[MINH HUỆ 09-05-2010] ông Hạ Tuyết Triệu đã qua đời do bị tra tấn vào ngày 13 tháng 1 năm 2006. Ông đã bị giam trong sáu năm, bị ngược đãi, và bị tra tấn. Ông đã bị bắt nhiều lần và bị tước đoạt tự do vì bị cảnh sát giam giữ.

Lần đầu tôi gặp ông Hạ tại một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vào năm 1997. Lúc đó ông khoảng 30 tuổi, là một giáo viên ở trường trung học liên kết với Nhà máy năng lượng Lý Ngư Giang ở thành phố Tư Hưng.

Ông Hạ từng có nhiều vấn đề về sức khỏe trước khi học Pháp Luân Công, gồm bệnh loét dạ dày và viêm khớp. Ông đã tập một loại Khí công khác  nhưng vẫn không khỏi. Vào mùa hè năm 1996, khi ở Viện công nghiệp Trung Nam ở thành phố Trường Sa, ông đã nhìn thấy một nhóm người tập Pháp Luân Công vào buổi sáng. Ông đã biết đó là thứ mà ông đã tìm kiếm trong cả cuộc đời.

Ông đã ngay lập tức gọi về nhà và nói với gia đình ông đốt tất cả sách Khí công khác mà ông đã mất hơn 1,000 nhân dân tệ để mua. Năm 1996, 1,000 nhân dân tệ là khoảng ¾ tháng lương của một công nhân trung bình. Ông đã mang về nhà  hình của Sư Phụ Lý và sách Pháp Luân Công. Sau đó ông bắt đầu tu luyện và tuân theo các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn. Ông đã trả lại nhiều dụng cụ mà trước đây ông đã mang về nhà từ phòng nghiên cứu tại nơi làm việc; ông thường tự nguyện giúp đỡ các hoạt động cộng đồng sau khi học Pháp Luân Công.

Do ông còn trẻ và có học vấn tốt, nên ông được kì vọng trở thành phụ đạo viên ở địa phương, mở các nhóm học, tập công cùng nhau và lan rộng việc tập luyện đến nhiều thôn và thị trấn khác.

Trời đã mưa cả ngày 20 tháng 7 năm 1999, ngày mà cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn đất nước bắt đầu. Ông Hạ và một số học viên khác đến điểm tập công như thường lệ. Lúc đang tập bài tập thứ hai, có một nhóm cảnh sát đã đến và đưa họ về đồn cảnh sát địa phương. Ông Hạ đã bị giam trong 15 ngày.

Trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2000, ông Hạ đã quay về Lỗi Dương để ăn tết cùng gia đình. Ông và gần 20 học viên khác ở Lỗi Dương đã cùng nhau đến Bắc Kinh, để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông đã bị bắt khi đang đến thành phố Vũ Hán. Những người bức hại đã tuyên án ông một năm lao động cưỡng bức và giam ông tại Trại lao động cưỡng bức thành phố Sâm Châu

Ông là một trong những học viên đầu tiên bị giam tại các trại lao động thuộc khu Sâm Châu. Có nhiều viên chức chính phủ ở Sâm Châu đã đe dọa ông và cố ép buộc ông từ bỏ Pháp Luân Công. Vẫn kiên định, ông đã nói với họ về cái hay của việc tập luyện. Ba tháng sau họ đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Tân Khai Phô ở thành phố Trường Sa, nơi ông đã bị tra tấn nghiêm trọng. Lính canh đã dùng nhều cách khác nhau để tra tấn ông như dùng “ giường kéo căng” và đội lên đầu ông một cái mũ bảo hiểm, mặc áo trói và còng tay. Ông đã xin Sư Phụ giúp ông, và sau đó còng tay tự nới lỏng và mũ bảo hiểm đã rơi ra. Hơn nữa, ông đã tập công ở tại nơi giam giữ trong bốn ngày. Lính canh sau đó đã hoàn toàn bỏ qua ông và một học viên lớn tuổi khác. Hai người đã tập các bài công cùng nhau.

Ông Hạ được thả vào tháng 8 năm 2001, sau khi bị kéo dài thời hạn tù là tám tháng. Đêm đó ông đã giành toàn bộ buổi tối để đọc các bài giảng mới của Sư Phụ. Sau đó ông nhận ra rằng ông không nên viết “ ba tuyên bố” trong lúc bị giam giữ. Khi các viên chức tới nơi ông ở vào ngày hôm sau, ông đã tuyên bố rằng “ba tuyên bố” mà ông đã viết không có giá trị. Họ dậm mạnh chân, và các viên chức đều hét lên một cách giận dữ, “Ông sẽ còn phải làm việc với chúng tôi trong một thời gian dài.”

Ngay cả khi ông Hạ có được việc làm cũ, các viên chức ở nơi ông làm chỉ trả ông 600 nhân dân tệ một tháng, mức lương tối thiểu vừa đủ cho chi phí sinh hoạt cơ bản của ông

Lúc đó ở thành phố Sâm Châu không có tài liệu Pháp Luân Công. Ông Hạ và các học viên khác đã làm tài liệu và phân phát đến các vùng khác. Vào một đêm, ông Hạ đã đi hơn mười tiếng bằng xe máy để đưa tài liệu đến vùng của tôi. Ở trên đường, ông đã va chạm với một xe ô tô và đã ngã ra khỏi xe máy nhưng ông không bị sao. Ông đã đứng dậy và lái xe về nhà và trở lại làm việc vào ngày hôm sau.

Năm 2002, các viên chức địa phương đã giam ông tại một trại tẩy não ở thành phố Sâm Châu. Ông đã tuyệt thực, ông được thả vào ngày thứ tám.

Tháng 5 năm 2002, ông Hạ lại bị bắt tại nơi làm việc. Cảnh sát đã lục soát nhà ông và lấy đi nhiều tài sản cá nhân, như máy tính, đầu DVD, xe máy, và nhiều đồ vật khác. Ông đã bị giam tại tầng hầm của Khách sạn Tú Lưu. Bành Duyên Thọ đã chỉ đạo một nhóm cảnh sát thẩm vấn ông. Họ đã dùng roi da để đánh ông Hạ, và còng tay ông ra đằng sau. Học viên Hạ một lần nữa đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Vào ngày thứ năm, ông đã dùng sức mạnh của chính niệm để mở còng tay, và đi bộ ra khỏi khách sạn, dưới sự giám sát của cảnh sát. Ông sau đó đã rời khỏi nhà để tránh bị bắt giữ.

Cùng với vài học viên khác, trong đó có tôi, ông đã thành lập một điểm in tài liệu để sản xuất và phát các tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Các tài liệu đã được phát tại nhiều khu vực ngoài Sâm Châu. Thật không may, chín học viên đã bị bắt vào ngày 23 tháng 5. Ông Hạ là một người trong số đó. Lúc đó, họ đã giam ông ở Nhà tù thành phố Sâm Châu. Lính canh đã đưa ông đến tầng hầm của khách sạn nhiều lần và tra tấn ông tàn bạo. Họ dùng roi da để đánh ông và dẫm mạnh lên bụng ông. Khi ông bị bất tỉnh, lính canh đã đổ nước lạnh lên người ông để cho ông tỉnh lại và tiếp tục tra tấn ông. Ông Hạ đã bị kết án tám năm tù vào lúc đó.

Trong lúc ở Nhà tù thành phố Thường Đức, các lính canh đã chỉ định tù nhân liên tục giám sát ông Hạ. Họ đã ngăn không cho ông đọc các tài liệu về Pháp Luân Công hoặc tập các bài công. Ông đã bị bệnh ghẻ ở khắp người. Ông ngứa đến mức không thể ngủ được. Trải qua nhiều tra tấn đã khiến ông bị bệnh lao, một bên phổi bị thủng và bị viêm màng phổi. Gia đình ông đã đến nhà tù ba lần để yêu cầu bảo lãnh để chữa bệnh cho ông. Các viên chức nhà tù đã từ chối chấp nhận lời yêu cầu của họ và đã đợi cho đến khi tình trạng của ông Hạ trở nên xấu đi và ông đã ở trong cơn nguy kịch trước khi họ đồng ý. Ngay cả sau đó, họ chỉ đồng ý bảo lãnh cho ông một năm. Hơn nữa, trưởng Phòng 610 thành phố Tư Hưng, Lý Vĩnh Sinh đã bắt gia đình ông Hạ trả 15,000 nhân dân tệ như là một điều kiện để ông được tự do. Lúc ông trở về nhà vào tháng 3 năm 2005, ông đã gầy đến nỗi ông chỉ nặng khoảng 27 kg (60 lbs).

Sau khi trở về nhà, những kẻ độc ác của chế độ vẫn giám sát ông chặt chẽ 24 giờ một ngày. Họ thường xuyên gọi đến nhà ông Hạ và thậm chí còn đi theo ông khi ông đi ra ngoài. Lúc đó, tuy nhiên, ông Hạ đã rất yếu. Không thể hồi phục, ông qua đời vào ngày 13 tháng 1 năm 2006.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/9/223122.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/30/117498.html
Đăng ngày 06-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share