Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-09-2019] Dì của tôi (đồng tu) đột nhiên qua đời. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra. Dì đã phải chịu đựng nghiệp bệnh trong nhiều năm. Hai chân của dì vô cùng đau đớn, không thể đi lại được, nhưng trạng thái tinh thần của dì rất tốt và dì vẫn làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu trong suốt những năm này. Những lúc cùng dì trò chuyện, tôi cảm thấy niềm tin của dì vào Đại Pháp rất kiên định.
Con gái dì nói rằng đôi lúc dì có uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của dì là do dì đã hai lần uống thuốc ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Dì đã giấu chúng tôi điều này. Chồng của dì mua thuốc và dì nghĩ rằng thuốc này phù hợp với mình. Ngay sau khi uống, dì bị nhồi máu cơ tim và qua đời.
Người thân của dì, những người biết rằng Đại Pháp là tốt, bắt đầu có hiểu lầm về Đại Pháp. Họ nghĩ rằng dì của tôi kiên định với Đại Pháp như vậy, chịu đựng nhiều đau đớn như vậy để chiến đấu với bệnh tật, nhưng rồi dì cũng đã qua đời. Họ nói rằng nếu họ biết trước điều này xảy ra, thì họ đã khuyên dì theo tập một môn khí công khác hoặc tin vào một tôn giáo khác. Tôi đã cố gắng nói chuyện với con gái dì, nhưng nói chuyện qua điện thoại không thuận tiện. Người thân của dì cho rằng dì không đáng phải chịu đựng đau đớn như vậy.
Một đồng tu khác mà tôi biết bị bắt giữ hai lần. Nguyên nhân bề mặt là do một học viên bị cầm tù không chịu đựng được tra tấn nên đã khai ra tên của anh. Sau đó, anh bị xét xử chín năm tù. Sau khi được thả, anh đã phàn nàn về việc tại sao anh luôn bị người khác bán đứng và cảm thấy ai cũng không đáng tin. Anh cho rằng chỉ có anh mới là người chân tu và luôn coi thường người khác. Anh không ra ngoài, cũng không tiếp xúc với đồng tu. Hiện tại, anh đang gặp can nhiễu về sức khỏe.
Chứng kiến hai tình huống này của hai đồng tu, tôi bắt đầu suy nghĩ tại sao họ lại hay phàn nàn.
Sư phụ giảng:
“Cật đắc thế thượng khổ
Xuất thế thị Phật Đà” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Nếm đủ khổ trên đời
Xuất thế là Phật Đà”
Cuộc bức hại này là do cựu thế lực cưỡng ép lên các đệ tử Đại Pháp. Chúng ta không thừa nhận nó, bởi chúng ta không cần phải trải qua bức hại như vậy. Nhưng cựu thế lực đã lợi dụng nghiệp lực và tâm chấp trước của chúng ta để mượn cớ gia tăng bức hại.
Như vậy, cuộc bức hại các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp cuối cùng đã xảy ra. Sư phụ cũng liền tương kế tựu kế, lợi dụng cuộc bức hại này để rèn luyện đệ tử Đại Pháp. Trong khổ nạn, nếu chúng ta minh bạch Pháp lý và hành xử chiểu theo Pháp, chúng ta sẽ trở nên thành thục.
Sư phụ giảng:
“Nhất là những năm bức hại trở đi, trong những việc chứng thực Pháp mà chư vị làm, bất kể gặp sự việc cụ thể như thế nào, tôi từng bảo chư vị rằng, đó đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)
Một số đồng tu có thể chỉ làm tốt ba việc ở trên bề mặt, nhưng trong nội tâm vẫn còn cố thủ quan niệm người thường, còn truy cầu an nhàn, hạnh phúc, và khỏe mạnh. Một khi không có được những điều này, họ liền phàn nàn hoặc trở nên nản chí. Vì vậy, từ căn bản, họ đã không tự coi mình là người tu luyện chân chính.
Trong khổ nạn, một số đồng tu không hướng nội tìm chấp trước của bản thân, mà lại hướng ngoại tìm vấn đề của người khác. Họ phàn nàn về người khác hoặc thậm chí còn hỏi tại sao Sư phụ không ở đó chăm sóc cho họ. Do đó, họ sinh ra trạng thái dao động và hoài nghi đối với Đại Pháp. Như vậy có phải là thực tu không? Họ không thực sự chân tín vào Đại Pháp từ trong tâm, thay vào đó, họ ôm tâm hữu cầu đến học Đại Pháp. Nếu không đạt được những thứ họ truy cầu, họ sẽ sinh tâm oán thán và thất vọng.
Thông qua hai câu chuyện này, tôi nhận thức rằng nếu quan niệm căn bản của chúng ta không thay đổi, nếu dùng quan niệm của người thường để nhận thức những thứ siêu thường, thì chúng ta sẽ rất khó tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Nhưng chư vị cần phải nhớ lời này của tôi: Giữa hai cá nhân phát sinh mâu thuẫn, người thứ ba nhìn thấy, thì người thứ ba cũng cần phải nghĩ xem ở bản thân mình có chỗ nào không đúng, vì sao lại để mình nhìn thấy? Hơn nữa hai người phát sinh mâu thuẫn càng phải nên tự xem lại bản thân mình, cần phải tu bên trong.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])
Hai câu chuyện trên nhắc nhở tôi cần phải xóa bỏ quan niệm người thường, luôn chú ý tra tìm chính mình để phát hiện ra những quan niệm người thường ẩn sâu. Tôi phải xóa bỏ chúng và làm một đệ tử Đại Pháp chân tu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/11/383406.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/26/180061.html
Đăng ngày 14-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.