[MINH HUỆ 15-5-2003] Có thể nói rằng tình cảm sâu đậm nhất trong thế giới người thường là tình mẫu tử, nó tinh khiết và trong sáng. Tôi đã nhận ra rằng không thể giải thích rõ ràng yêu và ghét trong thế giới người thường.
Tôi xin kể một câu chuyện cổ về tình mẫu tử.
Ngày xưa, một nữ tu trẻ đã tu luyện hơn 10 năm, và cô ta đã rất chăm chỉ tu luyện cuối cùng đã được hưởng trái ngọt. Cô đã hoàn tất việc tu luyện. Cô ngồi kiết già, tay kết ấn, và phi thăng lên trời. Đột nhiên cô nghe thấy tiếng kêu khóc thảm thiết, “Con gái ơi, đừng nhẫn tâm để lại người mẹ già của con lại đây!” Đúng, người mẹ đã mang nặng đẻ đau mới sinh ra cô, cả đời cô đã hạnh phúc bên người. Bà đã cho cô dòng sữa từ chính cơ thể bà. Bà đã hạnh phúc khi cho cô gái cái bánh ngọt bà dành dụm được. Rồi một ngày, khi đứa trẻ đi lấy gỗ, cô gặp một cụ già. Cụ già đã khai sáng cô và cho cô nhớ lại được cuộc đời cô là để tu luyện.
Bây giờ người mẹ đã già, và cảm thấy những gì bà yêu thương suốt cuộc đời bà sẽ ra đi vô cớ. Bà kêu khóc vọng lên trời. Đầu tiên bà kêu, “Con thực sự không cần mẹ nữa ư?” Tư tưởng của người tu luyện vẫn tĩnh lặng như mặt nước. Người mẹ lại kêu lên, “Vị Phật có thể giết mẹ mình không?” Người tu luyện vẫn bất động tâm. Người mẹ lại kêu rất thổn thức lần thứ 3, “Được rồi, bây giờ khi con quyết định ra đi, con có thể quay lại nhìn người mẹ già đáng thương của con lần cuối không?” Người con gái đã xúc động khi đang bay lên, “Bây giờ ta đã thành công, và ta đã quyết định ra đi, sao không cho bà ta nhìn lần cuối?” Và cô ta đã quay lại nhìn, ngay lập tức cô ta rớt xuống mặt đất. Sau đó cô nhìn thấy khuôn mặt buồn rầu của mẹ cô đang biến dạng dưới mái tóc bạc, bà biến thành một con chim lạ và phá lên cười, “Aha, để phá việc tu luyện của ngươi trong cuộc đời này, ta đã phải đợi ba ngàn năm rồi, Ha ha!”
Duyên phận đằng sau sự yêu và ghét thật khó có thể giải thích trong thế giới người thường.
Tình cảm sâu đậm có khuynh hướng chuyển thành sự căm hận không nguôi khi một ai đó không thể nhận được phần thưởng như sự mong đợi. Sau đây, hãy xem 1 câu chuyện đau lòng từ tình yêu. Đây là câu chuyện tình của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Từ khi Thái Tử Sỹ Đạt Ta (tên của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời còn là thái tử) từ bỏ người vợ xinh đẹp cùng sự giàu sang phú quý của mình để đi lên núi tìm Đạo, người vợ trẻ của ông cũng tự ép buộc bản thân mình từ bỏ tuổi trẻ, sắc đẹp và tình yêu của cô. Khi thái tử Sĩ Đạt Ta tu khổ hạnh, trở nên hốc hác vì đói khát, thì công chúa cô đơn trong hoàng cung cũng hầu như không ăn không uống gì. Khi nữ mục đồng đút thìa sữa cho công chúa đang ngất xỉu, thì cô cũng lưỡng lự lắm mới uống, và cũng uống chỉ là vì đứa con trai nhỏ của mình.
Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến khai công khai ngộ sau nhiều năm ngồi dưới gốc cây bồ đề, khi đức Phật đang cứu độ tất cả các chúng sinh và được hàng chục nghìn người tín ngưỡng với sự uy nghi và cao quý của một vị Phật, người đàn bà cô đơn càng ngày càng cô đơn và già đi. Vào lúc đó đức Phật Thích Ca Mâu Ni quay trở về đất nước của ông để cứu độ chúng sinh. Vua cha Tịnh Phạn cùng các hoàng tử và hậu duệ của mình đã ra đón đức Phật một cách tôn kính và để bà ở lại cung điện một mình. Đệ tử đã kể với đức Phật: “Bà không muốn gặp Ngài”. Đức Phật nói: “Được, ta sẽ tìm bà”. Đức Phật lên gác và đóng cửa lại. Hai người ngồi với nhau, mặt đối mặt. Bà không nói một lời nào. Lãng phí cả tuổi thanh xuân đã làm bà dần dần trở nên ác cảm với đức Phật. Đức Phật nói nhẹ nhàng: “Tôi biết bà ghét tôi. Nhưng hãy nhìn xem này”.
Đức Phật sử dụng lòng bàn tay mình hiện lên ký ức của bà trong quá khứ, và cho bà thấy rõ quan hệ nhân duyên. Đó là khi Phật vẫn đang tu luyện trong đời trước của ông. Ông là một chàng thanh niên trẻ. Ông dâng một đoá sen lên Phật Dipamkar với cả linh hồn và thể xác của mình. Phật Dipamkar mỉm cười gật đầu. “Con sẽ đắc Đạo trong đời sau”.
Lúc đó, một cô gái trẻ đi đến và quỳ xuống trước Phật Dipamkar và nói “Bạch Phật, với sự luân hồi tự nhiên của con, con xin được cứu độ cùng anh ấy trong đời sau!”.
Phật Dipamkar nói “Trong đời sau của anh ta, anh ta có sứ mệnh đi lang thang khắp nơi truyền Pháp. Con sẽ phải trả giá cả đời bằng sự cô đơn. Con sẽ làm chứ?”.
“Vâng, con sẽ làm!”
“Và con sẽ phải từ bỏ cả tuổi thanh xuân của mình.”
“Vâng, con sẽ làm!”
“Và con sẽ phả chịu đau khổ trong oán giận cả đời, cho đến khi anh ta cứu con”
“Vâng, con sẽ làm!. Con sẵn sàng! Con sẵn sàng!”
Như vậy, bà đã chịu đựng những điều ấy trong đời này.
Yêu và ghét cả hai đều là chướng ngại của tình cảm đối với những người tu luyện. Nếu một ai đó không thể hiểu nó thấu đáo và bỏ nó đi, sẽ không chỉ cả hai phía bị bóp nghẹt với cảm xúc, mà nó còn không đem lại cái gì tốt cho ai cả.
Trong tù ngày nay, chúng ta chạm trán với cả yêu và ghét sâu đậm. Rất nhiều lần tôi đã nhìn thấy những cảnh cảm động trong phòng khách thăm khi một vài đệ tử Đại Pháp tạm biệt vợ con họ, với nước mắt rời khỏi sự ấm áp của gia đình, quay trở về trại cưỡng ép lao động, “nơi tàn ác với lửa thiêu đốt”. Tôi đã nhớ một trong những cảnh đó rất rõ ràng.
Cái gọi là phòng “sum họp gia đình” thực sự là một chiến trường tà ác. Động cơ thực sự của cảnh sát là mời những thành viên trong gia đình tham gia vào cuộc chiến của họ với vũ khí cảm xúc trong khi tra tấn các đệ tử để làm từ bỏ đức tin của họ.
Tôi đã tình cờ gặp đệ tử Shuxiang (bí danh) từ đội số 2. Cô vợ trẻ của anh đã đưa anh đến phòng mà mẹ tôi và tôi đã ở và cố gắng để được chúng tôi “giúp”. Áp lực rất lớn của vẻ đẹp kinh ngạc và giọng nói buồn, đáng thương của cô, giọng nói đó có khả năng làm xúc động bất kỳ ai, làm tôi cảm thấy ngột ngạt. Cô ta đã khóc, không kiềm chế, với bàn tay che mặt, và kết tội:
“Shuxiang, anh có còn nhớ anh thề như thế nào với mẹ em khi chúng ta cưới không, nói là “Xin hãy cảm thấy thoải mái, con sẽ chăm sóc “con chim én nhỏ” này. Anh đã quên hết những lời này sao?”
“Em không muốn đời sau. Em không. Em chỉ muốn sống hạnh phúc với anh trong đời này thôi.”
“Anh có thể dễ dàng làm em tổn thương, vì em yêu anh…”
Tôi đã nghĩ là Shuxiang phải bị tổn thương ghê lắm, vì ngay cả trái tim tôi cũng thấy xúc động. Tôi đã bảo Shuxiang từ đáy lòng mình “Tôi khâm phục anh. Anh đã có thể chống lại được vũ khí xinh đẹp đến vậy. Nói thật với anh, ngay cả trái tim tôi cũng đã gần như tan nát.”
Tuy nhiên, một tháng sau, Shuxiang, người đệ tử đã không lùi bước ngay cả dưới những cây ba-tông điện hết đêm này đến đêm khác, đã khóc và chấp nhận lời cầu xin của “Con chim én nhỏ”. Tên cảnh vệ người đã mang anh ta đến gặp cô ta nói rằng cô ta đã rất hạnh phúc những ngày đó.
Khi tôi gặp lại Shuxiang, tôi đã cố gắng thuyết phục anh ta và thậm chí khó khăn năn nỉ anh ta. Tôi đã yêu cầu anh ta đọc lại với tôi, “Luận Ngữ” (từ Chuyển Pháp Luân), “Vô tồn” (từ Hồng Ngâm), và “Người tu nên tránh” (từ Tinh tấn yếu chỉ). Tuy nhiên, tất cả đều vô dụng. Nguyên thần của anh ta dường như đã rời khỏi anh ta. Mặt anh ta trước đây đã từng rất cương quyết và vững vàng, thì nay chỉ hiện lên nụ cười giễu cợt và lạ lùng, không nao núng. Lúc này tôi nhớ lại “con chim én nhỏ”, tôi cảm thấy như là tôi bị tổn thương bởi một luồng gió lạnh.
Duyên phận của tôi không cho tôi một người vợ đẹp, mà là một người mẹ đã cam chịu đủ điều khó khăn gian khổ. Khi cô còn trẻ, để giúp gia đình nghèo khổ cuả cô kiếm sống, bà đã phải bỏ học, mặc dù và từng thi đỗ điểm rất cao. Sau khi bà lập gia đình, bà đã gánh vác việc gia đình một mình và chăm sóc người cha ốm yếu của tôi, người đã nằm liệt giường trong một thời gian dài, với sự chịu đựng to lớn. Bây giờ tôi bị giam trong tù. Mỗi lần bà ấy đến thăm tôi, trái tim tôi như tan nát. Bà ấy kể cho tôi nghe về cha tôi và bà đã quỳ trước sở cảnh sát khi lần đầu tôi bị giam như thế nào; họ đã muốn thuê một căn phòng nhỏ gần trại cưỡng bức lao động để chờ cho đến khi tôi được thả ra làm sao; thảm kịch xảy ra với cha tôi, người đã bị mất cảm giác khi bị ngã đau đớn khủng khiếp từ toà nhà như thế nào; và bà ấy đã tắm cho ông như thế nào, thức trắng đêm không ngủ ra sao. Cuối cùng, vào 1 ngày tháng 7 năm 2001, tôi quỳ xuống dưới chân bà trong phòng gặp mặt với nước mắt, khẩn khoản và đau khổ. Tôi quỳ dưới đất và ngẩng mặt lên, đặt bàn tay bà ấy lên má tôi. Cuối cùng, tôi nắm tay bà và dịu dàng nói rõ: “Chính chúng là những kẻ đã chia rẽ chúng ta và sau đó quay lại chống đối chúng ta, vu khống, phỉ báng chúng ta một cách thậm tệ. Không phải là con không cảm thấy đau khổ, nhưng con phải đương đầu với sự chịu đựng ghê ghớm này.”
Và cuối cùng, tôi đã ghép thân thể và tâm hồn đã ngắt quãng lại với nhau, và tiếp tục vững bước trên con đường của tôi mà tôi nên đi một mình, Trong những ngày u ám đó, một câu thơ lặp đi lặp lại trong tâm trí tôi:
“Vô tư vô ngã, đồng hoá trong Pháp”
“Vô tư vô ngã, đồng hoá trong Pháp”
Trong ánh hào quang, tôi đã nhìn thấy sự cứu rỗi từ hàng triệu năm của Sư phụ. Tôi đã nhìn thấy những sinh mệnh trong thế giới tương lai của tôi đang lo lắng mong đợi tôi đến để truyền Pháp. Tôi đã nhìn thấy những sinh mệnh này họ đã xứng đáng để chỉ ra cho tôi bệnh yêu mến và bỏ đi mọi thứ để cứu họ, mẹ tôi đang ngồi đó xung quanh là các bài hát tuyệt đẹp và được chiếu sáng bởi những cầu vồng đầy mầu sắc. Tôi đã nhìn thấy tôi giống như một lạp tử nhỏ — một lạp tử của Pháp, hoà tan trong đại dương của Pháp.
Đi ra khỏi phân xưởng, sau khi hoàn thành công việc sau cơn mưa, tôi đột nhiên nhìn thấy một bầu trời xanh trong sáng! Ngẩng đầu nhìn ngắm những đám mây sáng trong và hoàng hôn, tôi chợt cảm thấy thế giới của tôi rất rộng lớn và trái tim tôi rất trong trắng. Bị giam giữ trong một nơi nhỏ bé chật hẹp trong nhà tù trong một thời gian dài, tôi đã ngộ sự tuyệt diệu của hoàn toàn tự do.
Câu mà người ta thường nói trong thế giới này dường như tự nhiên và không sinh động, “Với một trái tim không ích kỷ, thiên đường và trái đất sẽ rộng mở với bạn”. Lúc này tôi nhận ra rằng sự đau thương, gian khổ, tình yêu —tất cả các cảm xúc— phải được nhìn thấy chúng là cái gì và bỏ chúng qua một bên. Chỉ khi ấy Sư phụ sẽ dẫn bạn về nơi cội nguồn của bạn, thiên đường, và giúp bạn tìm ra thiện tâm có thể nắm giữ tất cả và giải quyết mọi thứ một cách nhân từ.
Nó thực sự rất khó khăn để phân biệt rõ ràng yêu và ghét trong thê giới loài người này.
Chú thích của ban biên tập: tu luyện trong quá khứ nhấn mạnh vào viên mãn cá nhân. Điều này khác với tu luyện ngày nay của các đệ tử Đại Pháp. Tuy nhiên, cựu thế lực vẫn muốn khảo nghiệm các đệ tử Đại Pháp với tiêu chuẩn riêng của họ, ảnh hưởng đến những khổ nạn như vậy.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/5/15/50345.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/5/27/36196.html.
Dịch ngày 24-4-2005, đăng ngày 26-4-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.