Lý Trí Thanh, bình luận viên của Minh Huệ

Phần 1: https://vn.minghui.org/article/1268.html
Phần 2: https://vn.minghui.org/article/1269.html
Phần 3: https://vn.minghui.org/article/1285.html

Kích động thù hận giữa những người dân Trung Quốc sống ngoài Trung Quốc\

Để duy trì cuộc khủng bố Pháp Luân Công ở Trung Quốc được khởi xướng bởi Giang Trạch Dân, các tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới có một nhiệm vụ quan trọng. Đó là truyền bá những lời dối trá lên những người Trung Quốc tại hải ngoại và kích động thù hận Pháp Luân Công để tạo ra hiện tượng bịa đặt cố ý là những người Trung Quốc tại hải ngoại thù địch Pháp Luân Công. Những nhân viên đã chủ tâm xây dựng và nuôi dưỡng sự thù hận này sau đó sẽ mang những “tin tức” này trở lại Trung Quốc như là “bằng chứng” biện hộ trước nhân dân ở Trung Quốc về cuộc khủng bố. Để thực hiện điều này, những nhân viên thối nát này đã đang sử dụng các phương pháp tuyên truyền đại chúng được thực hiện qua các websites của các tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc, qua các cuộc triển lãm ảnh, qua các bộ phim tiếng Trung Quốc được trình chiếu miễn phí cho công chúng, qua nhiều hoạt động của sinh viên học sinh, qua các sự kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc địa phương và qua sự kiểm soát từ xa đối với các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Cộng, sự tuyên truyền không được kiểm duyệt của chúng sẽ lại được phát lại tại địa phương trên truyền hình cáp và sóng phát thanh trên khắp thế giới.

1. Sử dụng các hoạt động sinh viên và các sự kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc để làm hoen ố Pháp Luân Công

Để đàn áp Pháp Luân Công, các tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc đã đang sử dụng tất cả các loại sự kiện ở đó người dân Trung Quốc tụ tập thành nhóm, hoặc thậm chí là tự họ tổ chức các hoạt động như vậy, để truyền bá một cách cố tình và có hệ thống các lời dối trá lên các cộng đồng người Trung Quốc xa tổ quốc nhằm reo rắc các hạt giống thù hận. Có nhiều sự kiện như vây, cả công khai và riêng tư, được tổ chức trong các tòa lãnh sự và tại nhiều địa điểm khác.

Lý Triệu Tinh, sau này là đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, trong bài diễn văn khai mạc Gala Tết cổ truyền Trung Quốc tại Connecticut vào tháng giêng năm 2001 đã tấn công Pháp Luân Công ngay trước thính giả gồm 400 quan khách cả người Trung Quốc và phương Tây, bao gồm cả ngài thị trưởng tại đó, hoàn toàn không để ý đến tính chất ngày lễ của sự kiện này.

Vào tháng 2 năm 2001, tổng lãnh sự Trung Quốc ở New York, cùng với hai nhân viên ngoại giao khác, đã cố tình gặp gỡ Các Cộng Đồng Người Trung Quốc ở New York với mục đích vu khống Pháp Luân Công và truyền bá những lời dối trá tới cộng đồng địa phương. Sau đó, ông ta cũng đã tới Đại Học Harvard và đã làm hoen ố Pháp Luân Công bằng những chuyện bịa đặt khi trò chuyện với những sinh viên Trung Quốc ở đây. Tại một cuộc họp với các cư dân người Trung Quốc tại Boston, lại một lần nữa ông ta đã làm hoen ố Pháp Luân Công, sử dụng khả năng tột cùng của ông ta để kích động thù hận chống lại Pháp Luân Công lên những người này. Một lần nữa vào tháng 7 năm 2002, ông ta đã gặp những người lãnh đạo cộng đồng và các đại diện của các nhóm sinh viên Trung Quốc và đã tiếp tục vu khống Pháp Luân Công.

Vào năm 2001, lãnh sự Vương của tòa lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco khi đang ở khuôn viên trường để gia hạn hộ chiếu visa cho các sinh viên Trung Quốc, đã yêu cầu chủ tịch Hiệp Hội Sinh Viên Trung Quốc ký một đơn thỉnh cầu và tổ chức các hoạt động chống Pháp Luân Công có liên quan. Tuy nhiên, chủ tịch Hiệp Hội Sinh Viên đã trả lời rằng ông ta có một quan điểm khác về các vấn đề này so với những thứ chứa trong bức thư của lãnh sự về Pháp Luân Công. Một số sinh viên ở đó để gia hạn hộ chiếu của họ cũng đã phát biểu rõ ràng rằng họ không tán thành cuộc khủng bố.

Vào cuối năm 2001, Vương Học Lượng, một sinh viên từ Trung Quốc đã được mời tham dự một bữa ăn tối và chiếu phim năm mới được tổ chức bởi tòa lãnh sự Trung Quốc. Anh đã tham dự và chỉ thấy rằng ba trăm sinh viên và người cao tuổi đã được mời chỉ để nghe sự truyền bá và kết tội Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Có rất nhiều tài liệu chống Pháp Luân Công được chiếu, và nhân viên chịu trách nhiệm của ĐCSTQ đã nói trong lời bình luận khai mạc của ông ta rằng mục đích của buổi họp mặt là chống Pháp Luân Công; chiếu phim tự nó chỉ là một mưu mẹo để cám dỗ mọi người đến.

Để lừa dối nhân dân ở trong Trung Quốc, các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc thường ép các tổ chức nằm dưới quyền kiểm soát của họ tổ chức các buổi xêmina kết tội Pháp Luân Công dưới danh nghĩa lòng yêu nước.

Một ví dụ khác, vào tháng 5 năm 2001, tòa đại sứ Trung Quốc ở Canada đã yêu cầu các lãnh đạo cộng đồng ở đông Canada kết tội Pháp Luân Công. Tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Trung Quốc ngay lập tức sử dụng những từ ngữ kết tội nhận được từ những người Trung Quốc hải ngoại trong ấn phẩm của họ ở Trung Quốc. Tất cả các phương tiện thuộc quyền kiểm soát của nhà nước ở bên trong Trung Quốc đều đưa bản tin này. Một trong những người đàn ông cao tuổi trong bản tin đó thực sự hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công; ông ta đã cho họ mượn văn phòng của mình để sử dụng làm địa điểm luyện tập bất chấp áp lực lớn ép không được làm như thế. Sau buổi gặp gỡ, ông đã nói với các học viên rằng ông đã không nói những lời chống lại sự tập luyện của họ tại buổi gặp, như thế đã phơi bày những lời dối trá; nhưng nhân dân ở trong Trung Quốc đã không nhận được thông tin đó.

2. Sử dụng phương tiện truyền thông để tấn công Pháp Luân Công

Cùng với việc trực tiếp tổ chức các hoạt động, các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc cũng gây áp lực và thao túng các phương tiện truyền thông của người Trung Quốc tại hải ngoại làm cho chúng vu khống và tấn công Pháp Luân Công.

China Press, một tờ báo lưu thông ở Mỹ, đã đăng trên ba trăm bài báo tiêu cực tấn công Pháp Luân Công trong khoảng thời gian 31 tháng từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi Giang lần đầu tiên ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công, tới tận tháng 5 năm 2002. Trung bình là ba ngày có một bài. Trong khoảng thời gian này, họ không in một bài báo nào ghi lại bất cứ thứ gì về Pháp Luân Công một cách tích cực. Cùng với việc in lại nhiều bài báo của các phương tiện truyền thông của nhà nước tại Trung Quốc, China Press cũng đăng nhiều bài xã luận với quan điểm tán thành ý kiến của các nhân viên ĐCSTQ.

Vào tháng 11 năm 2001, tờ báo tiếng Trung Quốc Les Presses Chinoises của Montreal đã đăng toàn trang các bài báo tấn công Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công người Canada đã đệ trình một vụ kiện chống lại tờ báo vì hành động này, cuối cùng vụ kiện đã được xét xử tại Tòa Án Tối Cao Quebec. Tại phiên xử tháng 12 vừa qua, tòa án đã ra lệnh cấm tờ báo trong tương lại không được đăng bất cứ bài báo nào như vậy làm vấy bẩn Pháp Luân Công.

Vào ngày 15 tháng 12 năm 2001, Talentvision, một đài truyền hình tiếng Trung Quốc của Canada, đã phát một bản tin từ Mạng Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) về một trường hợp giết người (cái được gọi là “Giết người đẫm máu trong thành phố”) có sự liên hệ giả tạo với Pháp Luân Công. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2002, Ủy Ban Các Chuẩn Phát Thanh Canada đã ra một phán quyết, tuyên bố rằng đài truyền hình này đã vi phạm Các Chuẩn Đạo Đức Nghề Nghiệp được quy định bởi Hội Phát Thanh Canada, vi phạm các quy tắc liên quan của nó về các hướng dẫn Báo Cáo Vi Phạm, và vi phạm bốn quy định về các chuẩn Đạo Đức Tin Tức được thiết lập bởi Hiệp Hội Xuất Bản Về Phát Thanh Và Truyền Hình. Theo đội xét xử của ủy ban, không có một chứng cứ đáng tin nào liên hệ vụ giết người với Pháp Luân Công. Nó đã bị kết tội là một cuộc tấn công Pháp Luân Công, và họ đã yêu cầu đài truyền hình phát lời phán quyết của họ trong các giờ cao điểm.

Sự vu khống từ các tòa lãnh sự trung quốc đã gặp phải hành động hợp pháp từ các học viên. Vào ngày 3 tháng 2 năm 2004, Tòa án tối cao Ontario đã phán quyết Phan Tân Xuân, phó lãnh sự Trung Quốc ở Toronto, vì đã viết một bức thư gửi tới người biên tập của một tờ báo Canada, bức thư này phỉ báng học viên Pháp Luân Công người Canada tên là Joel Chipkar. Phan đã bị phạt 1000 đô la Canada và bị bắt phải trả án phí là 10.000 đô la Canada. Khi Phan từ chối trả, tòa án đã ra lệnh Ngân Hàng Trung Quốc phong tỏa tài khoản của hắn. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng gây áp lực với chính phủ Canada qua các kênh ngoại giao, nhưng không có kết quả. Cuối cùng, Phan đã phớt lờ lệnh của toàn án và chạy trốn khỏi Canada.

3. Các hậu quả cực kỳ tàn ác từ việc kích động thù hận

Vì chất độc lan truyền bởi các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc, và sự xích mích gây ra bởi sự thao túng hiểm ác của họ, nên đã có nhiều trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị tấn công thể xác trên khắp thế giới, các trường hợp này đã nhận được rất nhiều chú ý.

Vào ngày 22 tháng 10 năm 200, một người đàn ông San Francisco đã cố tình và đụng vào một học viên dùng toàn lực thân thể của hắn. Kẻ tấn công này sau đó đã bị phát hiện cả tại tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco và khi đang tham dự các cuộc họp chống Pháp Luân Công.

Vào ngày 7 tháng 9 năm 2001, năm học viên đã thỉnh nguyện hòa bình bên ngoài tòa lãnh sự Trung Quốc ở Chicago, yêu cầu chính phủ Trung Quốc kết thúc cuộc khủng bố. Họ đã bị tấn công bởi Trịnh Kế Minh và Ông Dục Quân, đều là các thành viên của các tổ chức Trung Quốc địa phương có quan hệ chặt chẽ với tòa lãnh sự Trung Quốc này. Tòa Án Hình Pháp của hạt Cook đã kết án cả hai kẻ thủ phạm đều có tội đánh các học viên và đã phán quyết giam giữ chúng trong tù.

Vào ngày 23 tháng 6 năm 2003, trong thị trấn Trung Quốc của thành phố New York, Lương Quan Quân và Hoa Tuấn Hùng đã dẫn đầu một nhóm người bao vây và đánh các học viên Pháp Luân Công. Tòa lãnh sự Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố hỗ trợ sự đánh đập bạo lực này trong những ngày sau đó. Trường hợp này hiện tại đang được điều tra bởi văn phòng luật sư quận Manhattan.

4. Quấy rối các trường học, các doanh nghiệp, và các tổ chức truyền thông

Để ngăn chặn sự thật về Pháp Luân Công lan truyền ở hải ngoại, các nhân viên ngoại giao của ĐCSTQ đã gây áp lực mạnh lên các trường học, các doanh nghiệp và các tổ chức truyền thông.
Nhiều trường đại học trên khắp thế giới có những sinh viên tự do luyện tập Pháp Luân Công. Nhiều trường đại học có các câu lạc bộ Pháp Luận công và thậm chí có những website giới thiệu về Pháp Luân Công cho bất kỳ sinh viên nào muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn về Pháp Luân Công.

Theo một báo cáo của tờ Pasadena Star-News vào tháng tư năm 2000 câu lạc bộ Pháp Luân Công tại Caltech tổ chức cuộc hội thảo giới thiệu về Pháp Luân Công. Hai ngày trước khi cuộc hội thảo được tổ chức, Ban Quản lý trường học đã nhận được điện thoại từ Lãnh sự Trung Quốc tại Los Angeles đề nghị họ hủy bỏ hội thảo. Họ đã từ chối.

Sau khi cuộc khủng bố bắt đầu, các nhân viên từ lãnh sự quán Trung Quốc đã gây áp lực lên Caltech buộc ngưng hoạt động website của câu lạc bộ Pháp Luân Công tại đó. Họ đã doạ rằng nếu việc này không được thực hiện, họ sẽ cắt đường nối Internet giữa Caltech và Trung Quốc. Các quan chức Caltech, sau khi cẩn thận kiểm tra nội dung của website, đã từ chối việc làm ngừng hoạt động của nó. Sau đó ĐCSTQ đã tiến hành phong tỏa những người dùng Internet ở Trung Quốc không cho truy cập tới website của Caltech bắt đầu từ nghỉ hè tới tận cuối mùa thu năm 2000, gây ra các khó khăn lớn cho các sinh viên Trung Quốc theo học. Cuối cùng, khi các quan chức Caltech vẫn tiếp tục từ chối xem xét đề nghị này, ĐCSTQ đã chấm dứt việc phong tỏa Internet này.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia vào nhiều hoạt động trong cộng đồng địa phương của họ. Các buổi trình diễn về các bài tập Pháp Luân Công, các điệu nhảy dân gian Trung Quốc truyền thống và biểu diễn trống là rất phổ biến và đã nhận được nhiều phần thưởng. Các tòa lãnh sự Trung Quốc lo sợ rằng sự thật về Pháp Luân Công sẽ được lan truyền, vì vậy họ đã cố gắng hết sức để gây áp lực lên những người tổ chức các hoạt động này nhằm loại trừ không cho các nhóm Pháp Luân Công tham dự.

Mỗi năm khi các học viên Pháp Luân Công đăng ký tham dự cuộc Diễu Hành Tết Cổ Truyền Trung Quốc ở những thành phố như Sydney, Washington D.C., New York, San Francisco và Los Angeles, các tòa lãnh sự Trung Quốc tại đó lại can nhiễu. Năm nay, các học viên ở Sydney lần đầu tiên được phép dương những biểu ngữ Pháp Luân Công và tham dự Diễu Hành Tết Cổ Truyền Trung Quốc. Bốn trăm học viên ở New York đã tham dự trong cuộc Diễu Hành Tết Cổ Truyền Trung Quốc ở thị trấn người Trung Quốc của thành phố này, trình diễn để tất cả có thể thấy vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.

Trong Triển Lãm Doanh Nghiệp Trung Quốc ở Los Angeles diễn ra vào đầu tháng 12 năm 2000, một số học viên từ trước đã thuê một gian, đã trả tiền mặt, và đáp ứng tất cả những thủ tục yêu cầu. Tuy nhiên vào ngày 4 tháng 11, người đại diện của họ đã nhận được nhiều cú điện thoại liên tiếp từ những người tổ chức nói rằng nhiều văn phòng của tòa lãnh sự Trung Quốc đã gọi họ và dọa sẽ rút hàng tá gian mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê nếu các học viên Pháp Luân Công được phép ở đó, điều này đã đặt nhà tổ chức và một tình thế khó khăn.

Khi đăng ký một gian hàng tại các hoạt động kỷ niệm Tết Cổ Truyền Trung Quốc ở Melbourne, Australia vào năm 2001, các học viên Pháp Luân Công đã được bảo rằng, “Không còn một gian nào trống”. Khi họ quyết định tới thăm những người tổ chức dưới danh nghĩa cá nhân để đăng ký vào năm 2002, người có trách nhiệm khi đó đã nói thẳng: “Nếu tôi cho anh một gian, chúng tôi sẽ không nhận được hợp đồng này vào năm sau nữa”.

Hiệu sách Borders ở thành phố Pasadena ở phía nam California đã bị gây áp lực không được bán sách Pháp Luân Công vào mùa hè năm 2000. Một nhân viên ĐCSTQ “có thế lực” đã nghe một cuộc phỏng vấn giữa một đài phát thanh địa phương và một học viên Pháp Luân Công. Sau đó hắn đã gây áp lực lên hiệu sách Borders buộc phải loại bỏ những cuốn sách này khỏi giá sách của họ. Bây giờ hiệu sách vẫn bán những cuốn sách Pháp Luân Công, nhưng chỉ qua các đơn đặt hàng đặc biệt.

Hiệu sách của Công Ty Xuất Bản Joint ở thành phố Montreal Park nằm ở phía nam California đã luôn luôn là nhà phân phối các sách, các tài liệu hình ảnh và âm thanh của Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ trước tháng 7 năm 1999. Tuy nhiên sau đó, trụ sở chính của hiệu sách tại Hồng Kông đã bị đặt dưới áp lực của ĐCSTQ và được chỉ thị không được bán các sách Pháp Luân Công nữa.

Bàn tay đen của tòa lãnh sự Trung Quốc thậm chí đã vươn xa ra ngoài tới Manteca, một thành phố nhỏ có 60.000 dân ở Bắc Carolina. Trong liên hoan phim địa phương của họ vào tháng 11 vừa qua, họ đã chiếu một bộ phim tên là Bão Cát (Sand Storm). Bộ phim nói về phản ứng của một nhân viên cảnh sát với chính các hành động của hắn khi hắn khủng bố các học viên Pháp Luân Công. Hai nhân viên ngoại giao từ tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco đã tới gặp cô Abeldt, phụ trách của văn phòng du lịch Manteca và yêu cầu cô hủy bỏ việc chiếu bộ phim. Cô đã từ chối sự dọa dẫm, và bảo họ rằng cô sẽ chiếu bộ phim này bất kể chuyện gì xảy ra.

Các bàn tay bẩn thỉu của ĐCSTQ cũng đã vươn tới các hoạt động truyền thông toàn cầu, gây áp lực lên các điểm truyền thông của người Trung Quốc trên khắp thế giới không cho đăng những bài báo tích cực về Pháp Luân Công hoặc các quảng cáo của họ.

Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Melbourne, Australia, đã tổ chức một bữa tiệc tối cho những người có trách nhiệm của tờ báo Trung Quốc tại đó và các đại diện của các phương tiện truyền thông khác vào tháng 10 năm 2000. Trong ba giờ của bữa tiệc, ông ta đã lặp đi lặp lại cảnh cáo họ không được đăng những bài báo hỗ trợ Pháp Luân Công. Một số tờ báo đã vạch trần rằng tòa lãnh sự Trung Quốc đã ra lệnh rằng nếu họ có ý định đăng bất kỳ bài báo nào về Pháp Luân Công, trước tiên họ sẽ phải đánh fax tới tòa lãnh sự Trung Quốc để nhận được chấp thuận trước và nếu tòa lãnh sự nói họ không thể in nó thì đó là lệnh cuối cùng.

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2001, tổng lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco đã viết một bức thư, ký nó dưới tư cách tổng lãnh sự của ông ta, gửi tới một tờ báo nổi tiếng của người Trung Quốc yêu cầu họ từ chối bất kỳ quảng cáo về các sự kiện Pháp Luân Công nào.

5. Đe dọa, quấy rối và khủng bố các học viên Pháp Luân Công

Các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc đã đang thực hiện sự quấy rối có hệ thống các học viên Pháp Luân Công, thậm chí còn đi xa tới mức sử dụng mạng phạm vi rộng các nhân viên mật vụ đặc biệt của họ trên khắp thế giới. Các điện thoại của nhiều học viên đã bị gài máy nghe trộm, nhiều người đã nhận được các cú điện thoại quấy rầy chứa những lời đe dọa làm hại hoặc thậm chí giết họ; gia đình của họ ở Trung Quốc cũng bị săn lùng và đặt dưới áp lực.

Nhiều tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc đã từ chối gia hạn hộ chiếu cho các học viên Pháp Luân Công, hoặc giữ lại các hộ chiếu của họ.

Học viên Liu Wei là một sinh viên theo học tiến sỹ (Ph.D) và là chủ tịch của Hội Sinh Viên Trung Quốc tại Học Viện Khoa Học Và Công Nghệ Manchester ở Anh. Trước khi ra nước ngoài, anh đã nhận được các phần thưởng của tỉnh về công việc nghiên cứu của mình tại nhà ở Trung Quốc. Khi theo học ở Manchester, cùng với việc là chủ tịch của Hội Sinh Viên Trung Quốc, anh cũng là một thành viên của Hiệp Hội Sinh Viên Trung Quốc Của Anh. Vào tháng 4 năm 2002, sự gia hạn hộ chiếu của anh đã bị tòa lãnh sự Trung Quốc ở Manchester từ chối vì “từ chối ngừng luyện tập Pháp Luân Công”.

Một sinh viên theo học tiến sỹ (Ph.D.) khác trong cùng trường, Tạ Vệ Quốc, đã nhận được một học bổng chính của học viện đó vì anh đã nghiên cứu và học tập xuất sắc ở đó, và đã tốt nghiệp Đại Học Thanh Hoa với bằng thạc sỹ. Trong năm đầu theo học tiến sỹ ở Manchester, anh đã thực hiện được một đột phá quan trọng trong dự án nghiên cứu của mình. Kỹ thuật anh đã phát triển là hàng đầu trong lĩnh vực của anh trên toàn châu Âu. Sự gia hạn hộ chiếu của anh cũng bị từ chối vào năm 2004.

Có ít nhất 100 học viên ở 19 nước đã bị các tòa lãnh sự giữ lại hộ chiếu hoặc bị từ chối gia hạn hộ chiếu bởi vì họ luyện tập Pháp Luân Công.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/3/28/98166.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/4/24/59842.html.

Dịch ngày 1-5-2005, đăng ngày 2-5-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share