[MINH HUỆ 9-8-2005] Báo cáo đặc biệt của Minh Huệ: Cậu bé Vương Bác Như, 16 tuổi, một cậu bé cần được sự thương yêu của cha mẹ. Bi kịch sau sự kiện ngày 20 tháng 7 năm 1999, 6 năm trước đây, tuổi thơ của cậu bé chấm dứt.
Em Vương Bác Như lúc 16 tuổi (2005)
Bác Như còn nhớ rõ cái ngày sau khi cậu tròn 10 tuổi. Cậu thích thú với bánh ga-tô sinh nhật, toại nguyện và ngủ ngon đêm đó trong cảm giác hạnh phúc và an toàn. Vào sáng hôm sau, khi cậu thức dậy, cậu chỉ còn một mình. Cha mẹ cậu đã biến mất và ngôi nhà trống rỗng. Chuyện gì đã xảy ra trong đêm đó? Bác Như đã hỏi bất cứ ai mà cậu gặp. Những người lớn nói với cậu rằng cha mẹ cậu đã bị bắt vào nửa đêm.
Sinh nhật của bé vào năm 1999.
Gia đình trước khi xảy ra cuộc đàn áp.
Bác Như và cô của cậu đã đi một chặng đường dài để tìm cha mẹ cậu… Bác Như đã quên nhiều về chuyến đi đó nhưng cậu nhớ rằng cảnh sát có ở khắp mọi nơi. Họ không thể đi qua được cảnh sát. Cậu thấy cảnh sát chặn mọi người lại bên đường và trên quảng trường Thiên An Môn. Cậu tiếp tục đi! Cô của cậu cũng đã biến mất. Bởi vậy cậu đã ở với vài người quen. Cuối cùng một số người nhận ra cậu và đưa cậu về Thạch Gia Trang.
Sau đó cậu quay về Thạch Gia Trang, cậu chỉ có một mình. Bởi thế cậu đã trở thành ăn mày. Bác Như không thể nhớ được những ngôi nhà nơi cậu đã ở để tìm sự ẩn náu. Nhưng đôi khi cậu gặp một người quen trên đường, họ nói với cậu” Cậu bé này lớn nhanh quá, hãy đến nhà chúng tôi chơi hai ngày”. Những người hàng xóm gọi đến nhà cậu, nhưng điện thoại luôn luôn không có ai trả lời. Vì thế họ nhận ra đã có chuyện gì đó xảy ra với gia đình cậu. Sau đó những người hàng xóm cuối cùng cũng tìm thấy cậu…
Khoảng một tháng sau, một người chú của cậu tới nhà cậu, anh ta đưa cậu tới nhà tù nơi giam giữ cha mẹ cậu, mặc dù đó là nhà tù, cậu bé đã muốn ở lại với cha mẹ thay vì trở về nhà, người lớn đã dùng vũ lực đưa cậu về.
Một tuần sau, cha mẹ cậu được trả tự do. Tuy nhiên, nhân viên khu phố và uỷ ban thường xuyên đến hỏi, cảnh sát đến khám xét trở nên thường xuyên… Những người lớn không còn cách nào khác đành phải rời khỏi nhà. Trong suốt những ngày đó Bác Như phải ở nhà một mình và ăn mì ăn liền. Thỉnh thoảng cha mẹ cậu đem cậu đi cùng trong tình trạng vô gia cư để tránh sự bức hại.
Trên đường phố, khi quá đói họ chia nhau từng chiếc bánh đến củ khoai. Bác Như đã phải sống trong cảnh như vậy… Cậu bé không muốn nói về những vấn đề của gia đình cậu với thầy cô giáo và bạn bè. Khi cậu ngủ, cậu luôn luôn nắm lấy tay mẹ cậu. Cậu bé không dứt lo sợ rằng mẹ cậu sẽ lại biến mất khi cậu tỉnh dậy.
Một đêm năm 2000, một nhóm cảnh sát tới nhà cậu và bắt giữ cha cậu. Họ mang cha cậu đi đâu? Cậu và mẹ đều không biết. Gần 2 tháng sau, họ nghe nói rằng cha cậu đã bị đưa đi lao động khổ sai 3 năm.
Vào tháng 7/2003, cha của cậu được trả tự do. Ngày hôm đó, Bác Như và mẹ lấy xe ở cơ quan mẹ đi đón cha. Mái tóc của cha cậu đã bạc trắng. Bác Như đã không nhìn thấy cha trong 2 năm, nhưng cậu bé không biết phải nói gì khi họ gặp lại nhau. Trên đường về nhà cha đã hỏi về chuyện học hành của cậu.
Cuối cùng gia đình đã đoàn tụ. Chao ôi, họ có thể nhận thấy sự ấm áp và niềm hạnh phúc của cuộc sống gia đình mà họ đã có trước đó 20/07/1999. Là trụ cột của gia đình, mẹ của Bác Như đã phải làm việc rất chăm chỉ cả ngày lẫn đêm. Ngoài tiếng ho, cha của cậu bé chỉ im lặng. Thỉnh thoảng ông nói về sự tối tăm trong trại giam. Ở trong trại, người nhà không được phép vào thăm và ông đã bị mất ngủ trong 3, 4 ngày đầu. Lính canh đã đốt cháy hoàn toàn móng tay ông bằng điếu thuốc, treo ông lên cửa sổ, và hơn thế nữa. Cậu bé không biết phải an ủi cha như thế nào hơn việc nấu cơm và giặt quần áo. Cậu đã hiểu rằng cậu có thể làm cha vui nếu cậu học hành chăm chỉ, vì thế cậu đã học rất siêng năng.
Vào một đêm 3 tháng sau đó, mẹ cậu đưa cha vào bệnh viện. Sáng hôm sau, mẹ Bác Như báo cho cậu một tin buồn rằng cha cậu đã không qua khỏi bệnh ung thư phổi.
Mỗi khi nhớ cha, cậu bé lại nhìn vào bức ảnh, bức ảnh của quãng thời gian hạnh phúc, khi cậu đi bơi cùng cha vào ngày nghỉ cuối tuần, hay khi họ đi leo núi vào kỳ nghỉ của gia đình. Bác Như lại ghi nhớ hình ảnh của cha cậu vào trong tâm trí.
Sau khi cha cậu mất, cảnh sát đã bắt giữ cô và chú cậu. Họ chốn thoát được. Thỉnh thoảng sau đó cô cạu có trở về nhà, nhưng bà rất yếu, bà đã qua đời ở bệnh viện 5 ngày sau đó, vào ngày quốc tế thiếu nhi năm 2004. Vào ngày cô mất, Bác Như gặp lại chồng của cô. Sau này, không ai biết ông đã đi đâu, nhưng cảnh sát vẫn thường xuyên tới nhà ông để tìm.
Không lâu sau khi cô của cậu mất, ông của cậu cũng qua đời. Người đàn ông lớn tuổi đã tới từ ngôi làng phía đông bắc để ở với hai người con gái. Ông đã không mong đợi trông thấy gia đình mình bị tan vỡ trong vòng một năm. Sau đó ông thường xuyên bị choáng váng, sức khoẻ của ông trở nên tồi tệ và ông đã mất ngay sau cái chết của con gái.
Em họ Thiên Hạnh 3 tuổi (chụp năm 2005)
Bác Như, mẹ, bà và đứa em họ 3 tuổi Thiên Hạnh là 4 thành viên còn lại của gia đình hạnh phúc này. Thiên Hạnh rất ngây thơ và đang học hát. Nó hát suốt ngày. Bác Như cảm thấy tiếc cho đứa bé, nó đã mất cả cha mẹ khi còn quá nhỏ. Vì thế mà Bác Như thường xuyên đưa Thiên Hạnh đi chơi công viên vào ngày nghỉ cuối tuần.
Bác Như giờ đã 16 tuổi và đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Cậu không có kế hoạch gì cho tương lai. Tuy nhiên, một quyết định mà cậu có là tuyệt đối không liên hệ với những cơ quan cảnh sát.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/8/9/108086.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/8/14/63918.html.
Dịch ngày 23-9-2005, đăng ngày 27-9-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.