Bài của một học viên từ thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-02-2010]
Tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của bản thân về việc thực hiện các động tác của các bài Công pháp. Xin vui lòng chỉ ra những điểm không thích hợp.
Trong khi rất nhiều đệ tử chân chính biết về tầm quan trọng của việc luyện Công và thực hiện chúng hàng ngày, thì có thể rất nhiều người chưa từng hoài nghi liệu các động tác của mình có sai hay không. Tuy nhiên, tôi đã gặp phải một số vấn đề liên quan đến việc này.
Khi mới bắt đầu tập Pháp Luân Công, tôi đã học năm bài Công pháp từ một đồng tu đứng phía trước tôi tại điểm tập công. Tôi đã “học” làm sao để thực hiện được các động tác sau có ba buổi sáng và từ đó cứ tập theo như vậy. Năm tháng sau, các bệnh tật của tôi, bao gồm máu nhiễm mỡ, phế khí thũng, sa dạ dày và giãn tĩnh mạch đều được chữa khỏi hết. Tôi đã hiển nhiên nghĩ rằng là do các động tác của tôi đều đúng hết và không bao giờ nghi ngờ điều đó.
Hiệu quả của việc tập Pháp Luân Công của vợ tôi còn tốt hơn. Trước khi tập, nửa người bên phải của vợ tôi bị tê liệt do viêm thấp khớp. Cô ấy đã được chữa lành chỉ sau ba tháng tập luyện.
Chúng tôi đã tập luyện được trên mười năm. Tuy nhiên, chúng tôi đều cảm thấy hiệu quả không còn tốt như trước kia. Vợ tôi vẫn thường bị đau nhức chỗ này chỗ khác, và tôi cũng bị tình trạng như vậy. Tôi không thể tập bài tĩnh công trong tư thế kiết già đủ một tiếng. Chúng tôi đều nghĩ rằng các biểu hiện như vậy là do nghiêp lực của chúng tôi quá lớn. Chúng tôi đã không xem xét việc này nhiều và tiếp tục giữ hai mắt nhắm khi luyện Công.
Một đêm, khi chúng tôi cùng tập các bài Công pháp, vợ tôi ho liên tục. Khi tập bài công pháp số 2, Pháp Luân Trang Pháp, cô ấy đi lại để nhổ nước miếng với hai cánh tay vẫn giữ phía trên. Tôi nhắc nhở cô ấy: “Đồng tu, không nên đi lại xung quanh khi đang tập bài số hai như thế”. Cô ấy quay lại nói chuyện và giải thích rằng đây là “một trường hợp đặc biệt”
Sau khi kết thúc các bài tập, chúng tôi cùng chia sẻ. Cô ấy bảo tôi rằng tôi đã tập sai rất nhiều động tác. Ví dụ, khi xoay Pháp Luân bốn vòng, thì tôi lại quay thành bốn vòng rưỡi, tôi đã không theo đúng những lời hướng dẫn của Sư Phụ, tôi còn ngủ gật trong lúc thiền định, tôi lắc lư cơ thể khi tập bài số hai, và tôi cũng gãi người mỗi khi bị ngứa. Các động tác của vợ tôi cũng không chính xác, cô ấy còn nói chuyện trong khi đang tập Công,
Chúng tôi quyết định là cần phải chú ý đến vấn đề này. Chúng tôi đã mời hơn mười học viên lâu năm để cùng bàn về vấn đề này và cùng tập bài công pháp số 5 với nhau. Mọi người đều bất ngờ và nói “Rất nhiều người chúng tôi đều trợ giúp các phụ đạo viên để hướng dẫn tập các bài công pháp cho học viên mới. Chúng tôi chưa từng nghĩ rằng các động tác của bản thân lại sai cả. Chúng tôi đã sai rất nhiều động tác, như Kim Hầu Phân Thân, Song Long Hạ Hải, Đầu Đỉnh Bão Luân, xoay Chuyển Pháp Luân bốn vòng theo chiều kim đồng hồ, động tác ‘xoay tay’ và ‘qua đầu’ trong bài tập thứ tư, và cả các động tác tay trong bài tập thứ 5. Thật ngạc nhiên là không ai nghĩ về nó cả. Chúng tôi dĩ nhiên luôn cho rằng các động tác của mình đều đúng hết.”
Trong khi chia sẻ, chúng tôi phát hiện ra nhiều thiếu sót hơn trong việc luyện Công. Chúng tôi đã luyện không chuẩn một số động tác, đặc biệt khi chúng tôi có can nhiễu, khi không thoải mái hay khi bận rộn. Đôi lúc, chúng tôi không muốn tiếp tục luyện. Một số học viên chỉ tập bài thiền định mà bỏ qua các bài tập đứng. Một số thì chỉ đọc các sách Đại Pháp mà không tập công. Họ cho rằng họ đã “tu luyện đến một tầng cao”, và không cần phải luyện công nữa. Dù đó chỉ là những trường hợp cá biệt, nhưng nó không phù hợp với các yêu cầu của Đại Pháp. Tại sao điều này lại xảy ra? Đó chính là vì chúng ta đã không có một sự hiểu biết rõ ràng về các nguyên lý của Pháp.
Sư phụ đã nhiều lần giảng rằng động tác của các bài Công pháp chính là phương tiện phụ trợ của tu luyện viên mãn. Người đã giảng trong cuốn Pháp Luân Phật Pháp: Đại Viên Mãn Pháp (Chương I)
“Động tác là một bộ phận viên dung viên mãn của Đại Pháp này, nó là một bộ phương pháp tu luyện tính mệnh song tu hoàn chỉnh, cũng [được] gọi là Đại Viên Mãn Pháp. Đại Pháp này cần phải vừa tu vừa luyện, ‘tu tại tiên luyện tại hậu’. Không tu tâm tính, chỉ luyện động tác thì không thể tăng công; chỉ tu tâm mà không luyện Đại Viên Mãn Pháp, thì công lực bị [ngăn] trở, và không cách nào cải biến được bản thể.”
Tôi ngộ ra rằng với các đệ tử Đại Pháp, luyện bộ năm bài công pháp không giống như tập các bài tập thông thường. Thay vào đó, động tác của các bài là để chúng ta và các tiểu vũ trụ của chúng ta cùng vô lượng chúng sinh trong các vũ trụ tương ứng được dẫn dắt bởi nguyên lý tại tầng cao hơn — Pháp Luân Phật Pháp: Đại Viên Mãn Pháp. Mỗi động tác của chúng ta chính là đang cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, cách mà chúng ta vận động trong không gian này cũng là cách mà vô lượng chúng sinh trong các vũ trụ tương ứng đang vận động. Do đó, khi chúng ta luyện công, chúng ta không chỉ cần hiểu rõ các nguyên lý của Pháp, mà còn cần làm theo những gì Sư phụ đã giảng trong bài giảng thứ ba của Chuyển Pháp Luân, phần “Phụ Thể”
“Luyện công đòi hỏi coi trọng đức, làm việc tốt, hành thiện, ở đâu làm gì đều tự yêu cầu bản thân như vậy”
Trong bài giảng thứ năm của Chuyển Pháp Luân, Sư phụ cũng nói:
“Khi chúng ta luyện công, chư vị không nghĩ việc tốt, thì cũng không thể nghĩ việc xấu; tốt nhất là đừng nghĩ gì hết”
Sư phụ đã đưa ra các nguyên lý rất rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta đã không đáp ứng được tiêu chuẩn. Chúng ta không thể đạt tới trạng thái nhập tĩnh mà thường có đủ loại suy nghĩ hỗn loạn trong tâm. Một vài học viên thậm chí còn tán gẫu trong khi luyện công. Đó chẳng phải là luyện tà pháp là gì?
Tôi cũng ngộ ra rằng không luyện công đúng cũng chính là không tôn trọng Pháp và Sư phụ. Sư phụ đã dạy chúng ta một bộ năm bài công pháp và Người đã thu đĩa hướng dẫn cho từng động tác. Hãy suy nghĩ về điều này, một Đức Phật vĩ đại đang đứng trước các bạn và hướng dẫn cụ thể từng động tác. Đó không phải là sự màu nhiệm sao? Tuy nhiên, rất nhiều học viên chỉ coi hướng dẫn của Sư phụ là nhạc nền để tập, và họ coi các động tác như những bài tập thông thường khác. Hiệu quả hiển nhiên là không tốt rồi. Nếu Sư phụ đang đứng kia và theo dõi các bạn, còn các bạn lại nhìn đi xung quanh, tán gẫu, và thực hiện các bài tập cẩu thả không đều, thì đó có phải là tôn Sư kính Pháp không? Trên thực tế, khi chúng ta luyện công, các Pháp thân của Sư phụ đang theo dõi chúng ta. Chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét việc này!
Một vài học viên hiếm khi tham gia tập tại điểm luyện công kể từ năm 1999. Phần lớn chúng ta tập đơn lẻ tại nhà, do đó không có cơ hội để chỉnh sửa động tác cho nhau. Thậm chí khi hai hay cả gia đình cùng tập với nhau, mọi người thường nhắm mắt và tự tập. Họ không có thời gian để học các động tác từ các học viên lâu năm. ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công kể từ này 20-07-1999, và nhiều bản sao của cuốn Pháp Luân Phật Pháp: Đại Viên Mãn Pháp đã bị tiêu hủy. Hiện giờ rất khó để tìm được cuốn sách này. Một số học viên không có cơ hội đọc cuốn Pháp Luân Phật Pháp: Đại Viên Mãn Pháp. Do đó, các động tác của họ không chính xác, và họ cũng không biết về các nguyên lý, đặc điểm và ý nghĩa đằng sau mỗi động tác. Như vậy, tình trạng tu luyện của họ hiển nhiên là không tốt.
Cuốn Đại Viên Mãn Pháp của Pháp Luân Đại Pháp chính là một phương pháp tu luyện hoàn chỉnh để tu tâm và luyện thân, đã được lưu truyền qua nhiều niên đại và không ai dám sửa đổi. Các bạn đồng tu, chúng ta hãy theo đúng chỉ dẫn của Sư phụ. Chúng ta phải có sự hiểu biết rõ rang hơn về các nguyên lý của Pháp, có tâm thái thuần tịnh, và cần chỉnh lại các động tác. Chúng ta có thể xem lại băng đĩa hướng dẫn tập của Sư phụ, nhờ các đồng tu chỉnh lại động tác, hướng nội, và loại trừ các can nhiễu của tà ác. Chúng ta cần tu luyện tốt, luyện năm bài công pháp tốt, và kiên định hoàn thành sứ mệnh lịch sử của chúng ta.
Viết ngày 31-01-2010
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/3/217373.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/19/114784.html
Đăng ngày 23-2-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản