[MINH HUỆ 11-05-2020] Ngày 13 tháng 5 năm nay kỷ niệm 28 năm Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) được truyền ra công chúng, 21 năm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” và sinh nhật lần thứ 69 của nhà sáng lập pháp môn, Đại sư Lý Hồng Chí. Năm nào các học viên Pháp Luân Công ở khắp Đài Loan cũng kỷ niệm ngày này bằng hoạt động luyện các bài công pháp tập thể, họp mặt, và bày tỏ lòng tôn kính, sự biết ơn vô hạn tới Sư phụ.
Các học viên Pháp Luân Công tại Cao Hùng kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” tại điểm du lịch Chợ đêm Thụy Phong, Công viên Sinh thái Tự nhiên Đại Cương Sơn, Công viên Trung tâm, và tại tầng bốn của các ngôi nhà Đài Loan trong hai ngày 9-10 tháng 5, và kính chúc sinh nhật Sư phụ
Để phù hợp với chính sách phòng chống dịch bệnh của chính quyền Cao Hùng về việc giảm quy mô các nhóm đông, các học viên Pháp Luân Công tại Cao Hùng đã tổ chức các hoạt động vào các ngày cuối tuần trong hai tuần liên tiếp của tháng 5.
Nối tiếp lễ kỷ niệm của tuần trước, các học viên đã luyện các bài công pháp và tổ chức các hoạt động giảng chân tướng tại Chợ đêm Thụy Phong, Công viên Sinh thái Tự nhiên Đại Cương Sơn, Công viên Trung tâm và các địa điểm khác trong hai ngày 9-10 tháng 5, sau đó, họ chụp ảnh tập thể và trong thế hợp thập đồng thanh hô: “Kính chúc sinh nhật Sư phụ!”
Các học viên Pháp Luân Công tại Cao Hùng luyện các bài công pháp và tổ chức hoạt động giảng chân tướng tại Công viên Sinh thái Tự nhiên Đại Cương Sơn, Chợ đêm Thụy Phong, Công viên Trung tâm và các nơi khác trong hai ngày 9-10 tháng 5 để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới
Giáo viên nghỉ hưu: Tu luyện Đại Pháp giúp tôi ngày càng khỏe hơn
Ông Lâm Bác Trị, 77 tuổi, cảm tạ Sư phụ và Đại Pháp vì càng ngày càng khỏe mạnh hơn.
Ông Lâm Bác Trị là giáo viên nghỉ hưu của Khoa Cơ khí ở một trường đại học. Trước khi nghỉ hưu, nhiều người bạn đã khuyên ông nên tìm điều gì đó để làm sau khi nghỉ hưu để giúp ông trẻ lâu.
Khi ông Lâm Bác Trị vừa nghỉ hưu, chị dâu của ông nói với ông: “Sau khi chị tu luyện Pháp Luân Công, bệnh tim của chị đã biến mất! Có một ‘Trại nghiên cứu tinh thần và thể chất dành cho giáo viên’ kéo dài một tuần tại Trường Tiểu học Minh Chính. Chú mau đăng ký đi! Đây là một cơ hội hiếm có.”
Ông Lâm Bác Trị đã đăng ký và ngày nào ông cũng đi từ Okayama tới Cao Hùng để tham gia lớp học kéo dài hai tiếng đồng hồ. Ông xem các video lớp giảng Pháp chín ngày của Sư phụ và học năm bài công pháp. Ông cảm thấy vô cùng khỏe khoắn và quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông còn bảo vợ ông đi cùng ông tới trại.
Sau khi trại nghiên cứu dành cho giáo viên kết thúc, vợ chồng ông đã cùng nhau học các bài giảng Pháp và luyện các bài công pháp ở nhà, nhưng họ biết động tác của họ không hoàn toàn chính xác, vậy nên một tháng sau, họ đã đến một điểm luyện công ở Okayama. Người điều phối đã nỗ lực chỉnh lại các động tác cho họ. Từ đó trở đi, hai ông bà ngày nào cũng tham gia luyện công buổi sáng bất kể trời nắng hay mưa.
Ông Lâm Bác Trị cho biết: “Khi tôi luyện, tôi thường cảm thấy năng lượng mạnh mẽ thông thấu toàn thân. Sau khi tôi bước vào tu luyện được một hai tuần, tôi thấy mình như bị cảm lạnh nghiêm trọng, và vợ tôi bị tiêu chảy trong mấy ngày. Sau đó, chúng tôi nhận ra Sư phụ đang tịnh hoá thân thể cho chúng tôi. Khi nhận ra điều đó, tất cả các triệu chứng đã biến mất.”
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Lâm Bác Trị bị chứng đau thần kinh tọa và viêm đường tiết niệu. Hai bàn chân ông thường xuyên bị tê và đau, ông cảm thấy thống khổ, và thường thức giấc giữa đêm vì đau. Những vấn đề này đã biến mất sau khi ông bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Một hôm, có một triệu chứng tái phát, nhưng ông Lâm Bác Trị tin chắc đó là giả tướng và vẫn tiếp tục tham gia luyện công tập thể mỗi ngày. Khi ông không thể luyện động tác trạm trang, ông liền ngồi xuống để tiếp tục luyện. Ông không bỏ lỡ một ngày nào. Mấy tháng sau, mọi triệu chứng đã biến mất mà không cần điều trị.
Sau 20 năm tu luyện, ông Lâm Bác Trị có được sức khỏe tốt và sinh lực dồi dào. Thi thoảng các đồng nghiệp cũ mời ông chơi tennis. Bạn bè của ông nói: “Sức bền của ông cực tốt, thậm chí người trẻ cũng không bằng.” Ông Lâm Bác Trị, 77 tuổi, muốn cảm tạ Sư phụ và Đại Pháp vì được khỏe mạnh hơn ở tuổi già này.
Thợ mộc cao cấp: Cảm tạ Sư phụ đã dạy con trở thành một người tốt có đức tính cao thượng
Ông Trần Gia Trọng, một thợ mộc có vài chục năm kinh nghiệm trong ngành của mình, luôn trào nước mắt khi nghĩ về những lời dạy của Sư phụ.
Ông Trần Gia Trọng ở Bành Hồ tới Đài Loan từ nhỏ. Ông đã áp dụng những gì ông được học và đạt rất nhiều thành công. Ông có vài chục năm kinh nghiệm về trang trí và đã học được nhiều kỹ thuật tinh tế.
Khi nắm bắt cơ hội tới làm việc tại Hoa Kỳ 15 năm trước, trong môi trường mới, ông bị dị ứng mũi nghiêm trọng, và khi trở về Đài Loan, không có cách gì giúp được ông.
Người quản lý tòa nhà nơi căn hộ ông ở đã hướng dẫn cho ông một môn khí công mà ông không biết tên. Không lâu sau, chứng dị ứng của ông hoàn toàn biến mất. Sau đó, ông phát hiện ra mình đã học môn “Pháp Luân Đại Pháp” danh tiếng đã được truyền tới hơn 100 quốc gia.
Ông Trần mua sách Chuyển Pháp Luân và học các nguyên lý thâm sâu của Pháp Luân Công. Ông nhận ra môn tu luyện này không chỉ giúp phục hồi lại sức khỏe và có một cơ thể khỏe mạnh, mà còn giúp tu tâm hướng thiện, cũng như chỉ dẫn cho các học viên lên cao tầng.
Ông cảm thấy mình đã tìm được một kho báu và hết sức trân trọng cuốn sách. Ông rất biết ơn và quyết tâm tu luyện tinh tấn đề đền đáp ân đức của Sư phụ.
Trước khi tu luyện, ông Trần là trưởng một nhóm thợ mộc. Ông rất hung hăng và thường quát tháo khi nói chuyện. Ông nghĩ họ phải nghe lời ông vì ông đang trả lương cho họ. Sau khi tu luyện Đại Pháp và học lời dạy “Chân-Thiện-Nhẫn” của Sư phụ, ông cảm thấy mình không thể đối xử với nhân viên như thế nữa. Ông trở nên vô cùng lịch sự và xem nhẹ lợi nhuận của các công trình.
Một số thợ mộc cảm nhận được sự quý báu của Đại Pháp, và cũng bước vào tu luyện. Ông Trần Gia Trọng biết Đại Pháp chính là chân tướng của vũ trụ. Cơ duyên như vậy chỉ đến một lần trong đời, nên ông đã giới thiệu cho vợ mình. Hai vợ chồng ông tinh tấn và đề cao bản thân chiểu theo nguyên lý của Đại Pháp. Không khí gia đình họ trở nên dễ chịu và hòa ái.
Ông Trần cảm thấy vô cùng may mắn khi đắc được Đại Pháp. Ông nói: “Tôi là một người thợ mộc thô kệch. Ngày nào tôi cũng sẽ dành thời gian để nghe các bài giảng của Sư phụ để tôi có được nhận thức sâu hơn và củng cố việc tu luyện của mình.”
Ông Trần Gia Trọng nói với lòng biết ơn: “Nhân dịp này khi cả trời đất đều chúc mừng “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, tôi học hành không nhiều nên không biết dùng từ ngữ mỹ miều để bày tỏ lòng biết ơn tới Sư phụ. Hễ khi nghĩ đến những lời dạy của Ngài, nước mắt tôi lại tuôn rơi và không ngôn từ nào diễn tả được sự biết ơn của tôi.”
Nhân viên giám sát bệnh viện: Học Pháp và luyện công giúp tôi không còn mệt mỏi
Cô Tiểu Phân, một nhân viên phòng nhân sự của bệnh viện, hàng ngày đều có các khảo nghiệm khác nhau và công việc của cô rất phức tạp. Sau khi học Pháp và luyện công ở nhà, cô không còn cảm thấy mệt mỏi nữa.
Cô Tiểu Phân, làm giám sát viên trong khoa điều dưỡng của một bệnh viện, được một đồng nghiệp tặng một cuốn Chuyển Pháp Luân từ 10 năm trước. Lúc đó, vì lịch trình công việc bận rộn, cô đã để cuốn sách trên kệ sách.
Một năm sau, bệnh viện cử cô tới Đại học Trung Sơn để đào tạo. Trong một tiết học, Giáo sư Dương Thạc Anh đã giới thiệu rằng thiền định có thể tăng cường năng lượng và đặc biệt khuyến nghị nên đọc cuốn sách quý báu này. Vậy nên cô Tiểu đã quyết định đọc hết cuốn sách càng sớm càng tốt.
Sau đó, do áp lực công việc, cô đã không duy trì được việc luyện công. Đôi khi công việc trong bệnh viện vô cùng bận rộn, nhưng chỉ cần đọc vài trang của cuốn Chuyển Pháp Luân, cô liền cảm thấy dễ chịu và thư thái cả ngày.
Sau đó, các đồng nghiệp của cô đã dẫn cô tới hội thảo Pháp Luân Công kéo dài chín ngày tại Học viện Công dân Okayama. Cô Tiểu Phân kể: “Tôi chợt nghĩ, làm sao mình có thể một ngày câu cá, ba ngày phơi lưới chứ, làm sao mình có thể tiến bộ được đây? Mình phải tìm một điểm luyện công gần nhà càng sớm càng tốt.”
Khi cô Tiểu Phân tìm kiếm điểm luyện công, cô không gặp được điểm nào khi đã đi bộ trọn một vòng Công viên Metropolitan lớn. Nhưng khi cô định bỏ cuộc, cô chỉ đi thêm một chút thì trông thấy một nhóm học viên đang luyện bài công pháp thứ hai!
Cô Tiểu Phân nói: “Tôi vô cùng cảm động; cảm giác như tôi tìm được bạn bè để về nhà vậy.” Bây giờ ngày nào cô Tiểu Phân cũng luyện năm bài công pháp và kiên trì đọc Pháp.
Ngay khi cô muốn tinh tấn, các khảo nghiệm gia đình liên tiếp tới. Chồng cô đã muốn ly hôn khi cô mới bắt đầu luyện các bài công pháp. Hàng ngày, cô vẫn kiên trì tu luyện, giữ gìn tâm tính và đối xử tử tế với chồng, và chồng cô không thể gây sự nữa.
Cô Tiểu Phân cho biết: “Hiện giờ chồng tôi rất ủng hộ việc tu luyện của tôi và nhắc tôi phải tinh tấn hơn, chẳng hạn anh sẽ nhắc tôi khi tới giờ phát chính niệm. Đôi khi tôi quá lười không tới điểm luyện công, anh sẽ nói ‘Nếu em bỏ luyện công, Sư phụ của em sẽ thất vọng đấy.’”
Công việc của cô Tiểu Phân là quản lý nhân lực cho bệnh viện. Cô tiếp xúc với mọi người và ngày nào cũng có các khảo nghiệm tâm tính khác nhau. Công việc phức tạp, và áp lực rất lớn. Nhưng may mắn là chỉ cần cô học Pháp và luyện các bài công pháp, thì các vấn đề của cô sẽ được giải quyết.
Đồng nghiệp của cô cũng nhận thấy cô có nguồn năng lượng vô hạn, thường xuyên cười và rất kiên nhẫn. Họ đã có ấn tượng rất tốt về Pháp Luân Công. Cô Tiểu Phân còn giới thiệu Đại Pháp cho bệnh nhân và nói với họ về sự trân quý của việc tu luyện.
Nghiên cứu sinh: Tu luyện giúp tôi suy nghĩ sáng suốt và học mọi thứ dễ dàng
Cô Minh Hoa, một học viên cao học tại Viện Máy Điện tử, đã tu luyện được bốn năm
Cô Minh Hoa, hiện đang nghiên cứu tại Viện Máy Điện tử, có một người bạn cùng phòng đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ nhỏ. Cô Minh Hoa cảm thấy người bạn cùng phòng của cô rất khác với những bạn bè khác ở chỗ cô ấy có tâm hồn trong sáng và luôn đối xử với người khác một cách chân thành, thiện lương.
Cô Minh thường nghe người bạn cùng phòng thì thầm đọc Chuyển Pháp Luân, tọa thiền và luyện các bài công pháp. Dần dần, cô Minh Hoa cảm nhận được cuốn Chuyển Pháp Luân rất hay và có nhiều ý nghĩa. Cô cũng muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Cô bước vào tu luyện Đại Pháp khi còn là sinh viên năm ba đại học. Cô và người bạn cùng phòng thường gặp nhau tại điểm du lịch Tây Tử Loan cạnh trường để luyện công và giới thiệu Đại Pháp. Họ cũng thường tham gia luyện các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp tập thể và các hoạt động khác ở khu vực Cao Hùng. Đối với họ, cuộc sống thật phong phú và nhiều màu sắc.
Cô cho biết: “Cả tâm lẫn thân của tôi đã trải qua những thay đổi rõ rệt.”
Một hôm, cô đột nhiên bị đau ở bàn chân đến nỗi không thể đi lại hoặc ngồi song bàn. Nhờ tăng cường học Pháp, cô đã liên tục đề cao tâm tính của mình. Một học kỳ sau, bàn chân cô đã hồi phục.
Cô nói: “Nhờ lời dạy của Sư phụ, tôi có thể nhận ra những thiếu sót của mình và củng cố tu luyện trong những thời điểm khó khăn. Tôi thay đổi từ việc tự cho mình là trung tâm sang làm hài hòa môi trường của mình. Dù tôi rất vất vả mới học được bài học này, nhưng cuối cùng tôi cũng đã có thể đề cao tâm tính và trở thành một người tốt hơn.“
Bốn năm tu luyện đã đem lại sự thăng hoa về tinh thần cho cô Minh Hoa.
Mọi người nói khối lượng công việc nghiên cứu tại Viện Máy Điện tử vô cùng nặng nề, nhưng cô Minh Hoa nói: “Mỗi lần tôi học Pháp, tôi cảm thấy rất bình tĩnh, sáng suốt và việc học trở nên dễ dàng, dễ chịu và hiệu quả. Nhờ lời dạy của Sư phụ, tôi nhận ra rằng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi sẽ thực tu và tinh tấn để có thể đền đáp sự từ bi của Sư phụ.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/11/405586.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/16/185033.html
Đăng ngày 21-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.