Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 12-05-2019] Do thường xuyên đạt được điểm số cao nhất trong các kỳ thi ở trường cũng như giành được các giải thưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia nên tôi đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Vốn dĩ ban đầu tôi không xem trọng hư danh lắm, nhưng sau đó tâm cầu danh dần dần phóng đại từ lúc nào không hay.

Trên bề mặt, tôi luôn tỏ ra khiêm tốn khi được mọi người khen ngợi, và tôi cũng thường nhắc nhở bản thân không được sinh tâm hoan hỷ. Tuy nhiên trong thâm tâm, tôi thấy dễ chịu khi được mọi người quan tâm và chú ý. Đôi khi không ước chế được tâm hoan hỷ, cảm xúc này liền phản ánh ra trong lời nói, hành động của tôi, cứ như thế tâm hiển thị của tôi nổi lên. Tôi nhận ra rằng, mục đích của việc thể hiện bản thân không gì khác hơn là vì truy cầu danh lợi. Tôi cũng biết rằng chấp trước này không phù hợp với Pháp. Tuy nhiên, trong quá trình cố gắng loại bỏ nó, tôi lại khiến chấp trước của mình gia tăng thêm.

Tôi có thể lý giải được sự bất hảo của các chủng tâm chấp trước khác và chủ động bài xích chúng, nhưng tôi đã không ngộ ra được chấp trước vào danh nguy hại đến như thế nào với một người tu luyện. Không giống như những người tu luyện trong quá khứ phải đi vào núi sâu rừng già hoặc vào chùa để tu hành; chúng ta là tu luyện ngay trong xã hội người thường, người thường có ai là không coi trọng danh tiếng của bản thân chứ? Người tu luyện cũng như vậy, biểu hiện ưu tú chẳng phải sẽ giúp Đại Pháp vẻ vang hay sao? Khó nhất đối với tôi, đó là giữ cho tâm bất động và vờ như không cao hứng khi tôi đạt được điểm cao nhất và giành được các giải thưởng. Liệu việc trở nên nổi tiếng có phải là điều xấu? Tôi đã sai ở đâu? Việc này khiến tôi hoang mang một thời gian dài.

Có rất ít trường đại học danh tiếng đào tại sau đại học, vậy nên các sinh viên đều tranh đấu lẫn nhau. Tôi cũng đang dồn hết sức lực để ôn tập nên khiến cho bản thân bận rộn đến mức luyện công học Pháp đều rất lười biếng. Cho dù tôi đã nỗ lực đến vậy nhưng tôi vẫn thất bại trong kỳ thi quan trọng này. Tôi nghĩ mãi mà vẫn không có lời giải, đã phát huy hết khả năng rồi mà cớ gì tôi lại thất bại?

Những bạn học cùng lớp thường ngày học kém hơn tôi lại thi tốt hơn tôi. Cú đánh này tôi có thể cảm nhận được rõ ràng và sự thất bại trong tâm tôi trong một thời gian dài vẫn không thể khôi phục được. Sau đó, tôi mới nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề, và nó hẳn là do trạng thái tu luyện của tôi tạo thành. Vào thời điểm đó, cả giáo viên và những người bạn tốt đều đến an ủi tôi: “Bạn rất xuất sắc, chỉ có điều thiếu một chút may mắn, lần sau vẫn còn cơ hội”. Nghe xong tôi không thể nói thêm được gì, thật ra trong tâm tôi hiểu rằng đây chỉ là cách lý giải đứng từ góc độ của người thường. Người tu luyện dùng tiêu chuẩn của Pháp để nhận định, bản chất của sự việc không phải là thứ mà chúng ta nhìn thấy trên bề mặt. Trên con đường tu luyện không có việc gì là ngẫu nhiên, nhất định là để tôi xả bỏ đi các loại tâm chấp trước của mình.

Khi tôi và các đồng tu cùng nhau hướng nội, đồng tu Tĩnh nói tôi là người tự cao tự đại, không đủ khiêm tốn; đồng tu Nam nói rằng tôi có tâm cầu danh rất lớn; còn đồng tu Thành nói tôi có tư tưởng phụ diện rất nghiêm trọng. Tất cả những chia sẻ của các đồng tu đều đúng, chúng đều do tâm cầu danh của tôi tạo thành và một số những tâm chấp trước khác nữa. Ví dụ, khi tôi thấy kết quả thi của đồng tu khác tốt hơn mình thì trong tâm tôi sẽ không phục; đặc biệt là kết quả thi của những người không tu luyện. Trong tâm tôi sẽ không thể bình tĩnh được, nhìn cái này không vừa mắt cái kia không vừa mắt, còn cảm thấy bản thân kém cỏi không đạt được kết quả như mong đợi thì sẽ oán hận, oán Sư phụ không quản mình… Tôi không ngờ rằng cảnh giới tư tưởng của bản thân lại thấp đến vậy. Biểu hiện bề ngoài của tôi thì rất thân thiện và khiêm tốn nên mọi người đều nói con người của tôi tốt. Nhưng thật ra là họ đã không thấy được nội tâm thật sự trong tôi.

Sư phụ giảng:

“Tu chính là tu tư tưởng của con người, từ tư tưởng mà thay đổi, tư tưởng của chư vị thuần tịnh tới mức độ nào, thì đó chính là quả vị”.(Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Đối chiếu với Pháp, tôi bắt đầu dần dần thanh trừ những niệm đầu tư tưởng của bản thân. Nhưng khi có kết quả thì phản ứng đầu tiên là: “Sao lại có kết quả như vậy? Điều này đối với mình thật quá bất công! Tại sao một chuyện lớn như vậy mà Sư phụ lại không quản mình?” Niệm đầu tiếp theo là tâm oán hận và ngờ vực, hoài nghi Đại Pháp và oán hận Sư phụ. Nghiêm trọng hơn nữa là trước mỗi kỳ thi, tôi đều lo lắng sợ rằng lần này có bị thi trượt hay không? Đây cũng chính là trạng thái tu luyện của tôi phản ánh trong xã hội người thường. Tôi mang tư tưởng phụ diện nghiêm trọng đến vậy là bởi tôi không đủ kiên định tín Sư tín Pháp.

Sự thần kỳ của Đại Pháp đã được chứng thực bởi hàng trăm triệu học viên, vậy tại sao tôi vẫn còn phải hoài nghi chứ? Tôi nhớ lại khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã tin tưởng tuyệt đối vào Đại Pháp. Khi tôi trưởng thành, khoa học thực chứng đã thấm nhuần vào lối tư duy của tôi, và yếu tố vô thần luận là nguyên nhân đang can nhiễu đến tôi.

Nhưng tôi là người tu luyện, Sư phụ sẽ quản tôi phải không?

Sư phụ giảng:

“Việc tu luyện chân chính đều dựa vào cái tâm của chư vị mà tu; chỉ cần chư vị có thể tu, chỉ cần chư vị có thể tu một cách vững bước tinh tấn và kiên định, thì chúng tôi sẽ dẫn dắt chư vị như là đệ tử; [nếu] chẳng đối xử như thế thì không thể được”. (Chuyển Pháp Luân)

Vậy thì, bản thân tôi đã vững bước tinh tấn và kiên định hay chưa? Nếu không hợp với ý của tôi thì tôi sẽ không làm, đây là kiên định hay sao? Vấn đề vẫn là nằm ở phía tôi.

Hồi tưởng lại những năm học cấp ba của tôi thì thành tích học tập không quá xuất sắc, tâm cầu danh cũng không rõ ràng minh xác. Vì đã trải qua áp lực khủng khiếp của kỳ thi đại học nên khi học đại học cũng nhẹ nhàng hơn hằn, không còn cảnh học bán mạng như hồi cấp ba nữa. Do đó, dưới sự nỗ lực không ngừng, tôi đã đạt được vị trí thứ nhất rất nhanh. Thậm chí, tôi còn thường xuyên giữ vững được vị trí đứng đầu nên bản thân cứ thế mà vô tình tự mãn và tâm cầu công danh dần dấy khởi lên ngày một mạnh mẽ. Đó là một loại cảm giác sung sướng, và nghĩ rằng mình thật sự học giỏi hơn những người khác.

Thật ra, Đại Pháp không hề yêu cầu các đệ tử không được trân quý công danh. Ngược lại, với tư cách là một đệ tử Đại Pháp nếu có biểu hiện xuất sắc xác thực là có thể chứng thực Pháp được tốt. Nhưng mà tâm thái của tôi đối với chữ danh không giống như người luyện công giảng tuỳ kỳ tự nhiên, dần dần xem nhẹ đi mà lại càng ngày càng truy cầu mạnh hơn. Tôi luôn nghĩ rằng bản thân là giỏi nhất, trong đầu luôn luôn hồi tưởng lại những lời khen tụng và thể hiện nó ra một cách vô ý hoặc cố ý như: “Tôi chính là người mà các bạn vẫn gọi là học bá đó!” Tôi luôn tưởng tượng đến cảnh khi nằm trong danh sách người được tuyển thẳng thì mọi người trong gia đình sẽ hãnh diện đến mức nào. Bởi vì tôi quá đặt tâm vào công danh nên lại càng sợ mất danh tiếng. Tôi sẽ bị mất ngủ trước mỗi kỳ thi vì sợ rằng thi không tốt sẽ mất thể diện, và tâm cầu danh cuối cùng cũng đã đủ mạnh để trở thảnh vật cản rất lớn trên con đường tu luyện của tôi.

Mỗi một sự việc phát sinh đều có rất nhiều những yếu tố ở đằng sau thúc đẩy tạo thành.

Sư phụ giảng:

“ Người Trung Quốc giảng về thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. (Chuyển Pháp Luân)

Những nỗ lực của tôi chỉ là một bộ phận của “nhân hoà” còn điều chân chính để quyết định là yếu tố “thiên thời, địa lợi”. Một sinh mệnh nhỏ bé thì có gì để lấy làm tự hào và hiển thị bản thân đây? Còn tự cho rằng bản thân giỏi giang lắm, đây chẳng phải là “tranh công của người khác” sao? Người tu luyện đối với vạn sự vạn vật đều bảo trì sự khiêm tốn và lòng biết ơn, mà tôi lại có tâm tranh giành với mọi người để được là nghiên cứu sinh của trường đại học danh tiếng? Tôi có thể tự quyết định được số phận của mình không?

Sư phụ còn giảng rằng:

“ Nói thí dụ, chúng ta ở trong xã hội người thường, sau khi họ sinh ra, họ sẽ thuộc về gia đình ấy, thuộc về trường học ấy, lớn lên sẽ thuộc về đơn vị [công tác] ấy, thông qua công tác của mình và xã hội sẽ có được những liên hệ về rất nhiều phương diện; tức là bố cục của chỉnh thể xã hội đều được bố trí như thế cả”. (Chuyển Pháp Luân)

Cuộc đời của người thường là có sự an bài, nữa là người luyện công chúng ta. Con đường chúng ta đi đều đã được Sư phụ an bài cả rồi, vậy tôi còn tranh đấu chút việc nhỏ nhoi đó để làm gì?

Sư phụ giảng:

”Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”. (Chuyển Pháp Luân)

Mọi chuyện Sư phụ an bài đều là có nguyên nhân, và bên trong đó đều mang yếu tố giúp tôi đề cao. Bởi dưới cái nhìn của Thần thì trên con đường tu luyện việc đề cao tâm tính so với những kỳ thi trong xã hội người thường là quan trọng hơn rất nhiều.

Vậy nên, Sư phụ nhắc nhở đệ tử rằng:

“Vậy nên chư vị gặp việc tốt, việc xấu, miễn là chư vị đã tu Đại Pháp, thì đều là việc tốt; nhất định vậy”. ( Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Khi tôi minh bạch ra Pháp lý này, tôi quyết định buông bỏ hoàn toàn tất cả những băn khoăn và các tâm chấp trước. Không chịu nhận những gánh nặng của các yếu tố bên ngoài, điều chỉnh lại thời gian tu luyện và học tập. Không bị động khi đối mặt với các loại chỉ trích, giữ tâm thái ôn hoà, chuyên tâm vào học hành, chuẩn bị thật kỹ cho kỳ thi tiếp theo. Tôi phát hiện những oán hận về những điều bất công, tâm tật đố bất bình của ngày trước hay những tư tưởng phụ diện sợ cái này cái khác trong đầu tất cả đều đã bị bỏ lại phía sau, và tôi cảm thấy được một loại cảm giác giải thoát rất thoải mái.

Sau đó, tuy rằng tôi không đỗ được vào trường đại học danh tiếng ấy nhưng thông qua kỳ thi, tôi đã vào được một trường đại học trọng điểm khác. Mặc dù kết quả là như nhau, nhưng trong mắt người thường thì những cử nhân được tuyển thẳng mới là giỏi nhất còn tự bản thân thi đậu vẫn là kém hơn một bậc. Đó chính là cái danh mà người thường theo đuổi, vậy nên có người không ngừng nói bên tai tôi mà khiêu khích đến nhân tâm tôi; nào là tiếc thay người ưu tú như tôi lại không được tuyển thẳng, phàn nàn rằng trường tôi học cách nhà quá xa. Nhưng lần này tôi đã không động tâm, bởi vì Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta rằng:

“Người thường nói tốt ấy không nhất định là tốt; người thường nói xấu ấy cũng không nhất định là xấu”. (Chuyển Pháp Luân)

Người thường nghĩ là tốt, vậy đứng từ góc độ người thường để đánh giá thì đó là lợi ích ngắn hạn. Trong tương lai, có không biết bao nhiêu những nhân tố và rất nhiều mối quan hệ nhân duyên đan xen rất phức tạp, đó là điều mà con người có thể đoán ra được sao? Cho dù là thuận cảnh hay là nghịch cảnh thì đó đều là môi trường để ma luyện tâm tính. Dù có phát sinh chuyện gì thì chỉ cần nhớ bản thân là người tu luyện, và miễn là chúng ta có thể không ngừng hướng nội đề cao tâm tính thì con đường chúng ta đi sẽ là không ngừng tinh tấn kiên định mà bước qua, “đắc chi bất hỉ, thất chi bất ưu” {đắc được điều tốt không hoan hỷ, thất bại thì không ưu sầu}. Bởi vì con đường mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta nhất định là tốt đẹp nhất.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/12/386642.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/7/179220.html

Đăng ngày 04-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share