thu hút sự chú ý của quốc tế với nhật ký trên mạng xã hội của cô về những gì đã xảy ra trong thời gian phong tỏa Vũ Hán. Trong nhật ký của mình, cô không chỉ thuật lại nỗi sợ hãi, thất vọng, những khó khăn và khát vọng của người dân nơi đây, mà còn đưa ra một số nhận định không hay về cách xử lý quan liêu của ĐCSTQ khi dịch virus bùng phát.
Mặc dù Phương Phương không nói ĐCSTQ tà ác hay chất vấn gì về chủ nghĩa toàn trị của nó, vốn là nguyên nhân sâu xa gây ra đại dịch, nhưng cô đã sớm trở thành mục tiêu bị nhiều cư dân mạng “yêu nước” công kích, gọi cô là “kẻ dối trá” và “kẻ phản bội” vì cô đã “phơi quần áo bẩn của họ ra nơi công cộng.”
Điều này rất giống với những gì đã xảy ra với nhà văn Boris Pasternak, tác giả cuốn tiểu thuyết Tiến sỹ Zhivago. Trong cuốn sách, Pasternak đã thuật lại các sự kiện lớn xung quanh Cách mạng Tháng Mười Nga bằng cái nhìn nhân văn.
Năm 1958, sau khi nghe tin Pasternak giành giải thưởng Nobel, bộ máy tuyên truyền của nhà nước Liên Xô cũ đã phát động một đợt công kích nhằm vào ông, buộc tội ông phá hoại cuộc “cách mạng đỏ” và bợ đỡ kẻ thù của Liên Xô. Tiến sỹ Zhivago, được xuất bản lần đầu bởi một nhà xuất bản Tây phương, là cuốn sách đầu tiên bị một chính quyền cấm vì lý do chính trị.
Cuộc thanh trừng chính trị đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của ông, và Pasternak đã chết hai năm sau đó vì bệnh ung thư phổi. Trong số các bài thơ cuối cùng của mình, ông đã viết: “Sự mất mát, giống như một con thú bị giam cầm… ta đã bị ô nhiễm đến mức này ư? Còn là kẻ ác, kẻ giết người nữa ư?… Ta tin rằng ngày đó đã đến gần, khi mà trái tim vàng vượt qua cả cơn thịnh nộ và sự đê hèn – thậm chí là ngay tại đây.”
Đón đợi một Trung Quốc mới không có ĐCSTQ
Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô tan rã, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sự thất bại hoàn toàn của phong trào cộng sản quốc tế. Các quốc gia Đông Âu, Nga, và các quốc gia thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) khác đã cắt bỏ được khối u ác tính là chủ nghĩa cộng sản, và bước vào một kỷ nguyên mới đầy tự do và nhân văn.
Việc giải thể Liên Xô cũ một cách hòa bình cho thế giới thấy rằng một kỷ nguyên mới dựa trên tự do và nhân văn chỉ có thể trở thành hiện thực nếu không có chế độ chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Và chỉ khi giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc, người dân Trung Quốc mới có thể có được tự do đích thực, các quyền con người cơ bản, và hạnh phúc.
Trước sự thức tỉnh nhanh chóng của cộng đồng quốc tế và người dân Trung Quốc, ngày đó sẽ không còn quá xa nữa. Mọi người cần chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó, và cách tốt nhất để chào đón một Trung Quốc mới là triệt bỏ ĐCSTQ tà ác và dối trá.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/28/404460.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/27/185241.html
Đăng ngày 01-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.