Tên: Hoàng Lập Trung(黄立忠)
Giới tính: Nam
Tuổi: 48
Địa chỉ: Quận Liên Sơn, thành phố Hồ Lô Đảo
Nghề nghiệp: Chưa rõ
Ngày mất: Ngày 25 tháng 10 năm 2009
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 25 tháng 2 năm 2008
Nơi bị bắt gần nhất: Nhà tù Bàn Cẩm ở tỉnh Liêu Ninh (辽宁省盘锦监狱)
Thành phố: Bàn Cẩm
Tỉnh: Liêu Ninh
Hình thức bức hại: Bỏ tù, bị tống tiền, bị chích điện, bị còng tay và chân rồi bị đưa đi diễu hành, bị đánh đập, tẩy não, lao động cưỡng bức.

[MINH HUỆ 31-10-2009] (Theo phóng viên từ tỉnh Liêu Ninh) Học viên Pháp Luân Công, ông Hoàng Lập Trung đã qua đời do bị bức hại vào ngày 25 tháng 10 năm 2009, tại Nhà tù Bàn Cẩm. Ông Hoàng đã bị bắt, nhà ông cũng bị lục soát. Ông đã bị kết án bất hợp pháp mười năm tù.

2009-10-29-204436-1_small.jpg
Ông Hoàng Lập Trung

Vào lúc 6 giờ sáng ngày 25 tháng 2 năm 2008, ông Hoàng đã bị bắt tại nhà. Tham gia bắt giữ là cảnh sát từ Đồn cảnh sát vùng Cẩm Giao; Vương Anh, đồn trưởng Đồn cảnh sát Hưng Công; và Lưu Hưng Thành ở đồn cảnh sát thuộc phân cục công an quận Liên Sơn. Họ cũng lấy đi nhiều tài sản cá nhân của ông gồm một máy tính xách tay, một máy in, một máy ghi âm, một đĩa CD, các sách Pháp Luân Công, và số tiền mặt là 2,000 nhân dân tệ. Cảnh sát đã giam ông Hoàng tại Nhà tù Hồ Lô Đảo.

Ngày 12 tháng 5 năm 2008, Tòa án quận Liên Sơn đã kết án ông Hoàng mười năm tù. Quan tòa Ngụy Ái Quân (nữ) đã xử lý trường hợp của ông. Số điện thoại ở văn phòng bà Ngụy: 86-429-2163962 (Office).

Trường hợp của ông Hoàng đã không được xét xử tại tòa, gia đình ông cũng không được thông báo về bản án. Có thông tin rằng thẩm phán Ngụy đã đến Nhà tù Hồ Lô Đảo, đọc bản cáo trạng và kết án ông Hoàng. Gia đình ông vẫn không có được những tài liệu đó. Ông Hoàng đã nói rằng ông không đồng ý với bản cáo trạng đó và đã kháng án lên Tòa Phúc Thẩm Hồ Lô Đảo. Quan tòa Phúc Thẩm Cao Ân Tư đã thụ lý trường hợp này (số điện thoại của quan tòa Cao là 86-429-3166449 [Văn phòng] và 86-13898995566 [Di động]) vào sáng ngày 12 tháng 6 năm 2008, nhưng vẫn giữ nguyên bản cáo trạng gốc.

Gia đình ông Hoàng dã đến Nhà tù Hồ Lô Đảo để gặp ông vào chiều ngày 12 tháng 6 năm 2008. Họ đã nhìn thấy ông gầy đến nỗi mà họ thể không nhận ra ông. Ông đã không còn sức để nói. Cuộc nói chuyện của gia đình với ông chỉ diễn ra được vài phút trước khi bị gián đoạn bởi người đứng đầu nhà tù có họ là Trần. Gia đình ông Hoàng đã cố đến thăm ông hai lần nữa vào hai ngày tiếp theo, nhưng không được gặp ông. Ông đã bị chuyển đến Nhà tù Nhập Giam ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, vào chiều ngày 17 tháng 6 năm 2008.

Bị tra tấn bằng dùi cui điện, ông Hoàng đã qua đời ở Khu số bảy thuộc Nhà tù Bàn Cẩm.

Ông Hoàng đã lại bị đưa đi vào tháng 7 năm 2008, lần đó là tới Khu số năm thuộc Nhà tù Bàn Cẩm. Vương Kiến Quân, đội trưởng khu số năm đã dùng dùi cui điện để chích điện vào người ông trong ngày 20 tháng 4 năm 2009. Ông đã bị ngất trong lúc đó. Gia đình ông đã đến thăm ông vào ngày 2 tháng 5 năm 2009, nhưng được thông báo rằng họ bị cấm không cho vào thăm ông trong năm tháng tiếp theo. Ông Hoàng đã bị đưa đến Khu số bảy vào ngày 28 tháng 8 năm 2009. Khi gia đình ông tới thăm ông vào ngày 20 tháng 10 năm 2009, hai tù nhân đã dìu vai ông vào trong phòng gặp. Ông đã rất gầy, răng của ông bị vênh, khiến ông nói chuyện rất khó khăn, người ông run rẩy.

Theo như các nhân viên nhà tù cho biết, có một cuộc kiểm tra sức khỏe đã chỉ rõ sự không bình thường ở tim của ông Hoàng, nhưng họ đã không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào. Vào khoảng 9 giờ 30 tối ngày 25 tháng 10 năm 2009, Đội trưởng Khu số bảy Trương Quốc Lâm (số hiệu 2193104) đã gọi cho con trai ông Hoàng, nói rằng ông Hoàng đã qua đời và yêu cầu gia đình đến trong đêm đó hoặc vào ngày hôm sau để lo việc hậu sự của ông. Gia đình đã chụp lại thi thể ông và kiến nghị một cuộc nói chuyện với quản lý nhà tù Bàn Cẩm. Vào lúc 2 giờ chiều, Vương Hải Quân (số hiệu 2193272), phụ trách chính trị, và quản giáo phụ trách giáo dục Dương Hữu San đã đến. Sau đó, viện trưởng Viện kiểm soát khu ngoại ô, Vương Thủ Trụ cũng đến. (viện kiểm soát này nằm ở bờ phía tây của Trụ sở nhà tù Bàn Cẩm. Nhiệm vụ của nó là báo cáo và giám sát Phòng tư pháp nhà tù Bàn Cẩm). Khi một thành viên trong gia đình ông hỏi về cái chết của ông, nhà tù đã nói rằng đó là cái chết đột ngột. Gia đình đã yêu cầu nhà tù phải khám nghiệm tử thi. Trường hợp này đang được điều tra.

Tu luyện mang đếnlợi ích về thể chất và tinh thần.

Ông Hoàng Lập Trung sinh ngày 19 tháng 7 năm 1961, và bắt đầu tập vào năm 1996. Trước khi ông tập Pháp Luân Công, ông đã bị bệnh tim. Ông có nhiều tật xấu như hút thuốc, uống rượu bia, và cờ bạc. Ông thường cãi nhau với vợ, thậm chí còn đánh bà. Ông trở nên hung tợn khi cáu giận, thậm chí còn đập cả TV. Ông Hoàng rất khéo tay trong việc làm hương. Ông và vợ đã mở một xưởng làm hương và hoạt động rất tốt, nhưng đã bị thua lỗ gần hết vì tính cờ bạc của ông. Vợ ông đã không thể làm được điều gì. Sau khi ông và vợ ông bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp, không những ông đã khỏi bệnh tim, ông còn bỏ được tất cả những tật xấu đó.Gia đình gồm ba người của ông chưa bao giờ hạnh phúc như thế.

Đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh, đã bị bắt, bị đưa đi diễu trên khắp phố,và bị đánh đập dã man

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân và chính quyền của ông ta đã bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Hoàng và những học viên khác đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho công lý. Trong 38 ngày họ ở Bắc Kinh, họ đã sống rất đạm bạc. Giữa tháng 9 năm 1999, họ bị đưa về thành phố Hồ Lô Đảo và bị giám sát trong gần một tháng.

Ngày 20 tháng 10 năm 1999, Đồn cảnh sát ngoại ô Tân Đài Môn đã tổ chức một phiên tẩy não. Có khoảng mười người, trong đó có ông Hoàng, Vương Hồng Đình, Vương Tố Diễm, Vương Quế Lan, và những người khác, đã bị giam tại Nhà để xe chính phủ ở ngoại ô Tân Đài Môn. Do từ chối việc từ bỏ việc tập luyện Pháp Luân Công, sáng ngày 26 tháng 10 năm 1999, ông Hoàng, Vương Hồng Đình, Vương Tố Diễm và Vương Quế Lan đã bị còng tay trong lúc bị đưa đi diễu hành công khai. Họ đã kết án ông Hoàng phạm tội hình sự và giam ông tại Nhà tù Hồ Lô Đảo, tại đó ông đã bị đánh đập dã man. Có ba học viên khác cũng bị giám sát ở nhà tù này. Ngày 1 tháng 11 năm 1999, ông Hoàng đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hồ Lô Đảo.

Bị tra tấn ở Trại lao động cưỡng bức Hồ Lô Đảo

Chính quyền Trại lao động cưỡng bức Hồ Lô Đảo đã thiết lập một đội đặc biệt ở tầng thứ tư ở tòa nhà trụ sở phía tây vào ngày 25 tháng 7 năm 2000. Ông Hoàng và 18 học viên khác đã bị giam ở đó. Họ đã bị tra tấn bằng việc bị buộc phải ngồi hằng ngày từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối. Hai chân của họ bị buộc phải để cùng nhau, tay đặt trên đầu gối, ngồi thẳng lưng và bất động. Các tù nhân hình sự giám sát họ. Các học viên không được phép nghỉ ngơi hoặc dùng nhà vệ sinh. Họ bị buộc phải ngồi như thế trong 57 ngày. Kết quả là, chân của họ đã bị thâm tím, họ bị đau khắp thân thể, đặc biệt là phần hông. Cùng với việc bị tra tấn, phòng giam đã rất nóng khiến các học viên đổ nhiều mồ hôi.

Ngày 3 tháng 1 năm 2001, mười học viên và ông Hoàng đã lại bị giam trong đội đặc biệt đó. Họ đã bị tra tấn bằng việc bị ép phải ngồi trên sàn bê tông lạnh. Đó là phần lạnh nhất vào mùa đông. Các học viên phải ngồi ở đó ngay cả trong dịp Tết Âm Lịch, giữ nguyên tư thế từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối. Vào đêm, họ nghỉ với một tấm đệm mỏng, ướt và lạnh ở trên sàn bê tông. Cuộc tra tấn đã diễn ra trong một tháng. Cai ngục thường xuyên đe dọa họ, nói rằng, “Chúng tôi sẽ giải quyết với các ông sau đó!” Các học viên đã chịu đựng áp lực lớn cả về thể xác lẫn tinh thần từ sự ngược đãi đó.

Ông Hoàng đã bị chích điện bằng dùi cui điện và bị tra tấn bằng các phương pháp khác khiến cho ông chịu nhiều đau đớn. Ông đã bị ngược đãi bằng nhiều cách như bị buộc phải chạy một quãng đường dài sau khi ăn. Ông cũng bị ngược đãi bởi tù nhân Cao Ái Quốc và những người khác.

Ngày 28 tháng 1 năm 2001, ông Hoàng và hai học viên khác là Lý Hồng Lượng, Điền Trung Tín đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Họ đã được trả tự do sau 17 ngày. Nhiều ngày sau khi ông trở về nhà, cảnh sát địa phương đã gọi điện thoại quấy nhiễu ông Hoàng. Ông đã quyết định rời khỏi nhà để tránh bị bức hại. Nhiều nhân viên từ Phòng 610 và cảnh sát đã tìm kiếm ông ở mọi nơi. Do không có nơi nào cố định để ở, ông đã đọc sách ở trên một sườn đồi nhỏ trong cả ngày và đêm, ông nghỉ tại một đồng gỗ của nông dân. Cuộc sống khó khăn đó kéo dài trong bốn tháng.

Bị bắt hai lần

Tháng 5 năm 2001, ông Hoàng đã nói với nhiều người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tại Thứ Mai Hoa Câu, ở vùng Tân Đài Môn. Ông đã bị tố giác. Cảnh sát từ Đồn cảnh sát Tân Đài Môn ở quận Liên Sơn đã bắt ông, sau đó ông bị đưa trở lại trại lao động. Ngày 5 tháng 9 năm 2001, ông Hoàng đã tuyệt thực . Ngày 20 tháng 9 năm 2001, ông được đưa đến một bệnh viện. Ngày 25 tháng 10 năm 2001, ông đã chạy trốn khỏi trại lao động.

Tối ngày 2 tháng 4 năm 2004, cảnh sát đã bắt ông Hoàng ở trên đường và đưa ông tới Nhà tù Hồ Lô Đảo. Một tháng sau, ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hồ Lô Đảo. Ông đã thực hiện một cuộc tuyệt thực khác và đã trốn thoát một tháng sau đó cùng với sức mạnh của chính niệm.

Trương Quốc Lâm, Đại đội trưởng số bảy: 86-13390270703 (di động)
Trương Á Vĩ, Viện trưởng bệnh viện số năm: 86-13390273366
Viện trưởng viện kiểm soát ngoại ô Bàn Cẩm, Vương Thủ Trụ: 2681508 (văn phòng) 86-13842762003 (di động)

Thông tin liên quan:

Ông Hoàng Lập Trung bị tra tấn đến chết ở Nhà tù Bàn Cẩm (Ảnh)
https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/2/112037.html

Ông Hoàng Lập Trung đã bị bức hại nhiều lần ở Nhà tù Bàn Cẩm
https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/2/112044.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/31/211491.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/27/112646.html

Đăng ngày: 29- 11 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share