Bài viết của một học viên tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-11-2009] Con xin kính chào Sư phụ! Chào các đồng tu!
Tôi đang làm công việc hành chính trong một tổ chức. Tiêu đề bài viết của tôi là: Tận dụng tốt mọi tình huống để chứng thực Pháp và cứu người.
Tôi may mắn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và bước trên con đường tu luyện của mình vào năm 1995. Hơn chục căn bệnh khó chữa của tôi đã biến mất. Tôi trẻ lại và thật khó diễn tả thành lời sự vui mừng của tôi. Sau này nghĩ lại, tôi cho rằng chính Sư phụ Lý đã cứu tôi, và chính Đại Pháp đã ban cho tôi cuộc đời thứ hai. Ý nghĩa của sự tồn tại của tôi trên đời này là vì Đại Pháp. Bây giờ, tôi phải tận dụng mọi cơ hội và hoàn cảnh trong cuộc sống để hồng Pháp, chứng thực Pháp, duy hộ Pháp và cứu người. Bài chia sẻ của tôi có 4 phần.
I. Tu luyện cá nhân: Hồng Pháp và chứng thực Pháp là trách nhiệm cá nhân tôi
1. Hồng Pháp qua những hành động ngay chính khi xử lý những việc nhỏ tại nơi làm việc
Cấp trên và các đồng nghiệp tại chỗ làm đã chứng kiến những tác dụng kỳ diệu của Đại Pháp khi tôi được chữa khỏi hơn chục loại bệnh. Đại Pháp cũng tịnh hóa tâm hồn tôi. Tại nơi làm việc, tôi chú ý việc đề cao tâm tính của mình. Tôi không quan tâm đến danh và lợi ích cá nhân, tôi suy nghĩ vì lợi ích của người khác. Ban Lãnh đạo trong tổ chức đánh giá cao những nỗ lực của tôi. Tôi đã được đề bạt vào vị trí Trưởng phòng Hành chính, Trưởng phòng Giám sát, Chủ tịch Công đoàn và Trưởng phòng Các vấn đề của phụ nữ cùng nhiều chức danh khác. Lịch làm việc của tôi kín mít, nhưng như Sư phụ đã chỉ ra trong bài kinh văn “Tu luyện và công tác” trong Tinh tấn yếu chỉ:
“Kỳ thực nội hàm của Đại Pháp rất thâm sâu, vứt bỏ tâm người thường không phải là nói rằng vứt bỏ công tác của người thường; buông bỏ danh lợi không phải là thoát ly xã hội người thường. Tôi đề xuất lần nữa: ai tu luyện trong xã hội người thường đều phải phù hợp trạng thái xã hội người thường.“
“Từ một phương diện khác mà xét, công tác lãnh đạo ở người thường nếu như đều là do những người có thể buông bỏ danh lợi cá nhân như chúng ta đứng ra làm, thế có phải sẽ mang đến rất nhiều chỗ tốt cho nhân dân hay không? Nếu đó là kẻ lòng tham rất nặng thì sẽ mang đến điều gì cho xã hội? Người làm kinh doanh nếu là người tu Đại Pháp, thì đạo đức phong thái xã hội sẽ như thế nào?”
Với cương vị lãnh đạo, tôi điều phối và làm việc với nhiều người ở cấp cao hơn và cả cấp dưới. Việc này mang đến cho tôi nhiều cơ hội tuyệt vời để hồng Pháp và chứng thực Pháp. Tôi chấp thuận những vị trí công việc này chiểu theo Pháp. Trong công việc, tôi đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Mặc dù tôi chịu trách nhiệm làm rất nhiều việc, tôi không bao giờ phàn nàn về khó khăn, tôi không bao giờ tranh cãi đòi đền bù, và tôi không bao giờ lợi dụng đặc quyền từ những vị trí công việc này. Tôi hồng Pháp thông qua việc cư xử một cách ngay chính.
Ví dụ, tôi có được sự tin tưởng của cấp trên bởi vì tôi biết tiết kiệm tiền bất cứ khi nào đi mua hàng. Tôi được đánh giá là một người đáng tin cậy khi thực hiện những giao dịch kinh doanh. Tôi nói với họ rằng tôi đáng tin bởi vì tôi tu luyện Đại Pháp. Tôi cũng chia sẻ với họ những thể ngộ của bản thân về được và mất, đức và nghiệp. Một phụ nữ lớn tuổi ngồi đối diện với tôi ở chỗ làm. Một lần, bà ấy hỏi xin tôi hai lọ mực. Tôi đáp đồng ý. Ngày hôm sau, tôi mang cho bà ấy hai lọ mực từ nhà mình. Bà ấy ngay lập tức nhận ra rằng tôi là một học viên, vì chỉ có một học viên sẽ không lấy thứ gì đó từ văn phòng phẩm ở nơi làm việc. Bà cảm thấy có lỗi vì tôi đã phải trả tiền mực bằng tiền cá nhân. Tôi chỉ cho bà ấy xem đoạn Pháp trong sách “Chuyển Pháp Luân” nói về tình huống tương tự:
“Về phương diện đề cao tâm tính, thì những ví dụ nổi trội có rất nhiều. Có một học viên ở nhà máy dệt kim tại một thành phố của tỉnh Sơn Đông, sau khi học Pháp Luân Đại Pháp đã dạy các công nhân khác luyện; kết quả làm cho diện mạo tinh thần của nhà máy hưng khởi hẳn lên. Trước đây các đầu [mẩu] khăn tắm của nhà máy dệt kim thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy [như thế]. Sau khi học công rồi thì anh ta không những không lấy nữa, mà còn mang những thứ đã lấy về nhà trả lại [nhà máy]. Người khác thấy anh ta làm thế, thì không ai lấy nữa; có công nhân còn mang hết những gì đã lấy trả lại nhà máy; trong toàn nhà máy xuất hiện tình huống như vậy.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Bà ấy hiểu giá trị của những từ này và ca ngợi các lời dạy của Sư phụ.
Tôi chiểu theo Pháp lý Chân. Khi áp dụng các quy định về thời gian làm việc tại cơ quan và các phương thức xử phạt, tôi đối xử với mọi người như nhau. Tôi áp dụng cùng một nguyên tắc, bất kể người đó là cấp trên hay cấp dưới của tôi. Tôi có được sự tín nhiệm từ các đồng nghiệp. Chúng tôi nhận được thông báo từ tổ chức cấp cao hơn rằng các vị trí trong đơn vị của chúng tôi phải tái tuyển dụng. Các nhân viên sẽ được tuyển dụng dựa trên kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của đồng sự. Cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Trước khi quá trình này bắt đầu, các nhân viên đã đến gặp tôi để xác minh rằng tôi sẽ trong Ủy ban kiểm phiếu và thực hiện việc đánh giá. Nếu tôi không tham gia Ủy ban này, họ sẽ đến gặp Lãnh đạo cao nhất để bày tỏ lo ngại về khả năng kiểm phiếu sai trong quá trình tuyển dụng. Khi họ biết chắc chắn rằng tôi có mặt trong Ủy ban này, họ cảm thấy nhẹ nhõm và nói với tôi rằng ngay cả khi họ không được tuyển dụng, họ cũng sẽ không tranh cãi về quy trình thực hiện.
Với việc tu luyện từ những việc nhỏ tại nơi làm việc, tôi đã có thể cư xử một cách ngay chính. Tôi không bao giờ làm tổn thương đồng nghiệp, và tôi đã có thể hồng dương sự chân chính của Đại Pháp thông qua những hành động ngay chính của bản thân mình.
2. Đường đường chính chính nói với mọi người rằng những thành tựu tôi đạt được trong công việc là kết quả quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của tôi
Ngoài việc khôi phục sức khỏe của tôi, Đại Pháp còn ban cho tôi trí huệ và năng lực trong công tác. Tôi đã có thể thực hiện xuất sắc công việc của mình bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn. Tôi được cấp trên và những người cùng cấp khắp tỉnh và thành phố khen ngợi. Tôi đã được mời để chia sẻ kinh nghiệm tại các cuộc hội nghị cấp tỉnh và thành phố. Sư phụ đã giảng:
“Tu luyện là việc vĩ đại và thù thắng, tại sao không thể đường đường chính chính mà nói cho người phỏng vấn rằng đó là do chư vị tu Đại Pháp?” (Tinh tấn yếu chỉ – Pháp chính nhân tâm)
Khi viết một bài diễn văn, tôi luôn viết với Đại Pháp trong tâm. Cuối mỗi bài diễn văn, tôi tự hào tuyên bố rằng tất cả thành tựu tôi đạt được là nhờ tu luyện Đại Pháp. Khán giả sẽ đáp lại bằng tràng pháo tay. Đôi khi, các Lãnh đạo và nhà báo sẽ tới thăm đơn vị của chúng tôi, và tôi tận dụng mọi cơ hội để nói với họ một cách đường đường chính chính về những lợi ích của việc tu luyện Đại Pháp.
3. Duy hộ Pháp trong khu vực của chúng tôi
Một tờ báo địa phương trong thành phố của tôi đăng một bài phỉ báng Đại Pháp. Tôi biết trách nhiệm của các học viên là bảo vệ Đại Pháp, do đó tôi đã nói chuyện với các đồng tu, và chúng tôi quyết định giảng chân tướng cho các nhà quản lý của tờ báo và cho Tổng biên tập. Họ lắng nghe bài thuyết trình của chúng tôi, và ngày hôm sau, tờ báo đã đăng lời xin lỗi. Thanh danh của Pháp đã được bảo vệ và những nghi ngại gieo trong tâm trí mọi người đã được xóa tan.
Sau khi tờ Quang Minh Nhật báo đăng một bài viết tấn công Pháp Luân Công năm 1996, các bài báo tương tự bắt đầu xuất hiện tại nhiều vùng khác nhau. Tôi đã viết những lá thư để duy hộ Pháp. Chúng tôi đã học các bài giảng của Sư phụ, bao gồm “Phơi bày rõ”, “Nhổ tận gốc”, “Tồn tại vì ai”, và “Tu vì ai”. Chúng tôi cũng cố gắng học thuộc những bài kinh văn này. Việc này giúp chúng tôi có được một nền tảng vững chắc trong tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp. Nhìn lại, tôi hiểu rõ hơn về những lời của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân:
“Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng…sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường.” (Bài giảng thứ Nhất – Chuyển Pháp Luân)
II. Thời kỳ Chính Pháp: gánh vác tránh nhiệm duy hộ và chứng thực Đại Pháp
1. Chứng thực Pháp tại thủ phủ của tỉnh và tại Bắc Kinh
Sau ngày 25 tháng 4 năm 1999, các học viên cảm thấy rằng sắp có chuyện gì đó xảy ra. Cùng với việc viết thư và giảng chân tướng bằng lời nói, tôi chuẩn bị bước ra để chứng thực Pháp. Ngày 19 tháng 7 năm 1999, tôi nói với cấp trên rằng tôi cần nghỉ vài ngày để về thăm quê. Tôi được nghỉ 2 ngày. Tôi xác định rằng chỉ cần tôi được nghỉ là đủ, cho dù là được nghỉ mấy ngày đi nữa. Sáng ngày 20 tháng 7, tôi tham gia cùng các học viên trước tòa nhà chính quyền tỉnh. Chúng tôi ngồi cạnh nhau, kề vai sát cánh, tay trong tay. Chúng tôi tiếp tục nói cho các sỹ quan cảnh sát nghe chân tướng Pháp Luân Công. Tất cả các sỹ quan cảnh sát ở đó đều cảm động. Chúng tôi nhận ra rằng vấn đề đó không phải là điều mà có thể giải quyết được tại cấp tỉnh, do đó chúng tôi đã lên xe buýt đường dài vào tối đó. Chúng tôi mất 5 ngày qua nhiều chặng chuyển tiếp để tới được Bắc Kinh. Hằng ngày chúng tôi nhẩm đọc thơ trong Hồng Ngâm của Sư phụ, và khi đến nơi, chúng tôi đã tới Quảng trường Thiên An Môn. Hàng chục ngàn học viên đã có mặt ở Quảng trường để lên tiếng ủng hộ Sư phụ và Đại Pháp. Chúng tôi đã khiến tà ác bị chấn động.
Ba tuần sau, khi tôi trở lại chỗ làm, Ban Lãnh đạo cấp cao hơn đã triệu tập tôi đến họp. Sau khi nhận xét công việc của tôi làm tốt, họ vào thẳng chủ đề chính: “Tại sao tôi không trở lại làm việc sau rất nhiều ngày?” Tôi trả lời với 2 lý do. Một là tôi phải nghĩ cho người khác. Nếu tôi không tới Bắc Kinh, tôi sẽ phải tham gia chiến dịch trên diện rộng vu khống Đại Pháp. Chính Đại Pháp đã khôi phục sức khỏe cho tôi và chính Đại Pháp đã dạy tôi cách để trở thành một người có đạo đức và cao thượng hơn. Tôi giải thích rằng một người cần phải có lương tâm. Làm sao tôi có thể tham gia vào một chiến dịch phỉ báng Đại pháp như vậy? Đó là một lý do tại sao tôi rời đi. Hai là, trong suốt nhiều năm tôi đã làm việc trong cả kỳ nghỉ. Tôi chưa bao giờ đề nghị được bồi thường hay bất kỳ loại bù đắp nào cho những ngày nghỉ tôi đã không sử dụng. Tôi đã nghỉ 3 tuần bởi vì hoàn cảnh đặc biệt. Các lãnh đạo tại đơn vị tôi không trách cứ tôi. Dưới áp lực từ các tổ chức cấp tỉnh, họ yêu cầu tôi viết một bản cam kết không tu luyện. Tôi đã viết vài câu thay thế từ tu luyện bằng từ tập thể dục, xác định rằng tôi sẽ tiếp tục tu luyện. Tuy nhiên, một báo cáo trên truyền hình nói rằng 98% số học viên đã bị “chuyển hóa”, trong khi vẫn còn một số những người ngoan cố không chịu. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng tôi đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi viết bản cam kết, vì tôi được tính là một trong số 98% đã bị “chuyển hóa”. Những người bướng bỉnh không chịu chuyển hóa trên thực tế là những học viên kiên định mà tất cả chúng ta nên phải như vậy. Hằng ngày tôi học Pháp và luyện công. Trong tâm tôi không có một mảy may nghi ngờ nào mà là tôi phải kiên định tu luyện Đại Pháp. Sau khi học bài giảng của Sư phụ “Một chút cảm tưởng của tôi”, tôi nhận ra rằng mình cần phải tiếp tục vứt bỏ tâm người thường. Tôi bắt đầu chuẩn bị cho những hoạt động chứng thực Pháp tiếp nữa tại Bắc Kinh.
2. Tới Bắc Kinh lần thứ 2 để duy hộ Đại Pháp
Sau khi Sư phụ đăng bài ”Kiến chân tính” và “Tiến đến viên mãn”, tôi trở nên quyết tâm hơn tới Bắc Kinh. Tôi bắt đầu đào tạo các đồng nghiệp để thay thế công việc của tôi và tôi đã lên lịch cho công việc sắp tới. Tôi viết một bài phát biểu để chứng thực Pháp và trình bày trước Lãnh đạo cấp tỉnh và thành phố. Khi tôi hoàn thành, tôi để lại một bức thư dài 15 trang cho đơn vị của mình, nêu rõ lý đo tại sao tôi phải tới Bắc Kinh. Lá thư đã trình bày các vấn đề về đạo đức và pháp lý.
Năm 2000, tôi mang theo một biểu ngữ dài 1,8m, rộng 1m và lên tàu hỏa cùng các đồng tu. Khi chúng tôi đến Quảng trường Thiên An Môn, chúng tôi đã gửi thư kháng cáo của mình tới các Lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Đảng, và sau đó chúng tôi giăng biểu ngữ trên Quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát sợ hãi và lao tới trong các xe cảnh sát. Chúng tôi bị đưa tới Sở cảnh sát và hơn chục cảnh sát tham gia phỏng vấn chúng tôi. Với sự bảo vệ và chăm sóc của Sư phụ, tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi mà không hề sợ hãi. Họ hỏi lý do tại sao tôi tới Quảng trường Thiên An Môn. Tôi nói với họ rằng đây là thủ đô của Trung Quốc. Hầu hết mọi người trên thế giới đều muốn tới đây. Là công dân Trung Quốc, tôi có quyền ở đây. Khi được hỏi tại sao tôi căng biểu ngữ, tôi nói với họ rằng tôi đang cố gắng nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời và rằng mọi người sẽ được phúc báo nếu biết được điều này. Tôi từ chối ký bản tường trình buộc tội tôi đã làm rối loạn trật tự xã hội. Tôi nói với họ lời buộc tội này dành cho những người gây ra thiệt hại bằng bạo lực và đe dọa. Làm thế nào một người phụ nữ tay không lại có thể gây hại được? Tôi nói với họ rằng đó thực sự là cảnh sát đã chĩa súng vào tôi và ném tôi vào xe cảnh sát. Họ đã không thể đáp lại lời nào.
Sau khi tôi giải thích lý do tại sao tôi không vi phạm luật nào từ góc độ pháp lý, họ nói với tôi rằng tôi ích kỷ và tôi đang không quan tâm tới gia đình mình. Tôi nói với họ rằng tôi có một gia đình hạnh phúc, một công việc tốt, và một mức lương xứng đáng. Tôi nói: “Nếu tôi ích kỷ, tôi sẽ không tới Bắc Kinh. Tôi hoàn toàn hiểu rằng điều tôi đối mặt là khả năng tôi bị mất việc và bị tống vào tù.” Tôi giải thích rằng bởi vì chân thành và từ bi, các học viên Đại Pháp đã liều mạng nói lên sự thực và rằng cảnh sát sẽ được báo đáp vì đối xử tốt với các học viên. Tôi nói tiếp: “Chẳng phải điều này là không ích kỷ sao? Làm sao các anh có thể nói đó là ích kỷ được? Chúng tôi nghĩ cho đất nước của chúng ta. Các anh, những người bảo vệ của mảnh đất này, với súng trong tay, đã bắt giữ những người con trai và con gái tốt nhất của đất mẹ và bây giờ họ không còn nơi để sống. Chính sách mà các anh đang thực thi là sai rồi.”
Được Sư phụ gia trì, tôi đã nói những lời này bằng từ bi và các sỹ quan đều cảm động. Một viên sỹ quan không thể kiềm chế đã khen ngợi những gì tôi nói.
Sau khi từ Bắc Kinh trở về, các cảnh sát địa phương đã tiến hành điều tra thêm về tôi và thu thập thông tin được khoảng 5 trang giấy. Tôi đã thảo luận với họ về động cơ của việc tôi tới Bắc Kinh. Tôi thầm nghĩ, bất cứ ai đọc 5 trang viết với các nội dung chứng thực Pháp này sẽ có cơ hội nhận ra sự thực. Mặc dù các cảnh sát chịu trách nhiệm về vụ việc của tôi đã khen ngợi tôi về những điều tôi nói, họ lại lấy cớ rằng họ đơn giản là thực hiện lệnh của cấp trên để tra hỏi và bắt giữ tôi. Tôi kiên nhẫn giải thích cho họ rằng các lệnh này là sai. Tôi đã bị giam giữ phi pháp trong trại tạm giam trong 45 ngày. Khi ở trong trại tạm giam, chúng tôi đã giảng chân tướng cho các tù nhân, lính canh, và Giám đốc trại tạm giam, những người này sau đó đã ngừng sách nhiễu các học viên. Một số học viên đặc biệt lịch sự với các lính canh và xin lỗi rằng chúng tôi đã khiến họ phải làm thêm việc và bất tiện. Tôi cảm thấy điều này hoàn toàn không đúng. Chúng tôi đã thảo luận vấn đề này và đều hiểu rằng chúng tôi đang bị giam giữ phi pháp và chúng tôi mới là những người cảm thấy bất tiện. Sau khi đề cao thể ngộ dựa trên Pháp, chúng tôi tiếp tục giảng chân tướng cho các lính canh một cách đường đường chính chính.
Theo các quy định của lãnh đạo Đảng Cộng sản, các học viên phải ký vào cam kết từ bỏ Pháp Luân Công trước khi gia đình họ được thăm viếng. Tôi từ chối ký bất cứ thứ gì. Gia đình tôi đã phải sử dụng mối quan hệ cá nhân để chồng tôi được phép vào thăm tôi. Anh ấy la mắng tôi trước các lính canh và những vị khách khác. Tôi nhân cơ hội này để nói với các lính canh: “Hãy nhìn xem, chồng tôi rất giận dữ với tôi. Tình huống này là kết quả của việc bị bắt giữ phi pháp. Đây không phải là bức hại sao?”
Một lần, các cảnh sát từ Đội An ninh Chính trị của thành phố đã đến thẩm vấn tôi. Tôi nhớ lại bài thơ “Uy đức” của Sư phụ trong Hồng Ngâm:
“Đại Pháp bất ly thân
Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn
Thế gian Đại La Hán
Thần quỷ cụ thập phân
Tạm dịch:
Đại Pháp chẳng ly thân
Trong tâm: Chân Thiện Nhẫn
Đại La Hán cõi người
Quỷ thần sợ mười phần”
(Hồng Ngâm – Uy đức)
Tôi quyết định thay đổi môi trường thành tích cực. Họ nói với tôi rằng tên của tôi do các đồng tu cung cấp. Tôi hỏi họ có được thông tin này từ đâu. Hóa ra là một điểm sản xuất tài liệu Pháp Luân Công đã bị phá hoại. Tôi giải thích với họ lý do tại sao giảng chân tướng cho công chúng là quan trọng. Tôi tiếp tục nói, khi một người làm việc tốt sẽ được phúc báo, trong khi một người sẽ bị quả báo khi làm những việc xấu. Tôi bình tĩnh trả lời những câu hỏi của họ và bảo vệ danh tính của các đồng tu. Sau này tôi mới biết rằng hai sỹ quan cảnh sát này có tiếng là khá thô lỗ. Nhưng họ lại khá lịch sự khi thẩm vấn tôi. Lý do cho việc này có thể là bởi vì một phần trong họ mà đã biết chân tướng đã đóng vai trò chủ đạo về phương diện này. Khi tôi rời khỏi trại tạm giam, một sỹ quan đã hát bài hát khi tôi đi ngang qua anh ấy. Anh ấy đã thay đổi lời bài hát từ : “không cần một lời, và đất mẹ biết về tôi” thành “không cần một lời, và đất mẹ biết về bạn.”
Sau đó tôi bị đưa tới đồn cảnh sát địa phương. Cảnh sát đòi khoản tiền đặt cọc và một bản cam kết bảo lãnh trước khi tôi có thể được thả. Tôi kiên quyết từ chối bằng cách yêu cầu họ cho tôi xem văn bản chính thức nêu chi tiết về chính sách này. Tôi nói với họ rằng tôi đã bị giam giữ bất hợp pháp trong 45 ngày, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc của tôi, và gây ra tổn thất về kinh tế và tinh thần cho tôi. Tôi yêu cầu họ hứa sẽ không bao giờ sách nhiễu tôi trong tương lai. Các Lãnh đạo ở cơ quan tôi, các đồng nghiệp và các đồng tu đã cùng tôi ra khỏi đồn cảnh sát và tôi đã trở về nhà một cách đường đường chính chính.
3. Duy hộ Pháp trong công việc hàng ngày và ngăn những người có tiền duyên làm điều xấu
Sau chuyến đi đầu tiên của mình tới Bắc Kinh, tôi đã được bổ nhiệm lại vào vị trí ban đầu mà tôi đã giữ trước khi toàn bộ đơn vị tái tuyển dụng. Mặc dù tôi đang chuẩn bị cho chuyến đi thứ hai tới Bắc Kinh, tôi vẫn tiếp tục làm tốt công việc của mình, điều mà một học viên nên làm. Cấp trên và các đồng nghiệp làm cùng tôi có nhận thức tốt về Pháp Luân Công. Có nhiều hoạt động sau đó được tổ chức bởi ác đảng. Mỗi Lãnh đạo trong đơn vị phải có bài phát biểu về vấn đề Pháp Luân Công. Công việc của tôi là viết các báo cáo cho các Lãnh đạo cấp cao, nhưng các Lãnh đạo khác thường tới nhờ tôi giúp soạn thảo các báo cáo của họ. Tôi rất vui lòng giúp họ bởi vì nếu tôi không giúp họ, các báo cáo có xu hướng bắt đầu bằng một đoạn dài phỉ báng Đại Pháp. Tôi nhận được được sự tôn trọng của cấp trên bằng cách viết báo cáo của họ để họ không đả phá Đại Pháp. Khi đến lượt các nhân viên trong đơn vị phải đả kích Pháp Luân Công, tôi có thể giữ lại các tài liệu ngăn các phiên họp đó biến thành các sự kiện khiến các nhân viên phạm tội với Đại Pháp. Một số đồng nghiệp khen ngợi tôi vì lòng dũng cảm của tôi. Họ nói rằng đơn vị của chúng tôi khác với các đơn vị khác bởi vì nó đã từ chối cúi đầu trước tuyên truyền của Đảng. Tôi đã có thể kiên định trong việc hoàn thành trách nhiệm với tư cách là một học viên Đại Pháp để duy hộ Pháp, bằng cách chỉ nhìn vào phía của những người khác đã nhận thức được sự vĩ đại của Đại Pháp.
Sư phụ đã chỉ ra trong bài “Lộ” trong Tinh tấn yếu chỉ II:
“Là đệ tử Đại Pháp mà xét, thì duy hộ Đại Pháp về lý là việc đương nhiên.” (Lộ – Tinh tấn yếu chỉ II)
Sau khi từ Bắc Kinh trở về lần thứ 2, các quan chức hàng đầu trong đơn vị của chúng tôi nói với tôi rằng đơn vị của chúng tôi đã bị phê bình nhiều lần trong các cuộc họp cấp thành phố. Một lần nữa, tôi lại giải thích với họ lý do tại sao lên tiếng ủng hộ Đại Pháp là một điều tuyệt vời và tại sao tôi có trách nhiệm làm như vậy. Các nỗ lực của tôi trong việc giảng chân tướng cho họ đã giúp họ nhìn nhận Pháp Luân Công một cách tích cực. Để giữ công việc của tôi, các nhà quản lý của đơn vị đã đệ trình đơn lên tổ chức Đảng cấp cao hơn để hủy bỏ tư cách Đảng viên cho tôi. Tuy nhiên, không có phản hồi và tôi đã có thể giữ vị trí của mình chịu trách nhiệm các vấn đề về Đảng. Ngay sau đó, chúng tôi nhận được chỉ thị rằng chúng tôi phải tổ chức các khóa tẩy não để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Tôi nói với người đứng đầu rằng không có ý nghĩa gì khi “chuyển hóa” người tốt. Tôi tình nguyện nói chuyện với những người do tổ chức cấp cao hơn cử tới. Lãnh đạo lo lắng về những gì tôi sẽ nói. Tôi bảo với ông ấy rằng các học viên chỉ nói những điều tốt và đúng. Sau đó không còn có lệnh nào yêu cầu tổ chức các lớp tẩy não.
Bởi vì các Lãnh đạo trong đơn vị của chúng tôi rất tử tế, tôi lo ngại rằng họ có thể đã báo cáo lên Phòng 610 rằng tôi đã “bị chuyển hóa” để bảo vệ tôi. Tôi đến gặp tổ chức cấp cao hơn để đảm bảo rằng đơn vị của chúng tôi không báo cáo rằng tôi đã “bị chuyển hóa”. Các Lãnh đạo ngạc nhiên và hỏi: “Làm thế nào mà chị vẫn không bị chuyển hóa? Làm sao mà chị ra khỏi trại tạm giam được?” Tôi nói với ông ấy rằng tôi đã bước ra khỏi nơi tạm giữ của cảnh sát một cách đường đường chính chính bởi vì bản thân việc bắt giữ là phạm pháp. Vị Lãnh đạo không vui về những gì ông được nghe. Ông nói: “Thật xấu hổ khi đơn vị của các chị có những người như chị, những người từ chối bị chuyển hóa”. Tôi giải thích với ông ấy rằng đơn vị của chúng tôi nên tự hào về các học viên làm việc ở đó. Tôi tiếp tục giải thích với ông ấy lý do tại sao đất nước của chúng ta nên tự hào vì Pháp Luân Công bắt nguồn từ Trung Quốc và phổ truyền rộng rãi đến vậy. Cuối cùng, ông ấy đã thay đổi thái độ. Ông ấy đảm bảo rằng tên của tôi sẽ không nằm trong danh sách những người đã bị chuyển để đệ trình lên cấp trên.
Một lần, trên một mẫu đánh giá chính trị kết nạp Đảng, người làm đơn viết rằng họ không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của Pháp Luân Công. Loại nhận xét tiêu cực này cần phải bị loại bỏ. Tôi gọi cho Bí thư Đảng ủy của quận và giải thích với anh ấy rằng bản đánh giá cần phải được viết lại. Anh ấy đồng ý. Tôi đến văn phòng của họ ngay lập tức. Anh ấy yêu cầu cấp dưới điền lại mẫu đơn. Trong những năm này, tôi đã rất cẩn thận để đảm bảo rằng không có nhận xét tiêu cực nào được đưa ra chống lại Pháp Luân Công đối với cả mẫu nhận xét chính trị lẫn mẫu đơn xin gia nhập. Chỉ có một trường hợp có một người làm đơn vào Đảng đã viết những lời lẽ đả kích Đại Pháp trong đơn xin vào Đảng của anh ấy. Tôi đã gọi anh ấy đến và yêu cầu anh ấy viết lại. Anh ấy đã lo lắng và giải thích rằng anh ấy không đọc cẩn thận những gì mình đã viết. Anh ấy đã tải về và sao chép nó từ trên Internet. Sau đó tôi đã giải thích cho anh ấy lý do tại sao anh ấy nên xóa những câu đả kích Pháp Luân Công, anh ấy đã hiểu ra và xóa những câu đó.
Khi chiến dịch vu khống đang diễn ra, tôi thấy một biểu ngữ đả kích Đại Pháp treo trên cửa sổ của một tòa văn phòng gần nhà tôi khi đang đi xe buýt. Nó đập vào mắt mọi người. Tôi nhìn thấy nó không phải là ngẫu nhiên, do đó tôi đã nghiên cứu khu vực này. Tấm biểu ngữ kia được treo từ trên cao của tòa nhà xuống đến tầng trệt, nơi có lính gác. Tôi chuẩn bị một ít mực sử dụng cho vải và đến đó lúc 3 giờ sáng để phá hủy tấm biểu ngữ. Nhưng khi tôi tới nơi, tấm biểu ngữ đã biến mất. Điều này khiến tôi nhớ lại những gì Sư phụ nói trong Chuyển Pháp Luân:
“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ”
Trong một dịp khác, một lượng lớn các áp phích vu khống Pháp Luân Đại Pháp được đưa tới đơn vị của chúng tôi từ các ban ngành thành phố có liên quan. Một công chức trẻ đã đặt các áp phích này trong sảnh hành lang, dễ thấy đối với người đến văn phòng chúng tôi từ các vùng khác nhau để giao dịch. Tôi lập tức tìm gặp đồng nghiệp này và nói với anh ấy rằng tôi giải quyết về vấn đề này với anh ấy với tư cách là một nhà quản lý. Tôi giải thích rằng khi một người làm điều gì đó sai, ngay cả khi họ đang làm theo lệnh, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Tôi nói với anh ấy với tư cách một người bạn, tôi thấy anh ấy có triển vọng tương lai và vì chính lợi ích của anh ấy mà hãy loại bỏ các áp phích. Anh ấy hiểu những gì tôi nói, và đã gỡ bỏ các tấm áp phích.
III. Tận dụng những cơ hội khác nhau trong cuộc sống và tại nơi làm việc để giảng chân tướng
Sư phụ đã giảng trong bài “Lý tính” trong Tinh tấn yếu chỉ II:
“Hãy dùng lý trí để chứng thực Pháp, dùng trí huệ để giảng rõ chân tướng, dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thế nhân” (Tinh tấn yếu chỉ II – Lý tính)
Lời giảng này đã khai mở cho tôi. Tôi đã tận dụng các cơ hội trong công việc và cuộc sống để giảng chân tướng.
1. Giảng chân tướng khi nói chuyện với các nhân viên
Để tạo điều kiện cho việc giảng chân tướng, tôi lên lịch cho từng cuộc gặp. Dựa trên hiệu suất làm việc của một nhân viên, tôi định kỳ gọi họ tới văn phòng của tôi để trao đổi riêng. Chúng tôi thảo luận về công việc, cuộc sống của họ và về bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống của họ mà chưa được giải quyết. Trong khi giúp họ giải khai những vấn đề trước mắt, chủ đề về Pháp Luân Đại Pháp và Chân – Thiện – Nhẫn sẽ tự nhiên được nhắc tới. Tôi đã có thể tiếp cận được với các nhân viên mà tôi không có liên hệ trực tiếp trong công việc hằng ngày. Tôi cũng nói chuyện với các sinh viên đại học đến thực tập tại đơn vị của chúng tôi. Việc này đã mở rộng phạm vi những người tại nơi làm việc mà tôi có thể giảng chân tướng.
2. Giảng chân tướng cho khách hàng thông qua dịch vụ
Cùng với các nhân viên, có cả các khách hàng và du khách cũng cần được biết chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Mô tả công việc của tôi không bao gồm việc liên hệ trực tiếp với các khách hàng. Tôi nảy ra ý tưởng rằng tôi sẽ giám sát chất lượng dịch vụ, và sau đó sẽ tiếp cận được với khu vực lễ tân. Tôi giám sát nhân viên dịch vụ khách hàng của chúng tôi và giúp họ trả lời các câu hỏi của các khách hàng. Sự trợ giúp của tôi về dịch vụ khách hàng đã được đón nhận tốt. Chủ đề về Chân – Thiện – Nhẫn và những đối xử bất công với các học viên Pháp Luân Công thường đến một cách tự nhiên. Đôi khi tôi sẽ phải tiễn khách hàng tới trạm xe buýt do đó tôi có thể giảng chân tướng thêm cho họ. Nhiều khách hàng, đặc biệt là những người cao tuổi, đã cảm động bởi sự phục vụ và sự chân thành của tôi. Khi biết tôi là một học viên Pháp Luân Công, họ đã yêu cầu tôi chuyển lời chào của họ tới Sư phụ Lý.
Một ngày nọ, một nữ cảnh sát đến ngay sát giờ nghỉ ăn trưa và ngồi đợi trong sảnh lễ tân suốt giờ nghỉ ăn trưa. Tôi tự hỏi liệu có phải cô ấy ở đó bởi vì cảnh sát đã nhận được các báo cáo về tôi hay không. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng đây là một suy nghĩ sai lầm và rằng cô ấy đến để nghe chân tướng. Do đó tôi chào cô ấy và phát hiện ra rằng cô ấy hết thời gian để hoàn thành công việc trước giờ nghỉ trưa, và đang đợi trong khu vực của chúng tôi cho đến khi giờ nghỉ trưa qua đi. Cô ấy đến từ một vùng xa xôi trong thành phố của chúng tôi, và công việc của cô ấy khá tẻ nhạt. Tôi đã đề nghị mang đến cho cô ấy một số thức ăn cho bữa trưa, nhưng cô ấy cảm ơn tôi và khẳng định rằng cô ấy đã ăn trưa. Tôi ngồi xuống và trò chuyện cùng cô ấy. Tôi hỏi cô ấy liệu cô ấy đã từng xử lý các vụ việc Pháp Luân Công hay chưa. Cô ấy nói rằng đã từng xử lý. Tôi bắt đầu kể cho cô ấy nghe lịch sử của cuộc bức hại. Sau bữa trưa, tôi giúp cô ấy thực hiện công việc một cách nhanh chóng, và cô ấy đã rất biết ơn. Tôi tiễn cô ấy tới trạm xe buýt và cô ấy cảm ơn tôi lần nữa và nói với tôi rằng cô ấy đã nhận ra tình huống chân thực của Pháp Luân Công. Chúng tôi chào tạm biệt và tôi hài lòng vì cô ấy đã hiểu được chân tướng.
3. Khai mở tâm của một người và giảng chân tướng trong khi đối mặt với mâu thuẫn nghiêm trọng
Một ngày nọ, một phụ nữ khoảng 40 tuổi tranh cãi với một nhân viên tại một trong các đơn vị trực thuộc. Bằng cách nào đó, cô ấy bị ngã. Ngày hôm sau, cô ấy tới văn phòng của chúng tôi và phàn nàn rằng cô ấy đã bị nổi mẩn da do hậu quả trực tiếp của việc bị ngược đãi vào ngày hôm trước. Cô ấy đe dọa sẽ nộp đơn kiện. Không ai có thể khiến cô ấy bình tĩnh. Cấp trên không biết phải làm cách nào để xử lý việc này. Tôi đã mời cô ấy tới văn phòng của tôi và nói với cô ấy về những trải nghiệm của bản thân trong tu luyện. Sau đó tôi giải thích với cô ấy lý do tại sao có nghiệp chướng, quả báo, và lý do tại sao làm người tốt và tử tế sẽ mang lại lợi ích cho một người. Cô ấy đã tiếp nhận những gì tôi nói và cuối cùng, cô ấy đã nhận ra sự thực và vui vẻ quay về nhà.
IV. Giúp đỡ mọi người thoái Đảng cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó
Cuối tháng 11 năm 2004, cuốn sách chín lời bình luận về Đảng Cộng sản (Cửu Bình) đã được xuất bản. Các cấp trên và đồng nghiệp cùng làm việc với tôi đã thoái đảng. Tôi nắm bắt mọi cơ hội để nói chuyện với những người mà tôi không làm việc cùng. Với sự kiên định vào Đại Pháp, tôi đã có thể xây dựng một môi trường để hồng Pháp, chứng thực Pháp, duy hộ Pháp và giảng chân tướng cứu người. Tôi đã làm việc này bằng cách phù hợp với các quy tắc của xã hội người thường mà không làm giảm chất lượng công việc. Khi chiến dịch khắc nghiệt nhất chống lại Pháp Luân Công đang tiếp diễn, các quản lý của tôi đã tăng lương cho tôi 3%. Họ thông báo trực tiếp cho tôi bởi vì họ lo ngại rằng tôi sẽ không chấp nhận việc tăng lương này. Trong gia đình và giữa bạn bè, tôi đã cố gắng tiếp cận với tất cả mọi người. Cho dù tôi đi chợ, đạp xe hay đang đợi xe buýt, việc tôi hướng chủ đề của cuộc trò chuyện tới việc thuyết phục những người khác và thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó là điều tự nhiên. Tôi đến dự các đám cưới và đám tang bất cứ khi nào có thể để giúp cứu người. Tại đám tang mẹ chồng tôi, hơn 70 người tới viếng đã thoái ĐCSTQ. Khi chị cả của tôi nhập viện, tôi đã tới thăm chị ấy tại bệnh viện và nói chuyện với các bệnh nhân và mọi người trong phòng của chị ấy đều thoái ĐCSTQ.
Tôi đã cố gắng để tận dụng mọi dịp tại nơi làm việc và trong cuộc sống để truyền đi sự thực về Pháp Luân Đại Pháp và để cứu người. Tôi đã làm những gì mà tôi nên làm. Tuy nhiên, tôi cũng có những thiếu sót, chẳng hạn như việc hướng nội để đề cao bản thân. Tôi phải tiếp cận với những người khác và làm điều mà Sư phụ yêu cầu. Tôi phải giúp cứu người để hoàn thành thệ ước tiền sử của mình. Tôi sẽ chiểu theo lời dạy của Sư phụ trên đường trở về nhà.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/2/211391.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/20/112500.html
Đăng ngày 01-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.