Từ Pháp Hội Chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại Úc năm 2010

Bài một học viên tại Úc Châu

[MINH HUỆ 18-1-2010] Khi tôi làm sáng tỏ sự thật với các chính khách lúc đầu tiên, tôi chỉ làm giống như lời Sư Phụ nói,“Chư vị bình thường không có liên lạc với họ, và chỉ đi đến gặp họ khi chư vị muốn một điều gì từ họ.” Vì vậy công tác làm sáng tỏ sự thật của tôi với các chính khách dĩ nhiên khá hời hợt. Sau này, tôi nghe nói một số học viên Mỹ Quốc học cách chơi golf để làm bạn với các chính khách và để làm sáng tỏ sự thật với họ khá hơn. Sau đó tôi bắt đầu nghĩ đến cách nào để thiết lập một sự liên lạc lâu dài với các chính khách để có thể làm sáng tỏ sự thật với họ nhiều hơn.

Trong hành trình đó, tôi vượt qua nhiều tâm con người. Vì lớn lên ở Trung Quốc lục địa, tôi rất không thích môn Chính trị của ĐCSTQ tại trường. Tôi trước đây không quan tâm đến hệ thống chính trị và không bao giờ thật sự hiểu một văn phòng chính trị là gì hoặc quốc hội nhân dân thật sự là gì và những điều như vậy. Bây giờ để làm sáng tỏ sự thật với chính phủ Úc Châu, tôi cần biết về hệ thống chính trị của nó, các đảng phái và chính sách và nhiều điều khác. Tôi thật sự miễn cưỡng tìm hiểu về những điều mà tôi chưa bao giờ quan tâm đến. Vì vậy cả cho dù tôi đã ở tại Úc Châu từ nhiều năm rồi, tôi vẫn không rõ về cấu trúc và vai trò của Hạ Viện và Thượng Viện. Lý do chính là vì tôi đã không muốn biết về điều đó và cả lười biếng không muốn tìm hiểu, và cũng không nhớ được về những thứ đó.

Tôi nhìn vào trong và thấy rằng tôi chỉ chú  ý đến những gì tôi thích và không thích, nhưng không cố gắng để làm sáng tỏ sự thật với các dân biểu. Đó là biểu hiện của sự ích kỷ và thiếu từ bi của tôi. Khi tôi hiểu ra điều đó, tôi bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách thức để tiếp cận với các chính khách và thiết lập một sự liên lạc lâu dài với họ. Tôi nghĩ là tôi phải đối đãi với họ như những người bạn. Vì vậy, tôi bắt đầu gửi thíệp chúc mừng và những món quà nhỏ cho họ vào khoảng Mùa Giáng sinh để bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với sự giúp đỡ và ủng hộ của họ. Một lần, tôi gửi một điện thư đến một nghị sĩ chúc bà ta Sinh nhật vui vẻ, bà ấy mau mắn trả lời nói rằng bà rất ngạc nhiên là tôi nhớ đến sinh nhật của bà. Vào cuối 2007, vào thời bầu cử ACT, tôi nghĩ tôi phải dùng cơ hội này để làm sáng tỏ sự thật, vì vậy tôi bắt đầu đặt lịch hẹn và mời các ứng cử viên đó đến các buổi làm sáng tỏ sự thật của chúng tôi. Tôi cũng nghĩ rằng tôi phải đi giúp các nhóm ủng hộ họ (MLA) như là một người bạn. Nhưng có một vấn đề. Tôi phải giúp người nào đây? Họ đều thuộc về những nhóm đảng chính trị khác nhau và tôi không muốn cho họ cái cảm giác là các học viên Pháp Luân Công đang ủng hộ một đảng nào đặc biệt.

Sau đó tôi tự hỏi cách nào tôi giải quyết vấn đề này từ góc cạnh của Pháp. Tôi hiểu ra rằng cái lý do tại sao tôi có câu hỏi đó là vì tôi có cái tâm lý là đó là “tham gia chính trị”. Tôi nhớ lại lời Sư Phụ dạy trong bài Kinh văn “Lại luận bàn về chính trị”:

” Nếu “chính trị” [ấy] có thể vạch trần bức hại, “chính trị” có thể chấm dứt bức hại, “chính trị” có thể trợ giúp giảng thanh chân tướng, “chính trị” có thể cứu độ chúng sinh, thì cái gọi là “chính trị” ấy có những điểm tốt đẹp đến thế, thì cứ làm cũng tốt thôi. Mà xem như then chốt là xuất phát điểm của người tu luyện là chấm dứt bức hại, chứ không phải vì chính quyền của con người mà làm “chính trị”.

Những lời này khiến tâm trí tôi được khai mở và thình lình tôi hiểu ra vấn đề: Tôi đầu tiên không có suy nghĩ đến chính trị trong tâm; tại sao tôi lại nghĩ rằng tôi có liên hệ với chính trị?

Vì vậy tôi thu xếp với các học viên khác và đi giúp các MLA khác nhau và các ứng cử viên khác nhau. Khi được hỏi bởi những người khác vì sao tôi ủng hộ MLA đặc biệt này, tôi trả lời rằng vị này là một người bạn mà đã giúp tôi với vấn đề Pháp Luân Công, vì vậy tôi ủng hộ họ. Tôi cũng lấy cơ hội đó để làm sáng tỏ sự thật với họ. Tôi thật sự cảm thấy rằng khi không có sự ràng buộc của các quan niệm đó, tâm trí tôi thật trống rỗng  và sự sáng suốt có thể đến một cách tự nhiên.

Một số ứng cử viên mà chúng tôi đã giúp đỡ được bầu và họ cám ơn chúng tôi đã giúp đỡ họ. Bây giờ, mỗi khi tôi muốn lấy hẹn để gặp họ, tất cả họ đều sắp đặt để cho tôi gặp trong thời gian ngắn. Một lần, tôi đi đến gặp một dân biểu và xin giúp đỡ. Khi tôi cám ơn ông ta, ông ta nói, “Không có chi. Tôi cám ơn anh/chị cho những gì anh/chị đã làm cho tôi.” Điều mà tôi làm chỉ là đứng nơi quầy bầu cử của ông ta trong một vài giờ, nhưng ông ta đã nhớ điều đó. Trong lúc Giáng Sinh, tôi nhận được thiệp chúc của nhiều dân biểu. Điều này làm cho tôi cảm thấy rằng khi chúng ta đối xử với những người khác với thiện từ, họ có thể cảm nhận được điều đó.

Vài tháng trước, các học viên Canberra bắt đầu dự án “Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.” Một học viên đề nghị là tôi nộp đơn với chính phủ ACT để tổ chức buổi triển lãm tại toà Hội đồng Lập pháp ACT. Tôi cũng không chắc chắn lắm về điều đó. Canberra và Bắc Kinh là hai thành phố kết nghĩa, và ngoài ra, chính tôi là người dân từ Bắc Kinh, vì vậy tôi đã dùng sự liên hệ này để làm sáng tỏ sự thật với các dân biểu (MLA). Nhưng vì sự liên hệ giữa hai thành phố kết nghĩa, chính phủ ACT đã giữ khoảng cách với các học viên Pháp Luân Công.

Tuy nhiên tôi nghĩ, tôi không thể từ bỏ chỉ vì lý do đó. Vì vậy tôi lấy hẹn với một dân biểu ủng hộ. Ông nói với tôi là tôi phải liên lạc với một dân biểu khác mà phụ trách vấn đề này. Vị dân biểu này té ra là một người mà đã đi đến buổi họp làm sáng tỏ sự thật của chúng tôi. Khi gặp ông ta, đơn nộp của chúng tôi được chấp nhận một cách suôn sẻ. Điều này làm cho tôi hiểu rằng chúng ta không nên có bất cứ quan niệm gì trong đầu bất cứ điều gì chúng ta làm, vì các quan niệm sẽ tạo trở ngại cho chúng ta.

Nhiều dân biểu đến vào ngày đầu của buổi Triển lãm. Một người trong họ khai mạc buổi triển lãm, nói lên một vài lời rất ủng hộ. Một dân biểu khác, mà tôi đã giúp đỡ trong lúc bầu cử, đã đi hội thảo ở nước ngoài và không thể đến dự buổi lễ khai mạc. Ông gửi một bức điện thư cho tôi rất ủng hộ, và cử ba người nhân viên đến tham dự buổi lễ. Vào ngày cuối cuộc triển lãm, ông đi công tác nước ngoài về và đến phòng triển lãm để tìm tôi. Khi tôi đưa ông đi xem quanh và giải thích các bức tranh, tôi nhìn thấy nước mắt ông lưng tròng. Không bao lâu sau khi ông rời đi, ông trở lại với một người phụ tá. Ông kêu người phụ tá chụp những bức ảnh của tôi với ông và nói rằng ông sẽ gửi điện thư cho tôi các bức hình và tôi có thể dùng chúng cho bất cứ báo cáo thông tin nào. Tôi cảm thấy rất mừng cho vị dân biểu này, mà đã có một công tâm. Ông đã chọn cho mình một tương lai tốt đẹp.

Cho dù một số dân biểu không có đến tham dự chính thức cuộc triển lãm, họ và nhân viên của họ đã đi ngang qua phòng triển lãm mỗi ngày và nhìn thấy các bức tranh. Một số đến để nói với chúng tôi là các bức tranh này thật có uy lực.

Qua cuộc triển lãm nghệ thuật này, tôi hiểu ra rằng Sư Phụ kỳ thật đã an bày mọi việc tốt đẹp, và chỉ chờ đợi chúng ta bước ltới và thực hiện. Trong quá trình thực hiện việc này, chúng tôi được cho cơ hội để buông bỏ các chấp trước và quan niệm của chúng tôi, và đồng thời, Sư Phụ đã an bài cho những ai mà có duyên phận với chúng tôi để được biết sự thật từ chúng tôi. Tôi bây giờ hiểu được nhiều hơn điều mà Sư Phụ nói trong Giảng  Pháp tại Pháp hội Trung tâm New York năm 2003”:

“Tôi là Sư Phụ của chư vị, đối với các đệ tử Đại Pháp, tôi không yêu cầu từ họ bất kỳ thứ gì. Tất cả những gì họ làm hôm nay — chứng thực Pháp cũng vậy, cứu độ chúng sinh cũng vậy, tự bản thân học Pháp tu luyện [cũng vậy] — tôi nói với chư vị, thảy đều không phải là làm gì cho tôi. Sau này các đệ tử Đại Pháp sẽ thấy, hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp đã làm đều là [cho] bản thân mình thôi; được cứu độ cũng là chúng sinh của mình, được viên mãn cũng là thế giới và chúng sinh của bản thân mình, dựng lập uy đức cho bản thân mình, hết thảy tất cả mọi thứ đều là cho bản thân đệ tử Đại Pháp; chư vị đều không hề làm gì cho Sư Phụ, và cũng vậy không hề làm gì cho người khác đâu.”

Tôi biết tôi sẽ không bao giờ có thể đền đáp những gì mà Sư Phụ đã ban cho tôi, tuy nhiên tôi vẫn muốn nói: Xin cám ơn Sư Phụ từ đáy lòng con!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/18/216455.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/21/114828.html
Đăng ngày 23-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share