Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Melbourne, Úc
[MINH HUỆ 29-4-2019] Ngày 25 tháng 4 năm 2019, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức các hoạt động tại Cầu Princes và Quảng trường Thành phố Melbourne, Úc để kỷ niệm 20 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 và để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Vào ngày đó năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện đến lãnh đạo chính quyền Trung Quốc sau khi các học viên ở Thiên Tân bị bắt giữ phi pháp chỉ vì đức tin của họ. Các học viên Thiên Tân đã được thả ra sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, nhưng ba tháng sau vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, lãnh đạo đương thời Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch bức hại trên phạm vi toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trưng bày biểu ngữ và áp phích tại Cầu Princes ở Melbourne vào tối ngày 25 tháng 4 năm 2019
Người dân ở Melbourne ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc vào tối ngày 25 tháng 4 năm 2019
Vào tối ngày 25 tháng 4 năm 2019, các học viên đã tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm tại quảng trường thành phố ở Melbourne để tưởng nhớ các học viên ở Trung Quốc đã mất đi sinh mạng dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ vì không chịu từ bỏ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nhiều người dân địa phương và du khách đã dừng lại để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.
Thắp nến tưởng niệm tại Quảng trường Thành phố ở Melbourne vào ngày 25 tháng 4 năm 2019
Người dân tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
Người dân ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại
Cuộc bức hại này cần phải chấm dứt ngay lập tức
Anh Renold Robin đến từ Brisbane đánh giá cao những nỗ lực ôn hòa của các học viên nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại
Anh Renold Robin từng sống ở Melbourne và hiện đang sống tại Brisbane. Anh và vợ đang thăm bạn bè ở Melbourne trong kỳ nghỉ của họ. Đây là lần đầu tiên họ thấy các hoạt động của các học viên nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Anh Robin cho biết thắp nến tưởng niệm là một sáng kiến hay vì cho càng nhiều người trên thế giới biết đến nó và càng có nhiều người nói chuyện với nhau và nhận thức được nó, thì tình huống sẽ càng nhanh chóng thay đổi.
“Mạng sống là không thể định giá được”, anh nói: “và tôi cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà mọi người cần có quyền bày tỏ cảm xúc và làm bất cứ điều gì họ muốn. Không nên có bất kì hạn chế nào về điều đó. Thật đau lòng khi biết điều này. Đến tận bây giờ tôi mới hiểu rõ về cuộc bức hại. Thật khủng khiếp khi biết rằng những người này sẽ có thể mất đi sinh mạng chỉ vì đức tin của họ và để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ cuộc bức hại cần phải chấm dứt ngay lập tức.”
Thật ôn hòa, nó thể hiện tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp
Anh Clint Deacon là trợ lý cho một kiến trúc sư và cũng là một nhiếp ảnh gia. Anh đã ấn tượng bởi sự tĩnh lặng và tường hòa tại buổi thắp nến tưởng niệm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Anh cho biết trường năng lượng đã khiến anh dừng lại để tìm hiểu thêm.
“Bạn có thể thấy những người đang ngồi ở đây, hoàn toàn tĩnh lặng, rất khiêm nhường, rất tường hòa”, anh nói. “Họ đang thể hiện chính xác những gì về môn tu luyện, về tâm linh, và điều đó thật đẹp. Tôi cho rằng nếu mọi người, đặc biệt là ở văn hóa phương Tây, như người Úc, có thể thấy cảnh tượng này thường xuyên hơn, sẽ có một nguồn năng lượng lôi cuốn họ một cách tự nhiên khiến họ muốn tìm hiểu về nó.”
Anh rất đau lòng vì các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã bị chính quyền cộng sản nước này bức hại đến mức để lấy đi nội tạng của họ.
“Những người tu luyện pháp môn này đang bị bức hại, giết hại, và bị thu hoạch nội tạng chỉ vì họ có tín ngưỡng. Tôi nghĩ nó thật man rợ. Tôi thậm chí không thể hình dung nổi, rằng người ta bị giết hại mà không cần gây mê, và còn bị lấy cắp nội tạng chỉ vì họ muốn trở nên tường hòa và lương thiện trong thế giới này. Điều đó khiến tôi hết sức đau lòng.“
“Môn tu luyện này không làm hại ai. Tất cả những gì họ làm là giúp cho mọi người. Môn tu luyện này cũng không có gì là tiêu cực cả. Tôi không thể tin được rằng mọi người bị bức hại vì quá chịu đựng và chỉ muốn tốt cho nhân loại.”
“Với tôi, nó giống như hoạt động chuyên chế, lối sống cộng sản. Họ sợ bất cứ ai có suy nghĩ đơn thuần, có lối suy nghĩ độc lập của riêng họ. Tôi cho rằng họ không muốn mọi người được độc lập. Họ sợ rằng bạn trở nên độc lập trong cách nghĩ, và bạn sẽ nghĩ khác với đường lối của họ. Điều đó thật xấu xa. Mọi người trên thế giới đều có quyền có tín ngưỡng.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/29/385697.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/2/176694.html
Đăng ngày 07-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.