Bài viết của một học viên tại tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUỆ 21-11-2009] Tôi là một học viên lâu năm bước vào tu luyện sau khi tham dự các lớp giảng Pháp đầu tiên của Sư phụ. Nhờ tín Sư tín Pháp, tôi đã đi qua một chặng đường dài trong những năm qua. Với sự bảo hộ từ bi và chỉ dẫn ân cần của Sư phụ, tôi đã tu luyện tốt ở một số phương diện, ở những phương diện khác tôi đã rớt quan bởi vì tôi đã không chiểu theo Pháp, và đã đi trên con đường do cựu thế lực an bài. Tôi muốn chia sẻ với các bạn và báo cáo với Sư phụ về [con đường] tu luyện của bản thân trong khi cố gắng giải cứu các đồng tu.

Giải cứu học viên A

Tại một cuộc họp các phụ đạo viên địa phương, tôi nghe tin rằng học viên A đã bị chồng tố cáo với cảnh sát và đã bị Phòng 610 địa phương đưa tới một trung tâm tẩy não. Học viên A đã gần 60 tuổi và sống dưới mái nhà bốn thế hệ. Cả mẹ và em gái bà đều tu luyện Pháp Luân Công và chồng của bà cũng ủng hộ bà tu luyện. Ông giúp đỡ bà khi bà làm việc Đại Pháp và làm [giúp bà] nhiều việc nhà. Tuy vậy, [khi] con dâu thứ của ông bà muốn tu luyện Pháp Luân Công, ông đã ngăn cản không cho con dâu học. Ông nói rằng ông đã bị phải sống như một nhà sư trong nhiều năm qua bởi vì đồng tu A đang bị giam giữ ở một trung tâm tẩy não và còn buộc phải sống xa nhà hơn 10 tháng để tránh bị chính quyền sách nhiễu. Ông không muốn con trai ông gặp cảnh ngộ tương tự. Tuy nhiên, người con dâu này được sự động viên của đồng tu A và mẹ đẻ của cô, đã bước vào tu luyện. Chồng học viên A rất tức giận và đã gọi cảnh sát. Cảnh sát Phòng 610 địa phương đã tới nhà và bắt giữ bà. Mẹ bà chạy theo xuống tầng và hét lên: “Sao các người không bắt cả tôi luôn đi!” Một số cảnh sát đã đưa mẹ bà lên tầng và một số khác thì đưa học viên A xuống. Cả hai mẹ con học viên A đã hô to: “ Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Nhiều học viên ở địa phương biết chồng của học viên A nhưng không ai muốn nói chuyện với ông ta, bởi vì sợ rằng ông ta có thể gọi cảnh sát [bắt] họ. Tôi đã quyết định sẽ cố gắng dùng lý lẽ để thuyết phục ông ấy.

Tôi đã gặp em gái, mẹ và hai người con dâu của học viên A tại [nơi làm việc] và hiểu thêm được về học viên A và mối quan hệ của bà với chồng mình. Tôi được kể rằng chồng bà khá hiểu việc tu luyện của bà và công việc Đại Pháp. Thực ra, ông còn giúp bà rất nhiều. Tôi cũng hiểu ra rằng ông đã nghe được từ học viên A rằng bà đã được đối xử không đến nỗi tệ ở trung tâm tẩy não. Ông đã tố cáo vợ mình với cảnh sát trong cơn nóng giận, và có thể ông thậm chí đã nghĩ rằng bà sẽ tiếp tục tu luyện sau khi trở về nhà.

Tôi đã đi năm giờ đồng hồ tới nhà ông và đợi rất lâu mới thấy ông ấy về. Tôi giới thiệu mình là bạn của vợ ông [đồng tu A], và mặc dù ban đầu, ông ấy còn nghi ngờ tôi, nhưng chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện. Tôi đã nói với ông ấy rằng tôi muốn bàn với ông về các cách cứu đồng tu A và hỏi ông ấy có biết người đứng đầu trung tâm tẩy não không. Ông trả lời rằng người đó rất ”xấu“ và rằng ông vừa mới tới trung tâm tẩy não để yêu cầu trả tự do cho vợ mình. Yêu cầu của ông đã bị bác bỏ. Tôi nói: “Ở trung tâm tẩy não, đánh người là chuyện cơm bữa.” Ông trả lời: “Tôi sợ tôi sẽ gặp quả báo.” Tôi thấy rằng ông ấy đã hối hận khi tố cáo vợ mình với chính quyền. Tôi nói: “Ông không cần phải giải thích về mình. Tất cả chúng tôi đều biết rằng ông ủng hộ vợ ông tu luyện và ông đã làm được nhiều điều. Ông cũng chẳng dễ gì khi gánh vác nhiều như vậy trong bao năm qua. Hãy bình tâm lại, như thế chúng ta mới có thể tìm ra cách tốt nhất để cứu vợ ông ra. Ông không nên xúc động nhiều quá như thế. Ông cũng phải bảo trọng bởi vì ông còn cần là trụ cột cho đại gia đình của ông nữa.” Ông ấy dần bình tâm trở lại. Tôi biết ông ấy có thể được cứu nêu tôi nhất mực tín Sư tín Pháp.

Ngày nào ông ấy cũng tới trung tâm tẩy não để yêu cầu trả tự do cho học viên A. Cuối cùng, sau khi học viên A được thả, ông đã bị đột quỵ. Ông đã nhận tội với Sư phụ và hối tiếc về những gì ông đã làm. Hàng ngày, ông đều nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, không lâu sau, ông đã bình phục. Mặc dù triệu chứng của ông rất nghiêm trọng nhưng ông lại phục hồi khá nhanh. Các bác sỹ và y tá đã rất ngạc nhiên trước sự bình phục nhanh chóng của ông. Ông nói với họ rằng ông đã gặp quả báo vì đã làm điều tồi tệ với một học viên Đại Pháp, nhưng ông đã hối hận và vì thế được Sư phụ cứu giúp. Ông ấy cũng nói với những người khác về việc Đại Pháp đã bị bức hại ra sao. Sau đó, ông đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Giải cứu học viên B

Học viên B không ở cùng thị trấn với tôi. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông đã kháng nghị lên nhiều cơ quan để kiến nghị chấm dứt cuộc bức hại. Ông rất tinh tấn làm ba việc và đã tạo nên những tác động tích cực đối với cộng đồng địa phương. Ông đã bị bắt giữ vì tổ chức một Pháp hội chia sẻ thể ngộ tu luyện. Bởi vì con gái ông không sống tại nhà và ông đã ly thân với vợ nên khó mà lấy được thông tin về ông, các đồng tu khác lo ông có thể bị tra tấn. Không ai có cách gì để giúp ông.

Sau khi biết tình cảnh của ông, tôi đã về quê ông và trao đổi với một số học viên ở đó. Tôi nhận thấy rằng chỉ có vợ ông mới có quyền yêu cầu trả tự do cho ông. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải liên lạc với vợ của học viên B thì mới có thể đại diện cho ông để can thiệp vào vụ việc này.

Dường như vợ chồng học viên B có mối quan hệ đầy sóng gió trước khi ông bước vào tu luyện, nhưng kể từ khi ông bắt đầu tu luyện Đại Pháp, ông đã tu nhẫn. Thậm chí trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, vợ ông cũng đã can nhiễu tới việc luyện công của ông tại điểm luyện công. Một lần, vợ ông thậm chí đã đánh ông bằng một chai bia vỡ, khiến ông chảy máu. Mặc dù vậy, ông vẫn không nói lại câu nào gì. Một học viên đã cố gắng nói chuyện với vợ ông, nhưng lại bị bà ấy tố cáo với nơi ông ấy làm việc, khiến ông ấy mất việc làm.

Trong một trường hợp khác, khi học viên B tới Bắc Kinh kháng nghị, vợ ông tức giận đến nỗi bà đã tới nhà một học viên mà chồng bà ở nhờ trước khi rời đi và làm loạn lên ở nhà học viên đó.

Sau khi học viên B được trả tự do, bà tiếp tục gây phiền phức cho ông. Ngay cả hàng xóm còn cảm thấy thương cảm cho học viên B. Cuối cùng, người giám sát của học viên B đã phân cho bà một căn hộ khác để họ sống xa nhau. Công ty đã trích ra 500 NDT từ lương tháng của học viên B để hỗ trợ bà. Thậm chí sau khi họ ly thân, thỉnh thoảng vợ ông vẫn ném gạch sang cửa nhà ông khi bà ta tức giận.

Sau khi học viên B bị bắt, các đồng tu đã để lại lời nhắn trong hộp thư của bà và cầu xin bà yêu cầu thả ông ra. Bà ấy lại đưa những lời nhắn đó cho người khác xem và nói: “Sao họ không tự đi đi?” Kết quả là, nhiều học viên không có nhiều hy vọng trong việc giải cứu học viên B. Họ nghĩ rằng không có cách gì khác hơn là phát chính niệm, họ không thể làm được gì.

Đầu tiên, tôi không biết làm cách nào để thanh lý những cảm xúc tiêu cực về tình cảnh của học viên B, nhưng sau đó tôi đã thay đổi cách nghĩ và nói với các học viện khác rằng: “những ý niệm tiêu cực chỉ hủy đi chính niệm của chúng ta trong hoàn cảnh này. Nó không mang lại điều gì tốt cho chúng ta. Từ giờ trở đi, tất cả chúng ta nên thay đổi cách nghĩ và phủ định an bài của cựu thế lực. Các bạn hãy phát chính niệm hỗ trợ tôi. Tôi sẽ đi và nói chuyện với bà ấy. Tôi tin rằng Sư phụ sẽ ban cho tôi trí huệ. Tất cả các học viên đồng ý và cùng nhau phát chính niệm.

Khi tôi gặp vợ của học viên B, bà ấy đã hết sức cảnh giác vì bà không biết tôi. Tôi nói với bà rằng tôi là sinh viên cũ của chồng bà và tôi đang đi công tác ở thị trấn này. Tôi cũng nói rằng tôi đã nghe nói về việc ông đang bị bức hại và rằng bà không được khỏe, vì thế tôi đến để trợ giúp. Tôi nói thêm: “Thầy là một giáo viên tốt, và cũng là một người đàn ông tốt. Tất cả chúng tôi đều thích các bài giảng của thầy.” Nghe được điều này, bà bắt đầu dịu đi đôi chút, thậm chí còn mỉm cười. Bà kể rằng ông bà đã từng là bạn học hồi phổ thông trung học và ông có thành tích xuất sắc ở trường cũng như trong công việc. Bà nói rằng ông đã từng là một giáo viên rất nổi tiềng, và rằng bà tự hào vì ông ấy. Bà thậm chí còn nhắc tới việc bà đã giới thiệu Pháp Luân Công cho học viên B.

Khi bà ấy trở nên thân thiện hơn, tôi đã nói với bà về sự phổ truyền của Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc, và rằng chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công. Tôi nói về sự sợ hãi của Giang trước số học viên Pháp Luân Công và màn dàn dựng tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Tôi đã nhắc đến rất nhiều gia đình tan vỡ và hậu họa của cuộc Cách mạng Văn hóa và vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn. Bà đã khóc và kể với tôi bà đã phải chịu đựng ra sao kể từ khi cuộc bức hại này bắt đầu và bà đã không có được một ngày bình yên. Bà liên tục bị công ty nơi bà làm việc sách nhiễu và cảm thấy không tin tưởng hàng xóm khi chồng bà bị giam giữ.

Tôi nói với bà rằng tôi hiểu cảm xúc của bà và khuyên bà hãy tin rằng tất cả chỉ là tạm thời và công lý sẽ chiến thằng. Tôi động viên bà đi đòi thả chồng mình. Bà đã kể với tôi rằng giám đốc công ty ông đã trợ giúp cảnh sát địa phương bắt giữ ông. Tôi gợi ý bà nên tới công ty của học viên B để yêu cầu thả ông ấy rồi hàng ngày đến nói chuyện với đồn cảnh sát và sở cảnh sát. Khi bà tỏ ra lo lắng về bệnh tim của mình, tôi đã bảo bà mang theo thuốc nhưng cần phải bình tĩnh, vững vàng và hợp lý.

Bà ấy đã thực hiện như tôi gợi ý, sau đó hay tin rằng nếu bà không đòi trả tự do cho học viên B và nếu ông đã bị kết án thì bà sẽ mất trợ cấp tài chính. Được chính niệm của các đồng tu hỗ trợ, học viên B cuối cùng đã được thả với lý do tại ngoại để điều trị y tế.

Một vài điểm bổ sung:

1. Chúng ta nên tập trung vào tu luyện, không truy cầu, và hiểu được rằng mọi việc đều liên quan đến tu luyện. Tập trung vào quá trình, chứ không phải kết quả.

2. Chúng ta nên từ bỏ cái tôi và tập trung lắng nghe. Cố gắng tìm ra một điểm chung với những người khác. Cố gắng hiểu tình cảnh của người thân của học viên gặp vấn đề. Khi tìm ra vấn đề của họ, tôi càng có thể giúp được họ.

3. “Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau” (Chuyển Pháp Luân). Tôi cố gắng giữ vững tâm tính và ước chế hình thành suy nghĩ hoặc giả thiết bất kỳ điều gì. Tôi cố gắng không bị làm rối trí hay xúc động trước các hiện tượng bề mặt. Như vậy, tôi có thể phủ định an bài của cựu thế lực, và hoàn cảnh sẽ biến đổi.

4. “cái tốt lưu lại, cái xấu bỏ đi ”(Chuyển Pháp Luân). Sau khi nói chuyện với người khác, tôi nhớ lại những gì tôi đã làm. Tôi giữ lại phần tốt và bỏ đi phần xấu. Dần dần, nó sẽ trở thành phản ứng tự động.

5. Tất cả những học viên phối hợp xử lý vụ việc nào thì cần phải tin tưởng nhau và hỗ trợ nhau bằng chính niệm. Phối hợp chỉnh thể là vô cùng quan trọng.

6. Khi có gì xảy ra với học viên khác, những người còn lại không nên tập trung vào thiếu sót của họ. Như vậy sẽ phủ định an bài của cựu thế lực. Học viên gặp vấn đề phải hướng nội. Chúng ta có thể trợ giúp học viên đó hướng nội sau khi họ trở về nhà.

17 tháng 11 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/21/212803.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/17/113179.html

Đăng ngày 09-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share