Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-11-2009]

1. Trợ Sư chính Pháp, cứu độ thế nhân

Trách nhiệm và sứ mệnh

Khi con đường tu luyện Pháp Luân Công của tôi bước sang năm thứ ba, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại tà ác. Tôi muốn nói với mọi người rằng những gì phát trên truyền thông là sai và mục đích của chúng là bôi nhọ Đại Pháp, mà nhiều lúc, hễ bắt đầu nói là tôi muốn khóc.

Lúc đó, tôi không biết làm sao để vào trang Minh Huệ tiếng Trung. Tôi bắt đầu viết lại trải nghiệm tu luyện Đại Pháp và những thay đổi thần kỳ cả về thể chất lẫn tinh thần của mình, rồi in ra và gửi thư cho mọi người. Sau đó, các học viên đưa cho tôi một số tài liệu giảng chân tướng để tôi gửi đi tiếp. Tôi nhớ, trong nửa cuối năm 2001, ngày nào tôi cũng nhận được các bài viết của Minh Huệ trong hộp thư. Mỗi khi nhận được, tôi đều copy các bài viết phơi bày tội ác và giảng chân tướng ra 100 bản để đi phát. Tôi còn in màu một số biển hiệu và dán nhiều nơi để truyền thông điệp ra rộng hơn. Sau đó, tôi đã có thể vào trang Minh Huệ để tự tải về các tài liệu và cuốn giới thiệu. Kể từ đó, điểm sản xuất tài liệu nhỏ của tôi đã được thành lập.

Tôi thường để tài liệu chân tướng ở nhiều nơi để nhiều người hơn nữa biết chân tướng và có cơ hội lựa chọn tương lai cho mình.

Chứng thực Pháp và giảng chân tướng cứu độ chúng sinh

Nhờ học Pháp, tôi hiểu trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử vĩ đại của đệ tử Đại Pháp trong giai đoạn chính Pháp chính là đồng hóa với Đại Pháp và trợ Sư chính Pháp, giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Nói chuyện trực tiếp với mọi người về Pháp Luân Công và về cuộc bức hại là một quá trình loại bỏ nhân tâm và chấp trước bằng cách đề cao thể ngộ về Pháp.

Khi giảng chân tướng, tôi nhận thấy rất nhiều nhân tâm nổi lên bề mặt. Chẳng hạn, tôi cứ chần chừ chưa giảng chân tướng cho sinh viên của mình vì tâm sợ hãi. Sau đó, tôi có một giấc mơ về hai đứa trẻ bị đau ốm nặng. Tôi nhận ra đứa lớn chính là một sinh viên cuối cấp của tôi và đứa nhỏ là một tân sinh viên. Chúng đều đang đợi tôi đến giảng chân tướng! Tôi dự định nói với chúng vào ngày bế giảng, nhưng mọi thứ không diễn ra như dự kiến. Khi còn chưa đến kỳ thi cuối năm, sinh viên đã đề nghị tôi dạy thêm. Tôi liền thấy căng thẳng và nhận ra rằng đây là lúc nói cho chúng biết về chân tướng Pháp Luân Công. Ý thức trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp khiến tôi bình tĩnh lại. Tôi bắt đầu bằng câu chuyện về những thay đổi về sức khỏe và tinh thần của tôi và nói tới khoảng một tiếng đồng hồ. Các sinh viên chăm chú lắng nghe. Sau buổi học, hơn cả mong đợi của tôi, sinh viên tiếp tục hỏi các câu hỏi và nói chúng muốn đọc Chuyển Pháp Luân. Một sinh viên thậm chí còn nói cậu ấy muốn tu luyện Pháp Luân Công. Trải nghiệm này khiến tôi can đảm lên nhiều. Sau đó, tôi cũng giảng chân tướng cho các lớp khác và họ cũng hỏi tôi các câu hỏi và tôi trả lời từng câu một.

2. Tìm thiếu sót, loại bỏ chấp trước, kiên định tu luyện

Sư phụ giảng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người. Con người trong xã hội người thường, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm hại người khác; các tâm ấy đều phải vứt bỏ. Nhất là với những người học công tại đây hôm nay, những tâm ấy lại càng phải vứt bỏ hơn nữa.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Vì chúng ta đang sống trong thời kỳ Sư phụ chính Pháp và hồng truyền Đại Pháp, chúng ta phải đồng hóa với Đại Pháp. Chúng ta là sinh mệnh của cựu vũ trụ nên có những nhân tố của cựu vũ trụ tồn tại trong chúng ta. Chúng ta phải loại bỏ tất cả những nhân tố mà cựu thế lực an bài để suy nghĩ và toàn bộ sinh mệnh của chúng ta đồng hóa với yêu cầu của Đại Pháp. Chúng ta cần phải liên tục tìm thiếu sót, sơ hở và đo lường với yêu cầu của Đại Pháp đối với chúng ta, loại bỏ hết thảy chấp trước và nhân tâm, tinh tấn tu luyện để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của chúng ta và thực hiện thệ ước tiền sử.

Loại bỏ tư tâm và nhân tâm

Sau 13 năm tu luyện, tôi mới nhận ra rằng điều cản trở tôi thăng hoa trong tu luyện chính là chấp trước tự ngã. Trên con đường tu luyện của mình, tôi vẫn có thể hướng nội khi gặp mâu thuẫn, nhưng giờ tôi nhận ra mình chỉ hướng nội trên bề mặt. Một lúc sau, trạng thái cũ đã lại quay lại. Mãi đến một hôm, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi và giúp tôi nhận ra thông qua lời của một học viên “Chị rất ích kỷ”. Tôi thấy rất khó chịu khi nghe thấy điều này và nghĩ: “Tôi ích kỷ là sao? Mọi người ở trường và các môi trường khác đều khen tôi. Làm sao tôi lại là người ích kỷ được?” Tôi không thể chấp nhận ý kiến đó. Sau đó, tôi học Pháp và đọc đến đoạn Pháp này:

Sư phụ giảng:

“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Hàng ngày, mọi người đều nói tôi tốt, như vậy có giá trị gì không? Sư phụ đã giảng rằng lý của xã hội người thường là phản đảo so với các tầng cao. Tôi là một đệ tử Đại Pháp thì tôi cần phải dùng nguyên lý của vũ trụ để đo lường bản thân. Với cách nghĩ của người thường, làm sao tôi có thể đồng hóa với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn được?

Sư phụ giảng cho chúng ta Pháp lý tu luyện vô tư vô ngã:

“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tại sao đồng tu ấy lại bảo tôi ích kỷ? Từ Pháp của Sư phụ, tôi tự suy ngẫm về bản thân và nhận ra rằng cứ khi nào suy xét hay cần giải quyết vấn đề nào đó, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là “tôi” – tôi cần phải làm điều này, làm điều kia. Tôi luôn sắp xếp mọi việc để phục vụ lợi ích của bản thân trước. Tôi luôn viện lý do để làm thế mà hiếm khi nghĩ cho người khác hay ưu tiên lợi ích của họ trước. Đây chẳng phải chính là phản ánh của tâm vị tư sao? Chẳng phải là phản ánh các nhân tố vị tư của cựu vũ trụ sao?

Sư phụ giảng:

“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Nếu một người không tuân theo các yêu cầu của Sư phụ và không chủ động đồng hóa với Đại Pháp, thì người đấy không thể thực sự là một đệ tử Đại Pháp!

Kể từ đó, tôi chú ý loại bỏ chấp trước vào tự ngã và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến người khác. Tôi cảm thấy thoải mái và tĩnh tâm hơn. Ngay khi nhận ra rằng tôi vẫn còn biểu hiện của tâm vị tư, tôi liền cảm thấy khó chịu vì nó đi ngược lại đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn.

Học Pháp bằng tâm hữu cầu không phải là chân tu

Từ trải nghiệm tu luyện của bản thân, tôi có thể nói rằng, khi những thay đổi trong cuộc sống đột phá từ vi mô lên đến bề mặt, đặc biệt là khi tôi cần đề cao và đạt đến một tầng cao hơn, tôi thấy rất khó vượt quan.

Sư phụ giảng:

“mãi cứ loanh quanh trong một tầng thứ, sau rất nhiều nỗ lực mà đề cao lên một tầng thứ, kết quả lại loanh quanh trong tầng thứ ấy” (Minh thị, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tại sao lại như vậy? Một lần, trong khi tôi đang luyện công, tôi thấy một cảnh: có một vạch thẳng. Một bên là thế giới của con người. Còn bên kia là Thiên quốc. Tôi đang đứng ở phía của con người, nhưng gần với phía Thần. Tôi tu luyện Đại Pháp ở thế giới của con người và đồng thời tận hưởng những thứ của con người. Nhưng lúc đó, tôi cũng sử dụng những thứ của phía Thần. Cảnh đấy làm tôi suy nghĩ và tôi nhận ra những chấp trước tồn tại từ lâu mà đáng ra tôi phải loại bỏ.

Hàng ngày, tôi đọc một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi cũng đọc các Kinh văn của Sư phụ. Thỉnh thoảng, tôi dường như chỉ đọc lướt qua. Khi gặp mâu thuẫn, tôi trở nên lo lắng, rồi học Pháp nhiều hơn để tìm câu trả lời và cách để giải quyết mâu thuẫn. Bởi vì đây là Đại Pháp của vũ trụ nên trong quá trình này, tôi luôn ngộ ra từ Pháp lý. Tôi có thể nhận ra vấn đề nằm ở đâu, có thể hướng nội và tu bản thân. Tuy nhiên, tôi thường cảm thấy chưa đạt yêu cầu của Pháp và tôi không thể tu luyện đến tầng thứ mong muốn. Tôi thường thấy buồn vì điều này. Một hôm, nhờ điểm hóa của Sư phụ, tôi chợt nhận ra: Tôi đang học Pháp với tâm hữu cầu!

Sư phụ giảng:

“Tu luyện tôn giáo trong quá khứ, Phật gia giảng ‘không’, cái gì cũng không mong nghĩ, nhập ‘không môn’; Đạo gia giảng ‘vô’, cái gì cũng không có, cũng chẳng muốn, cũng chẳng truy cầu. Người luyện công giảng: ‘hữu tâm luyện công, vô tâm đắc công’. Ôm giữ một chủng tu luyện trạng thái ‘vô vi’, chỉ quan tâm tu luyện tâm tính chư vị, thì tầng của chư vị sẽ đột phá, chư vị đáng được gì thì đương nhiên sẽ có. Chư vị vứt bỏ không được, [thì] chẳng đúng là tâm chấp trước là gì? Ở đây chúng tôi tức khắc truyền Pháp cao đến vậy, tất nhiên yêu cầu đối với tâm tính chư vị cũng phải cao; vậy nên không thể ôm giữ tâm hữu cầu mà đến học Pháp được đâu.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đang truy cầu điều gì? Thì ra lâu nay, tôi truy cầu tìm được những Pháp lý có thể thỏa mãn chấp trước và ham muốn ẩn giấu của tôi. Với những quan niệm và suy nghĩ của người thường thế này, làm sao tôi có thể hòa tan trong Pháp; làm sao tôi có thể được xem là một đệ tử Đại Pháp chân chính, bởi vậy, tôi không thể làm tốt việc trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Xin hãy chỉ ra những thiếu sót trong thể ngộ của tôi.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/10/211605.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/17/112425.html

Đăng ngày 04-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share