Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ

[MINH HUỆ 23-05-2019]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi bắt đầu viết bài cho kênh truyền thông của chúng ta ngay sau khi đắc Pháp vào năm 2011.

Lúc ấy, tôi đang làm việc trong dự án phát thanh của một công ty khác. Khi ấy vì dự án phát thanh đang chờ tài trợ, không yêu cầu phải đi xa nên cho phép chúng tôi làm việc tại nhà. Nhờ vậy mà tôi càng có nhiều thời gian hơn để viết bài cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, và có thể thường xuyên viết cho trang tiếng Ấn Độ.

Đồng thời, tôi cũng đóng góp bài cho bên báo in và nhân cơ hội này thu thập những tư liệu sống từ bất cứ nơi nào tôi đến công tác. Tôi đã trải qua hai năm làm việc như thế. Về sau, khi quỹ tài trợ cho đài phát thanh không được thông qua, tôi cảm thấy không phù hợp để làm như vậy nữa, và tôi nghỉ việc.

Vì để có thể làm việc cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, tôi đã từ bỏ rất nhiều cơ hội khác. Trong tâm tôi chỉ nghĩ đến cứu chúng sinh. Tôi thể hội rằng, khi tôi làm việc cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên, năng lượng, tư duy và trí tuệ mà tôi trải nghiệm là tất cả những gì tôi không có được trong các công việc khác. Tôi biết rằng làm công việc truyền thông là thệ ước xa xưa của tôi.

Chúng tôi đã từng thử làm Thời báo Đại Kỷ Nguyên Ấn Độ nhưng không thành công. Điều duy nhất tôi có thể làm ở Ấn Độ là viết bài cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh. Mỗi bài báo cáo, mỗi chuyến đi, đều là cơ hội giảng chân tướng, cũng giúp tôi đề cao trong tu luyện.

Về sau, tôi chuyển đến một thành phố khác, và tìm được một công việc chỉ làm 15 ngày mỗi tháng. Và thời gian 15 ngày còn lại tôi đặc biệt dành để làm truyền thông của chúng ta. Trong tâm tôi chỉ nghĩ đến công tác truyền thông mà thôi.

Tháng 4 năm 2014, tôi được mời đến New York để tham gia đào tạo trong hai tháng. Sau khi trở về Ấn Độ, tôi chuyển đến thủ đô New Delhi theo yêu cầu của kênh truyền thông là cần có phóng viên tại đây.

Tôi phải điều chỉnh rất nhiều điều trong cuộc sống của mình. Trước đó vài tháng, tôi không hề tìm được một chỗ ở phù hợp. Mùa hè thời tiết rất nóng cũng không có điều hòa, và tôi phải ngủ trên sàn nhà.

Trong chín tháng tiếp theo, tôi làm việc suốt 18 tiếng mỗi ngày, đồng thời báo cáo đưa tin cho cả Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh và Tân Đường Nhân.

Công việc của tôi yêu cầu phải có thể lực tốt, tôi phải mang theo túi máy ảnh lớn sau lưng và đi lại bằng xe buýt công cộng đông đúc ở Ấn Độ. Nhiều khi, các cuộc phỏng vấn trên đường phố đòi hỏi thời gian rất dài. Sau một ngày làm việc như thế, đến tối khi ngủ thì tôi cảm thấy lưng đau eo mỏi vô cùng. Tôi không biết có phải do túi máy ảnh gây ra hay không. Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng, đây là điều mà tôi phải tu luyện. Ngày hôm sau tôi lại tích cực làm việc, tiến hành các cuộc phỏng vấn và liên lạc đều rất suôn sẻ.

Để trở thành phóng viên ở một thành phố mới, mọi thứ đều phải bắt đầu lại từ đầu. Điều kiện sống rất khó khăn, và cũng không có học viên ở đây. Nên tôi không thể nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người khác. Bây giờ nghĩ lại, thấy không có gì lớn. Nhưng tại thời điểm đó tôi cảm thấy tu luyện thật khó khăn.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện.” (Lộ, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Sáu tháng sau, kênh truyền thông của chúng tôi quyết định ngừng hình thức cung cấp dữ liệu này, cũng không cần tôi báo cáo ở Ấn Độ nữa. Thế là tôi thất nghiệp. Do hạn chế tài chính, một số nhân viên khác cũng đã nghỉ việc.

Tôi rất chán nản. Tôi tận tâm làm truyền thông, và không hiểu tại sao sự thay đổi đột ngột lại lớn đến vậy. Khi ấy, tôi ở rất xa New York, có muốn hỏi ai cũng không hỏi được.

Tôi tiếp tục ở lại thành phố mới này thế nào đây? Tôi còn cần phải thanh toán các hóa đơn, làm sao bây giờ? Bởi vì tôi được Sư phụ bảo hộ, nên đã tìm được công việc trong vòng nửa tháng. Tình hình kinh tế của tôi đã được cải thiện.

Hai năm sau, công việc của tôi yêu cầu mỗi tháng đều phải đi công tác đến các địa phương khác nhau ở Ấn Độ. Cứ như thế, tôi có được cơ hội giảng chân tướng tại các thành phố khác nhau, cũng có thể giảng chân tướng trên tàu hỏa và trên máy bay.

Khi công việc mới của tôi đã ổn định, kênh truyền thông lại bắt đầu liên lạc với tôi, và đề nghị tôi làm toàn thời gian, thuyết phục tôi thành lập Tân Đường Nhân ở Ấn Độ.

Do đã có những bài học kinh nghiệm từ kênh truyền thông trước đây, đã từng gặp phải những tình huống khó khăn, nên trong lòng tôi sinh ra bất mãn và tôi không có lòng tin vào cấp quản lý nữa. Tuy vậy, tôi vẫn có thể làm việc, nhưng tôi không tin tưởng họ. Tôi lo lắng lại gặp phiền phức, hơn nữa còn lo lắng bản thân bị tổn thất. Tôi cảm thấy bản thân mình đã trải nghiệm quá nhiều rắc rối rồi.

Mặc dù tôi đang phát tờ rơi, cũng tham gia các hoạt động Đại Pháp, nhưng tôi đã quên thệ ước làm truyền thông của mình.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi bắt đầu làm việc bán thời gian ở kênh truyền thông. Sau giờ làm mỗi ngày, tôi viết bản thảo đến tận nửa đêm. Về sau, khi tôi tham gia học Pháp và chia sẻ với nhóm truyền thông, mới cảm nhận được sự cấp bách của tu luyện. Tôi đã tìm lại được cảm giác của ước nguyện cứu người thuở ban đầu ấy, từ đó có thể tạo cơ sở vững vàng hơn trong việc cứu người. Tôi cảm thấy bản thân mình lại có thể tiếp tục đi theo hướng hoàn thành thệ ước. Mỗi ngày đều có thể cảm nhận được sự thay đổi trong tu luyện.

Tôi có thể học được rất nhiều điều trong công việc của người thường, nhưng tôi không có cảm giác tương tự như trên. Một lần nữa, tôi lại thể hội được sức mạnh của Đại Pháp, và tôi quyết định làm việc toàn thời gian cho kênh truyền thông của chúng ta sau khi hoàn thành một số công việc còn dở dang.

Sư phụ giảng:

“Nhưng đã là người luyện công, thì những thứ mà người khác cho là rất lớn, thì chư vị nhìn thấy rất nhỏ, nhỏ lắm, quá nhỏ bé. Là vì chư vị có mục tiêu hết sức lâu dài, rất xa và rộng lớn, chư vị là sẽ cùng tuổi với vũ trụ. Chư vị thử nghĩ lại xem, có thể có [những thứ kia] hoặc có thể không có, [nhưng] chư vị nghĩ hướng đến [những điều] lớn hơn, thì đều có thể vượt qua những thứ đó.” (Chương III • Tu luyện tâm tính, Pháp Luân Công)

Khi tham gia Tân Đường Nhân Ấn Độ, tôi đã không có mục tiêu công việc rõ ràng. Tôi làm việc tại nhà, trước đây chúng tôi không có viết bài nhắm vào khán giả Ấn Độ, bây giờ thử viết cho họ, xem xem có thể thu hút lượng truy cập như thế nào.

Một ngày nọ, khi tôi đang đi trên đường ở New Delhi, thì đột nhiên nhìn thấy rất nhiều Pháp Luân từ trên trời rơi xuống. Tôi nhận ra rằng Sư phụ muốn dùng Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở đây để cứu độ người Ấn Độ.

Bởi vì Thần Vận của chúng ta vẫn chưa trình diễn ở Ấn Độ, do đó, Tân Đường Nhân chính là món quà mà Sư phụ ban cho chúng ta cứu độ những người Ấn Độ nơi này. Tôi nhận ra rằng tiến trình Chính Pháp đang phát triển thần tốc, nếu chúng ta không hoàn thành thệ ước, Chính Pháp cũng tất thành, Sư phụ là có biện pháp. Bây giờ Sư phụ cấp cho chúng ta cơ hội như thế này, muốn rằng trong khi chúng ta tu luyện, cũng đồng thời viên mãn thế giới của bản thân mình.

Một tháng sau, các học viên khác đến tham gia vào truyền thông Ấn Độ. Họ thành lập hệ thống và quy định của công ty, và thiết lập một văn phòng. Ba tháng sau, tôi chuyển từ New Delhi đến Bangalore, rồi bắt đầu tuyển dụng người thường. Bởi vì chúng tôi cần người viết và biên tập, học viên của chúng ta không đủ người.

Đối với chúng tôi mà nói, mỗi ngày đều là một quá trình tu luyện và bồi dưỡng kiến thức; bởi vì chúng tôi bắt đầu mà hoàn toàn chẳng hiểu gì – từ việc tuyển dụng đến đào tạo, cho đến thiết lập một quy trình làm việc hiệu quả. Nhưng, tôi cảm thấy đầu óc thanh tĩnh, năng lượng tràn đầy, và trong đầu não có những chỉ dẫn rất rõ ràng. Tôi cảm thấy tất cả đều liên kết mật thiết với tu luyện của mình.

Chúng tôi cũng ý thức được việc giảng chân tướng cho nhân viên người thường và dạy họ luyện công. Nhưng họ phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Có hai nhân viên biên tập đều gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Nhà và cửa hàng của bố mẹ của một nhân viên bị cháy, còn một nhân viên kia thường xuyên gặp những tai nạn nhỏ khác nhau và nhiều rắc rối gia đình.

Bản thân tôi cảm thấy nên có trách nhiệm với họ, nên tôi đã dùng thiện tâm chăm sóc họ. Bởi vì họ không tu luyện, nên tất cả những vấn đề họ cần và gặp phải đều là chuyện của người thường. Có một nhân viên khác hay bị bệnh. Tôi khuyến khích cô ấy đọc “Luận ngữ”, khuyến khích cô ấy luyện công.

Một hôm, tôi hỏi cô ấy có muốn cùng ngồi đả tọa với tôi không. Cô ấy là chủ lực trong công việc của chúng tôi, nên tôi muốn dùng chính niệm giúp đỡ cô ấy.

Về sau, cô ấy kể với tôi rằng, khi chúng tôi cùng ngồi đả tọa, cô ấy cảm thấy dường như mình được bao bọc trong một chiếc chăn ấm áp. Điều này đã củng cố niềm tin của cô với Đại Pháp và trải nghiệm sức mạnh siêu thường của Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Tác dụng của việc chư vị giảng thanh chân tướng, tất nhiên sẽ có một loại phản ứng dây chuyền. Một cá nhân khi đã nhận rõ sự thật trong việc này, họ sẽ biết ngay: “Ồ, ra là vậy; Đại Pháp vốn dĩ rất tốt”. [Trong] những người đã hiểu rõ sự thật, sẽ có người có thể khởi niệm muốn tu luyện, có người sẽ rất đồng tình, có người sẽ có hành động trợ giúp. Những phản ứng do việc giảng chân tướng mang lại, cũng là người truyền người, tâm truyền tâm mà lan rộng ra.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Chúng tôi xây dựng quy trình công việc hiệu quả, kế hoạch đào tạo lâu dài, nhưng trong nội bộ có rất nhiều khảo nghiệm tâm tính, nên không thể hoàn thành được mục tiêu. Lúc này, lễ đính hôn của chị gái tôi cũng bị hủy bỏ. Quan gia đình của tôi tăng lên.

Cấp quản lý khu vực của chúng tôi muốn chúng tôi đi tham quan mô hình văn phòng làm việc ở một quốc gia khác, để được huấn luyện và hướng dẫn thêm. Quốc gia này có một văn phòng lớn, hoàn cảnh tu luyện của họ rất tốt.

Khi nhóm phát chính niệm, tôi nhìn thấy rất nhiều thứ đã được thanh lý. Khi chia sẻ, tôi nhận thấy tâm cầu danh của bản thân mình rất mạnh. Trong người thường, tôi cảm thấy bản thân mình làm việc rất có thành tích. Giữa tôi và đồng tu không tinh tấn cũng có mâu thuẫn. Sau này tôi nhận thức ra rằng, tất cả những tình huống này đều là phản ánh trạng thái tu luyện của bản thân mình.

Trước khi tôi đến tham quan văn phòng ở quốc gia này tôi cứ chấp trước vào dùng biện pháp của người thường để làm việc, và một mực làm như thế. Đồng tu ở đó giúp tôi nhận ra rằng, mỗi một ngày, tiêu chuẩn tu luyện đều phải đề cao, nên chúng ta không thể dùng biện pháp của người thường để giải quyết các vấn đề. Đối với chúng ta mà nói, tất cả đều có liên quan đến tu luyện.

Trước đây, tôi có thể không ngủ và còn muốn tìm thêm thời gian để làm xong công việc. Nhưng đối với học Pháp và luyện công thì không có được thái độ như vậy. Nếu tôi không có thời gian để hoàn thành năm bài công pháp trong hai giờ đồng hồ, thì tôi cũng thấy không quan trọng gì cả. Tôi nghĩ rằng chỉ cần tham gia nhóm học Pháp, thì coi như đã hoàn thành nhiệm vụ rồi.

Với thái độ như vậy có thể đã phản ánh ra hoàn cảnh xung quanh tôi. Khi văn phòng Tân Đường Nhân gặp vấn đề, người quản lý của nhóm ở quốc gia tôi đến tham quan đã luôn luôn nhắc nhở tôi dành nhiều thời gian học Pháp hơn nữa. Nhưng khi ấy tôi vẫn còn chấp trước của người thường, tôi muốn tìm thời gian để đi xem phim ảnh. Vì tôi cảm thấy không tốt nếu sống mà hoàn toàn không có giao tiếp ngoài xã hội.

Trách nhiệm của tôi rất lớn, mỗi ngày phải quản lý và chăm sóc rất nhiều người, bao gồm cả những chuyện trong cuộc sống của họ. Tôi chỉ có cách là tinh tấn lên, chứ không có con đường tắt khác.

Sư phụ giảng:

“Khi cần thiết, chư vị cần phải lý trí, thanh tỉnh như một người tu luyện, để trách nhiệm của mình, để chính niệm của mình làm chủ đạo, sau đó cái Thiện chân chính của chư vị mới có thể triển hiện xuất lai; đó chính là sự khác nhau giữa người tu luyện và Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Tôi đã tăng gấp đôi thời gian học Pháp. Mỗi ngày học Pháp bốn tiếng. Khi tôi trở về, chị gái tôi đã kết hôn với người mà cô ấy đã đính hôn trước đó. Tôi đã thể nghiệm được sức mạnh kỳ diệu của Đại Pháp thông qua việc chị gái đính hôn, chia tay, rồi lại kết hôn như thế. Bầu không khí tốt lành và hòa ái bao phủ từng người tham dự hôn lễ.

Trong tâm trí tôi thường hay vang vọng âm thanh “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Điều này thay thế cho những tạp niệm khác trong đầu của tôi.

Tôi ngộ ra rằng, nếu làm ba việc một cách tinh tấn, nếu tôi một lòng chỉ nghĩ đến cứu người, thì những vấn đề khác đều sẽ được Sư phụ sắp xếp.

Đôi khi học viên chúng ta có thể lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống nơi người thường, mà quên rằng, thực ra thì những vấn đề này đều có quan hệ trực tiếp đến tu luyện của chúng ta. Nói thẳng ra thì cũng chỉ là tu luyện cá nhân, tất cả những gì trong cuộc sống của chúng ta đều liên quan đến tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Những việc đó đều là công tác ở xã hội người thường; công tác không là tu luyện, nhưng tu luyện của chư vị sẽ phản ánh vào công tác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

“Sư phụ khẳng định những gì đệ tử Đại Pháp làm, chư vị chỉ cần xuất phát từ nguyện vọng chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì những việc chư vị làm tôi đều sẽ khẳng định; dẫu là Pháp thân của tôi hay là chư Thần, chư vị chỉ cần thực hiện, thì sẽ đưa việc làm của chư vị mở rộng thành vĩ đại hơn, xuất sắc hơn, sẽ hiệp trợ chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Nội dung giảng chân tướng trên kênh truyền thông khiến cho hàng triệu người dân Ấn Độ có cơ hội đọc qua, và một số video cũng cảm động đến hàng chục triệu người dân khác.

Mỗi từng con số mang ý nghĩa biểu thị ra sức mạnh của Đại Pháp đã xúc động đến trái tim của mọi người. Những video này giúp học viên Ấn Độ có thể tiếp cận được nhiều người hơn, họ đã mời học viên chúng ta đến trường học và các địa phương khác để giới thiệu Đại Pháp.

Bởi vì hoạt động của nhóm truyền thông chúng tôi rơi vào khủng hoảng, nên Tân Đường Nhân Ấn Độ đã phải đóng cửa. Trước khi tôi chuyển về lại New Delhi, họ muốn tôi đến thăm các học viên ở một vài thành phố và viết những câu chuyện tu luyện về họ. Tôi nhận ra rằng, đây là Sư phụ muốn tôi đi đến các địa phương ấy để giảng chân tướng.

Chỉ vài tháng sau khi quay về New Delhi, tôi lại được mời đến tham gia khóa đào tạo ba tháng ở trụ sở chính tại New York. Bây giờ tôi đang là người viết bài cho nhóm trên trang web ở New York.

Tôi cảm thấy rằng truyền thông là một môi trường tu luyện đặc thù, là một nơi đặc thù.

Là nơi duy nhất mà cuộc sống, công việc, kinh doanh, cả đến mọi điều nhỏ đều cần lên kế hoạch và hoàn thành chiểu theo nguyên tắc và chỉ đạo của Pháp.

Đây không phải là một câu chuyện nhỏ, một nơi như vậy chưa từng tồn tại trong quá khứ. Những chuyên gia này, thông qua hình thức truyền thông nơi xã hội thông thường mà cứu độ chúng sinh bằng trái tim vị tha của mình, điều như thế chưa từng có trong quá khứ. Đó sẽ là một nơi mà con người tương lai trông chờ và tìm đến. Chúng ta hãy tiêu trừ đi những bất đồng, bỏ đi những bất mãn, và trân trọng cơ hội tuyệt vời này.

Cảm ơn Sư phụ! Cảm ơn tất cả mọi người!

(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội New York 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/23/【纽约法会】译文-一心只为救众生-387729.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/24/177742.html

Đăng ngày 09-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share