Phần I: article/1294.html
Phần II: article/1303.html
Một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Cát Lâm
[MINH HUỆ 2-3-2005] Học viên Pháp Luân Đại Pháp anh Vương Kim Ba 40 tuổi là một nhà quản lý vay nợ tại Ngân Hàng Kiến Thiết ở huyện Y Thông, tỉnh Cát Lâm. Vào ngày 26 tháng 8 năm 2002, các nhân viên từ Đồn Cảnh Sát Đường Phố Vĩnh Ninh huyện Y Thông đã bắt anh Vương tại nơi làm việc của anh vì anh luyện tập Pháp Luân Công. Anh đã bị kết án ba năm lao động cải tạo. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2002, anh Vương đã bị gửi tới Trại Lao Động Triều Dương Câu ở thành phố Trường Xuân.
1. Đánh đập dã man và trừng phạt thể xác tại Trại Lao Động Triều Dương Câu
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2002, anh Vương Kim Ba đã bị gửi tới đại đội năm của Trại Lao Động Triều Dương Câu tỉnh Trường Xuân. Ba nhân viên từ Sở Cảnh Sát Huyện Y Thông, Cao Văn Hải, Bạch Dương và một người khác không rõ tên, đã bắt đầu một “Trận Chiến Chinh Phục” sử dụng các phương pháp tàn nhẫn để bắt các học viên Đại Pháp từ bỏ luyện tập Pháp Luân Công.
Các cảnh sát từ Sở Cảnh Sát Huyện Y Thông nói với nhân viên trong trại lao động rằng anh Vương rất kiên định và không ký bất cứ tài liệu từ bỏ Pháp Luân Công nào. Sau khi cảnh sát này rời đi, một bảo vệ của trại lao động đẩy anh Vương vào một phòng họp nhỏ ở đó có 4 cảnh sát và lãnh đạo của đại đội là Chu Đức Xuân đã ra lệnh; các cảnh sát Hà Kiến Tân, Lục Chiến Lâm, Khương Trung Tài thực các mệnh lệnh. Họ đã bắt anh Vương quỳ và hỏi anh liệu anh có muốn tiếp tục luyện tập Pháp Luân Công nữa hay không. Anh Vương đã trả lời “Luyện”. Sau đó tất cả ba tên đã đánh anh tàn nhẫn. Hà Kiến Tân đã sử dụng một cây ba tông điện giật điện vào cổ và đầu anh Vương. Lục Chiến Lâm đã sử dụng một thắt lưng da quất mạnh vào lưng, mông và đùi anh Vương. Khương Trung Tài sử dụng một dùi cui làm bằng chất dẻo cứng, đầu hình ngón tay thô, dài hơn hai bàn chân với đinh ốc ở bên trên (chúng gọi đó là “rồng trắng nhỏ” và nó có thể gây ra đau đớn hành hạ) để đánh vào lòng bàn tay anh. Anh Vương đã hỏi chúng một cách nghiêm khắc, “Tại sao các anh đánh tôi mà không có lý do?” Khương Trung Tài đã trả lời, “Đây là ‘giáo dục’, nếu không làm sao có thể cải tạo mày?” Chúng đã hỏi anh trong khi đánh “Còn luyện nữa không?” Anh Vương trả lời “Luyện, tôi sẽ luyện Pháp Luân Công ngay cả khi đánh tôi đến chết!”
Chúng đánh ngày càng nặng. Sau trận đánh kéo dài nửa giờ, anh Vương cảm thấy đau trên khắp thân thể. Anh nằm trên đất, không động đậy. Chúng ra lệnh cho anh Vương dậy, nhưng anh không thể. Chúng tiếp tục đá và giật điện. Đến trưa anh Vương không thể đi được nữa. Chu Đức Xuân bảo Khương Trung Tài gọi hai tù tội phạm tới giúp anh Vương tới chỗ ăn.
Sau khi rời chỗ ăn, anh Vương bị gửi vào một phòng rộng dành cho những người mới đến. Ngay khi vào phòng, một nhóm tù tội phạm, được cảnh sát khuyến khích đã lấy đi mọi thứ anh mang theo mình. Một số kẻ xé chăn của anh ra và vứt nó lên nền nhà. Một số kẻ dùng vũ lực cởi quần áo của anh, xé chúng ra và sau đó bắt anh mặc quần áo đã bị làm hỏng. Sau đó chúng cạo đầu anh và ra lệnh cho anh ngồi xổm ở góc nhà. Khi anh từ chối, những tên tù tội phạm nhảy lên người anh. Chúng đá và đánh anh đến khi anh ngã xuống và không thể di chuyển. Kẻ hung bạo nhất là Trịch Vĩ Dân. Những tên cai ngục đã đặc biệt chọn hắn vì tính độc ác của hắn.
Một lúc sau khi chúng thấy anh Vương có vẻ hồi phục một chút, chúng hỏi anh: “Tại sao mày phải vào đây?” Anh Vương trả lời, “Bởi vì tôi tu luyện Pháp Luân Công”. Trịch Vĩ Dân tát vào mặt anh. Anh Vương hỏi: “Tại sao anh tát tôi?” Hắn trả lời: “Đừng nói là bởi vì mày tu luyện Pháp Luân Công. Mày phải vào đây bởi vì mày đã làm trái pháp luật”. Anh Vương giải thích. “Tôi không làm trái. Tôi đã bị bắt khi tôi đang làm việc, đang làm công việc thông thường của tôi”. Hắn tát mạnh anh Vương nhiều lần. Anh Vương choáng váng và nghe thấy tiếng kêu inh trong tai. Tuy nhiên anh vẫn nhấn mạnh: “Tôi không vi phạm pháp luật. Đó là chúng chụp mũ cho tôi!” Những tên tù tội phạm tiếp tục đánh và đá anh.
Khi thấy không có hy vọng anh Vương sẽ chấp nhận “lỗi” những tên tù tội phạm rời đi để hỏi chỉ dẫn từ tên cai tù Khương Trung Tài. Sau khi trở lại, chúng kéo anh Vương vào phòng tắm, cởi tất cả quần áo của anh và mở nhiều vòi nước. Sau đó hơn mười tên tội phạm đổ nhiều thùng nước lạnh (đường kính 1m, cao 1, 2 mét) lên anh Vương trong khi hai tên tội phạm dùng vữ lực giữ anh Vương đứng im. Ngay sau đó, anh Vương bị tê cóng và run lẩy bẩy. Khi thấy chúng vẫn không bắt được anh Vương “nhận lỗi”, chúng tiếp tục tăng lượng nước suốt một giờ sau đó.
Anh Vương đã mất kiểm soát bản thân của mình, nằm tê liệt trên đất và tiếp tục run lẩy bẩy. Chúng đá anh và ra lệnh anh phải dậy. Nhiều tên kéo anh dậy, tiếp tục dội nước vào anh và không ngừng lại đến khi anh quá khó thở và không thể cử động được một chút nào nữa. Khi ấy, Vương Kim Ba bị mang tới buồng đối diện phòng tắm. Trong chốc lát anh đã không thể phục hồi một chút nào trong môi trường ấp áp. Sau khi anh Vương mặc quần áo, anh bị mang tới một phòng học lớn. Chúng ra lệnh cho anh chạy quanh. Vương Kim Ba nói, “Tôi quá yếu không thể chạy.” Một lần nữa Trịnh Vĩ Dân lại tát anh nhiều lần. Chúng mang tới một chiếc ghế đẩu nhỏ và ra lệnh cho anh Vương phải ngồi lên nó. Vương Kim Ba liên tục run lẩy bẩy. Đến tận chiều hôm đó anh vẫn không thể phục hồi lại.
Những tên tù tội phạm đã tham gia khủng bố bao gồm trưởng phòng Trương Đông Quân, Trịch Vĩ Dân, Trịnh Vĩ, Vương Trung Hoa, Lưu Húc, Lý Bách Huệ và những tên khác. Vì bị đánh đập và tra tấn tàn nhẫn, anh Vương đã thâm tím khắp người. Lưng và ngực anh nhức nhối trầm trọng. Anh không thể tự bước đi và không thể dịch người trong lúc ngủ. Khuôn mặt anh sưng phồng vì bị đánh. Tai của anh bị ù và anh cảm thấy choáng váng. Khả năng nghĩ và trí nhớ của anh đã giảm. Tim của anh đập nhanh và anh bị đau đớn cực độ.
Hầu như tất cả các học viên Đại Pháp bị giam tại trại lao động Triều Dương Câu đều bị bức hại tới tàn tật hoặc trọng thương.
Trong khóa học mới của Đại đội năm, có một loại trừng phạt thể xác kéo dài trong một thời gian dài là bắt ngồi trên ghế đẩu nhỏ. Từ 4.30 sáng khi các học viên ngủ dậy, tới 9 giờ tối, nạm nhân phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu trừ lúc đi vệ sinh, ăn và thỉnh thoảng lao động. Nếu một tù tội phạm có trách nhiệm hoặc người gác không hài lòng, hình phạt sẽ bị kéo dài ra.
Tất cả các học viên từ chối “cải tạo” phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ. Mọi người phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhựa dài, cao và rộng đều 20cm. Khi ngồi trên ghế đẩu nhỏ, hàng và cột các nạn nhân bị sắp xếp nghiêm ngặt; lưng phải thẳng, ngực phải thẳng và đầu phải ngẩng lên. Nạn nhân phải nhìn thẳng, phần chân dưới phải thẳng và chạm vào phần lưng dưới của người đằng trước, và tay của họ phải ở trên đầu gối. Quá chật tới mức không có chỗ trống xung quanh bất kỳ người nào. Toàn bộ thân thể phải bất động. Nếu các học viên không tuân theo lệnh, cai ngục hoặc tên tù tội phạm có trách nhiệm sẽ chửi họ. Hình phạt “nhẹ” bao gồm đá và đấm. Hình phạt nặng bao gồm đánh bằng dùi cui và quất mạnh bằng thắt lưng. Nếu một cai ngục trông coi, hắn thậm chí có thể giật điện học viên bằng ba tông điện.
Vì ghế đẩu kiểu này quá thấp, hai xương mông chạm vào cạnh vuông của ghế đẩu. Những xương này mang toàn bộ trọng lượng của thân thể. Thời gian trôi qua, đau đớn là không thể chịu nổi. Thông thường sau hai ngày, thậm chí mặc áo bông nặng vào mùa đông, thì thịt bị toạc ra. Tra tấn kiểu này còn nặng hơn nhiều vào mùa hè. Bởi vì nạn nhân không thể di chuyển chút nào, sau một lúc toàn bộ thân thể đặc biệt là chân và bàn chân trở lên tê cứng. Trong trại lao động Triều Dương Câu, nhiều chân và bàn chân của các học viên bị tê cóng và không thể dễ dàng di chuyển. Cái này quan hệ trực tiếp tới hình thức tra tấn “ngồi trên ghế đẩu nhỏ”.
Đôi lúc anh Vương dịch chuyển hoặc lưng của anh không thẳng. Kết quả là tên tù tội phạm canh giữ đánh và đá anh nhiều lần. Trịnh Vĩ Dân là tên tồi nhất. (Thông thường những tên cai ngục chọn một tên tù tội phạm chịu trách nhiệm canh gác phải to con, phải độc ác và thích bạo lực. Chúng cũng thuê người từ bên ngoài trại thực hiện việc này).
Học viên Vu Hiển Giang quá già và không thể đáp ứng yêu cầu “ngồi trên ghế đẩu nhỏ” Các cai ngục Hà Kiến Tân và Khương Trung Tài đã giật điện ông bằng ba tông điện. Trong thời gian ngồi trên ghế đẩu một hoặc hai giờ mỗi ngày, tên tù tội phạm chịu trách nhiệm canh giữ sẽ bắt đọc “Quy tắc dành cho người bị giam giữ trong trại lao động”, “Năm phải theo”, “Mười không” và các quy tắc khác. Những tên cai ngục cũng ra lệnh cho những tên tội phạm chịu trách nhiệm phải đọc các bài báo vu khống Pháp Luân Đại Pháp để đầu độc tâm trí mọi người.
Trong trại lao động, cảnh sát và những người khác đánh các học viên Đại Pháp tới mức thâm tím trên toàn bộ thân thể. Tất cả họ đều gặp khó khăn trong đi lại. Một số thậm chí còn bị tàn tật và không thể bước đi được nữa, nhưng họ vẫn bị bắt phải thực hiện các công việc lao động nặng nhọc, như là vác đất và rau. Sau khi Vương Kim Ba bị đánh, anh đã bị thâm tím khắp người và rất khó khăn trong đi lại, nhưng anh vẫn bị bắt phải vác đất. Anh Vương đã nói với chúng, “tôi đã bị thương và không thể làm”. Vì nói thế anh đã bị tát vào mặt nhiều lần.
Cảnh sát Mao Thần đã bắt các học viên phải chụp ảnh và lấy của họ 10 nhân dân tệ; bên ngoài trại lao động chỉ mất có 2 nhân dân tệ. Mao Thần yêu cầu anh Vương trả 100 nhân dân tệ để mua một “bộ đồ giường”, trong khi thực tế nó chỉ có giá 30 tới 40 nhân dân tệ một bộ. Anh Vương nói, “Tôi có chăn bông. Tôi không cần mua thêm nữa” Hắn trả lời: “Mày phải mua một bộ. Nó không phải để dùng mà để trình cho những người giám sát thấy khi họ tới kiểm tra công việc của chúng tao. Mỗi người phải trả 100 nhân dân tệ”. Thực tế hắn đang tống tiền. Những học viên bị giam giữ đã không thực sự nhận được những chiếc chăn bông này mặc dù họ đã trả tiền.
Khóa học mới có hơn một trăm người. Vì vậy phòng vệ sinh và phòng tắm cực kỳ chật chội. Nếu bất kỳ một học viên nào chậm một chút hoặc nói chuyện ngắn với nhau, tên tội phạm chịu trách nhiệm sẽ đánh và chửi họ. Vào buổi chiều, tất cả những người mới đến phải ngủ trong một phòng rộng, hai người chung nhau một giường.
Ít nhất một tên tù tội phạm được gán với mỗi học viên, để giám sát lời nói và hành động của học viên. Tên tù tội phạm đó sẽ ở cùng học viên Đại Pháp mỗi giây phút, thậm chí cả khi người học viên đi vào phòng vệ sinh. Các học viên không được nói chuyện với nhau, nhưng những tên tù tội phạm có thể nói chuyện với nhau nếu chúng muốn. Chúng thậm chí còn trao đổi các chiến lược về các phương pháp phạm tội và mưu tính phạm các tội mới. Những tên cai ngục không quan tâm về những điều này một chút nào và nhìn chúng bằng một cặp mắt mù. Thực tế, chúng tin tưởng những tên tội phạm này và lợi dụng chúng. Cai ngục Khương Trung Tài đã từng nói, “Tội phạm là thầy giáo của cai ngục. Cai ngục có thể học rất nhiều từ tội phạm”.
2. Ép buộc cải tạo và nô dịch cường độ cao ở Đại đội bốn
Vào ngày 5 tháng 11 năm 2002, anh Vương Kim Ba bị gửi tới Đại đội bốn. Vào ngày 6 tháng 12 năm 2002, trại lao động tiến hành “Trận Chiến Chinh Phục” thứ ba kéo dài từ ngày 6 tháng 12 tới ngày 31 tháng 12. Tất cả các học viên Đại Pháp kiên quyết luyện tập Pháp Luân Đại Pháp bị đưa chung vào một “phòng học” lớn của Đại đội bốn để tập trung tẩy não. Sau đó, mỗi đội lấy ra từng người để tiếp tục “chinh phục” thêm.
Những tên cai ngục đánh tàn nhẫn hoặc lạm dụng thể xác mỗi học viên bị lấy ra. Ví dụ họ sốc điện học viên Lý Vĩnh Phúc hai lần ở Đại đội 4 bởi vì anh kiên quyết luyện tập các bài tập Pháp Luân Công. Anh đã chịu đau đớn rất lớn, cả tinh thần và thể xác.
Cảnh sát đánh học viên Thôi Quốc Vinh ở Đại đội bốn bằng một ba tông kim loại từ gót chân tới lưng của anh bởi vì anh đã tuyên bố cái “cam kết” mà anh đã ký trước đó là vô hiệu và anh sẽ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Cái ba tông thậm chí còn bị cong sau khi đánh. Cai ngục Triệu Kiến Bình kéo anh Thôi tới buồng ngủ của anh, đặt đầu của anh lên khung giường, còng cả hai tay anh lại và ra lệnh cho những tên cai ngục và tội phạm khác đánh anh dữ dội tùy ý muốn. Anh Thôi đã không thể di chuyển. Sau đó từ 8 giờ sáng tới 10 giờ đêm Triệu Kiến Bình đã sử dụng một cái búa để đánh vào lưng anh Thôi. Khi trả anh lại buồng giam, cảnh sát bảo những tên tù tội phạm: “Bắt nó đứng trên ghế đẩu, để mắt đến nó, không cho nó ngủ! Nghiêm ngặt!”
Khi mọi người thấy anh Thôi được đưa trở lại, họ có thể thấy rằng anh đã thâm tím khắp người. Mặt và đầu của anh bị sưng phồng. Đã có những cú đụng mạnh vào mặt và đầu của anh. Những tên tội phạm đã lạm dụng thể xác là Lô Quí Phú, Cao Tú Quân, Vạn Bổn Giang và Đường Phượng Tường.
Đại đội bốn đã bắt các phạm nhân làm việc trong nhà máy gạch. Công việc bẩn và nặng nhọc. Một người phải dành cả ngày trong bụi. Các phạm nhân không được phép có bất kỳ thời gian nghỉ ngơi nào. Thậm chí nếu họ tạm dừng xe lại, các cai ngục và lãnh đạo đội lao động sẽ đánh và chửi rủa họ. Các phạm nhân phải dành cả ngày làm công việc nặng nhọc này và liên tục bị đe dọa. Đặc biệt dưới ánh nắng cháy bỏng, da của họ không thoải mái vì mồ hôi và bị nứt nẻ vì nhiệt. Trại lao động đã sử dụng cái kiểu quá tải làm việc này để tra tấn các học viên Đại Pháp. Tất cả các công việc nặng nhọc và bẩn đều được giao cho các học viên. Sau một ngày làm việc, một người không thể cử động. Sau cả mùa hè làm việc quá tải cường độ cao mọi người đều sút cân; họ lắc lư trong khi đi bộ và cảm thấy rất yếu.
Trại lao động Triều Dương Câu có 1200 mẫu đất cánh đồng. Các học viên Đại Pháp bị bắt phải tham gia mọi khía cạnh của công việc đồng ruộng. Thậm chí cả những học viên ốm yếu, tàn tật và già cả cũng không ngoại lệ. Tất cả phải làm việc nặng nhọc và không được nghỉ ngơi một chút nào cả. Nếu họ chậm chạp, họ sẽ bị đánh. Vào mùa xuân cỏ dại phải bị đốt trước khi đất được cày cấy. Khi tiến hành đốt có khá nhiều khói. Thậm chí nếu có khói và lửa phía trước các học viên vẫn phải tiến lên và không được phép dừng lại hoặc đi vòng quanh chỗ có khói hoặc lửa. Vào tháng 3 năm 2003, dưới sức ép như vậy chiếc áo bông của anh Vương Kim Ba đã bị cháy trong khi cỏ đang bị đốt và các bàn tay của anh đã bị bỏng tới mức rộp hết lên. Vào mùa hè, các học viên phải kéo cỏ; những tên cai ngục và đội trưởng đội lao động sử dụng dùi cui để bắt học phải làm việc nhanh và di chuyển. Những người chậm lại phía sau bị đá và đánh bằng dùi cui.
Vào tháng 6 năm 2003, học viên Lưu Hiểu Huy bị chậm lại phía sau vì bệnh ghẻ trên tay của anh. Cảnh sát Phạm Thịnh Lộ và Triệu Kiến Bình đã đá anh. Vào thời gian đó, Vương Kim Ba cảm thấy tê cóng và đau ở tay và chân. Anh đã không thể ngủ vào buổi đêm và cảm thấy rất lờ phờ, nhưng chúng vẫn bắt anh xúc đất. Anh Vương đã không thể thở được sau chỉ một vài nhát xẻng và đã bị chậm lại phía sau. Cảnh sát Triệu Kiến Bình đã tát vào mặt anh hai cái. Anh Vương đã rất mệt. Sau hai cái tát , mất một lúc rất khó khăn anh đã mới thở được. Triệu Kiến Bình đã ra lệnh cho anh Vương kéo cỏ bằng tay. Kéo bằng tay đòi hỏi sức lực và một người không thể giữ lưng thẳng. Anh Vương luôn luôn hụt hơi vì lao động nặng nhọc này.
Bữa ăn trong trại lao động thường là bánh bao hấp với nửa bát canh. Tất cả những người làm nô dịch đã phải trải qua một ngày đói và kiệt sức. Vào mùa hè việc gặt hái ngũ cốc còn nặng nhọc hơn. Chậm lại phía sau sẽ bị lăng mạ và đánh. Hình phạt nhẹ là đá và đánh, hình phạt nặng là đánh bằng dùi cui. Khi gặt hái ngũ cốc, các học viên không được phép duỗi thẳng lưng hoặc ngồi xuống đất, mà phải cong lưng trong suốt cả thời gian gặt hái. Sau một thời gian dài, phần dưới của lưng và chân sẽ thấy nhức nhối. Vào mùa đông, có công việc nặng nhọc là bóc vỏ ngũ cốc.
Ở trại lao động Triều Dương Câu luôn luôn là canh cải bắp hoặc củ cải. Đặc biệt mùa đông, chỉ có canh nấu với cải bắp đông lạnh. Mùi vị làm cho những người tù buồn nôn. Luôn luôn có muỗi, bọ, ruồi hoặc bẩn trong canh. Cải bắp đông lạnh là thức ăn duy nhất họ có từ tháng 10 khi mùa đông bắt đầu, tới quá mùng một tháng 5 năm sau một chút. Một số người đã bị ngộ độc thức ăn vì thức ăn khủng khiếp này. Vào giữa tháng 4 năm 2003, tất cả những người bị giam giữ ở Đại đội bốn đều bị đau dạ dày cùng một lúc. Bác sĩ đã chuẩn đoán những người này đã bị ngộ độc thức ăn vì ăn cải bắp đông lạnh thối rữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/3/2/96463.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/5/1/60208.html.
Dịch ngày 10-5-2005, đăng ngày 12-5-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.