Bài viết của Trí Ngôn

[MINH HUỆ 11-05-2020] Một chuyên gia của Học viện Khoa học Trung Quốc nói rằng các nước phương Tây có thể xét nghiệm nhanh chóng viêm phổi Vũ Hán trong vòng 5 phút, trong khi đó thời gian xét nghiệm và độ chính xác ở Trung Quốc có sai khác rất lớn, như vậy sẽ dẫn đến khả năng tồn tại nhiều trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng. Những điều này cho thấy sự thiếu sót đầu tư vào nghiên cứu khoa học của Trung Quốc.

Sau khi dịch bệnh đột nhiên bùng phát ở Mỹ, kỹ thuật xét nghiệm mới tiện lợi và nhanh chóng đã được phát triển trong một thời gian ngắn ở quốc gia này. Người dân Mỹ có thể tiến hành xét nghiệm ngay ở siêu thị và toàn bộ chi phí sẽ do chính phủ chi trả. Việc xét nghiệm nghiêm ngặt và nhanh chóng trên diện rộng như thế này có thể giúp những người không bị nhiễm bệnh có thể mau chóng quay lại làm việc và giảm thiểu những tổn thất gây ra bởi sự đình trệ hoạt động xã hội. Hơn nữa, lúc dịch bệnh hoành hành ở những quốc gia khác như Hàn Quốc v.v. Thì họ cũng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để tiến hành xét nghiệm trên diện rộng, nhanh chóng cách ly người bệnh khiến cho dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát và các hoạt động xã hội không bị đình trệ.

Tuy ĐCSTQ đang dốc sức ca ngợi thành công “cả nước chiến thắng dịch bệnh” nhưng trên thực tế ai nấy đều hiểu rõ về việc phó xuất của ĐCSTQ. Những người có hiểu biết đều nhìn thấy rõ thủ đoạn xử lý kiểu “một đao giết sạch” mà ĐCSTQ dùng trong công tác phòng ngừa dịch bệnh. Tuy là ĐCSTQ cũng hỏi “Bạn có khỏe không?” nhưng kỳ thực chỉ có những kẻ giám sát đi đến địa phương nào đó, chứ không thể nào để biết được người khác có thật sự khỏe mạnh hay không. Hơn nữa, số lượng xét nghiệm dương tính và âm tính trên toàn quốc bị giới hạn cho nên ĐCSTQ vẫn luôn không dám nói phòng dịch thắng lợi mãi cho đến hôm nay.

Người dân tự nguyện hy sinh mạng sống, hay là kẻ nào đó muốn “hy sinh mạng sống của dân chúng”?

Đối diện với thảm họa y tế cộng đồng, công tác cứu trợ và đảm bảo sự sinh tồn của người dân chính là trách nhiệm mà các chính phủ cần phải gánh vác. Tuy nhiên, ĐCSTQ không hề có ý định đầu tư nguồn quỹ nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật xét nghiệm mới, và nó cũng không có ý định tiến hành xét nghiệm miễn phí cho nhiều người hơn nữa. ĐCSTQ chỉ lo vơ vét lượng lớn kim tiền để dùng vào duy trì ổn định, kiểm soát dư luận rợp trời dậy đất, kích động những kẻ yêu nước chống lại nước Mỹ trong xã hội. Đối diện với truy cứu trách nhiệm che giấu dịch bệnh của toàn thế giới, ĐCSTQ bắt đầu giở giọng đổ thừa viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng) cho Mỹ, tuyên truyền khắp nơi từ bài tập của học sinh bậc tiểu học cho đến các kênh truyền thông và điểm danh nhục mạ trên CCTV.

Những ngày gần đây, kênh truyền thông của ĐCSTQ “Thời báo Toàn Cầu” đã đưa ra ấn phẩm “Nếu Trung – Mỹ khai chiến thì người dân tự nguyện hy sinh đến cùng”. Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của thời báo này thậm chí còn hét lớn rằng Trung Quốc cần phải tăng số lượng đầu đạn hạt nhân lên mức 1.000 cái trong thời gian cực ngắn. Ông ta còn nói rằng “có lẽ không lâu nữa” sẽ cần phải “ứng phó với chiến tranh”.

Cuộc chiến võ mồm quá khích vừa được đăng lên liền dấy động sự công kích từ cộng đồng mạng. Có người nói: “Người dân ở đây không bao gồm tôi trong đó. Tôi và người nhà không thể nào hứng chịu những tổn thất do phóng xạ hạt nhân gây ra! Cuộc sống của người dân không mấy dễ dàng mà các ông cứ lôi người dân ra để hy sinh. Lúc các ông nhận được đặc quyền nào đó thì chưa bao giờ nghĩ cho người dân, nhưng lúc cần có người hy sinh mạng sống thì các ông lại nghĩ đến người dân. Trong mắt những kẻ đó, người dân có phải là con người không? Các ông còn muốn bắt con cái chúng tôi làm bài tập trong trường lớp miêu tả về đầu đạn hạt nhân là sao?” Nhà nghiên cứu Ngô Gía Tường của Phòng xử lý trung ương đã tố cáo rằng ”những bài báo như thế này cần phải bị gỡ xuống”.

Việc lấy danh nghĩa quốc gia để người dân hy sinh mạng sống thoạt nghe trông có vẻ cao thượng và đại nghĩa nhưng nó thật sự có thể lừa dối được ai đây? Phàm là ở những quốc gia văn minh trên thế giới, điều trước tiên họ nghĩ đến chính là bảo vệ người dân như thế nào, chứ không hề nghĩ đến hy sinh mạng sống của người dân.

Vào thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sáu triệu thanh niên Anh quốc xông pha ra chiến trường và có khoảng 12,5% số người tử vong. Số người chết trận là con cái của các gia đình quý tộc thời đó chiếm đến 45%. Vì sao tỷ lệ tử vong của sĩ quan quân đội gánh vác trách nhiệm này lại cao hơn nhiều so với binh lính? Bởi vì sĩ quan là những người xung phong đi đầu dẫn đường cho binh lính.

Vào thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước Anh có một hộ gia đình kiên quyết không chịu di dời nhà cửa dẫn đến việc chính phủ Anh không thể xây dựng sân bay quân sự. Cả nước đã lên tiếng chửi bới và chỉ trích gia đình này. Nhưng sau khi Thủ tướng Churchill biết chuyện, ông bèn nói: “Chúng ta và người Đức đánh nhau là vì để bảo vệ tài sản hợp pháp không bị xâm hại. Nếu cưỡng ép phá dỡ nhà của người dân thì chúng ta cần đánh nhau làm chi nữa?”

Sau chiến tranh thế giới, Chính phủ Nhật Bản có chế độ cung cấp thức ăn cho các trường tiểu học. Hiệu trưởng, giáo viên và học sinh đều ăn cơm rau giống nhau và hiệu trưởng sẽ là người ăn đầu tiên. Lý do không phải vì hiệu trưởng có đặc quyền gì, mà hiệu trưởng chính là người đầu tiên ăn thử xem chất lượng thức ăn có vấn đề gì không. Nếu như thức ăn thật sự có vấn đề thì người bị đưa đến bệnh viên đầu tiên chính là hiệu trưởng.

Tuy nhiên, các quốc gia chủ nghĩa cộng sản thường không xem người ta là con người. Stalin từng nói một câu như thế này: “Cái chết của một người chỉ là một tấm bi kịch, cái chết của hàng triệu người ắt chỉ là một con số thống kê.” Cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, Đảng cộng sản chưa từng để mắt đến người dân và chưa bao giờ coi trọng mạng sống của người dân. Trong lịch sử, ĐCSTQ từng coi mạng người như cỏ rác và hiện nay vẫn y nguyên như thế.

Mao Trạch Đông: Mọi người đều chết cho nên chết phân nửa số người thì tốt hơn

Năm 1956, sau khi trở về từ Mát-xcơ-va, Mao Trạch Đông đã bắt đầu kế hoạch vượt qua Anh, Mỹ và phát động phong trào “Đại nhảy vọt”. Nông dân không gieo trồng lương thực mà đua nhau đi luyện gang thép, sửa sang thủy lợi, kết quả dẫn đến mùa màng bị thối rữa không có người thu hoạch.

Tại Hội nghị bí mật tổ chức vào ngày 25 tháng 3 năm 1959, Mao Trạch Đông ra lệnh trưng thu lương thực với giá cao. Khi đó cũng có người lo ngại về việc dễn đến nạn đói, nhưng Mao Trạch Đông đã nói như sau: “Mọi người ăn không no thì mọi người sẽ chết. Vậy nên phân nửa số người chết sẽ tốt hơn, để cho phân nửa số người còn lại có thể ăn no.”

Tháng 3 năm 1959, dưới tình huống người chết đói phát sinh trên diện rộng, Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện đã liên kết với nhau truyền đi “thông báo khẩn cấp liên quan đến việc ngăn chặn dòng người rời bỏ nông thôn lên thành thị”. Những người không có kinh tế rời bỏ quê nhà, những nông dân sống ở thành thị đều được tính là “dòng người rời bỏ nông thôn lên thành thị”. Khẩu khí của văn kiện này rất mạnh mẽ, nó không chỉ ngăn chặn nông dân trốn ra bên ngoài mà còn chỉ thị nông dân ở vùng mỏ quặng từ khắp các tỉnh thành chấp nhận quay về nông thôn. Bản chất thật sự của văn kiện này chính là giới quan chức địa phương lo sợ để lộ tin tức về người chết đói ra bên ngoài. Họ đã có văn kiện trung ương để dựa dẫm nên tự nhiên cũng có lý do đường hoàng chính đáng để ngăn cấm những người dân đang đối mặt với nạn đói bỏ trốn ra ngoài. Như vậy, ĐCSTQ có thể tùy tiện đối xử với người dân như là “dòng người rời bỏ nông thôn lên thành thị”.

Vào thời điểm xảy ra nạn đói lớn, đối diện với tình cảnh nhiều nhóm người bị chết đói, rất nhiều chính phủ địa phương đã hạ lệnh “không được khóc thương”, “không được để tang” cho người chết. Một Bí thư Đảng ủy tỉnh An Huy nhìn thấy xác người chết đói xếp chồng lên nhau nhưng ông ta vẫn dửng dưng nói rằng: “Con người mà không chết thì không hợp lẽ của thế giới này! … Con người có sống thì có chết, không cho phép giữ lại người đó thì anh ta sẽ chết vào một ngày nào đó!”

Những người có hành vi nói không với công xã nhân dân, “Đại nhảy vọt”, làn gió cộng sản và ăn cơm ở bếp ăn tập thể v.v. đều bị chụp mũ là “phần tử phản cách mạng tân thời” và “phần tử xấu”. Cuối năm 1958, toàn tỉnh An Huy có tổng cộng hơn 710 nghìn địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng và phần tử xấu. Những người bị liệt vào các nhóm quần chúng khác để mặc cho mọi người xâu xé chiếm tỷ lệ tử vong lớn nhất. Năm 1979, tổng số người bị chụp mũ “bốn loại phần tử” trong toàn tỉnh An Huy chỉ còn sót lại hơn 290 nghìn người. Điều này cho thấy có khoảng 420 nghìn người thuộc nhóm “bốn loại phần tử” đã bị giết chết. Tuyệt đại đa số là chết do chỉnh phong và chết đói trong thời kỳ “Đại nhảy vọt”.

Thế nhưng, Mao Trạch Đông vẫn dám khoa trương ở Phiên họp toàn quốc lần thứ 8 vào ngày 9 tháng 12 năm 1958 như sau: “Con người mong muốn không diệt vong thì cũng không được. Diệt vong có chỗ tốt, có thể mang đi làm phân bón cho cây.”

Chiêu bài “phòng dịch” của ĐCSTQ chỉ quan tâm đến việc kiểm soát người dân, chứ không quan tâm đến mạng sống của người dân

Trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, văn kiện phòng dịch các cấp của chính phủ ĐCSTQ vạch ra đều có một điểm chung cho thấy trọng tâm “phòng dịch” của ĐCSTQ là kiểm soát người dân, chứ không phải là cứu giúp chữa trị cho người dân.

Ví dụ như, Bộ Chỉ huy phòng dịch tỉnh Hồ Bắc, Nhật báo Thanh tra tiết lộ vào ngày 19 tháng 2 tại khu Giải Phóng, phố Phủ Thành ở thành phố Hiếu Cảm và An Lục như sau: “Một người dân địa phương tên là Lưu Nghị đã phản ánh tình trạng mẹ mình bị bệnh sỏi thận cấp tính cần phải đưa đi bệnh viện cấp cứu chữa trị. Anh ấy gọi đến số điện thoại 96120, nhân viên công tác bảo anh ấy hãy đi tìm người quản lý ở địa phương, nhưng người quản lý nơi địa phương lại bảo anh ấy gọi cho 96120. Thế là cả hai bên cứ đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau.”

“Một cư dân sinh sống ở làng Hồng Miếu, phố Phủ Thành, thành phố An Lục đã phản ánh tình trạng sau khi ngôi làng bị cách ly bằng dây thép gai thì không hề có nhân viên công tác nào liên lạc với họ trong vòng 6 ngày sau đó, tồn tại hiện tượng ‘cách ly là xong chuyện, chẳng cần ngó ngàng gì đến người dân nữa’.”

Đây là những báo cáo tình huống thường thấy vào lúc dịch bệnh Vũ Hán đang lên cao trào.

Nhân viên công tác cấp dưới phản ánh trung thực các vấn đề đang tồn tại nhưng cấp trên đã phản ứng như thế nào?

Bộ Chỉ huy phòng dịch các cấp của ĐCSTQ chưa từng có phản ứng thiết thực nào đối với việc giải quyết vấn đề sinh tồn của người dân. Họ chỉ biết nhấn mạnh vào việc gia tăng “kiểm soát toàn diện xã hội” và “kiểm soát dư luận”. Ví dụ như “theo dõi các nhóm người trọng điểm và các nhóm người chịu thiệt hại lợi ích nghiêm trọng”, “ngăn chặn nghiêm ngặt các nhóm người trọng điểm và các nhóm người lợi ích quan trọng tụ tập gây rối trong giai đoạn kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh”, “Ủy ban tuyên truyền của thành phố và Cục công an thành phố tăng cường kiểm soát dư luận, kiên quyết trấn áp những ngôn luận không chính đáng và những người tung tin đồn về dịch bệnh càng nhanh chóng và càng mạnh tay càng tốt.”

Trong bản báo cáo vắn tắt về công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh kỳ 30 vào ngày 21 tháng 2 và kỳ 31 vào ngày 22 tháng 2 của Cục công an tỉnh Hồ Bắc đã nêu rõ bộ phận cảnh sát là “đội quân chủ lực trực chiến phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh” của ĐCSTQ với nhiệm vụ chủ yếu là “làm tốt công tác kiểm soát ổn định toàn diện xã hội, bảo đảm an toàn cho các vị trí trọng điểm.”

Bản báo cáo vắn tắt kỳ 31 đề cập đến “tình hình kiểm soát dư luận mạng” như sau: “Tổng cộng có 3.295 mẫu tin nhạy cảm có hại đã bị chặn xóa, đã đăng tải 200 nghìn bài viết chính diện tích cực do tổ chức (ĐCSTQ) ban hành, đã phát hiện và điều tra 637 tin đồn, có 628 người bị chỉ trích và giáo dục.”

Bản báo cáo vắn tắt kỳ 30 đề cập đến “dự đoán về dân tình và rủi ro” như sau: “Trước mắt tồn tại các vấn đề nổi bật như sau: Thứ nhất là nhu yếu phẩm trong cuộc sống của người dân đang khan hiếm, một bộ phận người dân đã dùng hết khí đốt trong nhà, thiếu hụt sữa bột và tã lót trẻ em. Thứ hai là ý muốn của người dân rời khỏi tỉnh quay trở về rất mạnh mẽ, phản ánh ra trở ngại cơ bản về việc không thể xử lý giấy thông hành nên dễ dàng làm dấy lên nhân tố bất ổn định.”

Tuy vậy, cơ quan cảnh sát vẫn điềm nhiên cho rằng những khó khăn người dân đang phải đối mặt không phải là những rủi ro cần phải quan tâm. Cho nên, cơ quan cảnh sát mới dốc toàn lực vào công tác “chiến thắng dịch bệnh, giữ vững ổn định”, cụ thể bao gồm như sau:

“(1) Liên tục tăng cường tuần tra kiểm soát về mặt xã hội.
(2) Liên tục tăng cường bảo đảm an toàn cho các vị trí trọng điểm như cơ quan chính phủ của ĐCSTQ, cơ quan y tế, các nơi chữa trị tập trung, trạm nhân viên chi viện tỉnh Hồ Bắc v.v.
(3) Liên tục tăng cường kiểm soát trên mạng và kiểm soát nhóm người trọng điểm, kiểm soát và ngăn chặn rủi ro như tung tin đồng kích động, công kích bôi nhọ, phá hoại làm loạn v.v.
(4) Thâm nhập nghiên cứu các rủi ro liên quan đến sự ổn định, đề ra chiến lược ứng phó cho các rủi ro có thể phát sinh sau dịch bệnh.
(5) Hoàn thiện cơ chế công tác, tổng hợp dữ liệu từ nhiều phía, lập ra mô hình nghiên cứu và phán đoán.
(6) Thâm nhập kỹ càng triển khai điều hòa công tác, cắt đứt nguồn lây nhiễm bằng bất cứ giá nào.
(7) Đôn đốc các địa phương làm tốt công tác chuẩn bị như sắp xếp công việc, đảm bảo hậu cần về lực lượng cảnh sát chi viện bên ngoài tỉnh Hồ Bắc v.v.
(8) Đẩy nhanh tiến độ kiến thiết ‘nền tảng quản lý thông tin lưu hành xe cộ kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc’.”

Từ tám nhiệm vụ nêu trên của Cơ quan công an tỉnh Hồ Bắc, chúng ta có thể thấy rõ ngoại trừ việc bảo vệ trọng điểm cho y tế và giới lãnh đạo của chính phủ ĐCSTQ, tập trung vào sự an toàn của các điểm cách ly ra thì công tác chủ yếu của cơ quan công an chỉ là kiểm soát toàn bộ người dân bao gồm cả những người nằm trong nhóm bị nhiễm bệnh và những người vẫn còn mạnh khỏe.

Thế nhưng, Cơ quan công an tỉnh Hồ Bắc không có ghi chép nào trong báo cáo phòng dịch về việc giải quyết vấn đề phát sinh trong cuộc sống và những khó khăn sinh tồn của người dân sau khi phong tỏa thành phố.

Phong tỏa sự thật và kiểm soát dư luận vẫn là trọng tâm duy nhất trong công tác tuyên truyền phòng dịch của ĐCSTQ.

Ngày 8 tháng 5, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đăng tải bài viết tuyên truyền của bình luận viên về việc ĐCSTQ phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh “đã đạt được thành quả chiến lược quan trọng”. Hơn nữa, trước đó nó còn cho đăng tải “Trung Quốc đáp quyển” (Lời hồi đáp của Trung Quốc) với những nội dung kiểu như tỷ lệ số người nhiễm virus ở Trung Quốc chưa đến 0,006% v.v.

Ngày 9 tháng 5, Trần Bỉnh Trung, một quan chức y tế cấp cao của Đại Lục giữ chức Viện trưởng Viện giáo dục sức khỏe Trung Quốc hiện đang sinh sống ở Bắc Kinh đã trả lời trong cuộc phỏng vấn như sau: “Đối với vấn đề tỷ lệ số người nhiễm virus ở Trung Quốc chưa đến 0,006% quả thật là một con số không cách nào chấp nhận được.”

Nói dối đã trở thành bản tính của ĐCSTQ. ĐCSTQ vẫn tiếp tục điên cuồng bước vào ngõ cụt “giả ác đấu” mà không hay biết gì về kết cục nó đang phải đối mặt. Người viết cho rằng những ai có hiểu biết sớm đã nhìn thấu và phân định rõ ràng về điểm này.

Đầu tháng 5 năm 2018, Ban biên tập cửu bình đã đăng tải cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta”. Trong sách có viết như sau: “Trung Cộng ngày nay chính là trung tâm tà ác của thế giới, là kẻ thù của toàn nhân loại. Nếu con người thế giới không thể bừng tỉnh, chống lại Trung Cộng – kẻ địch của toàn nhân loại này, thì Trung Cộng sẽ mang đến cho thế giới tai họa hủy diệt.” Vậy mà chưa đầy hai năm sau, lời dự ngôn này đã trở thành hiện thực trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (còn gọi là virus Trung Cộng).

Vậy rốt cuộc tương lai nằm ở đâu? Trong cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” có viết như sau: “Trung Quốc và thế giới ngày nay đều ở đang ở ngã tư đường của vận mệnh. Đối với người Trung Quốc mà nói, Trung Cộng trên lưng gánh món nợ máu trùng trùng, sớm đã không thể hoàn lương được nữa. Không có đảng cộng sản, Trung Quốc sẽ ngày càng tốt hơn; Trừ bỏ đi cái ung nhọt đảng cộng sản này, tương lai Trung Quốc mới có sức sống mãnh liệt. Đối với người dân các quốc gia mà nói, Trung Quốc là quốc gia văn minh cổ xưa của phương đông, là quốc gia của lễ nghĩa. Không có đảng cộng sản, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia bình thường của văn minh thế giới, nguồn tài nguyên con người, vật chất và văn hóa truyền thống cổ xưa phong phú của nó sẽ trở thành di sản chung của toàn nhân loại.”


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/5/11/405565.html

Đăng ngày 19-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share