Phần I: article/1294.html
Phần II: article/1303.html

Một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Cát Lâm

[MINH HUỆ 2-3-2005]

3. Hành vi man rợ trong đại đội hai và chúng đã bắt các học viên ốm và tàn tật thực hiện công việc nô dịch thế nào

Vào ngày 29 tháng 6 năm 2003, đại đội bốn bị giải thể và anh Vương Kim Ba bị đưa đến đại đội hai. Đại đội hai được biết đến như là “Đội Chó Sói Quân Sắt” (thiết quân lang đội) và “Địa ngục trên trái đất”. Nó được chia thành ba nhóm. Anh Vương bị gán vào nhóm hai, là “Nhóm được kiểm soát chặt”, và mọi người gọi nó là “Nhóm quỷ”. Những tên cai ngục đưa các học viên kiên định vào những buồng riêng và giao cho những tên tội phạm nguy hiểm nhất trông coi họ. Những tên tù tội phạm được lệnh nghiêm ngặt theo dõi các học viên vào mọi lúc. Ở trong “Nhóm được kiểm soát chặt” các học viên phải làm việc rất nhanh và các hình phạt được ban ra mau lẹ vì bất cứ cái gọi là vi phạm nào, thậm chí chỉ vì ngồi xuống một chút. Các học viên không được phép nói chuyện với nhau hoặc trao đổi vật phẩm, và phải hỏi tên tội phạm chịu trách nhiệm trông coi để được đứng lên hay ngồi xuống. Vào tháng 9 năm 2003, các học viên Lưu Văn và Hàn Kiến Chí nói một lời với nhau trong khi làm việc. Tên đội trưởng đội lao động Trương Vũ đã báo cáo việc này của họ tới tên cai ngục Lưu Hiểu Vũ. Lưu đã ra lệnh cho các tù nhân Phan Thiên Tồn, Vương Chí Siêu đánh đập tàn nhẫn các học viên này. Thậm hắn ta còn cho chúng quyền đánh họ đến gần chết.

Sau khi anh Vương đến đại đội hai, tên tội phạm trưởng đội Phan Thiên Tồn yêu cầu được gặp anh. Anh Vương ngồi xuống và Phan đã đánh anh hai cái và nói: “Ai bảo mày ngồi xuống?” Anh Vương đáp, “Ngồi xuống thì có gì là không bình thường?” Phan lại đánh anh một số cái và đá anh nhiều lần. Hắn nói với anh Vương, “Sao mày dám nói lại? Tao bảo mày, đây là đại đội hai, “Đội Chó Sói Quân Sắt” và nhóm hai là “Nhóm Quỷ”. Mày phải tuân theo các luật lệ và làm tất cả những gì mày được bảo”. Tên nhóm trưởng của nhóm ba Vu Bân đã đánh và đá anh Vương dữ dội, làm cho hai mắt của anh bị mờ và anh mất khả năng nghe. Anh Vương cũng đã chịu đựng nhiều đau đớn trầm trọng sau sự việc này. Vu đã nói, “Đây là quy trình trong khu này. Tất cả những người mới đến đều bị đối xử như thế này. Chúng tao đã dễ dãi với mày đấy”. Tối hôm đó Lưu Hiểu Vũ, tên cảnh sát tà ác chịu trách nhiệm nhóm hai, đã tới nhóm để nói chuyện với anh Vương. Lưu đã tuyên bố rằng anh Vương đã không ngồi đúng tư thế và đã đấm tàm nhẫn anh hai cái vào ngực. Làm cho anh Vương oằn lại và anh không thể thở được trong một lúc.

Vào giữa tháng 7 năm 2003, trại lao động tổ chức một cuộc họp và đã quyết định hành hạ các học viên anh Nghiêm Quốc Trụ và Phan Cương, cả hai đã trốn thoát khỏi trại và đã bị bắt lại. Anh Nghiêm bị kết án thêm 8 tháng và anh Phan bị thêm 3 tháng. Sau khi giám đốc của trại là Vương Duyên Vĩ kết thúc bài diễn văn, một người tù nhân bắt đầu nói. Đúng lúc hắn vu khống Pháp Luân Công, Phan Cương đã kêu to “Pháp Luân Đại Pháp là tốt” Hai tên cảnh sát tà ác đã đánh anh Phan ngã xuống đất và kéo anh ra xa để tiếp tục đánh. Sau cuộc họp, đại đội hai đã yêu cầu mọi người viết nhận thức về vấn đề này và bảo đảm không chạy trốn. Anh Vương đã không tuân theo lệnh. Anh đã chỉ ra rằng các học viên Pháp Luân Công đã trốn thoát bởi vì họ đã không được thả ra sau khi mãn hạn. Tên cảnh sát tà ác Chu Thắng Lâm đã gọi anh Vương tới văn phòng và cùng với Tô Quảng Văn, Lưu Hiểu Vũ đánh anh. Chu và Tô đã đấm tàn nhẫn vào đầu, ngực anh Vương. Lưu đã đánh anh Vương bằng một thắt lưng da trong khi đó hỏi anh “Mày sẽ vẫn luyện tập Pháp Luân Công phải không?” Sau nửa giờ bị đánh, anh Vương đã rất choáng váng và ngã xuống đất. Ba tên cảnh sát tà ác tiếp tục đánh anh. Chu và Tô đã đá vào đầu, mặt, ngực, bung, phần trên và dưới lưng của anh Vương bằng mũi giầy của chúng, và Lưu đã đánh anh bằng dây thắt lưng. Anh Vương đã không thở được và ngất xỉu.

Khi anh Vương tỉnh dậy, anh thấy Tô Quảng Văn đang giữ một chiếc thùng và thấy rằng đầu và phần trên của mình ướt sũng. Vương nhận ra rằng tên Tô đã dội nước vào anh. Anh Vương đau khắp mình mẩy và cố gắng dậy. Lưu Hiểu Vũ đã mang anh tới một phòng ở đó tù nhân Phan Thiên Tồn đã đến trước. Lưu đã cố bắt anh Vương “chuyển hóa”. Anh Vương nói với chúng: “Tôi thà chết còn hơn chuyển hóa”. Lưu đã hỏi anh tại sao, anh đã nói “Pháp Luân Công đã cứu tôi”. Sau đó anh đã nói với Lưu về những lợi ích anh nhận được sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công thế nào.

Vào tháng 7 năm 2003, đại đội hai đã bắt các học viên gấp giấy. Các học viên phải làm việc từ 5 giờ sáng tới tận 11 giờ đêm không nghỉ ngơi. Mỗi học viên bị giao công việc sản xuất rất nặng nhọc. Tên trưởng đội lao động đã đá, đánh và sử dụng ba tông để đánh các học viên làm việc chậm. Môi trường bên trong phòng ẩm thấp, lạnh và tối. Vào tháng 8, anh Vương đã phải chịu đựng bệnh ghẻ. Anh đã chịu những đêm không ngủ bởi vì ngứa kinh khủng. Vào tháng 11, anh Vương bị những vết sưng rộp và thân thể của anh bị phồng ra. Các vết sưng rỉ mủ, và hai chân anh sưng phồng tới mức anh không thể dịch chuyển quần áo. Anh đã không thể ngồi trên ghế. Áo sơ mi của anh ướt đẫm mủ ngay sau khi anh mặc vào. Thỉnh thoáng áo quần dính vào vết thưong. Cực kỳ đau đớn khi đi lại. tuy nhiên, các tên cảnh sát tà ác vẫn không ngừng ngược đãi anh. Chúng đánh và chửi rủa anh khi anh di chuyển chậm. Các tên cảnh sát tà ác đã bắt anh Vương làm việc cùng tốc độ giống như mọi người khác.

Vào tháng 5 năm 2004, tình trạng của anh Vương trở lên xấu hơn và anh hầu như không thể đi lại được. Anh đi khập khiễng. Các tên trưởng đội Đào và Tôn Hải Ba vẫn bắt anh làm việc. Chúng đe dọa anh khi anh từ chối làm việc: “Hãy chờ xem tao trừng phạt mày thế nào. Tao đã quyết định rằng mày đã vi phạm luật lệ và từ chối chuyển hóa’”. Chúng đã ra lệnh cho các tù nhân tăng cường bức hại anh.

Một giờ chiều ngày 20 tháng 5 năm 2004, trưởng nhóm Tôn Lôi, những học viên không khỏe vì khủng bố và những người già phải kiểm tra thân thể. Những học viên này nắm lấy nhau và đi bộ tới cửa. Chẳng có cuộc kiểm tra thân thể nào cả. Họ đã bị lừa dối và bị đưa tới phòng làm việc. Giám đốc của trại Vương Duyên Vĩ và quản lý Ban quản trị Trương Phượng Minh đã đợi ở đó, và Vương Duyên Vĩ đã ra lệnh cho họ: Nhặt củi từ dưới đất lên và bó chúng chặt lại. Không ai được phép nói không”.

Vào tháng 3 năm 2002, học viên Tôn Trường Bình đã tới Bắc Kinh để thỉnh cầu. Cảnh sát ở Bắc Kinh đã tra tấn anh Tôn và đã làm gãy xương ở phần dưới lưng của anh. Anh đã bị tàn tật nặng nề và cần giúp đỡ mới đi và ăn được. Vương Duyên Vĩ và Trương Phượng Minh vẫn bắt anh làm việc và buộc tội anh làm việc quá chậm và thỉnh thoảng vẫn nghỉ ngơi. Sau đó anh Tôn đã không thể di chuyển được nữa và ngồi xuống để thở. Vương Duyên Vĩ và Trương Phượng Minh la hét anh. Họ đã quá mệt không thể làm việc lâu hơn. Những học viên này đã bị tra tấn tới mức họ hầu như không thể di chuyển và thở được nữa. Các học viên anh Trương Chân và anh Triệu Chấn Khôn đã quá mệt họ hầu như không thể di chuyển và suýt ngã khi họ cố gắng bước đi. Các học viên phải tiếp tục làm việc tới khi những tên cảnh sát tà ác ban lệnh ngừng công việc.

Vào ngày 23 tháng 5 năm 2004, giám đốc Vương Duyên Vĩ đã lấy những học viên không thể làm việc được nữa ra ngoài để nhổ cỏ. Các học viên đã bị kiệt sức và lê bước trên đất. Anh Thiếu đã quá kiệt sức tới mức anh ngã trên đất và không thể di chuyển được nữa. Các học viên đã phải làm việc tới tận 1 giờ chiều và sau đó được phép ăn (bữa trưa thông thường vào lúc 11 giờ sáng)

Từ đó trở đi, sự tra tấn những học viên tàn tật, ốm yếu và già cả trở nên tồi tệ hơn. Đại đội hai đã bắt những người không thể làm việc ngồi thẳng trong một thời gian dài, nói rằng: “Điều này là để bắt chúng mày phải đi làm. Không được chỉ ở nhà” Những người làm việc vào buổi chiều phải làm việc tới tận 11 giờ đêm. Nếu có nhiều việc, đôi khi họ phải làm việc tới tận nửa đêm. Cảnh sát tà ác bắt cả những học viên tàn tật, ốm và già tham gia vào công việc. Tên giám sát đã yêu cầu tù nhân Vương Cương bắt anh Vương Kim Ba phải làm việc vào buổi chiều. Anh Vương từ chối. Do đó, tù nhân này đã bị gửi tới tên cảnh sát tà ác Tôn Hải Ba. Tôn đã nói “Không ai được phép ở trong buồng của mình. Mọi người phải đi làm việc”. Do đó anh Vương đã bị bắt phải làm việc tới tận 11 giờ đêm hàng ngày.

Vào chiều ngày 24 tháng 6 năm 2004, một tên cảnh sát tà ác đã yêu cầu tù nhân Lý Minh Chí tát anh Vương sáu, bảy lần vì anh di chuyển chậm chạp do sức khỏe yếu. Anh Vương đã yêu cầu tên cảnh sát tà ác Tôn Hải Ba và trưởng đội Đào giải quyết vấn đề này. Chúng không chỉ từ chối mà còn la hét anh Vương. Tôn ngay lập tức ra lệnh cho anh Vương phải quay lại làm việc. Anh Vương đã xỉu đi trong khi làm việc, vì vậy Tôn đã đưa anh tới một phòng trống, đánh và đá anh, nói rằng anh đã làm lộn xộn kỷ luật lao động. Tôn đã đá vào những vết ghẻ trên cẳng chân anh Vương bằng đầu mũi giầy và đấm mạnh vào mũi anh. Đối xử tàn nhẫn này đã làm anh Vương chảy máu lênh láng. Đầy máu trên tất cả sàn. Sau đó Tôn đã đưa anh Vương tới phòng kỷ luật và yêu cầu các tù nhân Tôn Lôi, Lý Minh Chí giữ cổ và tay anh Vương đằng sau lưng. Sau đó Tôn đã giật điện cổ, vai, tay, bàn tay, lưng, mông và chân anh bằng một ba tông điện. Cuộc tra tấn kéo dài từ 7 giờ tối tới 2 giờ sáng ngày hôm sau. Anh Vương thậm chí đã mất kiểm soát đại tiểu tiện. Anh Vương đã bị thương khắp nơi, hầu như không thể thở, và bị choáng váng và buồn nôn. Tay và chân anh bị tê cóng. Anh dễ hoảng sợ và kinh hãi. Anh cũng trở thành thiếu sinh khí.

4. Đội năm bắt các học viên tàn tật, ốm yếu và già làm việc và từ chối các quyền hợp pháp của các học viên.

Những tên cảnh sát tà ác tại trại đã tiếp tục bức hại anh Vương Kim Ba. Vào ngày 13 tháng 7 năm 2004, cảnh sát tà ác đã gửi anh lại nhóm của những người mới đến trong đại đội năm để theo dõi chặt chẽ. Những tên cảnh sát tà ác đã bắt anh ngồi trong một thời gian dài. Anh Vương đã ngất xỉu vào ngày hôm sau. Cảnh sát tà ác đã đẩy anh sang một bên và phớt lờ anh.

Trại lao động đã ra một lệnh yêu cầu các học viên ở đại đội năm những người không thể làm việc được nữa phải quay trở về làm việc. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2004, trại đã tổ chức cho các học viên thu hoạch vụ mùa trên cánh đồng. Hai học viên từ nhóm những người mới đến không thể đi lại đã ở lại trong nhà và tất cả những người khác, bất kể tuổi và tình trạng sức khỏe phải thu hoạch ngũ cốc. Anh Vương bảo với chỉ huy Chu Đức Xuân rằng anh không thể làm việc. Đề nghị của anh đã bị từ chối, vì vậy anh đã phải thu hoạch ngũ cốc đến khi anh bị kiệt sức và phải ngồi trên đất để có thể thở được.

Các học viên anh Vương Tuấn và Mã Hiểu Đông cũng trong tình trạng sức khỏe xấu. Họ cũng đã kiệt sức và không thể đi lại. Do đó, họ đã ngồi xuống đất. Phó giám đốc Vương Kiến Cương đến và hỏi chuyện gì đã xảy ra. Chỉ huy Chu Đức Xuân đã nói rằng anh Vương Kim Ba và anh Vương Tuấn đang trong tình trạng sức khỏe xấu và sau đó đã yêu cầu anh Mã quay trở lại làm việc. Anh Mã nói: “Tôi đã bảo anh rằng tôi không thể làm việc”. Ngay lập tức Chu túm lấy anh và bắt đầu đánh anh tàn nhẫn. Cảnh sát tà ác Lục Chiến Lâm tham gia và sử dụng gậy để đánh anh Mã đến khi cây gậy bị gẫy. Chúng đánh anh ngã xuống đất và sau đó đá anh bằng đầu mũi giầy đến khi anh không thể cử động được nữa. Chúng dựng anh dậy và tiếp tục đánh anh. Phó giám đốc Vương Kiến Cương đến và đánh anh Mã. Mặt, mắt và cổ anh đều bị thương và thâm tím. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, một tên cảnh sát tà ác bảo các học viên này quay trở lại làm việc. Ngay khi họ quay trở lại làm việc, giám đốc Vương Duyên Vĩ đã chửi rủa anh Mã, đánh anh và ra lệnh: “Giam Mã Hiểu Đông trong một buồng nhỏ và treo nó lên như thế nó không phải làm việc”. Sau khi họ quay trở lại trại, chúng đã giam anh Mã vào một phòng nhỏ và treo anh lên. Cảnh sát tà ác Hà Kiến Tân của đại đội năm đã đánh anh Mã. Nhân viên của trại đã cho anh chỉ nửa bát bột ngô nhão mỗi bữa.

Sáu học viên tàn tật, ốm yếu và già từ nhóm những người mới đến đã không thu hoạch ngũ cốc. Giám đốc Vương Duyên Vĩ bắt đầu tra tấn họ vào ngày 12 tháng 12. Vương đã bát các học viên phải thu hoạch cải bắp Trung Quốc. Thân dưới của học viên Tiêu Minh Phong đã bị tàn tật vì khủng bố và cảnh sát tà ác vẫn mang anh đi làm việc. Vwong đã hỏi anh Tiêu “Tại sao mày không làm việc?” Anh Tiêu trả lời “Chân tay tôi đều tê cóng và tôi không thể làm việc”. Khi nghe anh trả lời vậy, tên Vương đã đánh anh hai cái, đá anh và ra lệnh: “Mang nó tới một phòng nhỏ và treo nó lên”. Những tù nhân kéo anh Tiêu đi và Vương Duyên Vĩ vẫn ở ngay sau họ, đá anh Tiêu. Vì thế học viên Tiêu Minh Phong, người đã bị tàn tật, đã bị đưa tới một phòng nhở và bị treo lên.

Vào 1 giờ chiều ngày 13 tháng 10, cảnh sát tà ác Mao Thần của đại đội năm đã bắt năm học viên tàn tật, ốm yếu và già còn lại phải làm việc. Học viên Từ Khánh Vũ là nhân viên của Công ty Đường Sắt Phù Dư ở tình Cát Lâm. Vào ngày 24 tháng 8 năm 2004, anh Từ đã phân phát tài liệu giảng rõ sự thật trên một chuyến xe lửa chạy giữa Phù Dư và Trường Xuân. Tuần tra xe lửa tà ác đã bắt và giam anh ở Nhà tù đường sắt thành phố Trường Xuân. Một cảnh sát tà ác trong nhà tù đã tra tấn anh. Cả hai cổ tay và hai mắt cá chân của anh đã bị buộc vào dây xích sắt và kéo căng dây xích sắt xa nhất có thể. Chúng buộc chắc các sợi xích vào cả hai bên tường. Thân thể của anh Từ đã bị căng chặt với mặt anh úp xuống đất trong 7 ngày 7 đêm. Vòng xích đã cắt sâu vào cổ tay và mắt cá chân của anh, da của anh đặc biệt quanh cổ tay đã thoái hóa. Cổ tay đã bị cắt sâu 1 cm và đã bị thối rữa. Mùi bốc lên kinh khủng. Anh Từ đã không còn có thể cử động tay và không thể chăm sóc chính mình nữa. Thậm chí anh còn cần giúp đỡ mới có thể cột quần lót và cởi quần áo của mình. Mặc dù như vậy nhưng tên giám đốc Vương Duyên Vĩ vẫn bắt anh phải làm việc. Anh Từ đã cho Vương thấy các vết thương trên cổ tay và mắt cá chân, giải thích tại sao anh không thể làm việc. Vương nói: “Nếu mày không thể làm việc thì mày không thể ăn”. Trong thời gian ăn tối, ngay khi anh Từ cầm thức ăn, Vương đã tiến tới và la thét “Mày không thể làm việc, đừng có ăn”. Vương đã ra lệnh cho cảnh sát tà ác Lục Chiến Lâm của đại đội năm mang thức ăn của anh Từ đi.

Ngày hôm sau, cảnh sát tà ác Mao Thần đã bắt những học viên tàn tật, ốm yếu và già phải làm việc lại. Vào lúc 10 giờ sáng, giám đốc Vương Duyên Vĩ đã đòi hỏi anh Từ Khánh Vũ phải làm việc, nhưng anh Từ nói “Tôi không thể”. Vương nói: “Nếu mày không thể làm việc, mày chỉ có thể ăn cháo”. Trong bữa trưa, nhân viên phục vụ thức ăn cho anh Từ nửa bát cháo ngô. Đường kính của cái bát khoảng 15 cm. Cháo nhiều nước và chín một nửa. Anh Từ hỏi: “Tại sao anh cho tôi cháo ngô?” Nhân viên trả lời: “Giám đốc Vương bảo chúng tôi làm như thế vì anh đã không làm việc”. Anh Từ đã không ăn nó. Nhân viên vẫn cho anh Từ cháo ngô vào bữa tối và anh vẫn không ăn nó. Tất cả các cảnh sát tà ác đều cảm thấy những gì Vương làm đã đi quá xa, bởi vì chúng đều biết rằng cổ tay của anh Từ đã bị thương rất nặng và anh thực sự không thể làm việc. Trong bữa ăn tối, Vương một lần nữa lại đến chỗ ăn tối để kiểm tra toàn diện các học viên và đe dọa mọi người: “Từ nay trở đi, bất cứ ai không thể làm việc sẽ phải nhận kết cục là húp cháo ngô”. Vào lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 10, phó đội trưởng của đại đội năm Hà Kiến tân đã tới phòng lớn và bảo những học viên tàn tật, ốm yếu và già: “Tất cả chúng mày phải ra ngoài làm việc. Giám đốc Vương đã nói bất cứ ai không thể làm việc sẽ ăn cháo ngô trong tất cả các bữa”.

Cuối tháng 8 năm 2004 anh Vương Kim Ba đã kháng cáo lên cấp có thẩm quyền. Anh đã tố cáo với sở an ninh công cộng về sự tra tấn, làm dụng, khám xét bất hợp pháp và bất hợp pháp bắt anh làm việc. Các cảnh sát tà ác Hà Kiến Tân và Trương Vĩ đã cố gắng làm mọi thứ để ngăn anh. Nhiều ngày sau, những tên cảnh sát tà ác đã ngăn cản anh không cho gặp những người đến thăm, bao gồm cả luật sư của anh. Những tên cảnh sát tà ác đã tịch thu một cách phi pháp những tài liệu kháng cáo của anh Vương.

Sau đó những học viên Đổng Minh, Chu Quốc Khánh, Ngô Hướng Toàn và Trương Kiệt Huy đã chuẩn bị kháng cáo và kháng nghị bản án lao động cưỡng chế của họ. Cảnh sát tà ác đã tịch thu các tài liệu và bảo các học viên: “Chúng mày chỉ phí thời gian thôi. Không ai sẽ chấp nhận những trường hợp này”.

Chúng sợ để sự thực về cuộc khủng bố các học viên lộ ra trước công chúng. Cục tư pháp thành phố Trường Xuân dựa trên yêu cầu từ trại lao động đã chuyển các anh Đổng Minh, Ngô Hướng Toàn , Chu Cát An và Mao Văn Nhân tới trại lao động cưỡng chế Vi Tử Câu thành phố Trường Xuân. Chúng đã chia rẽ các học viên để ngăn cản họ giúp đỡ lẫn nhau, và ngừng việc kháng cáo của họ. Chúng không muốn cộng đồng biết các học viên đã bị ngược đãi thế nào.

5. Đại đội năm lạm dụng những bệnh nhân ốm trầm trọng

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2004, trại lao động bắt đầu bức hại anh Vương Kim Ba bằng nhiều phương pháp khác. Chúng chuyển anh tới đại đội bốn, ở đó chúng giam giữ những tù nhân bị bệnh lao. Chúng muốn anh bị nhiễm bệnh này. Cũng có những bệnh nhân bị viêm gan hoặc bệnh không lây nhiễm. Trại lao động để các bệnh nhân bị bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm cùng nhau, việc này rõ ràng cho thấy rằng chúng không quan tâm đến những gì xảy ra tới mạng sống của họ.

Trại lao động giữ những học viên bị bệnh lao, bệnh viêm gan và các bệnh khác trong một thời gian dài và không thả họ. Trại không cho họ điều trị và từ chối cung cấp sự chăm sóc cần thiết. Các cảnh sát tà ác Cao Sĩ Lộc và những tên khác đã tẩy não các học viên và lạm dụng tinh thần họ, sử dụng tất cả các phương pháp có thể và vì thế đã làm bệnh tật của họ trầm trọng thêm. Học viên Vinh Chiêm Dân bị viêm dây thần kinh và sa trĩ vì bị tù và bức hại trong một thời gian dài. Anh chỉ có thể ăn một lần mỗi ngày. Vào đầu tháng 11 năm 2004, bệnh sa trĩ của anh Vinh tồi tệ hơn. Nó không thể co vào. Anh không muốn đại tiện và không dám ăn. Anh Vinh bị nằm liệt giường trong 8 ngày không ăn và không có ai chăm sóc anh. Sau đó, các học viên khác đã báo cáo việc này tới một tên cảnh sát. Nhưng vẫn không có ai chăm sóc anh Vinh đến tận ngày thứ 9 khi mạng sống của anh gặp nguy hiểm. Vì thế trại đã thông báo cho gia đình anh Vinh và bắt gia đình đưa anh tới bác sĩ. Gia đình anh không còn chọn lựa phải vay tiền để đưa anh Vinh tới bệnh viện. Đến bây giờ vẫn không biết anh Vinh còn sống hay không.

Vào tháng 3 năm 2004, học viên Lưu Văn đã được chuẩn đoán là bị bệnh lao và lẽ ra đã được thả để cấp cứu, như thế anh có thể gặp thày thuốc. Tuy nhiên anh đã không được thả. Anh không nhận được sự điều trị, nuôi dưỡng hay chăm sóc hữu hiệu, và bị bắt phải làm việc, vì thế đã làm bệnh của anh tồi tệ hơn. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2004, anh Lưu tuyệt thực và yêu cầu được thả. Nhân viên trại lao động đã tàn nhẫn cưỡng bức anh ăn trong hơn 12 ngày. Sau đó anh đã không thể đi lại được. Một lần nữa, cảnh sát tà ác đã kéo anh Lưu ra bên ngoài cổng chính. Áo của anh bị toạc ra và da của anh đã bị trầy trụa. Anh Lưu Văn vẫn bị tù và mạng sống của anh đang nguy hiểm.

Sau khi anh Vương Kim Ba bị chuyển tới đại đội bốn, vì bị tù trong thời gian dài và thường xuyên bị đánh đập tàn nhẫn, anh đã trở nên gớm ghiếc và buồn nôn. Anh đã không thể ăn hay di chuyển. Cảnh sát tà ác đã ra lệnh cho các tù nhân phải mang anh đi xung quanh hành lang và các tù nhân đã rất không cẩn thận. Tay của anh Vương cảm thấy đau đớn không thể chịu nổi. Cảnh sát tà ác cách ly anh Vương với các học viên khác và nhạo báng anh. Cảnh sát tà ác thấy rằng anh không thể ăn và bắt đầu cưỡng bức anh ăn. Điều này làm cho anh Vương mất kiểm soát đại tiện. Anh bị tiêu chảy nghiêm trọng. Anh Vương đã không thể di chuyển và không có ai chăm sóc anh. Phân và mủ trên khắp ga giường và bốc mùi kinh khủng. Không có ai thay ga giường.

Ngày 8 tháng 12 năm 2004, trại lao động đã đưa anh Vương – người hầu như không thể thở được nữa – tới đại đội năm. Ngay khi anh Vương vào phòng kỷ luật một nhóm các cảnh sát tà ác đã la thét và làm nhục anh. Một tên cảnh sát tà ác có tên là Ký biết rằng anh Vương không thể đứng thẳng được nữa nhưng vẫn bắt anh phải đứng dựa vào tường. Anh Vương đã ngã. Chúng mang anh tới khu vực ăn tối và một tên cảnh sát tà ác tên là Mã đã la hét và lạm dụng anh. Sau đó Mã đã yêu cầu mang anh Vương đi. Chúng kéo anh từ đằng trước tòa nhà tới đằng sau tòa nhà và từ tầng dưới lên tầng trên, làm cho anh choáng váng và mất ý thức. Chúng đặt anh ở một buồng lạnh và xa, và ra lệnh cho ai đó trông coi anh.

Vào chiều tối ngày 13 tháng 12, học viên Lưu Tử Nguy đã chết vì bức hại.

Vào sáng ngày 14 tháng 12, nhân viên trại nhận thấy rằng anh Vương đang chết và sợ rằng anh sẽ chết trong trại, như thế trại sẽ phải gánh trách nhiệm. Trại đã thông báo gia đình anh Vương mang anh về nhà.


Anh Vương Kim Ba trước đây trong một cuộc thi đi bộ đường dài


Anh Vương Kim Ba một hôm ngay sau ngày được thả khỏi trại lao động (ảnh)

Anh Vương Kim Ba đã bị bắt vào ngày 26 tháng 8 năm 2002, và được rời trại cưỡng bức lao động vào ngày 14 tháng 12 năm 2004. Anh đã bị giam gữ bất hợp pháp trong 2 năm, 3 tháng và 19 ngày. Anh đã từng cao 1m73, nặng 84 kg và giành giải nhất cuộc thi đi bộ đường dài tổ chức bởi nơi anh làm việc. Anh cũng là người chơi bóng chuyền. Sau khi rời trại giam, anh nặng chỉ có 48 kg (Ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 12 năm 2004). Anh đã gầy nhom ốm yếu và bị thương ở khắp mọi nơi. Anh đã không thể đi lại hoặc ăn uống, và mạng sống của anh đang nguy hiểm.

Trên đây là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bức hại tàn nhẫn anh Vương Kim Ba và các học viên khác như thế nào chỉ bởi vì họ tu luyện Pháp Luân Công và tin vào “Chân, Thiện và Nhẫn”.

Các số điện thoại:

(Chú thích: đối với các số điện thoại cơ quan hay nhà riêng, quay mã nước + mã vùng trước tất cả các số điện thoại. Đối với các số điện thoại di động, quay mã nước trước số điện thoại. Mã nước: 86, mã vùng: 431)

Trại Lao Động Cưỡng Bức Triều Dương Câu thành phố Trường Xuân: 4835680 (đường dây chung), 4833900 (Fax)
Phòng trị ban: 4838828, 4839147
Cựu giám đốc (hiện nay là giám đốc của Trại Lao Động Cưỡng Bức Vi Tử Câu), Vương Duyên Vĩ: 8631486 (Nhà riêng), 13351503325 (Di động), 13844820515 (Di động)
Giám đốc hiện tại Vương Hiểu Minh, 4835680 ext 8001 or 8000, 13351503013 (Di động), 4658559 (Nhà riêng)
Vợ của Vương Hiểu Minh, tên là Vương: 13904328520 (Di động)
Trưởng bộ phận quản lý Lưu Ngọc 13351503597 (Di động), 7888098 (Nhà riêng)
Chính ủy: 4832680 ext 8002
Phó giám đốc, Vương Kiến Cương, chịu trách nhiệm chuyển hóa các học viên: 4835680 ext 8003, 13514402798 (Di động)
Vương xx: 4835680 ext 8004
Thư ký Ủy ban kỉ luật: 4835680 ext 8005
Ban chính trị: 4835680 ext 8006
Văn phòng: 4835680 ext 8015, 8016, 8017
Đại đội một: Lý Tông Kiệt, 4835680 ext 8011, 8012
Đại đội hai, 4835680 ext 8021, 8022
Đại đội ba, 4835680 ext 8031, 8032
Đại đội bốn, 4835680 ext 8041, 8042
Đại đội năm, 4835680 ext 8051, 8052
Đại đội sáu, 4835680 ext 8061, 8062
Đại đội bảy, 4835680 ext 8071, 8072
Các tên cảnh sát tà ác gánh trách nhiệm tại Đồn Cảnh Sát Đường Phố Vĩnh Ninh, huyện Y Thông, tỉnh Cát Lâm:
Đồn Cảnh Sát Đường Phố Vĩnh Ninh, 86-434-4222708
Đồn trưởng Vương Lâm, 13844493888 (Di động)
Cảnh sát trưởng Triệu Đại Vĩ, 13844499987 (Di động)
Cảnh sát trưởng Lưu Thiết Quân, 13514343622 (Di động)
Cảnh sát đội trinh thám Vưu Đào, 13180922683 (Di động)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/3/2/96463.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/5/2/60247.html.

Dịch ngày 16-5-2005, đăng ngày 19-5-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share