Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 14-08-2019] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1994. Trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, tôi đã may mắn được tham dự các buổi chia sẻ kinh nghiệm quy mô lớn nhỏ. Sự vô tư và thuần tịnh của các học viên khác khiến tôi vô cùng xúc động.
Sau khi trang web Minh Huệ ra mắt, tôi thường đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm của các học viên khác. Tôi thực sự khâm phục những học viên có những bước đột phá trong tu luyện, nhưng tôi hiếm khi xem xét lại những thiếu sót của bản thân một cách sâu sắc. Sau đó tôi nhận ra rằng tôi đã bị các quan niệm của bản thân cản trở.
Sư phụ giảng:
“Mong chư vị thông qua Pháp hội này thật sự có được đề cao. Tìm ra chỗ sai sót, thực hiện tốt hơn nữa. Chư vị là hy vọng của nhân loại. Hãy phấn chấn hơn lên theo như đệ tử Đại Pháp Bắc Mỹ không lùi bước trước khó khăn. Đừng bị cái khung của con người cản trở. Đừng bị tà ác làm cho sợ hãi, do lịch sử là được lưu lại vì chư vị đó.” (Gửi Pháp hội tại Pháp 2019)
Lời giảng này của Sư phụ đã giúp tôi thấy được các thiếu sót của mình. Tôi thực sự cảm thấy rằng khi gặp khổ nạn, thể hội tu luyện của các đồng tu có thể khiến tôi sáng tỏ thông suốt, thực sự thấy được vướng mắc mà bản thân chưa thể vượt qua. Những khung quan niệm của người thường đã trở thành chướng ngại lớn trên con đường tu luyện của tôi.
Khi giảng chân tướng, tôi có suy nghĩ tiêu cực về những người có quyền lực. Tôi muốn nói chuyện với những bách tính phổ thông hơn. Một sự cố đã giúp tôi nhận ra sai lầm của mình. Tôi gặp một cụ già ăn mặc không được chỉnh tề và tôi bắt đầu nói chuyện với bà ấy về cuộc bức hại. Tôi tin chắc rằng bà ấy sẽ dễ dàng tiếp nhận chân tướng. Tuy nhiên khi nghe tôi nói, bà ấy lại mắng chửi tôi.
Sự cố này khiến tôi thấy rõ thiếu sót của mình, ví dụ như quan niệm phân biệt người này người khác. Tôi nhận ra rằng nó đã tạo ra rào cản và tôi đã không từ bi với tất cả mọi người.
Tôi cũng có những quan niệm khác. Chẳng hạn, tôi có thói quen ngủ sớm dậy sớm. Khi có việc bận và phải ngủ muộn hơn thường lệ, tôi nghiễm nhiên cho rằng mình cần ngủ nhiều hơn, nên ban ngày sẽ ngủ thêm một giấc. Nếu không làm vậy, tôi cảm thấy buồn ngủ khi học Pháp và phát chính niệm. Tôi đã bị ngăn cản bởi quan niệm này và tôi đã không thể đột phá trong một thời gian dài. Tôi cũng không chịu đựng được nóng, lạnh, khát, đói hay mệt.
Sư phụ giảng:
“Người tu luyện không sợ lạnh cũng không sợ nóng, gió thổi cũng không làm chư vị bị bệnh được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore)
Nếu chúng ta có thể thay đổi quan niệm của mình, kết quả sẽ khác. Tuy nhiên, tôi đã bị mắc kẹt trong quan niệm của mình trong một thời gian dài. Tôi đã chấp trước vào tất cả các loại cảm xúc và không thể thực sự thoát ra được.
Tôi là một giáo viên và tôi nhận ra rằng vị trí công việc này khiến tôi hình thành nhiều quan niệm. Ví dụ, học sinh tôn trọng tôi, các phụ huynh khen ngợi tôi và tôi được người quản lý công nhận vì làm việc chăm chỉ. Tôi trở thành một người chỉ phê phán người khác và chỉ ra thiếu sót của họ. Khi bị người khác chỉ trích hoặc phàn nàn tôi sẽ thấy khó chịu.
Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã nhiều năm và tôi biết rằng đây là điều mình cần phải loại bỏ. Tôi đã che đậy nó bằng cách không thể hiện cảm xúc thật của mình trên bề mặt. Đây cũng là lý do tại sao tôi đã không thể cải thiện một cách rõ rệt trong hơn 20 năm tu luyện của mình.
Chấp trước về việc ai đúng ai sai cũng là một rào cản trên con đường tu luyện của tôi. Khi người khác chỉ trích, tôi luôn cảm thấy mất cân bằng và cố gắng bảo vệ bản thân. Ngoài việc cố gắng bào chữa và chứng thực bản thân, tôi thậm chí còn nghĩ rằng người chỉ trích tôi cũng có những thiếu sót và họ không nên chỉ ra điểm thiếu sót của tôi. Sư phụ giảng:
“Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (Giảng Pháp tại Manhattan, Giảng Pháp tại các nơi X)
Sư phụ đã giảng Pháp lý một cách rõ ràng. Chúng ta cần bài trừ nó trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, tôi đã không thể buông bỏ được các chấp trước của mình.
Sư phụ giảng:
“Trong bất kể can nhiễu nào cũng không được [vì] dùi vào những chi tiết cụ thể mà tự làm rối loạn chính mình, thế mới có thể vượt qua, hơn nữa uy đức lớn hơn.” (Về xáo động từ một bài viết về phó nguyên thần)
Sau khi hướng nội, tôi nhận thấy rằng tôi thường “dùi vào những chi tiết cụ thể mà tự làm rối loạn chính mình” và tự vật lộn trong thống khổ đó, khiến bản thân bị tổn thương.
Đây là hiểu biết hạn chế của tôi ở tầng thứ hiện tại, xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/14/学《致法国法会》后的一点体悟-391451.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/1/179140.html
Đăng ngày 01-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.