Bài của Vu Thanh, đệ tử tại Hà Lan

[MINH HUỆ 30-11-2005] Vì nghề nghiệp của tôi là một bác sỹ Trung Y (Đông Y), tôi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, kể cả những người Trung Quốc sống ở ngoại quốc. Trong nhiều năm qua, liên hệ của tôi với bệnh nhân của tôi đã thay đổi. Tôi không còn xem họ như chỉ là những bệnh nhân của tôi. Thay vì vậy, tôi xem họ hơn như những chúng sinh cần được cứu độ. Truyền bá Đại Pháp và làm sáng tỏ sự thật, vì vậy, đã trở thành một thành phần của sự chữa trị của tôi, và nó thường cho thấy hữu hiệu hơn là những thuốc men mà tôi ra toa cho họ.

Thường một bệnh nhân hay hỏi trong cuộc thăm viếng lần đầu, “Thưa bác sỹ, bệnh tôi chừng nào hết?” Tôi thường trả lời với một nụ cười, “Điều đó tuỳ nơi ông/bà. Y học truyền thống Trung Quốc nói về ‘Thất tình lục dục tạo ra bệnh.’ Bất cứ một thứ nào trong đó mà thái quá cũng có thể làm cho tình trạng của ông/bà nặng hơn. Có câu tục ngữ, ‘ba phần chữa trị, bảy phần tu dưỡng.’ Nơi đây tu là nói về tu luyện tâm tính. Hãy đi theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn và tu luyện cả thân lẫn tâm. Điều đó sẽ giúp ổn định ngủ tạng, quân bình áp huyết, và tăng cường khí lực, và như vậy sức khoẻ của ông/bà sẽ khá lên mau lẹ.” Những lời khuyên như vậy đôi lúc mang đến kết quả rất tốt.

Trong cuộc đối thoại, tôi cố tìm cơ hội để làm sáng tỏ sự thật với họ. Lúc đầu, dân chúng bị đầu độc bỡi tuyên truyền nhục mạ của Trung Cộng (ĐCSTQ), Tôi thường cố sửa chửa sự hiểu lầm của họ bằng lý tính thông thường và tin tức khoa học. Sư phụ dạy chúng ta,

Chứng thực Pháp với lý tính, làm sáng tỏ sự thật với trí huệ, truyền bá Pháp và cứu độ chúng sinh với từ bi.” (“Lý tính” trong Tinh tấn yếu chỉ II)

Người Trung Quốc thường hỏi tôi, “Ông ở ngoại quốc từ bao lâu? Ông có thường trở về Trung Quốc không?” Tôi nói với họ tôi đã không trở về Trung Quốc từ sáu năm rồi vì tôi là một học viên Pháp Luân Công. Một lần có một bệnh nhân bị bệnh khớp xương, họ nhảy khỏi giường khi nghe những lời này. Tôi cười và nói, “Xin hãy nằm xuống. Không cần sợ khi nghe nói đến Pháp Luân Công.”

“Hãy nói tôi nghe, ông biết về Pháp Luân Công như thế nào?” tôi hỏi.

Sau đó ông ta nói với tôi một cách nghiêm trọng, “Tôi xem chiếu cảnh tự thiêu, và nghe về tự sát và giết người bởi các học viên Pháp Luân Công trên Truyền Hình Trung ương Trung Quốc.” (Đó là do họ bị các kênh truyền tin vu khống của Trung Cộng đầu độc).

“Ông có nghĩ là tôi có thể phạm tội ‘giết người’ hoặc ‘tự vẫn’ không’?” Tôi hỏi vậy.

Ông ta có vẻ ngẩn ngơ một hồi, thấy khó mà liên kết những sự lừa đảo đó với tôi.

Sau đó tôi nói, “Có các học viên Pháp Luân Công trên 70 quốc gia và những vụ như vậy không bao giờ nghe thấy báo cáo ngoài nước Trung Quốc. Ông đã xem vụ tự thiêu trên đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (THTWTQ), vậy ông không thấy có gì đáng thắc mắc không? Ông không suy nghĩ kỷ về nó sao? Sau khi Vương Tiến Đông bị lửa cháy, tại sao tóc y vẫn không chạm đến và cái bình nhựa đầy dầu xăng giữa đôi chân y lại không chảy hoặc nổ? Tại sao cháu bé Tư Ảnh vẫn có thể hát sau khi cổ họng nó vừa bị mổ…”

Ông ta nói, “Làm sao THTWTQ có thể dối gạt như vậy được?”

“Cái gì đến từ đài THTWTQ đều phần đông là dối gạt, ” tôi trả lời. “Ông còn nhớ vụ bệnh SARS tại Trung Quốc không? Chính phủ chúng ta nói dối với thế giới và bất kể mạng sống của dân chúng trên tất cả các nước khác. Đó phải chăng là một vấn đề thiếu thiện chí nghiêm trọng sao?”

Sau đó ông ta hỏi, “Còn về chuyện mà có người tự mổi bụng tìm Pháp Luân thì sao?”

Tôi biết rằng ông ta sẽ hỏi câu đó. Tôi đã nghe tất cả những sự dối gạt và bịa đặt trước đó. Tôi nói với ông ta, “Ai mà có một chút lý tính đều có thể hiểu được. Pháp Luân là một sinh linh trong một không gian khác. Không gian khác là gì? Tôi sẽ cho ông một ví dụ. Ông có một địện thoại cầm tay không? Khi ông nói trong điện thoại, ông không thấy người mà ông nói chuyện? Không, nhưng ông vẫn nghe họ, phải không? Tại sao? Chúng ta không thể nhìn thấy các làn sóng điện từ vì chúng nằm ở một không gian khác. Trung Y đã nói về kinh kỳ bát mạch từ hơn bốn ngàn năm qua. Không ai có thể thấy các kinh mạch đó nhưng chúng thật có thể dùng để chữa bệnh người ta. Ngày nay sự hiện hữu của các đường kinh mạch đó đã được chứng minh một cách khoa học và được khắp thế giới nhìn nhận. Các kinh mạch đó cũng hiện hữu tại không gian khác. Nếu có người tự mổ để đi tìm kinh mạch của mình, người đó nhất định là bị xem như có bệnh tâm thần.”

“Nhưng tôi vẫn nghĩ là Pháp Luân Công là mê tín”, ông ta nói

Tôi hỏi ông ta, “Ông có thể nói cho tôi ý nghĩa thật của chữ mê tín không?” (Ông ta nói lung tung và không thể giải thích rõ ràng). Sau đó tôi nói, “Sự thật ‘mê tín’ là một từ rất đơn thuần. Chỉ đối với một số người vô thần thì nó mới trở nên một từ có dụng ý không tốt. Người Trung Quốc rất hãnh diện về 5, 000 năm lịch sử và văn học của chúng ta. Tại sao theo ý ông người ngoại quốc thích văn hoá Trung Quốc? Tôi nghĩ đó là vì văn hoá cổ Trung Quốc là thật sự một văn hoá nửa thần. Ông có lẻ đã đọc câu chuyện Tây Du Ký và Phong Thần. Ngày nay dân chúng xem chúng như là những chuyện thần tiên. Nhìn vào lịch sử Trung Quốc, Phật giáo được sáng lập bỡi Thích Ca Mâu Ni, và Đạo giáo có nguồn gốc từ Lão Tử, đã có một ảnh hưởng rất lớn rộng trên lý tưởng tinh thần truyền thống của chúng ta, ngoài ra các quan niệm cũa chúng ta về cái đẹp và những tiêu chuẩn đạo đức. Vì sao các điều đó khiến người ta tin được? Thời xưa, trong đời sống hằng ngày của người dân Trung Quốc, họ có thể cảm giác được sự hiện hữu của Trời Phật. Cũng giống như không ai trong chúng ta có thể thấy không khí, nhưng chúng ta cảm giác được sự hiện hữu của nó, và không khí là một nhu cầu căn bản cho đời sống chúng ta. Người ta nhìn nhận rằng họ được phước khi làm điều tốt và bị phạt khi làm điều xấu. Như vậy dân chúng tin rằng ‘trên đầu cao ba tất có thần linh’. Họ tin nơi ‘thiện có thiện báo, ác có ác báo.’”

“Pháp Luân Công là gì? Tu luyện là gì? Tại sao người ta tu luyện Pháp Luân Công? Tại sao Giang trạch Dân muốn khủng bố Pháp Luân Công?” Ông ta hỏi liên tiếp các câu hỏi.

Khi tôi nói về cuộc khủng bố mà các học viên Pháp Luân Công đang chịu đựng hiện nay tại Trung Quốc, ông ta nói một cách chua chát, “Tôi tin đó là sự thật. Chính tôi trốn thoát khỏi cái xã hội đó.”

Khi ông ta rời đi, tôi đưa cho ông ta một số tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Với các tài liệu trong tay, ông ta nói, “Tôi học Pháp Luân Công được không?” Tôi mỉn cười, “Vậy thì ông không phải đến gặp tôi nữa. Ông sẽ hảnh diện nói rằng, ‘Bây giờ tôi đã đắc Pháp, tôi làm sao có bệnh được?” Sau đó ông ta mượn tôi một bổn Chuyển Pháp Luân.

Khi ông ta đến văn phòng của tôi, ông ta đi từng bước vì bệnh khớp xương (arthritis), nhưng khi ông ta rời đi, ông mang một bịch to của chị ông ta và bước đi mau lẹ qua đường. Nhìn thấy ông rời đi ngày hôm đó, tôi tự nói, “Quả nhiên, mỗi người đều nằm dưới luật của trời hằng ngày – ‘Thiện có thiện báo, ác có ác báo.’”

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/11/30/115514.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/12/18/68033.html.

Đăng ngày 2-1-2006; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share