Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-08-2019] Hai mươi năm đã nhanh chóng trôi qua kể từ khi tôi theo cha mẹ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua không ngừng học Pháp và đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, tôi đã có thể dần dần bước ra khỏi thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường, trở nên thanh tỉnh, và minh bạch hơn về ý nghĩa của cuộc sống – chính là thông qua tu luyện để phản bổn quy chân.

Gần đây, khi đang dọn nhà, tôi nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà tôi hầu như không sử dụng. Trước đây, mỗi lần dọn nhà, tôi sẽ để những thứ này vào một cái ngăn kéo hoặc tủ đựng đồ chứ không vứt chúng đi. Bằng cách nào đó, những món đồ tương tự sẽ xuất hiện trở lại và trở thành một phần của mớ hỗn độn trong căn phòng của tôi. Từ góc độ tu luyện, mỗi món đồ này đều nằm trong trường không gian của tôi.

Sư phụ giảng:

“Ài, (Sư phụ cười) Tôi thường xuyên, đều là nói, đụng phải vấn đề thì trước tiên tìm ở mình, (Sư phụ cười) xem mình có vấn đề không, bản thân có vấn đề thì lập tức sửa.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Hướng nội tìm thiếu sót

Tôi tự hỏi tại sao mình lại nhận thức không đến được những vấn đề mà người khác có thể nhìn thấy rất rõ ràng? Tôi bắt đầu hướng nội một cách nghiêm túc.

Một đứa trẻ giống như một trang giấy trắng, sau khi bắt đầu học tiểu học, tôi đã bắt đầu học cách cạnh tranh với người khác. Văn hóa đảng và hệ thống giáo dục theo định hướng thi cử của nó đã khiến toàn xã hội chạy theo kết quả. Một đứa trẻ được yêu cầu phải phấn đấu đạt xuất sắc trong tất cả phương diện ở trường học, để không phụ sự mong đợi của cha mẹ và giáo viên. Áp lực từ thi cử buộc học sinh phải học tập vất vả để có thể vượt trội so với bạn bè.

Kiểu môi trường này đã định hình tôi trở thành một người cạnh tranh, tật đố, chấp trước vào lợi ích cá nhân, giảo hoạt, và ích kỷ. Tôi cũng có tâm hiển thị mạnh mẽ và dễ dàng nói dối. Tôi chỉ sẵn sàng chấp nhận khó khăn để bảo vệ bản thân hay theo đuổi lợi ích bản thân. Tôi dần dần tự cho mình là cao hơn và coi thường người khác. Tôi trở nên vô lý và mất bình tĩnh khi mọi thứ không xảy ra theo ý của mình.

Tôi không bao giờ suy nghĩ rằng nếu tôi luôn chiếm thế thượng phong thì người khác có thể bị tổn thương như thế nào. Tôi thậm chí còn cho rằng sau khi tôi tu luyện thì mọi chuyện đều tốt. Nhưng cuối cùng, tôi không những lãng phí tiền tài mà còn gây ra những tác dụng phụ diện đối với Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang trượt trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày; chỉ chạy theo lợi, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm tổn hại người khác; người tranh kẻ đoạt, chẳng từ một thủ đoạn nào. Mọi người thử nghĩ xem, có được phép tiếp tục như thế này không? Có người làm điều xấu, chư vị nói rằng anh ta đã làm điều xấu, anh ta cũng không tin; anh ta thật sự không tin rằng mình đã làm điều xấu; có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác, vì tiêu chuẩn để đánh giá đã thay đổi rồi. Dẫu tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào đi nữa, đặc tính của vũ trụ không hề thay đổi; Nó chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định người tốt xấu.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Trong nhiều năm, tôi đã dùng tiêu chuẩn đạo đức đã trượt dốc của xã hội để đo lường chính mình. Khi người khác chỉ ra thiếu sót của tôi, tôi sẽ cãi lại nếu tôi không đồng ý với những gì họ nói. Đối với tôi, người khác nhìn nhận như thế nào về tôi là rất quan trọng, và tôi có chấp trước vào việc được người khác khen ngợi. Bây giờ, nghĩ lại, tôi thấy Pháp lý đều được giảng rất rõ ràng rồi.

Tôi nhận ra nguyên nhân vì sao bản thân tôi đề cao rất chậm, đó là bởi tôi không nhận thức được một cách rõ ràng tu luyện là gì. Tôi nghĩ rằng đọc và học Pháp chính là chìa khóa của tu luyện, vì vậy tất cả những gì tôi cần làm hàng ngày là cần phải hoàn thành việc học Pháp theo một khoảng thời gian và số lượng đã định. Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, tôi chỉ làm những gì mà tôi cảm thấy thoải mái. Tôi không chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để quy chính bản thân. Thế nhưng, Đại Pháp lại là một phương pháp tu luyện trực chỉ nhân tâm.

Một nguyên nhân nữa là, tôi đã không chiểu theo những lời dạy của Sư phụ khi gặp khó khăn. Sư phụ giảng:

“Thời tôi tu luyện trong quá khứ, có rất nhiều cao nhân đã giảng cho tôi câu này, họ nói: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Thay vì đối mặt với khó khăn, tôi sẽ lảng tránh vấn đề hoặc từ bỏ quan khảo nghiệm. Nó giống như cách mà trước đây tôi dọn dẹp phòng của mình, tôi chỉ ném mọi thứ vào ngăn tủ.

Sau nhiều lần suy nghĩ về điều này, cuối cùng tôi đã hiểu rằng để có thể thực tu, chúng ta cần dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ để chỉ đạo mọi mặt của cuộc sống. Chúng ta phải quy chính mọi thứ không phù hợp với tiêu chuẩn này để có thể đề cao tầng thứ. Nó không chỉ là lời nói ngoài miệng, bởi vì nếu một người không kiên trì tu luyện, họ sẽ tích lũy càng nhiều chấp trước hơn.

Trước kia, nhận thức của tôi đối với tu luyện thật nông cạn. Tôi cho rằng lợi ích duy nhất của tu luyện là chữa bệnh khỏe người và trừ bỏ chấp trước, từ đó tôi có thể tiết kiệm được tiền thuốc men và cảm thấy được an toàn.

Mãi đến tận bây giờ, tôi mới thực sự hiểu rằng tu luyện là vô cùng nghiêm túc và có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với sinh mệnh con người. Tu luyện có thể giúp chúng ta thân tâm được tịnh hóa đạt đến trạng thái vô bệnh. Quan trọng hơn là, tu luyện có thể giúp chúng ta phản bổn quy chân và trở về với bản tính tiên thiên của sinh mệnh.

Đại Pháp đã cải chính nhân sinh quan không chính xác của tôi, giúp tôi điềm tĩnh đối mặt với khó khăn và trở ngại, và khiến tôi trở nên bao dung hơn với người khác. Nội tâm tôi tràn ngập niềm vui, tôi cũng cảm thấy những biến hóa mà tôi trải qua sau khi hướng nội thực sự rất thần kỳ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/23/391797.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/26/180054.html

Đăng ngày 11-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share