[MINH HUỆ 21-04-2020] Những khoảnh khắc lịch sử thường bất ngờ, khi những nhân chứng còn chưa ý thức đến, thì khoảnh khắc ấy đã được ghi nhớ ở đó rồi.
Sáng ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công bắt đầu xếp hàng ngay ngắn và trật tự bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh. Đây là Khu Phức hợp của Chính quyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gần Trung Nam Hải. Họ yêu cầu trả lại môi trường tự do tu luyện Pháp Luân Công mà họ từng có trong nhiều năm, và quan trọng hơn là thả 45 học viên vừa bị bắt giữ gần đây ở thành phố phụ cận Thiên Tân. Lịch sử gọi là “Đại kháng cáo Ngày 25 tháng 4”.
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa
Tiền đề “Ngày 25 tháng 4”
Kể từ khi Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào năm 1992, với hiệu quả diệu kỳ trong việc chữa bệnh khỏe người, đồng thời khiến đạo đức thăng hoa nhanh chóng, người truyền người trong quần chúng, và chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã thu hút hàng trăm triệu người tu luyện. Nhóm người tu luyện Pháp Luân Công tăng lên nhanh chóng, dẫn đến sự chú ý của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn luôn kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực tư tưởng cũng như hình thái ý thức của người dân.
Từ năm 1996, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu công khai nói xấu Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông của đảng. Tháng 7 cùng năm, Cơ quan Báo chí và Xuất bản thuộc thẩm quyền của Ban Tuyên giáo Trung ương đã cấm xuất bản và phát hành các sách Pháp Luân Công như “Chuyển Pháp Luân”, một trong mười cuốn sách bán chạy nhất tại Bắc Kinh thời bấy giờ.
Đầu năm 1997, La Cán, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chỉ thị Bộ Công an tiến hành điều tra trên toàn quốc, muốn thu thập bằng chứng phạm tội nhằm vu cáo hãm hại Pháp Luân Công là X giáo. Sau khi Bộ Công an các nơi trên toàn quốc điều tra đầy đủ đã báo cáo rằng “Không tìm thấy vấn đề”, không thể và cũng chẳng có gì để điều tra.
Cuối tháng 5 năm 1998, Hà Tộ Hưu đã chỉ trích rằng Pháp Luân Công có hại như thế nào trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Bắc Kinh. Sau đó, khi Đài truyền hình Bắc Kinh phát sóng buổi phỏng vấn tại một điểm luyện công Pháp Luân Công, đã đặt tên cho Pháp Luân Công là “mê tín phong kiến”.
Vài ngày sau đó, một số học viên căn cứ vào “Chính sách ba không” của chính phủ trung ương về khí công (đó là, không đánh bằng gậy, không tranh luận, không báo cáo) để viết thư hoặc trực tiếp đến Đài truyền hình, đích thân nói rõ những tình huống trải nghiệm thực sự của bản thân mình.
Sau sự việc, lãnh đạo Đài truyền hình Bắc Kinh nói, đây là sai lầm đầu tiên nghiêm trọng nhất kể từ khi thành lập Đài truyền hình đến nay, rồi nhanh chóng phát sóng một buổi luyện công bình hòa của các học viên Pháp Luân Công lúc sáng sớm tại công viên, còn có những nhân sỹ khác cùng tham gia đứng luyện ở phía trước coi như là một chương trình đính chính lại thông báo sai trước đó.
Trong nửa cuối năm 1998, trong Đại hội Nhân dân Toàn quốc, Hội Cựu chiến binh đã nghỉ hưu và Tổng cục Thể thao Quốc gia đã có những đánh giá tích cực dành cho Pháp Luân Công, và gửi một báo cáo cho chính quyền Giang Trạch Dân với nội dung là: “Pháp Luân Công đối với quốc gia chỉ có trăm phần lợi mà không một phần hại”.
Tuy nhiên, trước những cáo buộc lặp đi lặp lại, và thất bại trong việc bôi nhọ, các hắc thủ của tập đoàn Giang Trạch Dân càng mở rộng bức hại hơn. Bộ Công an ban bố công văn yêu cầu điều tra Pháp Luân Công, phát động đến các Sở Công an địa phương khắp nơi trên toàn quốc cấm phi pháp các điểm luyện công Pháp Luân Công, tiến hành ép buộc giải tán các nhóm luyện công mà không có bất kỳ chứng cứ hay lý do nào v.v. Và nhiều sự kiện tà ác khác nữa.
Ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu đã phát biểu một bài trong “Triển lãm Khoa học và Công nghệ Thanh Thiếu niên” tại Học viện giáo dục Thiên Tân, dùng thủ đoạn bỉ ổi để bịa đặt sai sự thật, công kích độc ác, hãm hại và phỉ báng Pháp Luân Công.
Từ ngày 18 đến 24 tháng 4, một số học viên Pháp Luân Công đã đến Học viện Giáo dục Thiên Tân và các tổ chức có liên quan khác để phản ánh sự thật.
Ngày 23 và 24 tháng 4, Cục Công an thành phố Thiên Tân đã sử dụng cảnh sát chống bạo động để đánh các học viên Pháp Luân Công phản ánh tình hình, gây chảy máu và thương tích cho các học viên. Cảnh sát bắt 45 người. Khi đó các học viên Pháp Luân Công đến Chính quyền thành phố Thiên Tân để phản ánh tình hình, yêu cầu thả người, nhưng được thông báo rằng: Bộ Công an đã can thiệp vào sự kiện này, nếu không có sự cho phép từ Bắc Kinh, nhóm người Pháp Luân Công bị bắt sẽ không được thả.
Công an thành phố Thiên Tân cũng đề nghị với các học viên Pháp Luân Công rằng: “Các vị hãy đi Bắc Kinh, đến Bắc Kinh thì vấn đề mới có thể được giải quyết.”
Ngày 25 tháng 4, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã kháng nghị ôn hòa trước Văn phòng Kháng cáo Trung ương
Theo thông tin được truyền rộng khắp Trung Quốc rằng thành phố Thiên Tân sử dụng bạo lực bắt người và chỉ có Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề này, bắt đầu từ tối ngày 24 tháng 4, học viên Pháp Luân Công tin tưởng và kỳ vọng vào chính phủ, đã lần lượt và tự phát đến Văn phòng Kháng cáo Trung ương trên phố Phủ Hữu ở phía Tây của Trung Nam Hải, tìm kiếm sự giải quyết công bằng cho “Sự kiện Thiên Tân”.
Tu Dần, học viên Pháp Luân Công (Trong buổi mít-tinh tại Washington năm 2010)
Tu Dần, Phó Giáo sư trẻ tại Khoa Công trình dân dụng của Đại học Thanh Hoa, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, anh đã dành 13 giờ có mặt ở khu vực gần Trung Nam Hải, tất cả những gì anh đã thấy và nghe trở thành một phần của nhân chứng lịch sử.
Đại học Thanh Hoa nằm ở vùng ngoại ô phía Tây Bắc Kinh và cách rất xa Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở trung tâm thành phố, đi xe đạp khá xa, nên anh Tu Dần quyết định đi xe buýt từ sáng sớm. Dự báo thời tiết hôm ấy là một ngày nhiều mây và trời có vẻ sắp mưa. Anh Tu Dần đi một mình.
Sau này khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, họ nói: Ngày 25 tháng 4 năm 1999, cuộc kháng cáo của các học viên Pháp Luân Công là có tổ chức, sau khi anh Tu Dần nghe nói vậy, anh cảm thấy sự bắt bẻ này căn bản là không đúng, với nghĩa vụ của bản thân là một phụ đạo viên, nếu muốn tổ chức mọi người cùng đi, vậy anh phải là người tổ chức mới đúng, nhưng anh lại đi một mình. Thậm chí hôm ấy Đại học Thanh Hoa đi bao nhiêu người, anh còn không biết, chỉ là sau sự việc, khi mọi người đi đến điểm luyện công và nói chuyện với nhau mới được biết. Vào thời điểm đó, Thanh Hoa có tổng cộng 9 điểm luyện công với hơn 400 người luyện công, nhưng chỉ có hơn 40 người đi kháng cáo, nếu có tổ chức, sao ít người đi như vậy chứ?
Ngoài ra, lúc ấy có hơn hàng trăm nghìn người luyện công ở Bắc Kinh, cộng thêm Thiên Tân, Hà Bắc và các khu vực lân cận khác, số người luyện công thậm chí còn nhiều hơn cả Bắc Kinh gấp mấy lần, nếu thực sự được tổ chức, thì số người đi nhất định không chỉ là 10.000 người, rất có thể là một trăm nghìn, thậm chí là vài trăm nghìn.
Vì không có thông tin công khai chính xác về địa chỉ của Văn phòng Kháng cáo, nên anh Tu Dần và rất nhiều học viên Pháp Luân Công khác đều phải tìm địa điểm của Văn phòng Kháng cáo. Có một việc xảy ra khiến các học viên Pháp Luân Công ngạc nhiên khó hiểu, đó là cảnh sát mở tuyến canh gác ở cửa Bắc của phố Phủ Hữu, chỉ huy các học viên đang đợi để đi vào phố Phủ Hữu, ai cũng biết rằng, giữa phố Phủ Hữu là cổng Tây của Trung Nam Hải, điều này tương đương với cảnh sát dẫn các học viên Pháp Luân Công đến cổng phía Tây của Trung Nam Hải. Bên kia đường của cổng phía Tây Trung Nam Hải chính là lối vào Văn phòng Kháng cáo.
Sau này các học viên Pháp Luân Công mới biết rằng, khi ấy cảnh sát dẫn học viên Pháp Luân Công từ cổng Bắc của phố Phủ Hữu về phía Nam, khi dẫn đến trước cổng phía Tây của Trung Nam Hải, thì các cảnh sát khác cũng dẫn các học viên từ cổng phía Nam của phố Phủ Hữu về phía Bắc, đều cùng dẫn đến cổng phía Tây của Trung Nam Hải. Theo cách này, dưới sự hướng dẫn của cảnh sát, cả hai nhóm đã gặp nhau ngay bên ngoài cổng phía Tây của Trung Nam Hải. Các học viên Pháp Luân Công khác được cảnh sát dẫn từ cổng phía Bắc của phố Phủ Hữu đến phía Đông để vào phố Văn Tân, đây chính là con phố lớn ở phía Bắc của Trung Nam Hải. Và thế là, ở cả hai phía Tây và phía Bắc của Trung Nam Hải đều tập trung rất nhiều học viên Pháp Luân Công.
Cảnh sát dẫn học viên hình thành một thế trận bao xung quanh Trung Nam Hải, thực chất là một cái bẫy, vì sau đó Trung Cộng đã vu khống Pháp Luân Công lên kế hoạch chuẩn bị “Bao vây Trung Nam Hải”. Về sau truyền thông Trung Cộng nói là “bao vây”, thực ra đại đa số học viên vào thời điểm ấy đều ở phía Tây của Trung Nam Hải, còn phía Bắc, phía Nam và phía Đông không có người, khách đi bộ đều có thể ra vào tự do, không có gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho công việc của chính phủ, vốn không thể nói là bao vây xung quanh được, căn bản cũng không biết từ đâu ra cái gọi là “bao vây” kia.
Những học viên Thỉnh nguyện đã không cảnh giác thấy bất cứ điều gì bất thường vào thời điểm đó, từ đầu đến cuối họ luôn cố gắng hợp tác với sự điều động và chỉ huy của cảnh sát. Tuy nhiên, cuối cùng, chính Bộ Công an mới là người chủ ý điều động ra tình huống bao vây Trung Nam Hải thực sự.
Ba học viên tự tin và có khả năng đã đi vào Trung Nam Hải
Khoảng 8 giờ 15 phút sáng ngày 25 tháng 4, một vị Cựu thủ tướng Trung Quốc đi ra từ trong cổng chính (cổng Tây) của Quốc vụ viện đến phía trước chỗ các học viên đang kháng nghị.
Anh Thạch Thái Đông, học viên Pháp Luân Công phát biểu trong một buổi mít tinh tại New York 2019, tưởng niệm sự kiện kháng nghị ôn hòa Ngày 25 tháng 4 năm ấy
Anh Thạch Thái Đông, học viên Pháp Luân Công, lúc ấy đang nỗ lực học tập và nghiên cứu học vị tiến sỹ tại Học viện Khoa học Trung Quốc, anh nhớ lại một ngày trước khi Thủ tướng Trung Quốc đưa anh vào Trung Nam Hải:
XXX (Cựu Thủ tướng Trung Quốc) đại khái là biết học viên Pháp Luân Công đang kháng cáo nên hỏi to rằng: “Các vị đến đây làm gì? Ai bảo các vị đến?” Khá đông học viên đứng trước mặt ông ấy là những người đến từ nông thôn, đa số không lên tiếng.
“Các vị có tự do tín ngưỡng tôn giáo mà!”, cựu Thủ tướng Trung Quốc tiếp tục nói.
“Chúng tôi là học viên Pháp Luân Công, chúng tôi đến để phản ánh tình hình,” một học viên trong nhóm đông trả lời.
“Các vị có vấn đề gì, các vị cử đại diện, tôi sẽ đưa các vị ấy vào trong nói chuyện,” cựu Thủ tướng Trung Quốc dừng lại một chút rồi nói tiếp: “Tôi cũng không thể nói chuyện với quá nhiều người như vậy được!”
Cựu Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu chọn người đại diện vào bên trong để phản ánh tình hình. Nhưng mọi người đều là tự giác đến, thậm chí phần lớn trong số họ còn không quen biết lẫn nhau, cũng chưa bao giờ nghĩ về việc chọn người đại diện. Bởi vì bình thường luyện công là tự giác tự nguyện, muốn luyện thì đến luyện, không có quy định thời gian, hoặc nếu bận rộn việc cá nhân thì không đến luyện, không có ai đăng ký cũng không có kiểm tra số lượng, càng không nói đến chọn người đại diện.
Ông ấy lại hỏi: “Các vị có người đại diện không? Trong các vị ai là người đại diện?”
Lúc này, từ chỗ anh Thạch Thái Đông đứng cách cựu Thủ tướng Trung Quốc không quá 2 mét. Anh là người tình nguyện đầu tiên trong nhóm bước đến bên cạnh ông ấy, và nói: “X Thủ tướng, tôi có thể đi.”
“Còn có ai nữa không?”, cựu Thủ tướng Trung Quốc hỏi.
“Tôi!” “Tôi!” “Còn có tôi!” … lúc này mọi người lần lượt giơ tay. Mỗi từng học viên đều muốn đi vào bên trong để phản ánh tình hình. Có ba vị học viên tự tin và có năng lực đã bước vào trong Trung Nam Hải.
Sự thay đổi của cảnh sát
Trong Trung Nam Hải, khi các quan chức của Văn phòng Kháng cáo chính phủ đang trao đổi và thảo luận với các học viên Pháp Luân Công, thì không khí bên ngoài lúc đầu khá căng thẳng.
Bốn vị học viên là nhân chứng Ngày 25 tháng 4 năm ấy (từ trái sang phải): Trầm Thục Anh, Trương Ngọc Mẫn, Trương Quế Trân, Cát Trọng Lai
Bà Trương Ngọc Mẫn, học viên Pháp Luân Công gần 80 tuổi, vẫn còn nhớ rõ ngày 25 tháng 4 năm ấy, khi bà cùng đồng tu đến phố Phủ Hữu lúc hơn 6 giờ sáng, càng lúc càng có nhiều học viên đến, đồng thời cũng có rất nhiều cảnh sát đến đứng đối diện và cách khoảng 2 mét với các học viên, mỗi người họ sắc mặt lạnh lùng và quắc mắt nhìn các học viên, giống như đang nhìn kẻ địch vậy.
Quang cảnh nhiều người như vậy nhưng vô cùng yên tĩnh, các học viên trẻ chủ động đứng phía trước, nhường chỗ cho các học viên lớn tuổi có thể ngồi phía sau. Nhìn thấy cảnh tượng bình hòa như vậy, các cảnh sát cũng dần dần trở nên nhẹ nhàng hơn, và bắt đầu trò chuyện với các học viên. Từ từ họ cũng biết Pháp Luân Công là gì. Sau đó có người đưa chai nước cho cảnh sát đang làm nhiệm vụ, một vị cảnh sát cầm chai nước đi lại chỗ học viên và nói: “Các vị cũng uống chút nước nhé, uống nhé.” Các học viên đều cảm ơn anh ấy và nói: “Cảm ơn, không cần đâu, chúng tôi cũng có mang theo nước.”
Một số người không ngừng ghi hình
Vào ngày 25 tháng 4 năm ấy, xe ghi hình của công an và cảnh sát vũ trang liên tục xuất hiện ở phố Phủ Hữu, không ngừng quay phim và chụp ảnh. Bên cạnh công an và cảnh sát vũ trang công khai quay và chụp ảnh, còn có rất nhiều người mặc quần áo thường phục cũng lén lút quay và chụp. Một số người mặc quần áo thường phục khác còn đến đứng chung hàng ngũ với các học viên Pháp Luân Công, chỉ muốn nhìn xem mọi người nói gì, hoặc đến gần hơn để nghe ngóng.
Ông Biện Kiến Vũ, học viên Pháp Luân Công, phát biểu tại Đại hội kỷ niệm Ngày 25.4 tại Toronto năm 2018
Ông Biện Kiến Vũ, học viên Pháp Luân Công, cũng là nhân chứng năm ấy đã nói rằng: “Chúng tôi đợi suốt cả ngày, nhưng không có một tiếng mắng chửi, không có bất kỳ hành vi không văn minh hay cản trở giao thông, cũng không có bất kỳ xung đột nào.”
“Chúng tôi đều biết rằng, Đảng Cộng sản chuyên dùng thủ đoạn thủ tiêu sau sự việc, nhưng các đồng tu trong chúng tôi không có một ai quay đầu hay cúi đầu trong quá trình bị chụp ảnh và quay phim. Có một ví dụ như thế này, có một đồng tu trong nhóm nhỏ chúng tôi, là một quân nhân ngoài 30 tuổi, anh ấy không cao, là lính cứu hỏa vũ trang trung thực và vững vàng, anh đứng ở hàng đầu tiên, máy quay video cứ quét qua mặt anh hết lần này đến lần khác, nhưng anh không hề có chút sợ sệt nào. Sau đó, lãnh đạo quân đội của họ không biết vì sao lại xuất hiện trước mặt chúng tôi, nhưng anh ấy vẫn đứng đó và gương mặt không có chút biến sắc nào, lặng yên bất động. Chúng ta đều biết rằng, sự khoan dung trong quân đội là rất thấp. Thỉnh nguyện hòa bình xảy ra trước cuộc đàn áp ‘Ngày 20 tháng 7’, có thể nói anh thanh niên này là đồng tu bị cách ly điều tra sớm nhất tại điểm luyện công của chúng tôi, đồng thời bị khai trừ khỏi quân đội và bị bức hại.”
“Bản thân tôi cũng bị hai vợ chồng bạn học đi trên phố và bắt gặp, họ còn nói vài câu, khi ấy tôi cũng đang đứng ở hàng thứ nhất. Bạn học hoàn toàn không thể hiểu chúng tôi đang làm gì. Thỉnh nguyện ư, không có chút mùi thuốc súng nào, đặc biệt là, họ chưa bao giờ nhìn thấy nhiều người như vậy dám đứng kháng nghị ở cổng chính Trung Nam Hải. Họ không nghĩ rằng sau sự kiện Lục Tứ lại có nhiều người như thế dám nói thẳng ra những suy nghĩ trong lòng với Đảng Cộng sản, sự dũng cảm này, sự chính trực và mạnh mẽ này, một cuộc thỉnh nguyện thẳng thắn vô tư đã khiến cả thế giới đều giật mình kinh ngạc.”
Sự lo lắng của người dân
Nhân chứng Cát Trọng Lai, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã nói: “Vào 5, 6 giờ chiều, có không ít người qua đường đến nói với chúng tôi rằng, chúng tôi đều biết các vị là người tốt, nhưng các vị về đi nhé, đừng đứng ở đây nguy hiểm, Đảng Cộng sản chuyện gì cũng dám làm, quân đội đã được điều động trong Trung Nam Hải. Họ đang tập trung thành từng nhóm cùng xe quân đội được phủ bạt ở đằng kia.” Nhìn thấy mọi người đều lo lắng cho sự an nguy của các học viên Pháp Luân Công, anh Cát Trọng Lai cùng một vị đồng tu khác đã đi quan sát xung quanh một vòng rồi quay lại nói: “Sau khi quay lại, tôi khuyên bà tôi hãy về nhà trước, tôi ở lại là được rồi. Bởi vì tôi cũng nhìn thấy một số xe quân sự được phủ bạt. Nhưng bà tôi nói muốn kiên định đến khi mọi người đều rút lui.” Anh Cát Trọng Lai nói: “Sau đó vẫn có người dân tiếp tục đến và thuyết phục chúng tôi về nhà, dường như mọi người đều biết sự tà ác của ĐCSTQ.”
Trước buổi chiều ngày 25, lực lượng cảnh sát vũ trang chỉ huy đội xe trinh sát khắp nơi trên phố Phủ Hữu (Trước đó, chỉ có xe cảnh sát vũ trang đi ghi hình ở phố Phủ Hữu). Rõ ràng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu lên kế hoạch đàn áp cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công, nhưng với sự biểu hiện chính và thiện của các học viên Pháp Luân Công đã giải thể sự kiện bạo lực đổ máu mà Trung Cộng đã rắp tâm mưu tính từ trước.
Cảnh sát: Đây chính là đức!
Cho đến 8 giờ tối, các quan chức chính phủ thay phiên nhau tham gia các cuộc đàm phán, bao gồm người phụ trách Văn phòng Kháng cáo Trung ương, người phụ trách thành phố Bắc Kinh và người phụ trách thành phố Thiên Tân. Vào buổi tối, Thiên Tân đã thả tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ theo chỉ thị của chính quyền trung ương.
Sau khi biết rằng Thiên Tân đã thả các học viên Pháp Luân Công bị bắt, các học viên Pháp Luân Công ở trước Trung Nam Hải cũng nhanh chóng tản đi. Trước khi rời đi, họ đã dọn dẹp sạch sẽ mặt đất, một mảnh giấy vụn cũng không còn, ngay cả đầu thuốc lá của cảnh sát vứt đi, họ cũng lượm sạch. Toàn bộ quá trình diễn ra trong sự bình tĩnh và tường hòa, và mặt đất được nhặt sạch sẽ sau khi mọi người rời đi.
Khi ấy, một vị cảnh sát ở hiện trường đã nói với những người xung quanh rằng: Các vị xem, đây chính là đức!
Văn kiện mật của Giang Trạch Dân lật ngược kết luận kháng nghị, quyết định đàn áp
Vào đêm ngày 25 tháng 4, Giang Trạch Dân với thân phận là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt chước cách của Mao Trạch Đông “Pháo đánh bộ tư lệnh”, đã viết một lá thư cho Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và các lãnh đạo có liên quan khác, quyết định đàn áp toàn diện Pháp Luân Công. Trong thư, Giang Trạch Dân đã đưa ra hai lý do đàn áp: Một là, số lượng người tu luyện Pháp Luân Công quá nhiều; Hai là, tín ngưỡng của Pháp Luân Công và hệ ý thức tư tưởng của Trung Cộng không nhất quán với nhau.
Sau đó, bức thư này đã được Văn phòng Trung ương phát hành như một thông báo với lưu ý đặc biệt: “Vui lòng lưu ý các yêu cầu trong thông báo của Văn phòng Trung ương: Chắc chắn quán triệt học tập, không phải là trưng cầu ý kiến, hoặc là thảo luận nghiên cứu.” Bảy năm sau, bức thư này được đưa vào quyển sách thứ hai của “Những tác phẩm chọn lựa của Giang Trạch Dân” và được công khai phát hành xuất bản với tiêu đề “Một tín hiệu mới”, trở thành một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất về chế độ độc tài cá nhân của Giang Trạch Dân trong việc đàn áp Pháp Luân Công.
Sự liên kết giữa người dân và chính phủ, điều mà cộng đồng quốc tế gọi là hòa bình và lý tính, theo cách ấy đã bị mặc ý bôi nhọ bởi cái gọi là “Bao vây Trung Nam Hải”.
Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân đã thành lập “Phòng 610”, bắt đầu huy động tất cả quyền lực và nguồn lực xã hội để đàn áp Pháp Luân Công.
Tối hôm 19 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân khăng khăng cố chấp làm theo ý mình, bất chấp sự phản đối của sáu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác, tại cuộc họp cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đích thân Giang đã đưa ra quyết định đàn áp toàn diện và cấm Pháp Luân Công nhân danh chính phủ quốc gia.
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, toàn quốc triển khai bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Kể từ đó, các học viên Pháp Luân Công chịu đủ mọi vu khống bịa đặt, phỉ báng, bị Trung Cộng kết án và bắt giam phi pháp, bị tra tấn cực hình, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống và bị bức hại đến chết.
Các học viên Pháp Luân Công đã trải qua 21 năm hành trình phản bức hại trong sự hòa bình lý tính dưới sự đàn áp man rợ không còn chút nhân tính của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ 5 năm trước, ở Trung Quốc Đại Lục đã dấy lên làn sóng kiện Giang, hiện đã có gần 210.000 học viên Pháp Luân Công và các thành viên trong gia đình họ đã dùng tên thật đệ đơn khởi kiện lên Viện kiểm sát và Tòa án Nhân dân Tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cáo buộc thủ phạm Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/21/404144.html
Đăng ngày 25-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.