Bài viết của Ouyang Fei, Sun Sixian, Lin Zhanxiang

[MINH HUỆ 14-03-2010] Vào năm 2006, tờ The Epoch Times (báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh) đã phơi bày một chuyện vô cùng choáng váng, và chắc chắn nó là một sự tàn bạo khủng khiếp nhất mà không một chính quyền nào dám phạm phải, không những trong thời kì hiện đại mà còn trong những thời kì lịch sự đều được ghi nhận. Theo tư liệu trong báo cáo điều tra “Thu hoạch đẫm máu” của hai luật sự nhân quyền David Matas và cựu thư kí chính phủ Canada về khu vực Châu Á Thái bình dương David Kilgour, có bằng chứng mạnh mẽ về vai trò đáng sợ của chế độ Cộng sản Trung Quốc trong việc giết hại một cách hệ thống các học viên Pháp Luân Công, mổ cắp nội tạng trên cơ thể sống của họ và kiếm lợi nhuận khổng lồ từ hành động đó. Đáp lại sự phản đối kịch liệt quốc tế, chế độ Trung Quốc đã cố gắng biện minh một trong những phần chính của chứng cớ tường tận – sự gia tăng nhanh chóng số lượng ca cấy nội tạng trong những năm gần đây và thời gian chờ đợi cực ngắn trong một nền văn hóa mà việc hiến tạng bị phản đối – bằng cách dẫn chứng nội tạng được mổ lấy từ tử tù sau khi bị hành quyết. Đối mặt với những chứng cớ không thể chối cãi, nó cố gắng tránh khỏi sự buộc tội cho một tội ác ghê gớm bằng cách thừa nhận một tội ác nhẹ hơn. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ phơi bày bằng chứng trực tiếp phản bác lại sự thừa nhận này của chúng và càng tin tưởng hơn vào những cáo buộc nghiêm trọng nhằm vào chế độ Trung Quốc.

XII. Chính phủ Trung Quốc phản ứng với việc bị cáo buộc lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công

1. Vỏ bọc Tô Gia Đồn

Có ba người với những thông tin nội bộ đã đưa ra lời cáo buộc việc lấy nội tạng sống vào tháng 3 năm 2006. Một người từng là một nhà báo Trung Quốc lâu năm ở Nhật Bản, có biệt danh là “Peter”, một người là phụ nữ có biệt danh là “Annie,” có chồng cũ từng tham gia lấy giác mạc từ các học viên Pháp Luân Công; và người thứ ba là một cựu bác sĩ quân y giấu tên ở Khu chỉ huy quân sự Thẩm Dương. Hai người Peter và Annie đã xuất hiện công khai trong một cuộc họp ở thủ đô Washington vào tháng 4 năm 2006. Họ đặc biệt cáo buộc Bệnh viện đông máu ở tỉnh Liêu Ninh – kết hợp giữa Trung Y và Tây Y ở quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương- đã gây ra nhiều tội ác.

Ngày 28 tháng 3, Tần Cương, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc, đã lần đầu tiên phủ nhận lời buộc tội – khoảng 20 ngày sau khi các cáo buộc được nêu ra – và mời các phóng viên đến điều tra. Tuy nhiên, đã không có bản ghi lại lời tuyên bố này ở trên trang chủ của Bộ ngoại giao. Ngày 14 tháng 4, Tổng lãnh sự của Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Thẩm Dương, đã đi cùng với nhiều viên chức thành phố đến thăm Bệnh viện đông máu kết hợp giữa Trung Y và Tây Y trong một giờ. Người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc sau đó đã nói rằng người đại diện bên Mỹ “đã không tìm thấy chứng cứ được sử dụng cho mục đích khác hơn là một bệnh viện công bình thường.” Tuy nhiên, điều này đã không xua tan sự nghi ngờ được lan rộng rằng ĐCSTQ đã chuyển các tù nhân trong ba tuần sau cuộc họp báo trước đó và tiến hành tạo một vỏ bọc. Tô Gia Đồn từng là một vị trí quân sự quan trọng. Trong những năm 1930 và 1940, nhiều kho vũ khí lớn của đội quân Quan Đông Nhật Bản đều đặt ở đây, và ở đây còn có một hệ thống công sự phòng ngự phức tạp ở dưới đất. Zeng Kelin, người trước đây là chỉ huy Khu quân sự số 16 thuộc Định tuyến quân sự số tám, nhớ lại rằng, trong một lần mở cửa các nhà kho ở Tô Gia Đồn, họ đã tìm đủ vũ khí để trang bị cho đội quân hàng trăm ngàn lính. Trong một hệ thống ngầm ở quận Tô Gia Đồn, các đường hầm có chiều rộng 7 feet (2.13 mét) và chiều dài 6 feet (1.82 mét) , và có chiều dài tổng cộng là 1¼ dặm (1.64 kilomét). Việc thăm viếng các tòa nhà trên mặt đất sẽ không thể bác bỏ được sự tồn tại của nhiều đường hầm dưới mặt đất. Những thứ mà thế giới quan tâm không phải là chuyến viếng thăm ba tuần lễ sau đó. Họ quan tâm những gì mà ĐCSTQ đã làm trong ba tuần đó, giống như những gì xảy ra trước khi có lời cáo buộc công khai chống lại bệnh viện.

Vụ kiện Tô Gia Đồn đã vén bức màn thu hoạch nội tạng sống

Cảm nhận thông thường mách bảo chúng tôi rằng người tố giác vụ tố tụng không phải là người giải quyết trường hợp đó. Đòi hỏi phóng viên đến với đầy đủ chứng cứ và giải quyết vụ việc giống như việc cầm đèn chạy trước ô tô. Việc cáo buộc Tô Gia Đồn có sự hỗ trợ lớn của ba người có nhiều thông tin bên trong. Vấn đề chính không nằm ở sự chính xác tuyệt đối của những gì họ miêu tả. Vấn đề quan trọng chính là tính khả thi của việc thu hoạch nội tạng đã thực sự xảy ra. Lấy ví dụ, một người đi ngang qua khi một vụ án mạng xảy ra. Người chứng kiến đứng ở một nơi xa và không thể nhìn thấy mọi thứ. Dựa vào những gì nhìn thấy, anh ấy tin rằng có một vụ giết người, thế nên anh đã đến trình báo vụ việc với chính quyền, và dẫn đến một cuộc điều tra toàn diện vào một tổ chức tội phạm. Liệu người đó có thể miêu tả chính xác 100% các tình tiết phạm tội? Liệu anh ấy có thể biết có bao nhiêu kẻ dính líu, bao nhiêu người bị sát hại, và loại vũ khí nào được sử dụng. Dù không phải là anh ấy nhìn thấy hết mọi việc, anh ấy vẫn đáng được ghi nhận vì tố giác về vụ án.

Vụ kiện Tô Gia Đồn đã vén mở bức màn che đậy hoạt động xấu xa này. Mọi người đã bắt đầu chú ý đến việc mười ngàn học viên Pháp Luân Công bị giam bất hợp pháp tại các trại lao động và trại tập trung quy mô lớn. Điều gì đã xảy ra cho họ? Loạt báo cáo này đã xem xét kĩ việc tăng đột ngột của nguồn cung cấp nội tạng cho thị trường cấy ghép nội tạng Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2006. Nó là nỗ lực để tìm ra nội tạng có khả năng tới từ đâu. Thống kê đã hỗ trợ cho việc cáo buộc rằng thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống đã thực sự xảy ra.

Ngày 4 tháng 4 năm 2006, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp và trang thông tin Minh Huệ đã công bố thông tin về việc thành lập Liên minh điều tra việc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc (CIPFG). Nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ, truyền thông và các cá nhân đã được mời tiến hành điều tra độc lập, tại chỗ để thu thập chứng cứ ở Trung Quốc – mà không có sự can thiệp—để có sự điều tra toàn diện về những sự thật xung quanh việc ĐCSTQ giam các học viên Pháp Luân Công ở nhiều trại lao động và trại tập trung bí mật để bức hại.

2. Nhiều nhà điều tra độc lập bị từ chối cấp hộ chiếu

Phản ứng lại lời mời từ Tần Cương, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, nhiều nhà báo từ các đài truyền thông nước ngoài đã bắt đầu đến Trung Quốc để điều tra.

Vào sáng ngày 19 tháng 4 năm 2006, Xu Lin , một nhà báo lâu năm phụ trách phần tin Trung Quốc của đài phát thanh Hy Vọng, đã đến tòa lãnh sự để xin hộ chiếu vào điều tra ở Trung Quốc. Nhưng cô đã bị từ chối cấp thị thực. Ngày tiếp theo, Zhou Lei, trưởng ban biên tập Báo Đại Kỷ Nguyên, đã đến đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin (Đức). Nhưng đơn xin cấp thị thực của cô đã bị từ chối.

Ngày 2 tháng 5 năm 2006, Zhang Fen, ban giám đốc Đài truyền hình Tân Đường Nhân, đã nộp đơn xin vào Trung Quốc. Nhưng đơn của cô bị từ chối.

Tháng 6 năm 2006, hai ông David Kilgour và David Matas đã xin thị thực vào Trung Quốc để điều tra. Đơn xin cấp của họ đã bị từ chối.

Thế giới đã nhận ra rằng lời mời từ Bộ ngoại giao Trung Quốc chỉ là một màn kịch. Điều nực cười là việc những người ủng hộ ĐCSTQ ở nước ngoài đã nhắm mắt làm ngơ cho một lịch sử giết chóc lâu dài của ĐCSTQ đã thất vọng với quyết định từ chối cấp thị thực của ĐCSTQ, cho rằng nó là một cơ hội làm mất uy tín Pháp Luân Công. Theo suy luận của họ, nếu không có việc thu hoạch nội tạng sống, nhiều nhà điều tra độc lập nên được phép đến Trung Quốc kể từ lúc họ chưa có bằng chứng nào, và việc cáo buộc có thể bị loại bỏ. Nhưng đến lúc này, ĐCSTQ vẫn không cấp thị thực.

3. Phủ nhận tính xác thực của mọi chứng cứ thu được cho đến nay

Phản ứng lại lời buộc tội thu hoạch nội tạng sống, ĐCSTQ đã không công nhận bất kì nhà điều tra bên ngoài nào và thẳng thừng phủ nhận mọi lời buộc tội.

Thu hoạch đẫm máu” của Kilgour và Matas cung cấp nhiều số liệu về chứng cứ vững chắc, bao gồm các bản dịch những cuộc gọi trong đó các bác sĩ từ những bệnh viện Trung quốc khác nhau xác nhận việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Sau một thời gian im lặng, ĐCSTQ đã dùng kênh truyền hình Phượng Hoàng, kênh truyền thông tuyên truyền tiên phong ở nước ngoài, để phủ nhận những lời buộc tội trong chương trình truyền hình “Cuộc điều tra trong số hai cuộc điều tra của David.” Đoạn phim cho thấy những bác sĩ được liệt kê trong “Thu hoạch đẫm máu” đang phát biểu thật ra lại củng cố những chứng cứ trong sách, cung cấp thêm những phát biểu mẫu thuẫn. Sau đây là hai ví dụ như vậy.

Số liệu của Shi Bingyi

Cuốn “Thu hoạch đẫm máu” dùng thông tin được cung cấp bởi Shi Bingyi, giám đốc Trung tâm cấy ghép nội tạng của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA). Bài báo có tựa đề “Rào cản phải được dỡ bỏ với cấy ghép nội tạng” được đăng trên báo Jiankangbao [báo về sức khỏe] vào ngày 2 tháng 3 năm 2006, đã trích dẫn theo ước tính của Shi có tổng cộng 90,000 ca cấy ghép ở Trung Quốc [năm 2005]. Ông được yêu cầu đưa ra lời phản bác trên kênh Phượng Hoàng, ông thừa nhận ,”Tôi đã không nói chuyện đó. Vì sao? Vì lúc đó không có con số như vậy ở trong đầu tôi.” Được biết là báo Jiankangbao là báo có thẩm quyền, là cơ quan phát ngôn của Bộ y tế Trung Quốc. Nếu ông Shi không đưa ra số lượng 90,000 ca cấy ghép vào năm 2005, thay cho việc phản bác hai ông Kilgour và Matas, ông Shi cần phải thuyết phục báo Jiankangbao. Thực tế, ông Shi biết con số đó đã gia tăng và do đó đã trở thành sự thực trong các bài phỏng vấn trên truyền thông. Trong báo cáo này, chúng tôi cũng trích dẫn về số lượng khi ông Shi được Thời báo Khoa học (Science Times) cũng như Tân Hoa Xã (Xinhuanet.com) phỏng vấn.

Điều tra qua điện thoại về việc dính líu của ông Lô Quốc Bình, thuộc Bệnh viện dân tộc thành phố Nam Ninh thuộc Khu tự trị Quảng Tây

Trong số các đoạn ghi lại các cuộc điện thoại được công bố trong “Thu hoạch đẫm máu”, có một đoạn nói chuyện với Lô Quốc Bình, một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện dân tộc thành phố Nam Ninh, người đã thừa nhận việc dùng nội tạng của các học viên Pháp Luân Công (xin xem ở Phần 11). Trong chương trình của Đài Phượng Hoàng, ông Lô được yêu cầu phủ nhận những gì ông đã nói. Tuy nhiên, ông Lô lần đầu tiên đã thừa nhận ông là người trả lời điện thoại vào ngày 22 tháng 5 năm 2006. Hai ông Kilgour và Matas đã xem xét bằng chứng hỗ trợ này với bản ghi âm gốc. Trước đó, sự ngờ vực lớn nhất của mọi người đó là có phải người đó thực sự là bác sĩ Lô trả lời không. Danh tính của ông Lô đã được xác thực bởi chính phủ Trung Quốc.

Trong một báo cáo sau đó của Đài truyền hình Tân Đường Nhân, trích dẫn đoạn hội thoại của ông Lô trên Đài Phượng Hoàng [66]. Người xem có thể so sánh giọng nói ở trên Đài Phượng Hoàng với đoạn hội thoại gốc qua điện thoại của người điều tra (xin xem đường dẫn tại Phần 11); cả hai đều có cùng các âm tiết thổ ngữ ở địa phương, điều khó có thể làm giả bằng công nghệ máy tính hiện tại.

4. Đột nhiên tiến hành việc kiểm tra thị trường nội tạng

Sau tháng 3 năm 2006, ĐCSTQ đã tiến hành kiểm tra thị trường cấp ghép nội tạng ở Trung Quốc. Nó đưa ra một qui trình thẩm định, giảm số lượng cấy ghép nội tạng ở bệnh viện từ trên 600 xuống còn 164. Một qui chế tạm thời về cấy ghép nội tạng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Ngày 1 tháng 5 năm 2007, qui chế chính thức về việc cấy ghép nội tạng đã có hiệu lực. Cộng đồng quốc tế đã đón nhận các qui định ở trên và sự quản lý thị trường nội tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, phần mở đầu của qui định lại không phủ nhận các tội ác trong nhiều năm trước.

Chỉ đơn giản là rũ sạch khỏi thời kì trước bằng việc miêu tả như là “sự hỗn loạn” và đưa ra nhiều qui định mới là việc không gì ngắn gọn hơn trong lúc tạo một vỏ bọc.

Tại cùng thời điểm, ĐCSTQ đã đóng cửa các trang thông tin được biết đến của các bệnh viện cấy ghép nội tạng và các tổ chức liên quan. Trang thông tin của Hiệp hội cấy ghép nội tạng Trung Quốc, liên kết với Hiệp hội y tế Trung Quốc, cũng là một trang thông tin đã biến mất. Nó ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2006 và vẫn không thể truy cập được vào tháng 11 năm 2009 (xin xem phụ lục 10 để biết thêm chi tiết). Ngoài ra, nhiều bệnh viện lớn đã dỡ bỏ các báo cáo liên quan đến thời gian chờ đợi rất ngắn (chỉ từ một hoặc hai tuần) mà được liệt kê trên trang thông tin của họ. Và, ĐCSTQ đã dừng các chuyến du lịch cấy ghép nội tạng nhắm vào người nhận nội tạng nước ngoài.

Chúng tôi không thể không hỏi mục đích của việc dỡ bỏ hay thay thế nội dung của các trang thông tin? Điều gì đang được che đậy? Ghi chú: Hầu hết các dữ liệu và thông tin liên quan được trích dẫn trong báo cáo này được lấy từ kho lưu trữ thông tin trên mạng Internet có địa chỉ: www.archive.org , mà có bằng chứng nằm ngoài tầm kiểm soát của ĐCSTQ trong việc xóa hoặc sửa đổi.

5. Dùng nội tạng của tử tù: từ việc thẳng thừng phủ nhận đến việc thẳng thắn thừa nhận

ĐCSTQ đã khá rõ ràng và nhất quán khi phủ nhận việc sử dụng nội tạng của các tử tù. Tháng 3 năm 2006, Tần Cương đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng các báo cáo về việc lấy nội tạng từ các tử tù ở Trung Quốc là hoàn toàn sai sự thật và để đánh lừa công luận.

Ngày 10 tháng 4 năm 2006, Mao Qunan, người phát ngôn của Bộ y tế, đã phủ nhận các báo cáo của truyền thông nước ngoài rằng Trung Quốc đã tùy tiện lấy nội tạng từ các tử tù. Ông Mao cũng tuyên bố rằng nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu ở Trung Quốc là những người tình nguyện vào lúc họ qua đời.

Ngày 10 tháng 10 năm 2006, trong phản ứng tới bài báo “Buôn bán nội tạng ‘phát đạt’ ở Trung Quốc” của phóng viên báo BBC, Rupert Wingfield-Hayes. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương nói “Một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài đã bịa đặt tin khi trình bày về việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc nhằm công kích hệ thống luật pháp của Trung Quốc

Tuy nhiên, ngày 26 tháng 8 năm 2009, Trung Hoa nhật báo (China Daily), một tờ báo của chính phủ có bản tiếng Anh, lần đầu tiên đã làm một sơ lược lớn về sự thú nhận răng các tử tù đã cung cấp hai phần ba số lượng cấy ghép nội tạng. Báo cáo này đã được làm sáng tỏ bởi cộng đồng quốc tế do số liệu chính thức được hậu thuẫn bởi chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự chuyển tiếp của ĐCSTQ từ tuyệt đối phủ nhận việc sử dụng nội tạng của các tử tù trên diện rộng đến việc thừa nhận đã diễn ra như lời buộc tội nghiêm trọng đang được đem ra chống lại nó: lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Bằng cách nào mà công chúng ngày nay có thể tin vào sự phủ nhận những lời buộc tội mới của ĐCSTQ nhiều hơn là phủ nhận một cách chắc chắn việc sử dụng nội tạng từ các tử tù?

Một số chuyên gia cấy ghép nội tạng Trung Quốc đã cố làm tăng tỉ lệ báo cáo về lấy nội tạng của các tử tù từ đầu năm 2005. Chúng tôi không thể bảo rằng liệu mục đích của họ là công khai sử dụng nội tạng của tử tù hay để che đậy một tội ác lớn hơn. Tuy nhiên, yếu tố thứ hai có thể nhiều khả năng xảy ra, bởi vì các chuyên gia này có sự nhận thức rõ ràng về sự thật của việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Thừa nhận việc dùng các cơ quan nội tạng của tử tù trên diện rộng và phủ nhận cáo buộc việc lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, trong khi kiên quyết phản đối bất cứ cuộc điều tra độc lập nào về những lời cáo buộc này, đó chính là chủ trương hiện giờ của ĐCSTQ. Cuộc vận động một cách thái quá của ĐCSTQ về sửa đổi việc cung ứng nội tạng của tử tù và thái độ thận trọng quá mức về lời buộc tội lấy nội tạng sống đã làm tăng nghi ngờ về một sự che đậy có hệ thống.

6. Một cao điểm nữa trong cấy ghép nội tạng ?

Việc thành lập một hệ thống phân phối nội tạng khắp Trung Quốc, pháp chế cho phép quyên tặng nội tạng từ các bệnh nhân chết não, làm tăng nhận thức về việc tình nguyện hiến nội tạng, và khuyến khích quyên tặng từ các thành viên trong gia đình có thể kết thúc việc bành trướng thị trường nội tạng Trung Quốc đến vượt trội hơn về số lượng từ năm 2003 đến năm 2006. Dựa vào một triệu rưỡi bệnh nhân Trung Quốc đang chờ nội tạng, việc cấy ghép nội tạng sẽ tiếp tục là vấn đề hàng đầu. Nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu được dự kiến sẽ tham gia chương trình truyền thông trong nỗ lực phổ biến và ca tụng các điều luật mới. Qua nhiều nỗ lực của ĐCSTQ, liệu tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công đã bị giết vì nội tạng của họ sẽ được che đậy và lãng quên?

Trong khi biên soạn báo cáo này, các tác giả đã được nhiều người tốt bụng nhắc nhở rằng ĐCSTQ có thể công bố nhiều thông tin được ngụy tạo cẩn thận để bảo vệ thị trường nội tạng phát triển mạnh của Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2006. Bất chấp thực tế rằng ĐCSTQ là cầm đầu trong việc đàn áp Pháp Luân Công — và trên một qui mô chưa từng có về tàn bạo – đã dẫn đến những cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng sống, thêm bất kì hành động nào của ĐCSTQ về sau cũng chỉ làm giảm đi độ tin cậy của nó trong mắt của người dân Trung Quốc và trên thế giới và cuối cùng là đẩy nhanh sự sụp đổ của nó.

Thông tin tham khảo:

[65] Cơ quan ĐCSTQ ở quận Tô Gia Đồn, “Hệ thống công sự của quân đội Nhật Bản xuất hiện ở quận của chúng tôi“ ngày 8 năm2005, xuancuan/show.asp
[66] Đài truyền hình Tân Đường Nhân, “Giọng nói của bác sĩ Lô Quốc Bình tại phút thứ 18 của đoạn băng trên Đài Phượng Hoàng”, Zooming In , số 94, www.ntdtv.com/xtr/gb/2009/04/08/a278863.html#video


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/14/115347.html
Đăng ngày: 28-04-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share