Tác giả: Tiến sĩ Sen Yang tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ.
[MINH HUỆ 18-6-2001] Một ngày tháng 7 năm 1995, tôi nhận được một cuốn sách từ cha mẹ tôi tại Trung Quốc. Tên cuốn sách là “CHUYỂN PHÁP LUÂN”. Tác giả là Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi đọc vài trang, tôi cảm thấy rằng cả tâm và thân tôi tràn đầy năng lượng mạnh mẽ. Tôi không thể bỏ cuốn sách xuống vào đêm hôm đó, và tôi tiếp tục đọc cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.
Điều đó cũng tương tự trong vài ngày tiếp theo. Tôi mải mê với cuốn sách đến nỗi tôi gần như đã quên ăn quên ngủ. Sau khi trở về nhà từ trường, tôi sẽ đọc nó thâu đêm cho tới tận sáng hôm sau. Ngay cả trên đường đến trường, tôi vẫn để cuốn sách trên vô-lăng khi đang lái xe để tôi có thể tranh thủ đọc vài dòng khi dừng đèn đỏ. Lý do là cuốn sách này cực kỳ thu hút tôi, đến nỗi tôi có cảm giác rằng tôi đã tìm thấy điều mà tôi đã chờ đợi từ lâu.
Từ nhỏ, tôi đã rất thích đọc sách, đủ loại sách, từ vũ trụ học, địa lý học, khoa học kỹ thuật cho đến văn học, nghệ thuật, và các tác phẩm kinh điển,… Tuy nhiên, tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào có hàm nghĩa rộng và uyên thâm như “CHUYỂN PHÁP LUÂN”; nó khiến tôi cảm thấy hoàn toàn khác với những cuốn sách trước đó. Khi đọc nó lần thứ hai, tôi nhận thấy rằng nó đã là một cuốn sách hoàn toàn mới, và tôi lại có được hiểu biết mới. Cũng y hệt như vậy khi tôi đọc lại nó lần thứ ba. Ngoài ra, tôi thường cảm thấy một luồng nhiệt ấm áp tuôn từ lưng tới đầu khi tôi đọc sách. Thật là kỳ lạ, tôi đã tống khứ tất cả bệnh tật kinh niên của tôi chỉ trong vòng một tháng, và tôi bắt đầu cảm thấy tràn đầy năng lượng. Tôi cảm thấy cơ thể tôi dường như nhẹ nhõm hơn khi đang đi bộ. Tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục rằng đây là một quyển sách siêu thường, và vượt ra ngoài phạm vi của khoa học hiện đại; trên thực tế, nó bao hàm từ vật lý học tới khoa học sự sống, từ tiêu chuẩn đạo đức của con người cho tới phương pháp tu luyện lên tầng thứ cao.
Với tư cách một nhà khoa học, tôi sẽ thảo luận từ khía cạnh khoa học về điều mà tôi đã học được sau khi đọc cuốn “CHUYỂN PHÁP LUÂN” nhiều lần.
Vật chất và tinh thần
Định nghĩa về vật chất mà chúng ta học được từ môn triết học ở trung học là “vật chất là một thực thể khách quan không phụ thuộc, nhưng có thể được phản ánh lên ý thức con người.” Trên thực tế, đây là cái nhìn cơ bản về vật chất của khoa học thực nghiệm.
Nhưng định nghĩa này thực ra đã hạn chế khái niệm của chúng ta về vật chất. Chẳng phải tư tưởng cũng là một loại vật chất hay sao? Chẳng phải thực thể khách quan mà không phụ thuộc vào ý thức con người, nhưng có thể được phản ánh bởi ý thức của những thực thể sống khác cùng là vật chất hay sao? Chẳng phải vật chất cũng có ý thức và tư tưởng hay sao? Được xây dựng dựa trên một định nghĩa hạn hẹp về vật chất như vậy, nên khoa học thực nghiệm là khá sai lệnh và không hoàn thiện.
Sự hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, các thực thể sống và vật chất có liên quan chặt chẽ tới các giác quan của chúng ta, chẳng hạn như thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác,… những thứ cho phép chúng ta liên kết và giao tiếp với môi trường bên ngoài. Hệ quả tự nhiên là, chúng ta sẽ coi điều mà chúng ta có thể thấy, nghe hay chạm vào được là vật chất, và từ đó phủ nhận sự tồn tại của những thứ không nhìn thấy và không động chạm tới được. Do vậy, có một câu nói ở cả phương Đông và phương Tây là “có thấy thì mới tin.”
Khoa học được phát triển hoàn toàn dựa trên các giác quan của chúng ta. Chúng ta có một đôi mắt, cho nên chúng ta đã phát minh ra kính viễn vọng và TV; chúng ta có một đôi tai, cho nên chúng ta đã phát minh ra máy ghi âm và điện thoại; chúng ta có những khái niệm về khoảng cách, vận tốc và trọng lực, cho nên chúng ta đã sáng chế ra ô-tô, máy bay và thang máy.
Ngược lại, không có các giác quan ấy, chúng ta sẽ không thể tạo ra những phát minh để phục vụ nó. Lấy ví dụ, nếu mọi người đều bị mù màu thì mọi thứ mà chúng ta thấy sẽ chỉ có màu đen hay trắng, và chúng ta không thể phát minh ra TV màu được. Thậm chí, khi ấy chúng ta sẽ không có ngay cả khái niệm về màu sắc nữa. Chẳng phải là nếu mỗi người khi sinh ra đã bị mù, thì sẽ không có TV; và nếu ai đó tuyên bố rằng có ánh sáng và màu sắc trong thế giới này, thì anh ta sẽ bị coi là một người mê tín và nói những điều bậy bạ. Chúng ta chỉ sẵn sàng công nhận những gì nhìn thấy được hay động chạm đến được, nhưng liệu chúng ta có dám tuyên bố rằng chúng ta sỡ hữu mọi chức năng cảm quan trong vũ trụ này?
Ngay cả trong thế giới này, có rất nhiều điều mà chúng ta không thể nhận thức được. Ánh sáng, lấy ví dụ, là những làn sóng điện từ tại các tần số khác nhau mà cấu thành nên một dải quang phổ rộng lớn gồm tia hồng ngoại, dải ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia-X và tia Gamma. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhận thức được 1/10.000 trong toàn dải quang phổ ấy, cho nên chúng ta là ‘người mù màu’ theo nghĩa rộng.
Ngoài ra, con mắt thịt này của chúng ta không thể nhận thức được ánh sáng của các không gian khác, và của các thời-không khác, vậy nên không quá cường điệu khi nói rằng tất cả chúng ta đều ‘mù’. Nếu chúng ta quá dựa dẫm vào các giác quan của chúng ta, thì chúng ta sẽ hạn chế nghiêm trọng nhận thức của chúng ta về thực tại khách quan, và từ đó tự cô lập mình với thế giới bên ngoài.
Năng lượng và thời-không
Vào đầu thế kỷ XX, khi đã nhận ra rằng vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô, con người bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của các hạt tử. Bohr đã đề xuất mô hình cấu trúc nguyên tử, được biết đến với cái tên “mô hình nguyên tử của Bohr”, trong đó cho rằng nguyên tử được cấu thành bởi các electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử. Tuy nhiên, một mâu thuẫn lại nổi lên khi người ta cố gắng áp dụng cơ học cổ điển và điện từ vào mô hình này. Theo lý thuyết cổ điển, khi một electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử ở một tốc độ cực cao và với một bán kính cực nhỏ, nó sẽ phát ra sóng điện từ cực mạnh, điều khiến nó mất năng lượng ngay lập tức và bị va vào hạt nhân nguyên tử.
Trên thực tế, nguyên tử là một cấu trúc cực kỳ ổn định, và nó khiến người ta nhận ra rằng các lý thuyết cổ điển là không thể áp dụng được với sự chuyển động của các hạt vi mô. Lý do chính là các lý thuyết cổ điển được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời-không mà chúng ta đang sống, trong khi các hạt tử vi mô lại thuộc về các không gian khác.
Vậy thì các không gian khác là gì? Trong “CHUYỂN PHÁP LUÂN”, Ông Lý Hồng Chí viết:
“Mọi người đã biết, vật chất ở mức vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện của tầng chứ không phải là một điểm, thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đã nhìn thấy được hình thức tồn tại trong những không gian khác nhau.” (Bài giảng thứ Hai)
Vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô. Liên kết các hạt tử nhỏ lại với nhau bằng một hệ năng lượng tạo thành một tầng hạt tử lớn hơn; liên kết những hạt tử lớn hơn này lại với nhau bằng một hệ năng lượng khác tạo thành một tầng hạt tử còn lớn hơn nữa… Chúng ta biết rằng phân tử mang theo năng lượng rất lớn, và năng lượng của nguyên tử còn lớn hơn nữa. Hạt tử càng nhỏ, năng lượng mà chúng mang theo càng lớn. Cho tới nay, chúng ta mới chỉ có được một sự hiểu biết bề mặt về nguyên tử. Trên thực tế, chúng ta thậm chí còn chưa hoàn toàn hiểu hết được phân tử. Đó là bởi vì chúng ta nghiên cứu phân tử, nguyên tử, và vũ trụ từ không gian vật chất này của chúng ta, về bản chất, là một hệ năng lượng liên kết các phân tử lại với nhau. Kết quả là, chúng ta chỉ có thể quan sát được sự phản ánh của các mức năng lượng khác vào mức năng lượng của chúng ta, chứ không phải trạng thái thực sự của chúng.
Đâu là mối liên hệ giữa năng lượng và các giác quan? Khi các giác quan và một hệ năng lượng tồn tại ở cùng một tầng thứ nhất định, chúng sẽ thiết lập mối liên hệ và tương tác với nhau, khiến các giác quan có được khả năng nhận thức. Nếu các giác quan và năng lượng không ở trong cùng một tầng thứ, chúng không thể tương tác với nhau. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể nhận thức được trạng thái thực sự của các mức năng lượng khác, chẳng hạn như các tầng hay không gian của phân tử, nguyên tử hay hạt nhân. Khi đồng ý rằng con mắt thịt của chúng ta không thể quan sát phân tử, nguyên tử hay hạt nhân, một số người có thể lập luận rằng các nhà khoa học vẫn có thể quan sát sự chuyển động của chúng với sự trợ giúp của các thiết bị khoa học. Thực ra, các thiết bị có thể quan sát sự phản chiếu, hay phản ánh của các vật thể từ những không gian khác vào không gian này, chứ không phải hình thức thực sự của không gian khác hay hệ năng lượng khác; bởi vì các thiết bị, bản thân chúng được tạo ra từ vật chất của không gian chúng ta, và sử dụng năng lượng mà chúng ta có thể làm chủ. Do vậy, các thiết bị nhân tạo không thể hoàn toàn giao tiếp với các hệ năng lượng cao hơn.
Để tìm hiểu về các hạt tử vi mô, các nhà khoa học đã phát triển ‘Cơ học Lượng tử’, lý thuyết được khơi dậy và liên tục được xác nhận bằng các thí nghiệm. Phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta có thể hiểu được các không gian khác bằng khoa học thực nghiệm? Không hẳn là vậy. Các lý thuyết khoa học chỉ là những chiếc cầu nối, liên kết không gian chúng ta với các không gian khác qua các công thức toán học, thứ đóng vai trò là một ngôn ngữ phổ thông cho các mức năng lượng khác nhau. Thế nhưng, thực tế là những chiếc cầu nối này vẫn không dễ quan sát được. Thậm chí, với những phần không gian khác mà không thể kết nối được với không gian chúng ta, thì chúng ta không có cách nào để nghiên cứu chúng.
Mô tả các không gian khác bằng những số liệu vật lý từ không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời gian, khoảng cách, động lượng hay năng lượng (của các hình thức mà chúng ta biết), chắc chắn là hạn chế hiểu biết của chúng ta, và khiến chúng ta ngày càng cô lập với các không gian khác. Kết quả là một mình khoa học thực nghiệm không thể dẫn tới một sự biểu biết toàn diện về các không gian khác.
Khái niệm ‘khoa học’
Khi nói về khoa học, người ta tự nhiên sẽ nghĩ đến các kiến thức và công nghệ mà chúng ta đã làm chủ được; đó là, khoa học thực nghiệm phương Tây nghiên cứu về thế giới vật chất này. Dù người ta có không đồng ý về nhiều vấn đề, nhưng hầu hết người ta đều tin, thậm chí là tôn thờ, tới một mức độ nào đó, khoa học hiện đại, và coi những người dám thách thức nó là ngu xuẩn và không thể chấp nhận được.
Liệu khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Chúng ta học các kiến thức khoa học một cách thụ động từ trường tiểu học tới trung học, nơi mà các học sinh giỏi có thể ghi nhớ và nắm được các nguyên lý khoa học hiện thời. Kết quả là, việc thi tuyển đại học dựa phần lớn vào mức độ học sinh hiểu được các nguyên lý này. Khi thời gian qua đi, bộ não của chúng ta đã bị tràn ngập bởi những nguyên lý thu thập được này. Những ai dám đặt dấu hỏi với chúng thường bị công kích thậm tệ, trong khi những người đi theo chúng được khích lệ và công nhận bởi xã hội.
Trong những năm 60 [của thế kỷ XX], lấy ví dụ, giới khảo cổ học tin rằng nhân loại hiện đại khởi nguồn từ Nam Phi vào khoảng 100.000 năm trước đây và di cư sang Châu Âu vào khoảng 40.000 năm trước đây. Và rồi họ đi sang Châu Á, rồi đến Bắc Mỹ vào khoảng 30.000 năm trước. Sau đó, họ đến Trung và Nam Mỹ vào khoảng 15.000 năm trước. Tuy nhiên, năm 1966, một nhà khảo cổ học người Mỹ, bà Virginia Steen-McIntyre đã phát hiện ra nhiều công cụ nhân tạo tại Mexico, và xác định niên đại chúng khoảng 200.000 năm trước bằng cách sử dụng 2 kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Nhưng do các kết quả của bà xung đột với lý thuyết thịnh hành, nên bà đã bị cấm tiếp tục nghiên cứu, và địa điểm khai quật đã bị đóng cửa. Virginia đã phải bỏ dở công trình nghiên cứu của bà, điều bà rất đam mê.
Có những nhân tố về chính trị hay xã hội ngăn cản chúng ta đột phá các quan niệm và lý thuyết hiện thời. Cũng có những nhân tố khác khó phát hiện hơn, nhưng đang điều khiển ý thức chúng ta một cách chặt chẽ. Lấy ví dụ, khoa học hiện đại dựa rất nhiều vào toán học. Mở bất cứ cuốn tạp chí hay tập san khoa học nào, bạn sẽ thấy những trang chỉ toàn là công thức và ký hiệu toán học. Toán học, tuy nhiên, chỉ là một lý thuyết phản ánh thế giới vật chất của chúng ta. Một khi sử dụng nó, chúng ta đã bị nó hạn chế mà không hay biết. Lấy ví dụ, trong không gian chúng ta, 1+1=2, và 1.000 mét = 1 kilômét. Nhưng ở không gian khác, các thực thể sống không có khái niệm nặng nhẹ hay kích cỡ. Trong không gian của họ, 1 mét có thể tương đương với 1 kilômét hay 1 milimét, và điều này sẽ phá vỡ các khái niệm về mét, kilôgram, và giây. Khái niệm về kích cỡ, cũng sẽ khác với ở trong không gian chúng ta. Do vậy, để có sự tiến bộ trong khoa học, chúng ta phải liên tục loại bỏ các quan niệm cũ, và đột phá khỏi cái khung đang tồn tại; nếu không, chúng ta sẽ bị trói chặt vào các lý thuyết hiện tại mà không thoát ra được.
Nhìn từ khía cạnh này, khoa học hiện đại giống như một con quái vật đang kiểm soát tâm trí mỗi người, và từ đó kiểm soát toàn bộ xã hội. Nhưng không ai để ý tới điều đó, bởi vì họ đang bị khống chế. Hệ tư tưởng và phương pháp luận của con người bị giới hạn bởi khoa học thực nghiệm. Nếu chúng ta tiến bước theo hướng mà khoa học thực nghiệm cho phép, con đường sẽ trở nên ngày càng hẹp và hẹp hơn nữa.
Sự tiết lộ từ Pháp Luân Đại Pháp
Pháp Luân Đại Pháp khác với khoa học thực nghiệm, căn bản ở cách Nó nhìn nhận vũ trụ và vật chất. Trong Chuyển Pháp Luân (Tập II), Ông Lý Hồng Chí đã chỉ rõ:
“Hiện nay khoa học giảng vũ trụ được hình thành thế nào, hình thành thế này, hình thành thế kia, vật chất này, vật chất kia. Nhận thức ở cao hơn là vũ trụ là do thời gian và không gian cấu thành; trên thực tế vũ trụ ở căn bản nhất chính là năng lượng cấu thành.” (Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn)
Năng lượng là điều cơ bản. Nó không động chạm đến được, và tồn tại độc lập với vật chất ở bất cứ không gian nào. Một khi đã đồng hóa với một mức năng lượng, con người sẽ xây dựng được một hệ thống khoa học, từ năng lượng không động chạm đến được tới vật chất động chạm đến được, và điều này khiến khoa học khá cứng nhắc và bị giới hạn. Và rồi, làm sao chúng ta có thể đột phá được không gian vật chất này, để chạm tới thực tại của các không gian khác?
Cách duy nhất là hãy điều chỉnh và phù hợp với sự đòi hỏi của các mức năng lượng kia. Và rồi, các vật thể và thực thể sống từ không gian khác sẽ tự động triển hiện dưới dạng thức thực sự của chúng, để con người có thể nghiên cứu và hiểu biết được các mức năng lượng ấy. Từ các không gian khác mà nhìn vào không gian chúng ta, thì chúng ta có thể xuất hiện dưới dạng không động chạm đến được, và giống như hư ảo.
Và rồi, làm sao để chúng ta có được sự nâng cấp trong mức năng lượng? Điều này liên quan đến sự nâng cấp trong tâm tính (tư tưởng, hay tính tình) và cách thức nhìn nhận vũ trụ, đó chính là vấn đề về ‘tu luyện’. Thông qua tu luyện, con người có thể loại bỏ các quan niệm tại tầng thứ thấp, đẩy cách nghĩ của họ lên một tầng thứ cao hơn, từ đó có thể tương tác và quan sát chân tướng của vũ trụ ở tầng thứ đó. “CHUYỂN PHÁP LUÂN” là một phương thức tu luyện hoàn chỉnh và hệ thống mà có thể hướng dẫn con người ta lên tầng thứ cao, và Pháp Luân Đại Pháp cũng chỉ ra một hướng đi đúng đắn cho sự tiến bộ của nhân loại. Mặc dù mục đích của Pháp Luân Đại Pháp không phải là cho sự phát triển của khoa học nhân loại, nó sẽ vẫn hiệu quả trong việc cho phép khoa học nhân loại có được một bước nhảy vọt, bởi vì nó là khoa học ở một tầng thứ cao hơn rất nhiều. Nếu cộng đồng khoa học có thể hiểu rõ Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học tinh thâm và siêu việt hơn tất cả, thì khoa học tương lai sẽ có thể nghiên cứu vũ trụ từ một góc độ khác. Có lẽ chúng ta sẽ nghiên cứu phân tử trong không gian của phân tử, nguyên tử trong không gian của nguyên tử, và vũ trụ trong một phạm vi rộng lớn hơn nhiều.
Một số người có thể tự hỏi làm sao khoa học lại có thể liên hệ với tâm tính, cách suy nghĩ, và tu luyện? Khi nghiên cứu về vũ trụ, khoa học thực nghiệm có xu hướng tập trung vào mặt vật chất của thế giới, và bỏ quên mặt tinh thần của nó. Như Ông Lý Hồng Chí đã chỉ ra:
“Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Bài giảng thứ Nhất)
“Lấy con người làm ví dụ, Đạo gia xem thân thể người như một tiểu vũ trụ; con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã. Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; đó là phương diện tồn tại vật chất; nhưng đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn. Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy.” (Bài giảng thứ Nhất)
Để tạo ra sự đột phá lớn trong khoa học, con người phải tập trung vào mặt tinh thần của vũ trụ, nhấn mạnh vào sự tu luyện tâm tính, và đồng hóa với đặc tính vũ trụ. “CHUYỂN PHÁP LUÂN” nói về vấn đề tu luyện như sau:
“Nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ Nhất)
Con người là một thể thống nhất của vật chất và tinh thần, và nhận thức của con người với thế giới là dựa vào các giác quan. Các mức năng lượng khác nhau tạo ra các tầng vật chất và ý thức khác nhau, và các thực thể sống khác nhau, với thân thể và giác quan khác nhau, để rồi các giác quan đó có thể nhận thức được vật chất như là biểu hiện của năng lượng tại cùng tầng thứ ấy. Chỉ bằng cách tu luyện tâm tính và loại bỏ các tâm chấp trước (dính mắc) thu thập được, người ta mới có thể đột phá khỏi sự giới hạn của tầng thứ đó để tiến lên tầng thứ cao hơn. Tuy nhiên, nếu người ta chấp trước vào một tầng thứ thấp, thì người ta chỉ hiểu được tầng thứ đó, phán xét mọi thứ dựa trên sự thiên kiến, và do đó không thể có được những ý tưởng mới. Vì vậy, những người khác không thể làm gì nếu người đó không tự thay đổi chính mình. Chỉ tu luyện mới có thể cho phép con người từ bỏ các tâm chấp trước vào tầng thứ thấp, để họ phù hợp với yêu cầu của các tầng thứ cao hơn. Do vậy, người ta sẽ tự cải thiện chính mình và nhận thức được sự biểu hiện của các mức năng lượng cao.
Đây không phải là trí tưởng tượng. Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự cải thiện bản thân họ rất nhiều, cả về thân thể vật chất cũng như cảnh giới tư tưởng bên trong thông qua sự tu luyện của họ, và họ đã trông thấy, cũng như cảm thấy rõ ràng các cảnh tượng chân thực ở không gian khác. Điều này cũng minh chứng sức mạnh và sự đúng đắn của Pháp Luân Đại Pháp. Thực ra, Phật, Đạo và Thần là những thực thể sống ở tầng thứ cao tại các không gian khác, chứ không phải là trí tưởng tượng, sự mê tín hay ảo giác. Khoa học thực nghiệm phủ nhận sự tồn tại của họ, bởi vì khoa học không thể quan sát được họ. Con người đã hạn chế chính mình bởi sự vô minh, và cũng ngăn khoa học phát triển lên một mức cao hơn. Mức độ tâm tính và chuẩn mực đạo đức của một người không thể được đo đạc bởi khoa học thực nghiệm, và vì vậy chúng thường bị bỏ quên. Thế nhưng ảnh hưởng của chúng tới một người, một vùng, hay thậm chí một xã hội là không thể chối bỏ được. Cuốn sách “CHUYỂN PHÁP LUÂN” chắc chắn sẽ cho con người một nhận thức mới về chân tướng của vũ trụ, và thổi vào tương lai một luồng sinh khí hoàn toàn mới.
* Cuốn sách “CHUYỂN PHÁP LUÂN” có thể được đọc và tải về từ trang: https://vi.falundafa.org
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2001/6/18/11542.html
Đăng ngày 16-6-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản