[MINH HUỆ 13-10-2005] Chỉ riêng tại Bắc Kinh, có tối thiểu tám mươi học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị bắt và bị thẩm vấn trong những ngày trước Quốc khánh 1 tháng 10. Nhiều bạn sở, gia đình, và bạn bè của các học viên cũng bị thẩm vấn và hạch sách vô cớ.

Các cuộc bắt bớ đông đảo có những đặc điểm sau đây:

1. Nhấn mạnh vào một số trọng điểm – quận Hải Điến nơi có nhiều trường đại học, địa điểm chuẩn bị tài liệu giảng rõ sự thật, và nhiều học viên bị nghi ngờ và bị cảnh sát theo dõi từ lâu. Ví dụ, chỉ riêng tại quận Hải Điến, chỉ trong một đêm 28 tháng chín, hai mươi tám học viên đã bị bắt.

2. Nhiều vùng của thành phố và cả những thành phố và vùng khác hành động ăn khớp với nhau. Họ chuẩn bị cẩn thận đã dài hạn. Nhiều người trong số các học viên bị bắt đã bị theo dõi từ nhiều tháng và cả lâu hơn. Đối với những người bị theo dõi đó, chính quyền đã nghe lén điện thoại cầm tay của họ trong một thời gian dài. Họ thường sử dụng kỷ thuật dò tìm mạch và định địa thế của địện thoại cầm tay. Các học viên Đại Pháp Bei Shaohua, Liu Haihong và các người khác bị bắt cách như vậy.

3. Các cơ sở thương mãi do các học viên mở ra, bị làm mục phiêu nhắm vào để tịch thu. Một số công ty bị đập phá cả trước khi họ bắt đầu hoạt động. Học viên Đại Pháp Liu Yujian, mà đang dạy một lớp huấn luyện cao đẳng thương mại tại Đại học Khoa học kỷ thuật Bắc Kinh là bị bỡi Sở Cảnh sát thành phồ Bắc Kinh xem là mục tiêu chính để bắt, vì anh ta là người chỉ định hợp pháp của Công ty Tân kỷ nguyên Mở mang Văn hoá Bắc Kinh. Văn phòng của công ty của anh ta bị xông phá vào và máy điện tín và tài liệu văn phòng đều bị tịch thu. Bai Shaohua, một nhân viên của công ty, cũng trở thành mục tiêu chính để bắt. Bai bị theo dõi nhiều lần.

4. Trong đợt khủng bố này, chính quyền tỏ ra nóng nảy và khác thường. Để ‘bắt bất hợp pháp’ Liu Yujian, họ đi đến vợ của người chủ. Vợ của ông ta không là học viên Đại Pháp. Họ hăm doạ và buộc chị ta dẫn cảnh sát đi khám xét nhà của chị ta và bắt đi Liu Yujian khi anh ta về đến nhà. Sau khi chị ta phản bội chồng dưới sự hăm doạ như vậy, bà vợ Liu rất buồn khổ và tự trách mình.

Sau khi bắt vợ của học viên Đại Pháp Bai Shaohua, Ji Lei, tổng giám đốc của Công ty khoa học và kỷ thuật băng thâu Langwei của Bắc Kinh, chính quyền phát động một cuộc lục soát lớn rộng công ty của Ji Lei. Tối thiểu năm máy điện tín bị lấy đi khỏi cơ sở và gữi đến sở cảnh sát thành phố để “nghiên cứu.” Văn phòng an ninh của công ty bị mở bét. Tất cả các nhân viên (hơn ba mươi người) bị lục soát và mang đến Sở Cảnh sát Wanshousi quận Hải Điến. Ceng Hui, một nhân viên của công ty, vẫn còn bị bắt giam vì cảnh sát tìm thấy các tài liệu giảng rõ sự thật Đại Pháp trong cái túi của bà ta.

Sự bắt giữ đông đão các học viên trước ngày 1 tháng mười rõ ràng là một âm mưu chính trị. Nó có mục đích là tạo ra một không khí kinh hoàng giữa các học viên Đại Pháp và làm cản trở sự truyền bá “Cửu Bình” (Chín bài bình luận về Đảng cộng sản). Chính quyền đang cố dùng vấn đề Pháp Luân Công để ủng hộ chính phủ Trung Quốc của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, ngay trước khi cuộc Đại hội đảng/quốc hội 4 họp phiên 16.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/10/13/112265.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/10/19/66038.html.

Dịch ngày 24-10-2005, đăng ngày 25-10-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.


Share