[MINH HUỆ 28-01-2020] Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, bên cạnh thường tiếp xúc với các đồng tu lớn tuổi. Vì tôi tự nghĩ rằng mình học Pháp không sâu, hiểu cũng không nhiều, nên từ nhỏ trong khi tiếp xúc với các đồng tu, đã không tự giác mà dưỡng thành thói quen “lắng nghe người lớn nói”. Trong tu luyện, tôi luôn có thể nhìn thấy những lời nói và hành vi của đồng tu không phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp, thậm chí sai và không theo chuẩn mực, biểu hiện nổi bật là thường hay chỉ ra và trách móc thiếu sót của người khác, nào là anh phải như thế này hoặc chị phải như thế kia, đến nỗi còn chỉ trích nhiều điều khác nữa. Sau đó bắt đầu có tâm trạng bất mãn và đối nghịch, trong tư tưởng thường xuất hiện niệm đầu oán hận: Đồng tu này sao lúc nào cũng không ở trong Pháp thế nhỉ, còn cố gắng tìm thiếu sót của người khác, chuyên tu người khác, không tu bản thân, tại sao không nhìn thử xem bản thân mình đã lệch đến đâu. Lâu dần, trong suy nghĩ của bản thân cũng luôn nhìn vào lỗi người khác, muốn thay đổi người khác, mà không tìm ở bản thân rằng động niệm đầu ấy là chính niệm hay là nhân tâm.

Tôi đã đi trên con đường quanh co gập ghềnh như thế trong hơn hai năm, mãi sau này mới dần hiểu ra, hóa ra trạng thái tư duy của bản thân, đều là trạng thái tư duy của cựu thế lực cưỡng ép lên.

Khi tôi học kinh văn của Sư phụ trong những ngày gần đây, có đoạn:

“Tôi từng giảng cho chư vị một câu, tôi nói rằng, Phật là gì? Như Lai là đứng trên chân lý như ý mà tới ấy là danh hiệu của con người thế gian, còn thật sự Phật là người bảo vệ của vũ trụ, họ sẽ chịu trách nhiệm cho hết thảy nhân tố chính trong vũ trụ. Nhưng mà, về sự việc này, chúng cũng đã biểu hiện ra một cách đầy đủ vị trí tâm tính sở tại của chúng sau khi đã lệch rời khỏi Pháp, đã phơi bày một cách đầy đủ phía bất thuần của chúng, cho nên mới khiến cho một số sự việc xuất hiện rất nhiều những thứ [lẽ ra] không nên xuất hiện và các loại can nhiễu, điều này và biểu hiện tâm tính của học viên trong tu luyện cá nhân hiện nay là cực kỳ tương tự.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [2000] – Đạo Hàng)

“Điều này và biểu hiện tâm tính của học viên trong tu luyện cá nhân hiện nay là cực kỳ tương tự. “Câu Pháp này khiến tôi bỗng nhiên tỉnh ngộ! Điều mà cá nhân tôi ngộ được ở tầng thứ này là, cựu thế lực cưỡng ép lên học viên tầng tầng tư duy muốn cải biến người khác chứ không muốn cải biến bản thân, chúng làm tất cả để đạt được điều này, vì vậy sẽ khảo nghiệm và đào thải những người mà chúng cho rằng không thể lưu lại, từ đó tiêu hủy học viên, tiêu hủy chúng sinh. Cho nên chỉ cần có cách nghĩ “người khác không tốt” thì nhất định phải cảnh giác, nếu không bản thân sẽ bị tín tức ngoại lai thao khống.

Loại tư tưởng muốn cải biến người khác được cưỡng ép thêm này, biểu hiện ra là vì muốn tốt cho người khác, khiến người khác đạt đến tiêu chuẩn của Pháp, nhưng thực tế lại cực kỳ dễ hình thành oán, rồi tiến đến hình thành ác. Nói một cách khác, do không đạt đến tiêu chuẩn của vô ngã, từ đó không thể tha thứ cho lỗi lầm của người khác, càng không cách nào khoan dung khi thấy người khác có sai mà không sửa. Theo thời gian, nó thậm chí sẽ hình thành kiểu coi thường người khác, tăng thêm oán hận dẫn đến việc dùng những lời nói độc ác để công kích mọi người, hoặc có người mặc dù không có biểu hiện ra, cũng sẽ âm thầm sinh ra oán hận và phiền chán (ghét) trong tâm. Điều này trái ngược với nguyên lý Nhẫn, càng không thể nói đến Thiện, bên cạnh đó còn mượn cớ rằng muốn tốt cho người khác, muốn người khác đề cao lên, chứ không lo tu những thiếu sót của bản thân mình.

Dần dần, trong khi chỉ trích lẫn nhau, dưới tác dụng của tâm lý muốn cải biến người khác, trong vô ý đã hình thành lối nghĩ không muốn người khác tốt, cố ý làm tổn thương người khác, công kích người khác, thậm chí còn là tâm lý ăn miếng trả miếng, rốt cuộc hình thành một tấm lưới mang năng lượng oán mà không tự biết. Cuối cùng tạo thành gián cách trên diện tích nhỏ, hình thành cục diện hỗn loạn, vô hình trung mang đến cho đồng tu ma nạn lớn hơn, nhưng lại nói rằng tôi thật đã cố gắng hết sức rồi nhé.

Đồng thời, đồng tu mà nhận giúp đỡ cảm thấy sự giúp đỡ của mọi người là điều đáng hoan nghênh, nếu người khác giúp mà không ở trong Pháp, giúp đến bận rộn cả lên thì trong tâm sinh ra oán hận, điều này kém xa nghìn dặm so với câu nói của người xưa “Nhận ơn một giọt, báo ơn một dòng”. Như vậy giữa các học viên với nhau, mặc dù mọi người cảm thấy hoàn cảnh xung quanh không đúng, có thể mọi thứ không rõ ràng, thì đây chính là trạng thái tâm lý của sinh mệnh sau khi bị biến dị. Mặc dù cảm thấy hoàn cảnh không đúng nhưng mọi người ai cũng không muốn động chạm quá nhiều đến những mâu thuẫn này.

Sư phụ giảng:

“Một vị Thần hạ xuống độ nhân, con người lại đem Thần đóng đinh lên thập tự giá, con người có tội lớn nhường nào, đến hôm nay vẫn còn đang hoàn trả. Nhưng mà đó không chỉ là con người làm ra, mà do sinh mệnh tầng thứ cao hơn đã bại hoại mà tạo thành. Hết thảy điều này chúng không dám nói bản thân chúng có vấn đề, bởi vì hết thảy đều đang biến dị, biến dị tới mức lệch rời khỏi Pháp mới dần dần trở thành như vậy. Trong lịch sử không có sinh mệnh của một tầng nào dám động tới nó, hết thảy đều là do những nhân tố ngang dọc giao nhau, đã trở nên vô cùng phức tạp chi phối. Hết thảy những thứ bất thuần này đều phải trừ bỏ, toàn bộ đều phải trừ bỏ!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000] – Đạo Hàng)

Cá nhân tôi ngộ đến tầng thứ này, biến dị của cựu thế lực biểu hiện lên thân học viên là: Cảm thấy mâu thuẫn xung quanh thật rối rắm và phức tạp, không thể làm gì cũng không muốn chạm đến. Kỳ thực còn có nhân tố sâu sắc hơn ở phía sau chứ không chỉ là một chút mâu thuẫn biểu hiện ra trên bề mặt của con người, dĩ nhiên tất cả những thứ bất thuần này nhất định phải được quy chính, mọi người đều có thể hướng nội tìm, thực sự chủ động từ trong Pháp nhận thức Pháp mà thăng hoa thì mới có thể thay đổi hoàn cảnh, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm làm như vậy.

Tôi không phải là yêu cầu đồng tu ở trong ma nạn hay đồng tu không ở trong Pháp làm thế nào đó để đạt đến tiêu chuẩn của Pháp, mà là sàng lọc từng ý từng niệm, từng lời nói từng hành động của bản thân liệu có đang ở trong Pháp hay không; hướng nội tìm thấy phù hợp với Pháp thì thiện ý nhắc nhở người khác đi nói hoặc đi làm, còn nếu hướng ngoại nhìn và tu người khác, điều ấy không phù hợp với Pháp thì đừng làm.

Nếu có thể vâng lời Sư phụ cũng chính là biểu hiện có thể tín Sư tín Pháp. Có một dạng không nghe cũng không tin Sư phụ, phản ánh ra trên thân học viên chính là, yêu cầu người khác đạt đến tiêu chuẩn của Pháp mà bản thân mình nhận thức; và không tin rằng Đại Pháp có thể quy chính và viên dung bất phá, có thể khiến chuyện xấu trở thành tốt; không thể luôn vâng lời Sư phụ mà hướng nội tìm, tu bản thân, và thiện ý nhắc nhở người khác. Tôi cảm thấy đây là tư duy của cựu thế lực cưỡng ép lên học viên trong quá trình tu luyện cá nhân mà không ở trong Pháp.

Trên đây chỉ là lý giải cá nhân, tuy nhiên tôi luôn cảm thấy bản thân vẫn còn có chỗ hướng ngoại nhìn, không biết liệu có đoạn chương thủ nghĩa mà giải thích Pháp hay không, nếu có điểm nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/28/浅谈想改变别人-400373.html

Đăng ngày 06-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share