Theo phóng viên của chúng tôi tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-02-2010] Mỗi năm cứ vào ngày nghỉ, người ta đều thấy nhớ gia đình và bạn bè nhiều hơn. Vào dịp Tết Nguyên Đán 2010, tất cả học viên Đại Pháp ở Vĩnh Đăng, thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, nhớ các học viên đồng môn, bà Nhậm Thục Trân và anh Vương Hữu Giang, cùng các học viên khác, những người vẫn bị giam ở trong tù.

Bà Nhậm Thục Trân, sinh năm 1940, bà là một thầy thuốc phụ khoa cho đến lúc nghỉ hưu. Bà đã bị viên khớp mãn tính, rối loạn phụ khoa và nhiều bệnh khác trong một thời gian dài trước khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công. Năm 1998, bà Nhậm bắt đầu tập luyện và thay đổi bản thân để trở thành một người tốt theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”. Sau nhiều năm tập luyện, mọi bệnh của bà đều biến mất. Bà đã trực tiếp chứng kiến sự thần kỳ và màu nhiệm của Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, môn tập luyện kì diệu và tuyệt vời này đã bị đàn áp bởi ĐCSTQ.

Bà Nhậm đã đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh vào ba dịp khác nhau. Một lần là khi bà đã đi bộ một quãng đường dài đến Bắc Kinh để giải thích sự thật về việc tập luyện lên chính phủ. Tuy nhiên, thật không may là bà đã bị bắt giam ở cả ba lần. Năm 2001, bà bị giam trong một trại lao động cưỡng bức trong một năm, bà đã bị cảnh sát đánh cũng như bị lăng mạ tùy tiện. Vào một lần, do từ chối viết các bài nói xấu Đại Pháp, bà đã bị đánh nhiều lần trong hơn 20 ngày. Kết quả của việc tra tấn đã khiến cho bà không thể trở mình ở trên giường. Bà luôn nghe thấy âm thanh ở trong đầu và không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh. Cai ngục thường nhiều lần dùng còng tay treo bà lơ lửng trong không trung từ 20 phút đến một tiếng. Họ chỉ đưa bà xuống khi bà đã trong cơn nguy kịch. Họ vẫn giữ việc tra tấn bà để cố ép bà từ bỏ việc tập luyện.

Bà Nhậm đã bị bắt bởi nhiều cảnh sát ở Sở cảnh sát Vĩnh Đăng vào tháng 5 năm 2002 vì đã nói chuyện với mọi người về việc tập luyện. Sau đó bà bị đưa đến một trại tẩy não ở Cung Gia Loan, Lan Châu. Tại trại tẩy não, có một cộng tác viên được chỉ định cho mỗi học viên để chắc chắn học viên không được ngủ hoặc thậm chí cả trong thời gian nghỉ. Họ cũng ép mỗi người xem các chương trình TV và đọc nhiều tài liệu nói xấu Pháp Luân Công.

Tháng 6 năm 2003, cảnh sát đã bắt đầu tra tấn các học viên nhiều hơn. Các cảnh sát Trương Khắc Cương, Triệu Kiện, và Lưu Tiểu Phong đã treo bà Nhiệm lên một cánh cửa sắt trong 14 ngày liên tục. Đôi lúc chỉ có phần đầu ngón chân của bà chạm đất, và đôi khi chỉ có phần xương mắt cá chân của bà chạm đất. Họ đã không cho bà ăn hoặc uống trong một thời gian dài. Khi bà muốn đi vệ sinh, bà phải đi ở ngay trong quần áo, trong lúc vẫn bị treo lên. Về sau, cổ tay bà bị mưng mủ và sưng tấy. Bà cũng bị phù ở khắp cơ thể cùng với huyết áp của bà luôn ở mức cao. Vì còng tay của bà đã bị gãy, nên họ đã lấy một bộ mới để còng tay bà. Bà Nhậm, hơn 60 tuổi, vì không thể chịu đựng tra tấn hơn nữa, và chỉ khi miễn cưỡng viết một “thư bảo đảm” không còn tập luyện nữa, cảnh sát mới đưa bà về nhà. Họ còn cắt tất cả nguồn tài chính của bà trong bốn năm sau khi bà được thả.

Ngày 30 tháng 5 năm 2007, vì quyết tâm của bà trong việc giải thích sự thật về việc đàn áp cho mọi người, cảnh sát ở Sở cảnh sát Vĩnh Đăng đã lục soát nhà bà Nhậm và lấy đi tất cả tài liệu “ giảng rõ sự thật” mà bà có.

Ngày 10 tháng 8 năm 2007, bà Nhậm tiếp tục bị nhiều người ở Sở cảnh sát Vĩnh Đăng bắt giữ, gồm có giám đốc sở và ba cảnh sát khác. Ngày 24 tháng 12, bà bị đưa đến Tòa án Vĩnh Đăng. Quan tòa đã không có bất kì chứng cứ “xác thực” để chống lại bà, do đó họ đã tạo ra nhiều lí do để đưa bà đến một trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Cho đến hôm nay, bà Nhậm vẫn bị giam ở trong tù vì niềm tin của bà.

Anh Vương Hữu Giang, 38 tuổi, là một người chủ chốt trong Bộ thông tin và truyền thông của Bộ quân đội Lan Châu. Anh bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1998. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Đại Pháp vào năm 1999, anh Vương đã đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh nhiều lần, tất cả những lần đó anh đều bị bắt. Anh tiếp tục đi thỉnh nguyện vào cuối tháng 12 năm 2000 và bị bắt tại Ga tàu Trung Vệ, Ninh Hạ trong một ngày, sau đó bị giam tại Nhà tù Đào Thụ Bình tại Lan Châu trong một tuần.

Anh Vương đã bị bắt vào ngày 6 tháng 3 năm 2001, và bị giam tại Nhà tù Tây Quả Viên. Anh bị cảnh sát đánh và đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong khi đã không được ngủ trong nhiều ngày. Anh trở nên gầy yếu và hốc hác vì bị tra tấn dã man khi anh bị đưa đến Nhà tù Tự Nhi Câu, anh đã không thể tự đứng dậy được. Vào ngày 3 tháng 7 năm 2001, anh đã bị “kết án” mười năm tù mà không cần bất kì loại phiên tòa nào. Anh bị đưa đến Bệnh viện nhà tù Đại Sa Bình (Khang Thái), do anh đã ở trong cơn nguy kịch vì bị tra tấn và vì anh đã tuyệt thực khi ở trong tù. Anh Vương đã ngay lập tức bị đưa trở lại nhà tù khi tình trạng của anh khá hơn. Tóc của anh đã bắt đầu chuyển thành màu trắng do bị tra tấn trong một thời gian dài.

Đã gần chín năm từ khi anh Vương bị bắt và bị đưa đến Nhà tù Đại Sa Bình ở Lan Châu. Do sức khỏe của anh trở nên xấu đi vì bị tra tấn, gia đình anh đã cố đưa anh đến bệnh viện vào năm 2006. Ngay cả khi chính quyền Lan Châu cuối cùng đã đồng ý đưa anh đến bệnh viện. Tuy nhiên, cảnh sát ở Vĩnh Đăng đã không để anh đi, mà thậm chí còn nói rằng sẽ bắt lại nếu anh được thả.

Tháng 8 năm 2008, gia đình anh đã yêu cầu cảnh sát để được gặp anh Vương. Tuy nhiên, lấy lí do Thế Vận Hội, cảnh sát đã từ chối mọi yêu cầu của gia đình. Thậm chí, giám đốc cảnh sát Tiếu Bân, đã nói với gia đình là họ không được vào thăm anh ít nhất từ nửa năm đến một năm, vì ông ta nói rằng anh Vương đã gọi ông ta là “ một con sói trong lớp da người”. Vì thế, Tiếu Bân, đã hai lần giam anh trong một phòng nhỏ (mỗi lần 15 ngày) và không cho gặp gia đình anh trong sáu tháng. Gần đây, anh trai anh Vương vừa mới được phẫu thuật thận, và hiện giờ cha mẹ anh đã già yếu. Họ cố đến gặp con trai ở trong tù, họ đã đi tất cả các đường từ Vĩnh Đăng đến Lan Châu, nhưng đều bị ngăn lại. Cho đến hôm nay, họ vẫn không thể gặp con trai.

Mọi người trong gia đình anh Vương đã gửi lời kêu gọi ra thế giới để mọi người biết về tình trạng của anh Vương mà nhiều người như anh. Gia đình anh đã yêu cầu được giúp đỡ để chấm dứt cuộc bức hại, bằng việc cho thêm nhiều người hơn nữa biết về anh Vương và các học viên Pháp Luân Công khác vẫn đang bị bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/16/218293.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/27/114982.html
Đăng ngày 7-3-2010, Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share