Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ

[MINH HUỆ 03-02-2020] Gần đây tôi có đọc một bài chia sẻ với tiêu đề “Nói một chút về suy nghĩ muốn cải biến người khác” đăng trên Minh Huệ Net, nên cũng muốn nói một chút về việc loại bỏ các quan niệm và cách nhìn tiêu cực tồn tại giữa các đồng tu.

Vì sao có tồn tại cách nhìn tiêu cực trong cộng đồng đồng tu? Thiển ngộ cá nhân là: Thứ nhất, mọi người đã trải qua luân hồi trong một thời gian rất dài, xác thực là có tồn tại mối quan hệ nhân duyên giữa nghiệp lực luân báo với nhau; thứ hai là, đồng tu cũng là người đang tu luyện, cũng có nhân tâm chưa tu bỏ được, không phải là hoàn mỹ, những nhân tâm này sẽ biểu lộ ra.

Khi phát sinh mâu thuẫn, xuất hiện tư duy phụ diện, thì nên đối đãi như thế nào?

Thể ngộ cá nhân là: Đầu tiên, nên nhìn lại bản thân, xem mình liệu cũng có chấp trước như biểu hiện của đồng tu hay không. Trong kinh văn “Đối thoại với Thời gian – Tinh Tấn Yếu Chỉ”, Sư phụ đã giảng:

“Thần: Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.

Sư phụ: Là nên bảo họ thanh tỉnh ra, cải biến hoàn cảnh của họ thành một hoàn cảnh tu luyện chân chính, làm một vị Thần chân chính.”

Khi bản thân nhìn vào thiếu sót của chính mình, đôi khi không dễ gì tìm ra được, luôn cảm thấy bản thân là người tốt. Tuy nhiên lúc nhìn những thiếu sót của người khác, lại khá dễ dàng phát hiện. Nếu có thể nhìn ngược lại bản thân, và có thể từ trong đó mà nhận ra thiếu sót của bản thân mình, rồi tu bỏ chấp trước, và đề cao lên.

Thứ hai là, đừng sinh ra kiểu nhìn người khác không quen mắt và oán hận, đừng nghị luận sau lưng, thay vào đó hãy thiện ý nhắc nhở khi gặp cơ hội thích hợp. Vì sao nhìn thấy người khác không phù hợp với Pháp, hoặc có chỗ nào đó không phù hợp với quan niệm của bản thân thì liền oán hận, nghị luận? Thể ngộ cá nhân là, bởi vì nếu nói trực tiếp thì lo lắng rằng người ấy không tiếp nhận, sẽ oán hận bản thân (người góp ý), cho nên với tâm ích kỷ bảo hộ lấy tự ngã, liền không muốn chỉ ra. Tuy nhiên, lại vì nhìn người khác không quen mắt, hoặc vì người khác từng làm tổn thương mình, mà sinh ra tâm oán hận muốn phát tiết (trút ra sự bất mãn), thế là đi nói sau lưng với đồng tu khác. Khi nói, cảm thấy là đang chia sẻ tâm tính, nhưng những điều nói ra đều là bản thân nhìn thấy thiếu sót của người khác, hoặc nghiệp lực tư tưởng hình thành giả tướng, hơn nữa càng nói thì tâm trạng càng kích động, từ đó sinh ra loại tư duy phụ diện này.

Trước đây tôi cũng từng trải qua mâu thuẫn với đồng tu như thế. Sau này mới phát hiện ra loại tư duy phụ diện này vốn không phải là suy nghĩ của bản thân, mà là do quan niệm hậu thiên hình thành, nghiệp lực tư tưởng và tư duy phụ diện mà cựu thế lực cưỡng ép thêm vào, tất cả đã tạo thành. Nếu suy nghĩ thuận theo tư duy phụ diện này, thì vật chất màu đen ấy sẽ ngày càng nặng hơn, từ đó hình thành gián cách lớn hơn. Chỉ có học Pháp nhiều mới có thể phá trừ những tư duy phụ diện mà tà ác cưỡng ép vào; với bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng không truyền, không nói, không nghe; thậm chí trong suy nghĩ cũng tuyệt đối không tưởng tượng theo nó, như thế mới có thể tiêu đi loại nghiệp lực tư tưởng này.

Đồng thời, trong mâu thuẫn thì tu bản thân, hướng nội tìm, nhìn ra thiếu sót của bản thân, và đề cao lên. Bên cạnh đó, không dùng Pháp để đối chiếu và đo lường đồng tu, thậm chí không nghị luận đúng sai sau lưng, cũng không phát tán tư duy phụ diện. Làm được như vậy mới có thể khiến hoàn cảnh của chúng ta “thành một hoàn cảnh tu luyện chân chính, làm một vị Thần chân chính” (Đối thoại với Thời gian – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trên đây là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào thiếu sót, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/3/400663.html

Đăng ngày 06-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share