Bài của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-04-2010] Ngày hôm nay đi học Pháp nhóm, có một cặp vợ chồng đồng tu tương đối trẻ tuổi đi làm, đến lúc nghỉ giải lao họ mới đến học Pháp. Mỗi lần sau khi học Pháp xong thì mọi người đều tụ họp nhau rồi đi ra ngoài giảng chân tướng, mà cặp vợ chồng đồng tu này đi làm nên không có thời gian tham gia hoạt động giảng chân tướng trực tiếp trong nhóm của chúng tôi. Tôi đã nhìn thấy tâm sợ hãi của họ tương đối là nặng. Tôi cho rằng giữa các đồng tu có vấn đề gì về phương diện tâm tính thì cần phải đưa ra giúp đỡ nhau, không nên nuôi dưỡng thói quen xấu là bàn luận sau lưng đồng tu; thế là tôi liền nói thẳng thắn với đồng tu trẻ tuổi ấy: Hàng tuần các em cần phải học Pháp cùng với chúng tôi, sau đó thì đi giảng chân tướng, đồng thời tôi còn dẫn bài Hồng Ngâm “Thần lộ nan” của Sư Phụ và cùng bàn luận với cậu ấy.

Thần lộ nan
Du du vạn thế duyên
Đại Pháp nhất tuyến khiên
Nan trung luyện kim thể
Hà cố bộ san san

Tạm dịch nghĩa:
Khó khăn con đường [thành] Thần
Duyên [kết] lâu dài [từ] vạn đời
Đại Pháp là một mạch xuyên suốt [những Duyên ấy]
Trong [ma] nạn [mà] luyện [thành] Kim Thể
Cớ gì bước [đi] chậm chạp [vậy].

Bỗng chốc lúc ấy cậu ta biện bạch nói rằng: “Chúng tôi có tham gia mà, nhưng mà so với bác thì còn kém đôi chút. Chúng tôi có con đường đi của chúng tôi“. Sau đó tôi không nói thêm lời nào, liền sau là bắt đầu học Pháp.

Trong quá trình học Pháp đã phát sinh những việc như thế này: Người đồng tu trẻ tuổi này phát hiện có một đồng tu lớn tuổi đọc Pháp bằng tiếng địa phương nên không chính xác, cậu ấy đã sửa lại cách đọc đúng cho đồng tu lớn tuổi và bác đồng tu kia đã sửa lại. Ngay lúc đó thì chân của đồng tu trẻ tuổi bị tê cứng, chân đó duỗi thẳng ra. Ngay lập tức có một bác đồng tu tức thì ra lệnh cho đồng tu này cầm bàn chân nhấc lên trở lại tư thế hoa sen. Tôi nghe thấy giọng nói của bác ấy thì hơi bị chấn động, bị kích động trong lòng; tôi liền lập tức soi chiếu lại bản thân mình: Vừa rồi giọng điệu của tôi nói chuyện với đồng tu trẻ tuổi này phải chăng cũng là một chủng phương thức mệnh lệnh nhỉ? Lời ấy không thiện, không từ bi, mà còn khiến đồng tu không muốn tiếp nhận ý kiến của tôi đưa ra. Tôi tiếp tục hướng nội để tìm, đích xác trước đây đã gặp phải sự tình như thế này, từ trước tới giờ không chú ý việc này, bây giờ từ sự việc của bác đồng tu kia mới nhìn ra vấn đề của bản thân là ở chỗ nào. Nghĩ đến điều này tôi bất chợt cảm thấy mình đã hành động không khác với bác ấy là mấy.

Khi học Pháp xong thì giao lưu, tôi đã bàn luận cùng mọi người về vấn đề này. Tôi nói rằng khi đồng tu làm không đúng thì chúng ta cần phải đưa ra bằng thiện ý, hoặc là bao dung, giải thích và từ bi với đồng tu. Có lúc người khác không nói, tự bản thân anh ta cũng có thể biết bản thân làm không đúng như thế nào, nhưng lúc ấy anh ta không ngộ được vấn đề là gì mới làm như vậy. Tôi lại nói, Sư Phụ giảng Pháp nói rằng:

Tôi không chỉ dạy Đại Pháp cho chư vị; tác phong của tôi cũng là lưu lại cho chư vị; ngữ khí trong công việc, thiện tâm, cộng với Đạo Lý có thể cải biến được nhân tâm, còn mệnh lệnh thì vĩnh viễn đều không thể [làm nổi]!” (Tinh tấn yếu chỉ bài “Thanh tỉnh“).

Thông qua chia sẻ, cả người đồng tu trẻ tuổi ấy và bác đồng tu kia đều đồng ý với tôi; mà mệnh lệnh nhấc chân về tư thế hoa sen từ chị đồng tu cho đồng tu trẻ tuổi cũng phù hợp với cách nhìn của tôi. Đồng tu trẻ nói: “Lúc đầu khi chị và em nói về vấn đề giảng chân tướng, lời của em nói thực tế là biện hộ bản thân; em là có tâm sợ hãi rất nặng“. Rốt cuộc cậu ấy đã tự nhiên nói ra vấn đề của bản thân, từ đó mà nhận thức được đề cao.

Chân chính thực hành thực tu Pháp trong thực tế, tôi cho rằng giữa các đồng tu cần phải giúp đỡ lẫn nhau, trước khi nhìn vấn đề của đồng tu thì hãy nhìn bản thân mình trước, quy chính bản thân, cộng đồng mọi người đề cao, cộng đồng tinh tiến, cộng đồng viên mãn. Tiến trình Chính Pháp này đã tiến đến thời khắc cuối cùng rồi, chúng ta phải tay trong tay sánh bước tiến lên, cộng đồng cùng làm tròn thệ ước của mình.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân tôi, có chỗ nào không thích đáng, mong đồng tu từ bi góp ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/18/221731.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/3/116635.html
Đăng ngày 23-05-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share