Cổ An Như, phóng viên Minh Huệ tổng hợp và báo cáo

[MINH HUỆ 06-11-2005] Theo thống kê trên trang Web Minh Huệ Anh ngữ và Hán ngữ, 30 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chêt vào tháng 10 năm 2005 đã được xác nhận qua các kênh độc lập. Từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 do chính quyền Trung Cộng và tập đoàn lưu manh họ Giang phát động đến ngày 5 tháng 11 năm 2005, Trung Cộng đã bức hại đến chết ít nhất 2778 người do bị tra tấn tàn bạo.

30 trường hợp được chứng thực vào tháng 10 bao gồm có 16 nữ học viên. Chiếm tỷ lệ là 53% số người bị giết. 18 học viên trong số 30 người này trên 55 tuổi, chiếm tỷ lệ là 60%. Theo thống kê trên trang Web Minh Huệ, 390 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2005.

30 trường hợp bị tra tấn đến chết này ở 12 tỉnh thành tại Trung Quốc Lục Địa. 7 người ở Hà Bắc, 4 ở Hắc Long Giang và 4 ở Liêu Ninh, 3 ở Sơn Đông. 2 người chết được báo cáo ở các địa phương: Bắc Kinh, Trùng Khánh, Hồ Nam và Hà Nam. 1 cái chết ở các địa phương: Thiên Tân, Tứ Xuyên, Sơn Tây và Hồ Bắc. Nguyên nhân gây ra cái chết cũng khác nhau. Một số học viên bị đánh chết bởi các cảnh sát tà ác của văn phòng “610”, một số chết ở trong tù hay trại cải tạo lao động, một vài người chết bởi tay chân của Tăng Khánh Hồng và La Cán, trợ thủ đắc lực của tập đoàn lưu manh họ Giang.

Các học viên cô Lã Lệ Hoa và anh Từ Chí Thành bị tra tấn đến chết trong lần bức hại gần đây nhất ở tỉnh Hắc Long Giang

Trong đợt bức hại gần đây của Tăng Khánh Hồng và La Cán đã có gần 100 học viên bị bắt và ít nhất 2 người chết. Người đã mất là cô Lã Lệ Hoa và anh Từ Chí Thành ở thành phố Cáp Nhĩ Tân. Sau đây là câu chuyện của họ:

Cô Lã Lệ Hoa sinh vào tháng 8 năm 1962, là thương gia. Vào thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2005, cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân huy động 1 nhóm đông cảnh sát càn quét bất ngờ bắt bớ với số lượng lớn. Vào khoảng 6 giờ sáng, cảnh sát bắt cô Lã tại nhà cô và đưa cô đến trại giam số 2 thành phố Cáp Nhĩ Tân mà không có lệnh bắt. Cô đã chết trên đường tới bệnh viện vào 7 giờ 30 phút tối ngày 2 tháng 10. Theo những người trong cuộc, có rất nhiều vết bầm tím trên mặt, lưng và ngực cô Lã.

Anh Từ Chí Thành, một học viên khoảng 40 tuổi, làm việc ở Khoa Tổng vụ của mỏ khai khoáng Nam Sơn, thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang. Anh bị bắt vào ngày 26 tháng 9 năm 2005. Anh bị giam giữ bất hợp pháp và bị đưa đến trại giam thành phố Hạc Cương, anh bị tra tấn đến chết tại đó vào ngày 2 tháng 10. Thi thể anh Từ Chí Thành được giữ trong Phòng giải phẫu của trại giam số 2. Mặt và thân thể anh có nhiều thương tổn rõ ràng. Mũi và môi của anh đầy máu và thân thể anh cũng có nhiều vết thương vấy máu. Cảnh sát đã phá huỷ máy ảnh của thân nhân anh Từ khi họ cố gắng chụp ảnh để lấy bằng chứng. Gia đình anh Từ phản đối việc hoả táng thi thể anh Từ và chuẩn bị khởi tố.

Học viên Nguyên Thắng Quân, 42 tuổi, ở thành phố Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam bị cảnh sát Phòng 610 đánh đến chết

Khoảng 5 giờ 30 tối ngày 25 tháng 10 năm 2005, học viên Nguyễn Thắng Quân, 42 tuổi, ở thành phố Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam đã thoát khỏi sự giam cầm của cảnh sát khi chúng lơ là. Khi đó anh đang bị giữ ở bệnh viện thành phố Tế Nguyên. Anh chốn thoát nhờ sức mạnh của Chính Niệm sau nhiều ngày tuyệt thực để phản đối. Anh chạy về nhà ở thôn Nam Đào, trấn Thừa Lưu, thành phố Tế Nguyên.

Anh Nguyên Thắng Quân sau đó bị cảnh sát bao vây. Công chức của lực lượng cảnh sát ở thôn Nam Đào đã ký vào giấy chứng tử ngay cả khi anh Nguyên Thắng Quân chưa chết. Chúng kéo anh Quân đến lò hoả táng và đánh anh đến chết. Theo một số người biết, anh Nguyên Thắng Quân chết không nhắm mắt và miệng của anh vẫn còn mở rộng. Bàn tay, cánh tay và móng tay anh thâm đen; lưng anh cũng thâm đen và xanh, và một chân của anh tím xanh lại.


Anh Nguyên Thắng Quân

Anh Nguyên Thắng Quân sinh năm 1963, tốt nghiệp đại học và sống với gia đình ở khu tập thể sở điện thành phố Tế Nguyên. Anh ta vừa là giáo sư, vừa là luật sư và vừa là kỹ sư kiêm trợ lý cho cục trưởng cục vật tư thành phố Tế Nguyên. Anh Nguyên Thắng Quân bắt đầu tu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997 và nhanh chóng phục hồi bệnh tim kinh niên và huyết áp cao. Trong tám năm trời tu tập anh không hề bị ốm đau gì hết.

Sau khi tu tập Đại Pháp, anh Nguyên tự nghiêm khắc về đạo đức tuân theo yêu cầu của Đại Pháp. Với việc đề cao tâm tính và trí tuệ cùng sức khoẻ của anh rất tốt. Anh được nhiều người quý mến và mến mộ nên được đề đạt lên vị trí đứng đầu của Cục Vật tư thành phố Tế Nguyên vào tháng 7 năm 1999. Anh Nguyên làm việc chăm chỉ, không nhận hối lộ và đối xử công bằng với mọi người. Anh được mọi người đánh giá rất cao.

Vào tháng 7 năm 1999, chính quyền Trung Cộng dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Vào tháng 11 năm 2000, anh Nguyên viết một bức thư ngỏ cho Giang và Tổng thư ký uỷ ban Trung Ương Đảng, trong đó anh giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Bị nhân viên từ cục chấp pháp bắt giữ bất hợp pháp. Phòng 610 thành phố Tế Nguyên tuyên bố rằng anh Nguyên là người giữ vai trò chủ chốt về Pháp Luân Công ở thành phố Tế nguyên nên chúng kết án anh 3 năm tù giam. Chúng giam anh ở trại giam Tế Nguyên và nhà tù thành phố Trịnh Châu và thả anh ra vào tháng 11 năm 2003. Trong thời gian bị giam giữ, anh Nguyên đã bị đánh đập man rợ, bị giật điện bằng dùi cui điện và bị tẩy não. Anh cũng bị mất việc.

Vào lúc 11 giờ 30 phút sáng ngày 30 tháng 3 năm 2005, Vương Minh Lệ, đội trưởng đội Bảo an quốc gia thành phố Tế Nguyên và chính uỷ Vương Quốc Hữu dẫn thành viên Phòng 610 đến đột nhập vào nhà anh Nguyên và lục soát. Sau khi không tìm thấy tài liệu nào liên quan đến Đại Pháp, chúng vẫn cố bắt anh. Anh Nguyên từ chối hợp tác với chúng và giảng chân tượng về Pháp Luân Công với chúng. Chúng gọi số điện thoại 110 (giống 911 ở Mỹ) và yêu cầu cảnh sát đến bắt anh Nguyên và đưa anh đến trại giam thành phố Tế Nguyên ngày hôm sau.

Anh Nguyên tuyệt thực để phản đối việc bắt giữ bất hợp pháp. Vào ngày thứ 8 anh bị đưa đến bệnh viện Nhân Dân số 1 thành phố Tế Nguyên, ở đó anh bị “ép-ăn” tàn bạo. Vào ngày 29 tháng 4, nhân viên phòng cảnh sát Tế Nguyên ra lệnh bắt giữ anh Nguyên và cấm không cho gia đình anh Nguyên đến thăm viếng.

Tại trại giam, anh Nguyên đã nói với những người được giao nhiệm vụ giám sát anh về câu chuyện tu tập Pháp Luân Công của anh cũng như những nguyên lý của Pháp Luân Công dạy người ta trở thành người tốt như thế nào. Nhiều người đã cảm động trước những lời của anh. Nhân viên Phòng 610 thành phố Tế Nguyên e sợ bảo vệ sẽ nghe theo nguyên lý của Pháp Luân Công và bị “mềm lòng” nên chúng thay đổi cai ngục hàng ngày.

Sau 6 tháng giam giữ, một phiên toà bất hợp pháp đã được bí mật tổ chức vào ngày 22 tháng 9 năm 2005. Sau 15 ngày, anh Nguyên Thắng Quân đã bị kết án 6 năm tù vào ngày 7 tháng 10.

Do không đưa ra được bằng chứng buộc tội tại phiên toà, vợ anh Nguyên và mẹ anh (đã 80 tuổi) đã quyết định kháng cáo. Nhưng không may, trong vòng 2 tuần, vào ngày 25 tháng 10, cảnh sát Phòng 610 đã đánh anh Nguyên đến chết. Không chỉ có một vết khâu trên thi thể anh mà còn rất nhiều vết bầm tím dưới da. Thi thể anh đã ở trong tình trạng thật thảm thương.

Gia đình anh Nguyên Thắng Quân yêu cầu khám nghiệm tử thi nhưng cảnh sát đã từ chối. Ngày hôm sau, cảnh sát bí mật hoả táng thi thể của anh trước khi gia đình anh có thể nhìn thấy. Sau đó, chúng cử nhiều cảnh sát thường phục đến nhà anh Nguyên để chụp ảnh các học viên đến chia buồn, chúng dự định sẽ bức hại thêm nhiều học viên vô tội khác.

Anh Nguyên Thắng Quân đã ra đi khi mới 42 tuổi vì tập đoàn tà ác họ Giang, để lại một mẹ già 80 tuổi, vợ và 1 cậu con trai 13 tuổi.

Cô Vương Tú Hoa đã phải chịu đựng sự bức hại thần kinh nghiêm trọng và đã chết


Cô Vương Tú Hoa

Cô Vương Tú Hoa năm nay 51 tuổi, sinh sống tại quận Môn đầu câu ở Bắc Kinh. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2004, cô Vương và một học viên khác là Liu Zhenxia đã bị bắt giữ. Cảnh sát từ phân cục bảo an quốc gia của phòng cảnh sát quận Môn đầu câu đã bắt các học viên này khi họ đang phân phát các tài liệu giảng chân tượng gần chùa Đàm giá. Cảnh sát lục soát nhà các học viên và kết án họ 2 năm cải tạo lao động. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2004. Cô Vương đã bị mang đến phân khu Đoàn Hà ở Bắc Kinh. Vào giữa tháng 12 năm 2004, cô bị chuyển đến nhóm 2 phân khu 6 nhà giam Khai Bình, thành phố Đường Sơn tỉnh Hả Bắc.

Vào ngày 22 tháng 6 năm 2005, lãnh đạo của nhà giam Khai Bình đã gọi cho gia đình cô Vương vào báo với họ rằng cô bị chẩn đoán bị “tắc ruột” và “điện phân bất thường” và bảo gia đình cô đến mang cô về nhà, Khi thân quyến của cô Vương gặp cô, cô không thể phản ứng đáp lại hay nghĩ ngợi gì được. Mặt cô trông thất thần, tứ chi không cử động được. Trại giam ép gia đình cô phải mang cô về nhà.

Gia đình cô Vương đưa cô đến bệnh viện để cấp cứu. Qua chẩn đoán, cô Vương bị bí tiểu, nôn mửa và những triệu chứng bất thường khác như: không thể suy nghĩ, thất thần, không nói, tứ chi bất động và nửa người dưới vô cảm vô giác, tất cả những triệu chứng trên là do tổn thương thần kinh nghiêm trọng.

Những triệu chứng của cô thuyên giảm sau khi được điều trị và cô đã thôi nôn mửa, nhưng cô vẫn bị bí tiểu và phải dùng ống thông đường tiểu. Thương tổn của hệ thống thần kinh trung ương không thể phục hồi. Vào ngày 15 tháng 7 cô Vương đột nhiên tắc thở và các nỗ lực cứu trợ đều vô tác dụng.

Anh Bành Canh bị tra tấn đến chết vì không chịu từ bỏ tín ngưỡng

Anh Bành Canh, 31 tuổi và là nhân viên cảnh sát của Phân cục bảo an công cộng tỉnh Liêu Ninh đã bị miễn nhiễm nhiệm vụ vì anh tu tập Pháp Luân Công. Anh đã bị bắt giữ và tra tấn tại Trại cải tạo lao động Mã Tam Gia và các nhà giam khác. Khi anh ta trở nên quá yếu, toà án và nhà tù đã quyết định thả anh để thuốc thang, nhưng cảnh sát ở Phòng 610 của tỉnh Thẩm Dương đã từ chối thả anh. Vào ngày 14 tháng 7 năm 2005, anh Bành đã bị tra tấn đến chết. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, anh Bành Canh vẫn nói với thân nhân của anh “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”

Anh Bành sinh ra ở quận Hưng Long Đài, thành phố Bàn Cẩm. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, anh thường lên Bắc Kinh để chứng thực Đại Pháp và giảng chân tượng. Vì vậy anh bị bãi nhiễm nhiệm vụ bởi Phân cục bảo an công cộng tỉnh. Dưới sự ảnh hưởng của việc tuyên truyền chống lại Đại Pháp của Trung Công, cha mẹ anh Bành không hiểu gì về tu tập Pháp Luân Công và giám sát anh ngày và đêm, nhưng không thể doạ được anh không tu tập Đại Pháp. Khi Phân cục bảo an tình yêu cầu viết bản kiểm điểm, anh đã viết “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”.

Anh Bành bị công an đưa đến trại cải tạo lao động. Sau khi anh ta nghe về màn tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn, anh đã trốn thoát khỏi trại nhờ vào Chính Niệm. Anh trở về thành phố Bàn Cẩm chuẩn bị tài liệu giảng chân tượng. Vì anh thạo máy vi tính nên những tài liệu anh làm rất tốt và sản xuất với số lượng lớn. Sau đó anh bị cảnh sát bắt lại và phân cục bảo an công cộng bắt vào trại cải tạo lao động lần nữa. Anh lại tuyệt thực phản đối và lại trốn thoát 1 lần nữa. Sau khi trở về Bàn Cẩm anh lại sản xuất tiếp các tư liệu giảng chân tượng và anh quay trở lại Thẩm Dương để làm việc tại điểm sản xuất tư liệu giảng chân tượng ở đó.

Theo người làm chứng, anh Bành Canh bị giam bởi “đội giám sát nghiêm ngặt” của trại cải tạo lao động Ngô gia bao tử của thành phố Phủ Thuận và bị cấm không được nói. Tại khu giam giữ phạm nhân nam của trại cải tạo lao động Mã Tam Gia, Bành Canh đã bị tra tấn dã man liên tục. Anh bị đánh bằng các vật nhọn và sắc đến nỗi cắt thịt và chảy máu và bị sát muối vào vết thương. Vài tên cai ngục còn bắt các học viên phải quỳ trên nền đá dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời trong khi phải vác vật nặng trên lưng. Sau khi các học viên nói với cai ngục rằng tra tấn người khác là việc làm sai trái, những tên cai ngục đã hành hung họ thậm tệ hơn. Nhiều học viên đã bị đánh bất tỉnh và một số vết thương của các học viên bị mưng mủ và bị giòi bọ tấn công. Để che dấu những hành vi tội ác, trại cải tạo lao động Mã Tam Gia giải tán đội tra tấn số 6 và hầu hết các học viên bị chuyển đến trại cải tạo lao động Trương Sĩ.

Vào ngày 12 tháng 8 năm 2002, anh Bành Canh và các học viên khác đã bị bắt. Trước khi bị bắt, một học viên đã thông báo cho các đồng tu đang chuẩn bị tư liệu để họ có thể chuyển các tư liệu đến nơi an toàn. Vào cuối năm 2002, anh Bành bị kết án 13 năm tù giam và bị gửi đến nhà tù Thẩm Dương. Anh đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công và đã nôn ra nhiều máu. Mạng sống của anh lâm nguy. Những tên cai ngục đã quát anh “Mày sẽ không được thả cho dù mày có chết đói”. Vì bệnh viêm phổi bị tái diễn nên anh đã được đưa đến nhà thương của nhà tù Thẩm Dương và sau đó bị đưa đến nhà tù Thiết Lĩnh. Sau đó anh bị giam trong nhà thương Thiết Lĩnh.

Khi ở trong tù, anh Bành kiên định vào đức tin về Đại Pháp. Khi anh gần chết, toà án và nhà tù cùng đồng ý phóng thích anh để chữa chạy nhưng Phòng 610 thành phố Thẩm Dương đã từ chối làm việc đó. Vào ngày 14 tháng 7 năm 2005, anh Bành Canh đã chết vì bị bức hại.

Cô Tào Ngọc Nga bị tra tấn đến chết ở trại cải tạo lao động Vạn Gia

Cô Tào Ngọc Nga là nữ công nhân của nhà máy len sợi thành phố A thành tỉnh Hắc Long Giang. Cô bị viêm gan, ù tai, viêm họng, viêm kết mạc, thấp khớp, huyết áp thấp và những loại bệnh tật đau ốm khác nên cô làm việc nhà và việc của nhà máy rất khó khăn và cô đã nghĩ đến chuyện tự tử. Sau khi cô tu tập Pháp Luân Đại Pháp, các bệnh tật của cô biến mất và cô khoẻ mạnh cả về cơ thể lẫn tinh thần.

Bè cánh của Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Vào Tết Nguyên Đán năm 2000, cảnh sát đã bắt cô Tào lần đầu tiên vì cô vẫn tập Pháp Luân Công. Công chức của sở cảnh sát Chengbei ở A thành và đầu sỏ Wang Weimin đưa cô Tào đến trại giam số 2. Cô đã bị sỉ nhục và bị đánh bằng chổi, bằng ống nước, bằng thắt lưng da trong khi chúng đổ nước lạnh lên cô. Cai ngục đã còng tay cô vào chấn song cửa sổ 5 ngày liền. Vào ngày thứ 36 cô được thả ra sau khi nộp 10, 000 nhân dân tệ tiền bảo lãnh (hiện nay đã thu hồi được 8, 000)

Cô Tào đã cố đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cảnh sát địa phương đã giữ chứng minh nhân dân của cô và cô đã bị bắt. Cô Tào bị đẩy đi trại cải tạo lao động 2 năm, bị giam tại Đại đội 12, trại cải tạo lao động Vạn Gia. Trong khi bị giam giữ, cô không được phép học Pháp luyện công và bị ép phải “chuyển hoá” (sửa đổi). Bảy nữ học viên bị đẩy đến nhà giam nam phạm nhân. Cai ngục của nhà tù nam giám sát họ. Chúng còng tay các cô, dùng dây thừng trói chặt vào cột giường hay bắt ngồi bệt trên nền nhà xi măng. Ban đêm các cô phải ngủ trên sàn nhà của bọn cai ngục. Tình trạng mà các cô phải chịu đựng thật không thể nói thành lời. Đội trưởng đội 8 là Lưu Huy đã nói là hắn sẽ giải các cô vào phòng phạm nhân nam và chúng (phạm nhân nam) muốn làm gì các cô thì làm. Cô Tào đã chịu bị tra tấn 8 ngày liền.

Vì cô từ chối “chuyển hoá”, không viết cam kết, không học thuộc nội quy nhà tù, giám ngục đã treo cô Tào và các học viên khác trong 1 phòng nhỏ và dùng dùi cui điện giật họ. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Cô tào bị tra tấn bởi những tên cai ngục từ nam đại đội 5. Hai tên hiểm độc là Trần Thạch và Vương Đặng đã lạm dụng và chòng ghẹo thô tục

Hết hạn giam giữ nhưng cô Tào vẫn không được thả ra. Thời hạn giam giữ cô bị kéo dài đến ngày 18 tháng 1 năm 2002 vì cô không chịu “chuyển hoá”. Sau khi cô Tào được tha khỏi trại cải tạo lao động, thân thể cô đã vô cùng yếu và thường xuyên bị đau bụng dữ dội. Cô đã mất vào cuối tháng 9 năm 2005.

* * * * * * * * *

Mỗi trường hợp kể trên là một món nợ lớn, mỗi món nợ giống như một sợi xích. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Nợ thì phải trả. Luật trời không tha. Và mỗi món nợ máu mà Trung Cộng và tập đoàn tà ác họ Giang gây ra trong quá trình bức hại Pháp Luân Công sẽ phải trả hết. Ngày đó đang đến gần.

Ngày 5 tháng 11 năm 2005.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/11/6/113909.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/11/26/67251.html

Dịch ngày 2-1-2006, đăng ngày 6-1-2006; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share