Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Đức

[MINH HUỆ 20-05-2020] Ngày 13 tháng 5 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức đã tổ chức một hội nghị (Pháp hội) trực tuyến. Hưởng ứng chủ đề của Pháp hội là “Tạ ơn Sư phụ Lý (nhà sáng lập pháp môn), ca ngợi Đại Pháp”, tám học viên đã chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của họ. Mỗi người đều nói đã dành rất nhiều thời gian vào việc gọi điện cho người dân ở Trung Quốc để cho họ biết sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Họ đã chia sẻ nhiều ví dụ về cách giảng chân tướng cho người dân ở Trung Quốc, đặc biệt là trong thời gian đại dịch. Họ cũng nói về việc những nỗ lực đó đã giúp họ phát hiện ra các chấp trước của mình như thế nào và trở nên từ bi hơn.

Hiện nay, những nhà tổ chức Pháp hội đang hướng các cuộc gọi điện thoại của họ tới những người ở Trung Quốc đã tham gia vào cuộc bức hại và làm việc trong các văn phòng chính phủ, cơ quan tư pháp, nhà tù và sở cảnh sát. Các học viên tham gia hạng mục gọi điện thoại đã nói chuyện với tất cả các thành phần này trong nhiều năm qua, và nhiều người họ từng trò chuyện đã thay đổi suy nghĩ và có thái độ tích cực đối với Pháp Luân Đại Pháp sau các cuộc gọi.

Cứu người bằng từ bi và trí tuệ

Có lần, cô Tâm Kính gọi điện cho một lính canh ở Nhà tù Bàn Cẩm khi anh ta đang làm nhiệm vụ. Người lính canh này chửi rủa cô và nói: “Có một người Pháp Luân Công ở đây, cô đi mà nói chuyện với ông ta”. Cô Tâm Kính nghe thấy tiếng thở dốc cùng tiếng nói thều thào. Cô nhận ra có một học viên đang bị tra tấn. Buồn bã và tức giận, cô nói với người lính canh rằng “Anh sẽ bị trừng phạt vì những gì anh đang làm!” Người lính canh liền cúp máy.

Cô Tâm Kính nhận ra cô đã trở nên xúc động và mất bình tĩnh. Cô đã dành nhiều thời gian hơn để học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, và nhận thức được rằng chỉ khi cô cải thiện bản thân, cô mới có thể giúp nhiều người hơn được đắc cứu. Từ đó trở đi, cô chỉ có một niệm duy nhất trước khi gọi điện: Tôi ở đây để giúp bạn, xin bạn hãy nhấc điện thoại và lắng nghe.”

Một hôm, cô cảm thấy ốm, sốt và muốn đi nằm. Cô tự nhắc nhở bản thân rằng cô phải gọi điện và cầu Sư phụ Lý giúp đỡ. Hôm đó, nhiều người trả lời cuộc gọi của cô hơn bình thường. Một nữ cảnh sát vui mừng trò chuyện với cô và nói: “Tôi hiểu rồi. Cảm ơn chị.“ Cô Tâm Kính ngộ ra rằng khi cô coi mọi người như một gia đình, họ sẽ mở lòng với cô và chia sẻ suy nghĩ của họ.

Càng từ bi trí tuệ càng rộng mở

Cô Kim Phượng đã gọi điện thoại internet về Trung Quốc được hơn sáu năm. Từ trải nghiệm của bản thân, cô hiểu ra rằng trí tuệ giúp mọi người thay đổi suy nghĩ về Pháp Luân Đại Pháp đến từ tâm từ bi và chính niệm của cô, và tâm từ bi của cô lại đến từ việc phóng hạ những niệm đầu ích kỷ.

Một cảnh sát đã gào lên ngay khi cô giải thích lý do vì sao cô gọi. Cô cảm thấy tiếc cho anh và nói: “Anh có biết mình quan trọng như thế nào không? Anh là người duy nhất có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình với bố mẹ, và vợ con anh. Chỉ có các học viên Pháp Luân Đại Pháp mới trân trọng cuộc sống của anh thôi. Tôi không chỉ gọi cho anh vì lợi ích của anh mà còn vì lợi ích của cả gia đình anh nữa.” Anh ta im lặng hồi lâu rồi nói: “Tôi xấu hổ vì những gì tôi đã nói với chị. Giờ thì tôi hiểu rồi.” Trước khi cúp máy, anh nói với cô Kim rằng anh hy vọng cô sẽ gọi lại cho anh.

Đối xử với mọi người như người thân

Cô Lisa bị trầm cảm và không muốn làm bất cứ điều gì khi đại dịch nổ ra. Du lịch ở châu Âu bị ngưng trệ và nhiều hoạt động quan trọng của Pháp Luân Đại Pháp đã bị hủy bỏ. Tại các điểm du lịch không có bất kỳ người Trung Quốc nào. Cô Lisa cho rằng gọi điện để giảng chân tướng cho mọi người không hiệu quả bằng nói chuyện trực tiếp. Cô nghĩ việc thực hiện cuộc gọi chỉ lãng phí thời gian, nhưng cuối cùng cô đã thay đổi suy nghĩ của mình. “Nhờ ơn Sư phụ mà một học viên đã cho tôi số điện thoại để thử, và tôi bắt đầu thực hiện cuộc gọi.”

Cô Lisa dần nhận ra gọi điện thoại là cách tốt nhất để giảng chân tướng cho người dân Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng cô vẫn miễn cưỡng khi ngồi cả ngày để gọi điện. Ngoài ra, cô cũng không thể giúp được nhiều người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như khi cô trò chuyện trực diện với họ theo các nhóm. Cô hướng nội và nhận ra sự thiếu kiên nhẫn và chấp trước của mình vào số người mà cô giúp được họ thoái.

Có lần, cô Lisa từng trò chuyện với một công chức, công chức ấy nói cuộc sống của cô ở Trung Quốc rất ổn và không muốn nghe cô Lisa chỉ trích ĐCSTQ. Cô Lisa bảo với cô ấy rằng cô từng có một cuộc sống tốt hồi cô còn sống ở Trung Quốc, nhưng cô không bao giờ cảm thấy an toàn trong xã hội ngày càng suy đồi đó. Ngoài ra, cô cũng không hài lòng về tất cả những bất công trong xã hội Trung Quốc. Sau đó, cô Lisa nói về việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã khiến cô lạc quan và có cảm giác an toàn hơn. Người phụ nữ đó đã hỏi rất nhiều câu hỏi và cô Lisa đã trả lời tất cả, giống như cô đang trò chuyện với một thành viên trong gia đình. Cuối cùng, người công chức đó đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Được thụ ích từ việc tham gia Pháp hội

Cô Hà đã được truyền động lực sau khi nghe kinh nghiệm của các học viên khác. Cô cho rằng mọi người cùng nhau trao đổi về việc gọi điện thoại là một ý tưởng ​​hay. Điều đó cho cô động lực để thực hiện cuộc gọi mỗi ngày. Cô cũng tin rằng cô chưa có đủ từ bi để đối xử với mọi người như người nhà. Cô nói: “Thái độ của chúng ta có thể thay đổi người mà chúng ta nói chuyện.”

Bà Trình đã bị sốc khi nghe một học viên nói đã giúp được hơn 20.000 người thoái ĐCSTQ. “Làm được như vậy không dễ. Cô ấy chia sẻ về ứng phó của cô trong những tình huống khác nhau. Được biết điều đó thật quan trọng đối với tôi.”

Bà Trình từng thử thực hiện các cuộc gọi hai tuần trước Pháp hội này, nhưng trong số 30 người mà bà gọi, bà không giúp được bất kỳ ai thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Bà Trịnh cho biết: “Khi cô Kim Phượng nói về việc cần có tâm từ bi, điều đó thực sự truyền động lực cho tôi.”

Ngày hôm sau Pháp hội, bà Trịnh gọi cho một người phụ nữ lớn tuổi chưa từng tham gia bất kỳ tổ chức nào của ĐCSTQ. Bà Trịnh khuyên bà ấy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Người phụ nữ đọc đi đọc lại chín chữ vàng này nhiều lần và bà Trịnh cũng kiên nhẫn giải thích cho bà ấy hiểu ý nghĩa của mỗi từ. “Tôi đã rất xúc động khi bà ấy đọc to cùng với tôi trên điện thoại. Tôi nghĩ chính tâm từ bi của tôi đã khích lệ bà ấy làm điều đó.”

Việc thực hiện các cuộc gọi đã giúp bà Trịnh nhận ra rằng vẫn còn nhiều người ở Trung Quốc đang chờ nghe sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. “Chúng ta không thể chán nản chỉ vì ai đó hét lên hoặc mắng mỏ chúng ta. Chúng ta phải tiếp tục thực hiện để chắc chắn rằng họ hiểu được sự thật.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/20/406595.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/22/185153.html

Đăng ngày 28-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share