Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan
[MINH HUỆ 08-03-2020] Cuốn “Chuyển Pháp Luân” do ông Lý Hồng Chí biên soạn hiện đã được dịch ra 40 thứ tiếng. Cuốn sách thu hút người đọc từ các dân tộc khác nhau và chỉ dẫn cho hàng trăm triệu người tu luyện trên khắp thế giới. Cuốn thiên thư này chỉ đạo các học viên Pháp Luân Công chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để đối nhân xử thế. Thông qua quá trình nhiều lần đọc sách, người tu luyện có thể lĩnh hội được nội hàm của các tầng thứ khác nhau. Pháp Luân Công không những dẫn dắt người tu luyện đạt được một cuộc sống tốt đẹp về sức khoẻ, đạo đức thăng hoa, mà còn truyền cảm hứng cho các ý tưởng nghiên cứu và Giáo sư Vương Trọng Vũ là một trong những người thụ hưởng lợi ích. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu chuyện của vị giáo sư này.
Giáo sư Vương Trọng Vũ, là một học viên Pháp Luân Công, ông không những thu được ích lợi về sức khoẻ mà còn được truyền cảm hứng và có những ý tưởng đột phá trong nghiên cứu học thuật của mình.
Cuộc gặp gỡ với Pháp Luân Công
Giáo sư Vương Trọng Vũ có bằng kỹ sư xây dựng tại Đại học Đài Loan (NCU). Khi còn đang học đại học, ông đã học võ thuật; ông rất quan tâm đến khí công và tu luyện. Vào cuối năm 2005, ông tham gia một khoá bồi dưỡng tại trường Đại học Texas ở Hoa Kỳ. Trong phòng làm việc, khi ông đề cập với thư ký rằng ông vẫn luôn tìm kiếm một môn tập khí công và đã từng tìm hiểu qua một pháp môn. Thật bất ngờ, cô thư ký cũng chia sẻ với ông rằng bản thân cô cũng đã từng học pháp môn này và cô nhắc nhở ông một cách thiện chí: “Giáo sư hãy cẩn thận, pháp môn đó có phụ thể”. Sau đó, cô thư ký nói với giáo sư Vương rằng: ‘Hiện tại chúng tôi đang tu luyện Pháp Luân Công”.
Nghe xong, giáo sư Vương liền nhớ lại vào năm 1999 đã có người đề cập với ông về Pháp Luân Công. Theo lời giới thiệu của cô thư ký, ông Vương đã bắt đọc cuốn Chuyển Pháp Luân trên mạng. Khi ông đọc đến đoạn:
“Toàn bộ thân thể con người luôn vận động; chư vị đang ngồi kia bất động, [nhưng] toàn bộ thân thể lại vận động, các tế bào phân tử cũng đang vận động, toàn bộ thân thể rất lơi lỏng, giống như những hạt cát ghép thành”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Đoạn Pháp này đã khiến ông vô cùng kích động, bởi vì những điều này trùng khớp với những lý thuyết về cơ học mà ông hiện tại đang nghiên cứu. Vì vậy, ông đã đến hiệu sách trong khuôn viên trường để mua một cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Ông đã đọc trong ba ngày liên tiếp và ông rất ngạc nhiên khi phát hiện nội dung trong cuốn sách khác hoàn toàn với những kinh sách Phật giáo mà ông đã từng đọc trước đây. Một đoạn Pháp trong cuốn sách có nội dung đề cập đến rất nhiều những môn tu luyện khí công – đó đều là những điều mà trước đây ông muốn tìm kiếm.
Sau đó, ông Vương đã chủ động liên lạc với một học viên Pháp Luân Công hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Đài Loan. Học viên này đã chia sẻ với ông Vương về những thay đổi tích cực mà anh ấy và gia đình đã trải nghiệm sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vì vậy, ngay ngày hôm sau ông Vương đã mua tất cả kinh sách, kinh văn và từ đó ông bắt đầu bước vào tu luyện Đại Pháp.
Trải nghiệm thần kỳ
Trước khi tu luyện, giáo sư Vương thường xuyên bị cảm lạnh, sốt, đau họng, đau các cơ, v.v. Thẻ bảo hiểm y tế quốc gia cho bác sĩ sử dụng, ông đã chuyển từ thẻ A sang C nhưng sau khi tu luyện thì ông gần như không còn các triệu chứng cảm lạnh và đôi khi có thì cũng hồi phục rất nhanh. Giáo sư Vương cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt trong cơ thể mình là tăng khả năng miễn dịch và tinh thần tốt lên rất nhiều. Bây giờ, ông đã 61 tuổi, nhưng trông ông trẻ hơn nhiều so với những người cùng tuổi.
Không chỉ vậy, ông còn được tự mình trải nghiệm một điều kỳ diệu: Một lần ông cùng một giáo sư khác đi leo núi Hoàng Sơn. Trên đường về Đài Loan, vị giáo sư đó bị sốt cao gây tê liệt mặt. Bác sĩ nói rằng ông ấy đã bỏ lỡ “thời gian vàng” nên rất khó điều trị. Giáo sư Vương đã khích lệ người bạn này tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Sau đó, vị giáo sư ấy nói trong điện thoại: “Khi tôi đang xem video các giảng bài của Sư phụ Lý Hồng Chí, một điều thần kỳ là tôi cảm thấy các dây thần kinh trên mặt của mình đang được điều chỉnh”. Giáo sư Vương nói rằng điều này thật khó tin, vì vậy ông đã đến văn phòng làm việc của vị giáo sư đó. Kết quả là ông Vương đã tận mắt chứng kiến tình trạng liệt mặt của vị đồng nghiệp đã hoàn toàn biến mất. Không chỉ vậy, khi vị giáo sư ấy để tay ở tư thế điệp khấu tiểu phúc; ông Vương còn nhìn thấy ở phần bụng dưới có hình ảnh Pháp Luân xoay ngược chiều kim đồng hồ và xoay thuận chiều kim đồng hồ. Điều này đã giúp ông Vương có thêm tín tâm vào tu luyện Đại Pháp.
Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Vương không chỉ có một sức khoẻ tốt mà những Pháp lý của Đại Pháp cũng đã khai sáng trí huệ cho ông trong nghiên cứu học thuật, giúp ông có nhiều sáng kiến và ý tưởng mới trong công việc nghiên cứu.
Pháp lý của Đại Pháp đã truyền cảm hứng cho các ý tưởng nghiên cứu
Giáo sư Vương bày tỏ: “Sau khi đắc Pháp, Đại Pháp đã ban cho tôi rất nhiều cảm hứng cho công việc nghiên cứu”. Ông Vương là giáo sư chuyên ngành kỹ thuật xây dựng đồ gỗ và giảng dạy tại trường đại học với chuyên ngành này; ông còn là thạc sĩ ngành kết cấu công trình. Tuy nhiên, ông Vương cũng rất quan tâm đến cơ học vì vậy ông đã học ngành cơ khí khi đang theo học tiến sĩ tại trường Đại học Texas.
Chuyên ngành ông học là kỹ thuật cơ học, ông nghiên cứu chuyên sâu về những lý luận cơ học và vận dụng những kiến thức này để phát triển cho nhiều công nghệ kỹ thuật mới, kiểm tra và giám sát các cấu trúc như cầu, tòa nhà, đường ray và các tháp điện, để đánh giá xem các chức năng của chúng có vấn đề hay không rồi đưa ra các khuyến nghị cho việc gia cố và bảo trì. Điều này cũng giống như bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân vậy! Những công trình kiến trúc này cũng tương ứng với Pháp lý về chu kỳ của sinh mệnh thành-trụ-hoại-diệt.
Giáo sư Vương cho biết: “Sau khi tu luyện, tôi thường cảm thấy mình có thể nắm chắc được các nguyên lý cơ bản về các sự vật và cảm thấy khá đơn giản. Tôi có thể tinh tường nắm rõ những cơ chế, hành vi, diễn hoá và thường xử lý một số vấn đề kỹ thuật phức tạp một cách khéo léo và sáng tạo”.
Ông Vương từng là một giáo sư nghỉ hưu nổi tiếng có phương pháp tính toán cơ học phá vỡ được các cách thức truyền thống. Ông vận dụng khái niệm về các hạt để kết cấu và phân tách tổ hợp ra nhiều loại hạt rời rạc, bởi vì các vật thể được tạo thành từ nhiều những lạp tử khác nhau. Ông nắm rõ ràng minh bạch được cách thức hoạt động của các lạp tử vi quan cơ bản, các kết cấu biến dạng và mô tả chuyển động của cấu trúc tổng thể đối vối ông đã không còn là vấn đề gì lớn. Ông Vương vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện tất cả những điều này đều nhất quán với những Pháp lý của Pháp Luân Công.
Ông bày tỏ: “Trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật của tôi thì nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn được phản ánh vô cùng chân thực”. Bởi vì cơ học là gần nhất với vật lý, Đại Pháp là Pháp lý của toàn vũ trụ, vật lý được phân chia thành rất nhiều tầng thứ, Pháp của mỗi một tầng sẽ có tác dụng ước chế tầng đó. Vì vậy, tu luyện Đại Pháp đã khai mở trí huệ và thể ngộ cho ông trong từng cấp độ nghiên cứu khác nhau. Trước những thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây, Giáo sư Vương hy vọng ông sẽ phát triển được một số công nghệ, góp phần bảo vệ được tính mạng cho con người trong tương lai để hoàn thành được trách nghiệm và sứ mệnh của ông.
Tu bỏ chấp trước, khởi tâm từ bi, khoan dung đối đãi với mọi người
Thông qua quá trình tu luyện, ông không chỉ được đề cao trong lĩnh vực học thuật mà tâm tính của ông cũng có những cải thiện vô cùng lớn. Ông nói rằng, với tư cách là một học giả và giáo sư, trước khi tu luyện ông thường tranh đấu, hiển thị hoặc theo đuổi địa vị trong giới học thuật, ông luôn muốn đứng ở vị trí đầu nên đã khởi tâm tranh đấu, hiển thị, hay danh lợi. Đôi khi vì áp lực mà ông thường đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc với sinh viên. Vì vậy, tính cách của ông không được tốt! Tuy nhiên, tu luyện Đại Pháp chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã giúp ông hiểu ra được ý nghĩa của sinh mệnh và cách thức đối đãi với con người thế gian. Giờ đây, ông đã từ bi hơn khi tiếp xúc với mọi người.
Ông Vương bày tỏ: “Từ bi rất quan trọng, nếu bạn không từ bi thì bạn sẽ không thể thành tâm hoà hợp được với người khác”. Những mâu thuẫn giữa người với người hay những chuyện không vui đều bắt nguồn từ tâm chấp trước, tâm tật đố, tâm so sánh. Tất cả đều là tâm chấp trước, khi gặp phải chuyện mà trong tâm không thoải mái thì nhất định là đã kích động đến tâm chấp trước đó.
Ví dụ: Nếu tôi không hài lòng với bài phát biểu hoặc cách làm việc của sinh viên mà nóng giận thì đó chính là biểu hiện của ma tính, không “nhẫn” và cũng không “thiện”. Đó đều là những trạng thái không đúng đắn!
Ông Vương ngộ ra rằng, khi gặp phải bất kỳ loại mâu thuẫn nào hay đang bị khiêu khích thì nhất định là vì tâm “vị tư” chưa buông bỏ được, nếu không bỏ lợi thì không có cách nào khởi được tâm từ bi. Vì vậy, khi gặp phải vấn đề phải có khoảng hoà hoãn thì mới có thể không vì những biểu hiện bên ngoài mà dễ dàng gây ra hiểu lầm. Từ đó, biểu hiện sẽ bớt kích động hơn và ngược lại chúng ta phải tìm ra vấn đề của bản thân nằm ở đâu hoặc người khác có phải có nỗi khổ tâm không muốn nói hay không?
Bây giờ, ông Vương đã có được khoảng hoà hoãn, đã có tâm bao dung đối đãi với người khác, dùng tâm từ bi để nghĩ và giúp đỡ cho người khác trước. Ông cho rằng: “Chân chính buông bỏ tự ngã của bản thân thì mới có được nền tảng tu luyện, tu xuất được tâm từ bi chính là điều cốt lõi quan trọng nhất!”
Về phương diện gia đình, ông Vương cho rằng người tu luyện sống chung với người thân trong gia đình nên qua đó có thể phản ánh được trạng thái tu luyện của bản thân, nếu các việc trong gia đình không được xử lý ổn thoả thì nhất định là có quan hệ với trạng thái tu luyện của cá nhân.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa vợ chồng có thể phản ánh một cách minh xác nhất tâm tính của người tu luyện. Ông Vương cảm thấy mình thật sự rất may mắn khi có những lúc vợ của ông đã cảnh tỉnh ông như: Ông không giữ được bình tĩnh, không chú tâm tu luyện. Từ đó, ông Vương ngộ ra rằng, sắp xếp ổn thoả chuyện gia đình và công việc cũng là một phần trọng yếu của tu luyện.
Ông Vương nhận ra: ‘Điều trân quý nhất của tu luyện Pháp Luân Công là có Pháp chỉ đạo, quy phạm chúng ta từng khắc từng niệm”.
Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc, giảng chân tướng phản bức hại
Ngoài ra, với tư cách là chủ tịch Hiệp hội bảo vệ những học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại – Ông Vương Trọng Vũ đã tích cực tham gia các buổi chiếu phim tài liệu Pháp Luân Đại Pháp phản bức hại được tổ chức ở khuôn viên trường tại một số trường đại học ở Đài Loan, ví dụ như phim “Thư cầu cứu”, v.v.
Trong quá trình đó, ông phát hiện một số người dân Đài Loan vì nghe theo những lời tuyên truyền lừa đảo của ĐCSTQ nên đã không liễu giải được Pháp Luân Công. Họ không phân biệt được hai khái niệm: Trung Quốc và Trung Cộng, không biết được mục đích thật sự của Chủ nghĩa Cộng sản là huỷ diệt nhân loại với những thủ đoạn ra tay vô cùng tàn bạo. Nó lấy lãnh thổ và những nét văn hoá truyền thống của Trung Quốc ra để tuyên truyền truyền bá rằng Trung Cộng là quang minh vĩ đại. ĐCSTQ chối bỏ tội ác giết chết 80 triệu đồng bào khi thành lập ra chế độ cộng sản và cuộc trấn áp “sự kiện lục tứ”, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, bức hại Pháp Luân Công, v.v. và rất nhiều các tội ác khác.
Ngoài ra, ông Vương cho rằng những hành vi phi đạo đức của Trung Cộng trong giới học thuật như: lợi dụng, dụ dỗ, tẩy não và trộm cắp tài sản trí huệ, v.v. đều là những hành vi trái với luân thường đạo lý.
Người xưa đã có câu: “Bạo chính tất vong” {chính sách tàn bạo thì nhất định bị sụp đổ}. Ông Vương hy vọng bản thân sẽ lý trí hơn nữa, mang theo trí huệ đi giảng chân tướng cùng với tâm từ bi đi chứng thực Pháp mang chân tướng đến cho con người thế gian.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/8/402160.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/23/183750.html
Đăng ngày 18-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.