Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Washington DC

[MINH HUỆ 03-05-2020] 21 năm trước, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã thỉnh nguyện ôn hòa lên chính quyền Trung Quốc sau khi hàng chục học viên bị giam giữ bất hợp pháp tại Thiên Tân. Ngày 25 tháng 4 năm 1999, cuộc thỉnh nguyện tại Bắc Kinh đã làm chấn động khắp Trung Quốc và nước ngoài, thể hiện tinh thần kiên định cùng phẩm cách cao thượng của các học viên.

Tuy nhiên, sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã huy động toàn bộ bộ máy nhà nước và phát động cuộc bức hại đẫm máu nhắm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Chính quyền thậm chí còn ra lệnh giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ.

Trong 21 năm qua, các học viên ở Trung Quốc và nước ngoài đã bền bỉ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại bằng cách phơi bày tội ác của ĐCSTQ và giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp bằng nhiều phương thức ôn hòa.

8789eedd1df36a81199abd2bac11b847.jpg

Các học viên gửi lời chúc đến nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp tại National Mall ở Washington DC, nơi họ thường xuyên đến để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

National Mall là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến thăm Washington DC. Các học viên đã đặt các bảng trưng bày và phát tờ rơi thông tin nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc trên lối đi giữa Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia (National Gallery of Art) và Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia (National Air and Space Museum), cách Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ không xa. Hàng vạn du khách từ khắp nơi trên thế giới đều đi qua địa điểm này mỗi ngày.

ae13fda034a0e337e7188ff4000eb742.jpg

Các học viên nâng cao nhận thức về cuộc bức hại

2b9fa74c32a2fc0bb860117737e8212f.jpg

Một học viên phát tặng tờ rơi thông tin cho mọi người

d2818ffca21bee0c3d3cbe0d5abb9dc3.jpg

Mưa ngừng rơi, cầu vồng tuyệt đẹp hiện lên phía trên đầu các học viên sau một ngày nâng cao nhận thức tại National Mall vào ngày 30 tháng 12 năm 2019.

Giúp người Trung Quốc minh bạch chân tướng

Trong nhiều năm qua, các học viên tại Washington DC đã đến National Mall thường xuyên để giúp du khách Trung Quốc tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Những học viên đến National Mall có một kỹ sư, một doanh nhân đã nghỉ hưu, các bác sỹ và các nhà nghiên cứu. Trong đó, người cao tuổi nhất là 87 tuổi. Mỗi người trong số họ đều có kiến ​​thức về lịch sử Trung Quốc hiện đại và hiểu được ĐCSTQ đã bức hại người dân Trung Quốc trong các chiến dịch chính trị ra sao. Mỗi người cũng có một câu chuyện truyền cảm hứng về quá trình đề cao tâm tính và cải thiện sức khỏe nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Một số học viên đến National Mall từng bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của mình.

Ngày nào các học viên cũng đến National Mall, trừ dịp lễ Giáng sinh, khi Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia đóng cửa. Họ thường gặp những câu chuyện ấm lòng khi họ đứng đây, có lúc trong thời tiết khắc nghiệt. Họ thường xúc động và cảm thấy đáng bỏ ra những nỗ lực như thế.

Người đàn ông đã từng được ghép tạng

df11964ab4e7ddbbca543b21176dab18.jpg

Các học viên, bà Ngô Chính Anh (bên trái) và chị gái bà, bà Ngô Phượng Anh (bên phải).

Bà Ngô Phượng Anh, một nha sỹ về hưu, đã giảng chân tướng cho du khách Trung Quốc tại National Mall hơn 10 năm qua. Bà nói đùa rằng làn da của bà đã trở nên rám nắng, nhưng bà chưa bao giờ ngần ngại đến đây mỗi ngày. Bà chỉ đơn giản là muốn làm gì đó để giúp người dân Trung Quốc. Một hôm, bà tình cờ gặp một người đàn ông Trung Quốc đã để lại cho bà ấn tượng sâu sắc.

Năm người đàn ông trung niên đi qua nơi bà Ngô và các học viên khác đang phát tặng tờ rơi thông tin. Họ mặc vest, trông như quan chức. Một trong số họ nhìn các bảng trưng bày và lớn tiếng bình luận: “Thu hoạch nội tạng thì có vấn đề gì sao? Tôi từng phẫu thuật ghép tạng này!” Bà Ngô tình cờ nghe thấy điều đó, bèn hỏi ông: “Ông có biết nội tạng đến từ đâu không?” Ông ấy sững người một lúc rồi nói: “Có lẽ là từ một tên tội phạm”.

Bà Ngô nói với ông rằng, ở Trung Quốc hàng năm chỉ có vài nghìn tội phạm bị xử tử và chỉ có vài nghìn người tự nguyện hiến tạng. Nhưng theo dữ liệu được công bố, mỗi năm có 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng được tiến hành ở Trung Quốc. Vì sao có sự chênh lệch quá lớn này?

Bà Ngô tiếp tục nói với người đàn ông rằng rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp và tù nhân lương tâm khác bị lấy mẫu máu, và họ được khám sức khỏe nhưng không phải kiểu khám định kỳ. Bằng chứng từ nhiều kênh cho thấy những học viên này bị giết hại để lấy nội tạng. Chính phủ của nhiều quốc gia đã thông qua các dự luật để lên án ĐCSTQ vì đã bức hại và giết hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp để lấy nội tạng và yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt những tội ác đó.

Người đàn ông bắt đầu suy ngẫm. Ông nói ra sự khó hiểu của ông về tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Bà Ngô giảng chân tướng và giải đáp những thắc mắc mà ông đưa ra. Người đàn ông tiếp tục cuộc trò chuyện với bà Ngô mà không đi vào bảo tàng cùng các bạn ông. Họ trò chuyện một hồi lâu. Khi bốn người bạn của ông ra khỏi bảo tàng, người đàn ông kéo họ lại và chỉ vào một người trong đó, nói: “Đây là lãnh đạo của chúng tôi.” Ông nhờ bà Ngô giúp tất cả họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Nỗ lực tinh tấn và ý chí kiên định

Bà Vương Xuân Vinh là chủ tịch một công ty kế toán tại Đại Liên, Trung Quốc. Chị gái bà, bà Vương Xuân Anh, từng là y tá trưởng trong một bệnh viện đại học hạng A trước khi nghỉ hưu. Cả hai đều từng bị giam giữ và tra tấn trong Trại lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi nhớ lại trải nghiệm đó, bà Xuân Vinh cho biết một số người ở đó đã minh bạch về Pháp Luân Đại Pháp và bí mật giúp đỡ bà. Bà muốn giúp nhiều người hơn nữa biết được chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.

b34c26089b17f2c3f02f9ad31d76753d.jpg

Bà Vương Xuân Vinh (bên trái) và bà Vương Xuân Anh (bên phải) đã giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp tại National Mall trong nhiều năm qua.

Bà Xuân Vinh nói đùa rằng bà là người say mê nhiếp ảnh nghiệp dư vì du khách yêu thích những bức ảnh mà bà chụp cho họ. Còn bà Xuân Anh thì giống như một nhân viên thông tin du lịch. Bà nắm rất rõ các địa điểm du lịch và nhà hàng gần đó và thường hướng dẫn cho các du khách. Mặc dù một số du khách Trung Quốc không thân thiện với hai người vì họ tin vào tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc, nhưng hai chị em họ không bao giờ buồn lòng và luôn chào đón mọi người với tâm trạng vui vẻ.

Một mùa xuân, bà Xuân Vinh thấy một người đàn ông Trung Quốc trông như một quan chức đang đọc bảng trưng bày về Pháp Luân Đại Pháp. Bà chào anh. Người đàn ông nói với bà: “Cháu đã gia nhập ĐCSTQ lúc 18 tuổi. Bác có biết cháu làm nghề gì không?”

Bà Xuân Vinh trả lời: “Tôi không biết có đoán đúng hay không, tôi nghĩ cậu chắc là làm việc cho Đại sứ quán Trung Quốc.”

Anh vô cùng ngạc nhiên khi nghe bà đoán vậy vì đúng là anh làm việc cho Đại sứ quán Trung Quốc. Anh bắt đầu trò chuyện cởi mở hơn. Anh nói với bà Xuân Vinh rằng anh cho rằng ĐCSTQ thực sự không tốt, “nhưng một người bình thường không đủ sức chống lại ĐCSTQ”.

Bà Xuân Vinh nói: “Bất kể ĐCSTQ là gì, cậu đều có thể thoái xuất khỏi nó và lựa chọn tương lai của riêng mình.” Hai bác cháu trở nên hiểu nhau và cậu thanh niên hỏi: “Tại sao bác lại khuyên cháu chống lại ĐCSTQ?” Bà Xuân Vinh nói: “Người không trị thì trời trị. Trời có phán quyết cuối cùng.” Anh mỉm cười gật đầu và đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Để giúp người dân Trung Quốc tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp trong một khoảng thời gian ngắn, bà Xuân Vinh, tuy đã ngoài 70, nhưng vẫn học lái xe để có thể chở thêm bảng trưng bày và tài liệu thông tin. Bà cũng học tiếng Anh và trò chuyện với mọi người bằng tiếng Anh về việc bà đã được thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thế nào và ĐCSTQ đã bức hại bà ở Trung Quốc ra sao.

Một người đàn ông ngoài 30 tuổi biết được chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và hiểu ra rằng ĐCSTQ đang lừa dối người dân. Anh nói với bà Xuân Vinh đầy cảm xúc: “Bác ơi, cháu thấy vô cùng hạnh phúc. Tâm cháu tràn đầy niềm vui. Đây là khoảnh khắc vui nhất trong cuộc đời cháu. Cháu sẽ học Pháp Luân Đại Pháp ngay khi cháu quay về Trung Quốc.” Trước khi rời đi, anh bắt tay bà Xuân Vinh và nói: “Bác à, hãy tin cháu, cháu sẽ trở thành đồng tu của bác.”

“Trẻ em là tương lai của chúng ta”

649bc6b0f09d49d85de9d1be11132277.jpg

Ông Lưu Đức Hỷ và vợ ông đã nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc tại National Mall từ khi họ sang Mỹ ba năm trước.

Không ai có thể tưởng tượng rằng người đàn ông vui vẻ với dáng người chính trực như vậy lại bị giam giữ trong 13 năm vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Ông Lưu Đức Hỷ rất phấn khởi khi sang Mỹ cùng vợ ông là bà La Tố Quyên cách đây ba năm.

Ông cho biết: “Tôi từng có một doanh nghiệp ở Trung Quốc. Nhiều khách hàng của tôi đã đi du lịch nước ngoài. Họ nói với tôi rằng ‘Pháp Luân Đại Pháp có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.’ Sau đó, hai vợ chồng tôi sẽ trò chuyện với họ về Pháp Luân Đại Pháp và họ rất dễ tiếp nhận những gì chúng tôi nói.”

Bây giờ, ở đất nước tự do này, họ có thể đường đường chính chính nói về Pháp Luân Đại Pháp với du khách, và họ thực sự trân quý điều đó.

Con gái của họ vừa mới tốt nghiệp Đại học Maryland. Nhìn những du khách trẻ đến từ Trung Quốc, bà La luôn cảm thấy gần gũi với họ. Một ngày đầu năm ngoái, trời mưa phùn. Bà La thấy sáu bảy du khách trẻ đang đứng dưới mưa. Bà lo họ bị cảm lạnh nên bà lại gần và mở chiếc ô của bà cho họ. Một người hỏi bà về vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn mà cô đã được học trong sách giáo khoa ở trường. Bà La trả lời rằng ĐCSTQ đã dàn dựng nó và dùng nó để kích động mọi người thù địch với Pháp Luân Đại Pháp. Bà giải thích thêm về Pháp Luân Đại Pháp và hỏi: “Nếu Pháp Luân Đại Pháp thực sự giống như những gì sách giáo khoa của cháu mô tả, thì tại sao mọi người lại có thể tự do thực hành pháp môn này ở hơn 100 quốc gia và khu vực?” Họ bắt đầu suy nghĩ. Một cô gái liên tục gật đầu đồng ý.

Bông hồng vàng không héo tàn

fd699aed0381ae50b19be7c1d63e1809.jpg

Bông hoa hồng từ một du khách.

Các học viên vẫn còn giữ bông hồng trong tấm ảnh trên. Nó là từ một du khách không rõ tên. Ông đặt bông hoa cạnh bảng trưng bày giải thích về cuộc bức hại các học viên phải chịu đựng ở Trung Quốc. Hoa hồng vàng tượng trưng cho sự tưởng nhớ, đồng cảm. Bông hoa thể hiện những gì mà vị du khách này cảm nhận khi ông biết các học viên phải chịu đựng như thế nào ở Trung Quốc.

Nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đã biết về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại thông qua các hoạt động của các học viên tại National Mall. Những du khách này đã chụp ảnh và chia sẻ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp qua mạng xã hội và ký bản kiến nghị để ủng hộ các học viên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/3/404706.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/9/184410.html

Đăng ngày 11-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share