Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Cát Lâm
[MINH HUỆ 29-09-2019]
1. Tĩnh tâm học Pháp
Sư phụ giảng:
“Đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp phải nhớ kỹ, tuyệt đối không được chỉ coi Pháp như là nghiên cứu học vấn của người thường hoặc của người xuất gia, chứ không thực tu. Vì sao tôi bảo chư vị học, đọc niệm, và nhớ «Chuyển Pháp Luân»? Mục đích là chỉ đạo chư vị tu luyện! Còn với những ai chỉ luyện động tác chứ không học Pháp, hoàn toàn không phải đệ tử Đại Pháp. Chỉ có học Pháp tu tâm, thêm vào đó phương tiện viên mãn là luyện công nữa, thật sự thay đổi chính mình từ căn bản, tâm tính đang đề cao, tầng thứ đang đề cao, đó mới là tu luyện chân chính.” (Thế nào là tu luyện, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Lúc mới đắc Pháp, tôi không có lĩnh hội một cách chân chính về nội hàm của đoạn Pháp này, thế nào là tu luyện một cách chân chính? Mặc dù Sư phụ đã giảng rất rõ ràng và trực tiếp nhưng tôi vẫn không nhìn thấy Pháp lý, không hiểu được thế nào là tu luyện một cách chân chính. Tôi chỉ biết mỗi ngày học Pháp, luyện công chính là tu luyện rồi.
Hồi tưởng lại những năm đó, cứ mỗi lần cầm cuốn sách quý Chuyển Pháp Luân lên, tôi lại thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Vì để đột phá can nhiễu này, tôi đã thông đọc; nhưng vẫn buồn ngủ nên tôi đứng để đọc sách; rồi lại buồn ngủ, thế nên tôi quỳ để đọc; mãi cho đến khi đột phá trạng thái buồn ngủ. Tuy nhiên sau khi đột phá can nhiễu buồn ngủ thì lại có can nhiễu mới, cứ học Pháp thì trong đầu não xuất ra niệm đầu này, niệm đầu kia, có cả ngàn vạn niệm đầu. Từ trong Pháp tôi nhận thức được đây chính là nghiệp lực tích lũy qua đời đời kiếp kiếp. Nghiệp lực đó sẽ không dễ dàng buông tha tôi, chúng nhất định sẽ trở thành can nhiễu đến Pháp. Hoặc là bạn bị chúng lôi xuống, hoặc là bạn phải chiến thắng chúng, hoặc là không chiến thắng được chúng thì sẽ bị chúng can nhiễu trong thời gian dài. Tôi đã lựa chọn chiến thắng chúng.
Để không bị niệm đầu can nhiễu, tôi chọn lấy cách làm là học nhanh và đọc nhanh, không để cho niệm đầu có khoảng trống xen vào. Nhiều năm qua tôi đều cố thủ quan niệm và cách làm này. Đồng tu M đã chỉ ra, nói rằng tôi học Pháp với tốc độ quá nhanh, bảo tôi học chậm lại một chút. Nhưng tôi một mực nhấn mạnh rằng tuy tôi học nhanh nhưng từ nào đến giờ tôi không đọc sót chữ, mất chữ. Tâm nghĩ rằng tôi vô cùng hiểu rõ Pháp lý, đề cao vô cùng nhanh. Tâm lí tự mãn đã phình lên một cách lặng lẽ trong tâm mình nhưng bản thân không hề hay biết. Tôi không minh bạch việc đề cao và thăng hoa bản thân là Sư phụ ban cho vô điều kiện và không cầu hồi báo.
Sư phụ giảng:
“Trong tu luyện chư vị không phải là do chính mình đề cao một cách hết sức thực tại một cách chân chính, từ đó khiến bên trong phát sinh biến hoá lớn mạnh về bản chất, mà là dựa vào lực lượng của tôi, mượn nhân tố lớn mạnh bên ngoài, như thế vĩnh viễn không cải biến bản chất con người của chư vị chuyển biến thành Phật tính được.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ)
Tôi cảm thấy người Sư phụ nói chính là tôi. Điều đó khiến tôi nhận thức được cách làm của con người chỉ có thể khởi tác dụng ở một mức độ nhất định, nhưng không thể tiêu nghiệp một cách chân chính. Vậy nên rất nhiều lúc học Pháp bị niệm đầu can nhiễu. Cho dù là lúc thông đọc, trong tư tưởng đều sẽ có niệm đầu này niệm đầu kia chen vào. Lúc nghiêm trọng nhất là khi đồng tu đang thông đọc, tôi đang nghe, nhưng lúc nghe niệm đầu nào cũng xuất ra trong não. Tôi nghĩ chỉ cần can nhiễu học Pháp thì chính là khởi tác dụng của ma, vậy chẳng phải bản thân “niệm đầu” này chính là ma hay sao? Dùng cách làm của con người làm sao có thể tiêu đi nghiệp lực trong tu luyện được? Làm sao có thể trừ bỏ ma tính này? Rồi làm sao khiến cho bản chất của con người thăng hoa lên thành Phật tính? Muốn đề cao, thăng hoa trong tu luyện thì chỉ có duy nhất một cách Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)
Mặc dù đã học hơn hai trăm lần rồi, nhưng từ đầu đến cuối tôi vẫn không minh bạch ý nghĩa chân thực của Pháp, tâm tính không đạt được đề cao chân chính. Các chủng niệm đầu kì quái và chấp trước nào cũng có.
Năm 2013, tôi có một giấc mơ. Trong mơ tôi nhìn thấy một chiếc thuyền Pháp màu trắng đến đón mình.
Tôi mừng rỡ reo lên: “Thuyền Pháp đến rồi!”
Đột nhiên tôi phát hiện hai tay đang cầm một cái túi to tướng chứa đầy vật chất màu đen, còn có một chiếc khăn vải mà tôi rất thích để lộ ra bên ngoài. Tôi muốn mang những thứ ấy lên lầu cất đi. Chính ngay lúc xoay người lại, tôi chợt ngộ ra rằng mình mang những thứ ấy cất đi, chẳng phải thuyền Pháp đã ra khơi rồi sao? Ngay trong tích tắc, tôi đặt những thứ đó xuống và bước lên thuyền Pháp. Sau khi tỉnh lại, tôi biết rằng chính là Sư phụ thấy tôi không ngộ nên điểm hóa tôi, khiến tôi nhanh chóng buông bỏ chấp trước con người, nhân tâm nào cũng đều không mang lên thiên quốc được. Tôi không thể không hỏi bản thân mình: Nếu ôm giữ không buông các chủng tâm chấp trước, tôi làm sao có thể hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh đây? Rồi làm sao có thể đạt được tiêu chuẩn viên mãn Sư phụ yêu cầu?
Tôi phát hiện cho dù đã học thuộc Pháp mà Sư phụ giảng cho chúng ta về tu luyện và đề cao như thế nào, cũng đã ghi nhớ trong tâm; nhưng trong thực tu chân chính thì không thể làm được “Sự sự đối chiếu” (Thực tu, Hồng Ngâm).
Có lúc ngay cả hàm ý bề mặt của Pháp mà Sư phụ giảng tôi cũng chưa làm được, khiến cho Sư phụ phải lao tâm. Quả thực trong tâm tôi vô cùng hổ thẹn và xấu hổ. Tôi cũng biết sai biệt trong tu luyện không thể chỉ dùng mấy chữ “xấu hổ, hổ thẹn” là có thể bù đắp. Hai mươi năm nay cho dù có đề cao, có thăng hoa, nhưng tôi hiểu một cách sâu sắc đó là Sư phụ ban cho vô điều kiện, bao hàm sự phó xuất vô lượng của Sư phụ! Tôi ý thức được mình phải đột phá trạng thái hiện tại, mau chóng đề cao lên. Chỉ có học Pháp thật nhiều, còn phải đảm bảo chất lượng học Pháp, không thể để Sư phụ tiêu nghiệp và phó xuất cho tôi. Khi tôi có nguyện vọng như vậy thì Pháp lý của Sư phụ triển hiện cho tôi.
Một lần học Pháp đến đoạn:
“Thời ấy người đi học, đều phải chú trọng đả toạ, khi ngồi cũng giảng [phải] có tư thế; khi cầm bút viết cũng giảng [phải] vận khí hô hấp; các ngành các nghề đều giảng [phải] tịnh tâm, điều tức; toàn bộ xã hội đều đặt trong trạng thái như thế.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi đó tôi mới hiểu rõ ràng nên làm như thế nào. Cũng có một lần tôi thể ngộ được không bị niệm đầu can nhiễu thì trong tâm thanh thoát, an tĩnh, một chủng tường hòa được Pháp đồng hóa. Thử nghĩ đến người thường đều có thể làm được, tôi là người tu luyện, điều tôi học là Đại Pháp độc nhất vô nhị trong vũ trụ, tôi càng phải ngồi cho ngay ngắn, hai tay nâng sách ngang tầm lông mày, thể hiện kính Sư kính Pháp tại từng hành vi nhỏ nhặt.
Trên hình thức làm được vẫn chưa đủ, cần phải làm được từ trong nội tâm. Khi học Pháp tôi không học nhanh và đọc nhanh nữa, chú trọng từng câu từng chữ Sư phụ giảng. Mọi thời khắc tôi đều ghi nhớ yêu cầu của Sư phụ:
“Là để các học viên đắc Pháp” (Ý kiến về Chính Pháp đề cập đến tại Hội nghị các phụ đạo viên tại Bắc Kinh [1995], Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải)
Mỗi lần học Pháp, tôi đều nhìn xem tư tưởng của mình và nhắc nhở bản thân: Chủ ý thức phải mạnh, mình đang học Pháp, không để bị can nhiễu, niệm đầu nào cũng không được phép can nhiễu. Từ lúc học đến ba dòng năm dòng thì xuất ra một niệm đầu, đến khi học vài chục dòng thì xuất ra một niệm đầu, về sau học đến một hai mục thì mới xuất ra một niệm đầu. Bây giờ, về cơ bản tôi đã có thể làm được tĩnh tâm học Pháp không bị niệm đầu can nhiễu. Tôi ngộ được điều Sư phụ giảng:
“Tâm tính cao đến đâu, công cao đến đó.” (Chuyển Pháp Luân)
Đây chính là uy lực nội hàm của Pháp.
Thăng hoa bên trong phản ánh ra bề mặt con người chính là điều Sư phụ giảng:
“Công pháp tính mệnh song tu, từ ngoài mà quan sát người ta cảm thấy như trẻ ra nhiều tuổi; cá nhân nhìn bề ngoài khác nhiều so với tuổi thực tế.” (Chuyển Pháp Luân)
Thật sự chính là như vậy. Tôi là người đã hơn sáu mươi tuổi. Lúc giảng chân tướng có nhiều người đều hỏi tôi là sinh năm 1980 hay 1990. Khi tôi nói với họ tuổi thực tế của mình thì họ vô cùng kinh ngạc. Tôi nói với họ Pháp Luân Đại Pháp là công pháp tính mệnh song tu, tu Đại Pháp tự nhiên sẽ trẻ trung.
2. Tĩnh tâm luyện công
Lúc luyện tĩnh công có nhiều lần tôi có thể tĩnh xuống được, nhưng khi luyện động công rất khó tiến nhập vào trạng thái tĩnh. Tư tưởng thường giống như thiên lý mã chạy thật xa, bản thân mình hoàn toàn không nhận ra được, không ngừng buông lơi.
Một năm trước có một lần luyện bài công pháp thứ nhất “Phật Triển Thiên Thủ Pháp” (Đại Viên Mãn Pháp), khi mặc niệm khẩu quyết “Thân thần hợp nhất” (Đại Viên Mãn Pháp), tôi thình lình ngộ ra sự thù thắng, trang nghiêm của tu luyện Đại Pháp! Tôi cũng thể ngộ được chỉ có người tu luyện mới có thể có vinh diệu thù thắng như thế.
Về sau tôi không thể không hỏi bản thân mình: Vì sao lúc đó mình có cảm ngộ như vậy? Đột nhiên tôi nhớ lúc luyện động công rất ít tĩnh tâm xuống được. Rất nhiều khi có niệm đầu này niệm đầu kia phản ánh ra, nó đã hình thành tự nhiên rồi. Căn bản là tôi không có làm được “Thân thần hợp nhất”, hoặc là hoàn toàn không làm được, nhưng tôi cũng không nghĩ đến việc tu chính và cải biến. Rất nhiều lần tôi thuận theo niệm đầu mà nghĩ tưởng, tư tưởng mất tập trung nghiêm trọng. Nhìn từ hình thức bên ngoài là đang luyện công, cũng đạt được hiệu quả nhất định. Tôi hiểu là sở dĩ có thể đạt được hiệu quả nhất định, điều đó hoàn toàn là sự từ bi của Sư phụ, là uy lực của Đại Pháp, là sự phó xuất vô điều kiện của Sư phụ. Làm một người luyện công tự bản thân không đạt đến được tiêu chuẩn của Pháp “Thân thần hợp nhất” mà Sư phụ giảng.
Khi tôi ý thức được “Thân thần hợp nhất” là một tầng Pháp lý Sư phụ khai thị, tôi nghĩ đến trước đây lúc tôi luyện công không đạt được “Thân thần hợp nhất”, thường hay bị niệm đầu can nhiễu. Không chỉ không đạt được nội hàm của một tầng Pháp này, mà bản thể cũng không đạt được hoàn toàn đồng hóa với Pháp. Dẫn đến tư tưởng mất tập trung, nghĩ đông nghĩ tây. Từ góc độ người thường mà nói đều là bất chính, từ góc độ tu luyện mà nói chính là luyện tà pháp. Nói nghiêm trọng hơn là: không kính Sư kính Pháp.
Tôi nhớ đến mấy năm trước, có một lần luyện động công lơ đễnh, mất tập trung nghiêm trọng nhất đó là một lần bão luân nửa tiếng đồng hồ. Kể từ lúc đầu tiền bão luân đầu não bắt đầu nghĩ tưởng suốt về một đoạn bài viết cho đến khi hoàn thành xong bốn động tác bão luân. Lúc đó tôi không có nhận thức được điều gì không đúng, đã sớm quên mất điều Sư phụ giảng luyện công phải thật thuần tịnh:
“tốt nhất là đừng nghĩ gì hết” (Chuyển Pháp Luân)
Cho đến một lần nọ luyện động công tiến nhập vào trạng thái tĩnh, tôi lại một lần nữa cảm ngộ được tu Đại Pháp là thù thắng, trang nghiêm! Giống như lúc tôi vừa mới đắc Pháp lần đầu tiên luyện công vậy. Tôi mới ý thức được trong suốt hơn hai mươi năm, mình có thể có mấy lần đạt đến trạng thái tĩnh ấy? Hầu hết thời gian đều bị tạp niệm can nhiễu, nghĩ đông nghĩ tây, không luyện công thì không gì có thể nghĩ, chỉ cần luyện động công là chúng xuất hiện. Vì sao vậy? Tôi tự hỏi bản thân mình không chỉ một lần, Sư phụ đã giảng vì sao mình không ghi nhớ kĩ? Tôi hồi tưởng lại một cách kĩ càng, truy ra một mạch suy nghĩ. Sau đó tôi phát hiện ra mình không có cái chủng thành kính, kính ngưỡng, khiêm tốn và cao hứng như khi mới đắc Pháp. Mỗi ngày đều đang luyện, nhìn bề ngoài không có biến hóa, nhưng nơi sâu thẳm trong tư tưởng lại phát sinh cải biến rất lớn, vô cùng vi diệu đến mức không thấy rõ được sự vi tế. Chính là mình đã quen quá rồi, đắc Pháp quá dễ dàng, không tốn chút sức lực bạc tiền, hoàn toàn đều là phó xuất vô điều kiện của Sư phụ. Mỗi ngày động tác đã hình thành một bộ máy cơ thay thế việc luyện công trong tu luyện. Chỉ là thủ pháp giống nhau nhưng nội hàm đã biến dị. Thậm chí có người còn giống như hoàn thành nhiệm vụ vậy. Mỗi ngày luyện tĩnh công hai giờ đồng hồ, luyện động công một giờ đồng hồ, rất nhiều khi là đã mất đi nội hàm rộng lớn và thù thắng của việc luyện công. Về sau tôi ngộ được đây cũng là biểu hiện vô cùng nghiêm trọng không kính Sư kính Pháp. Nó cách biệt quá xa so với yêu cầu của Sư phụ trong bài “Thực tu” (Hồng Ngâm):
“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu.”
Vậy nên mới có việc luyện công mà không đắc công, trạng thái trường kì lưu lại ở một tầng thứ.
Sư phụ giảng:“Tố đáo thị tu.” (Thực tu, Hồng Ngâm)
Sau nhiều lần lặp lại, tôi đã tìm lại được sự thành kính, khiêm tốn và nghiêm khắc đã mất. Trước tiên tôi bắt đầu làm từ kính Sư kính Pháp. Mỗi khi luyện động công tôi nói với bản thân: Mình là đệ tử Đại Pháp, điều mình tu là Pháp lớn nhất của toàn vũ trụ, không cho phép bất cứ niệm đầu nào can nhiễu, bất kể là niệm đầu nào đều không được phép can nhiễu, cũng không được phép nghĩ tưởng về đoạn bài viết nào. Luyện công là luyện công, dùng tâm thái thuần tịnh luyện tốt mỗi động tác. Tôi ngộ ra mỗi động tác đều là một đoạn Pháp Sư phụ giảng, không chỉ có uy lực của Pháp mà còn có nội hàm của Pháp. Chỉ có tĩnh tâm luyện mỗi động tác thì mới không bị bất cứ niệm đầu nào can nhiễu, mới có thể ngộ ra nội hàm của Pháp mà mỗi động tác biểu đạt. Khi tôi luyện lại động công làm được thân thần hợp nhất, nội hàm vô biên của Pháp và uy lực cường đại của Pháp thể hiện xuất lai bên trong thân thể của tôi. Tôi cảm ngộ được “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân)
Thăng hoa thật sự không khó! Khó là khó ở chỗ tâm chấp trước của chúng ta không buông bỏ.
Thông qua một đoạn thời gian tĩnh tâm học Pháp và tĩnh tâm luyện công, tôi thể ngộ có thể làm được tĩnh tâm học Pháp thì Pháp sẽ thể hiện xuất ra uy lực của công; có thể làm được tĩnh tâm luyện công cũng đồng dạng, công sẽ thể hiện xuất ra nội hàm của Pháp. Sư phụ giảng:
“có thể tĩnh lại được chính là công”. (Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã có được những thể ngộ về điều này.
Một chút thiển ngộ của bản thân, có chỗ nào chưa phù hợp, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/9/29/393911.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/4/180603.html
Đăng ngày 16-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.