Bài viết của Trí Chân
[MINH HUỆ 31-03-2012] Chữ Hán là văn tự Thần truyền, là tải thể quan trọng của văn hoá truyền thống, trong tiến trình phát triển đã ngưng kết tinh hoa của nền văn minh 5000 năm.
Khi tạo chữ, cổ nhân đã dung nhập tiêu chuẩn đạo đức của mình vào trong cấu tạo của từng chữ. “Tự tiểu càn khôn đại” (Chữ nhỏ chứa cả trời đất lớn), nội hàm chữ Hán chính thống phản ánh quan niệm kính Trời kính Thần và sự tuân thủ đạo đức luân thường truyền thống của cổ nhân.
Xét về bản thân chữ Hán, nó cũng là thành phần cấu tạo trọng yếu của văn hoá truyền thống. Bởi lẽ Hán tự là chữ biểu ý, là thể chữ kết hợp giữa Hình, Âm, Nghĩa, dùng Hình để biểu đạt ý, cũng chính là nhìn Hình mà hiểu ý. Cho nên mỗi chữ sản sinh đều có nội hàm văn hoá rất phong phú.
“Văn tự” là gì? Trong “Thuyết Văn Giải Tự” nói rằng: “Văn, thác hoạ dã, tượng giao văn, kim tự tác “Văn””, nghĩa là tiến hành miêu tả chỉnh thể về hình tượng của sự vật, bút hoạ giao thoa, liên quan mật thiết với nhau, chẳng thể tách rời. “Đại tượng hữu hình”, “Tượng hình”, từ cổ “Văn” thông với chữ “Văn”, chỉ những đường vân, được trích dẫn làm quy luật, phép tắc và những đặc trưng giống nhau cho vạn vật. “Văn dĩ tải đạo, văn giả, đạo chi hiển dã”, nghĩa là “Văn có thể tải đạo, người viết văn làm vinh hiển đạo”. Chữ “Tự字”, gồm bộ “Miên 宀” và chữ “Tử 子”.
Ý nghĩa của từ này là: Hình của chữ “Tự字” là một đứa trẻ dưới mái nhà, mang ý nghĩa tu dưỡng, học tập, truyền thừa. Bộ “Miên 宀” cũng có nghĩa là không gian, ngụ ý rằng đứng trong không gian của vũ trụ mới có thể thực sự nhận thức được nội hàm của chữ “Tự字”. Chữ là tải thể của văn. Trong cuốn “Thuyết Văn Giải Tự” nói rằng: “Thương Hiệt sơ tác thư, cái y loại tượng hình, cố vị chi văn, kỳ hậu hình thanh tương ích, tức vị chi tự”, nghĩa là “Ban đầu khi Thương Hiệt tạo chữ, ông mô phỏng theo hình tượng các sự vật, nên gọi nó là Văn, sau đó hình thanh bổ trợ nhau, nên gọi là Tự.” Văn tự là công cụ truyền thừa văn hoá và văn minh. Dưới đây là một vài ví dụ:
1. Chữ Lễ
Trong chữ “Lễ – 禮”, chữ “Phong – 豐” là một đồ dùng để tế tự thời cổ đại, dùng để tế Thần gọi là Lễ, thể hiện sự tế lễ, thành ý và sự tôn trọng với Thần minh. Chữ “Kỳ – 示” là một bộ trong chữ Hán, có thể thể hiện một cách hoàn thiện quy luật âm dương nhị sinh tam mà thành vạn vật, vạn vật đương nhiên phải tuân theo quy luật này, không cho phép rời xa phép tắc này.
Trong “Thuyết Văn Giải Tự” viết rằng: “Lễ, lí dã. Sở dĩ sự Thần chí phúc dã”, nghĩa là: “Lễ là thực hành. Do đó thờ Thần mà có Phúc”. Chữ “Kỳ – 示” thường liên quan đến thành kính đại Đạo và tuân thủ quy luật. Ví như chữ “Kỳ – 祈” chỉ việc hướng tới Thần minh mà thỉnh cầu, chữ “Phúc – 福” chỉ ra rằng cần trọng đạo quý đức, được Thiên đạo bảo hộ mới có phúc. Chữ “Chúc – 祝” lại là lời ca ngợi vị chủ tế tuyên giảng về việc trọng đạo quý đức.
“Lễ” khởi nguồn từ việc tế tự, tế Trời, tế Đất, tế Thần. Là một nghi lễ tế tự của cổ nhân, vừa là kính Thần cầu phúc tiêu tai, nhưng mục đích căn bản của nó là để báo đáp. Tuân Tử từng giảng Lễ có 3 cái gốc: “Lễ thượng sự Thiên, hạ sự Địa, tôn tiên tổ nhi long quân sư, thị lễ chi tam bản dã”, nghĩa là: “Lễ, trên phụng sự Trời, dưới phụng sự Đất, tôn kính tổ tiên và quân sư, đây là ba cái gốc của Lễ nghi” (Lễ Luận – Tuân Tử).
Kính phụng Trời, Đất, tổ tiên và quân sư, đây chính là ba cái gốc của Lễ nghi. Lễ là kinh của Trời, là Nghĩa của đất, là trật tự và phép tắc quan trọng nhất trong trời đất. Khổng Tử nói rằng: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, nghĩa là: “Không phải điều Lễ không nhìn, không phải điều lễ không nghe, không phải điều lễ không nói, không phải điều lễ không làm.”
Khổng Tử chủ trương Đức trị: “Đạo chi dĩ đức, tế chi dĩ lễ”, nghĩa là: “Dùng Đức mà dẫn dắt, dùng Lễ mà ước thúc”. Nội dung cụ thể của “Lễ”, với tư cách là đạo đức luân thường, bao gồm Hiếu, Từ (nhân từ), Cung (khiêm cung), Thuận, Kính, Hoà, Nhân, Nghĩa. Lễ còn dùng phân định thân sơ, giải quyết hiềm nghi, phân biệt giống hay khác, minh tỏ thị phi.
Trong cuốn “Thích Danh” nói rằng: “Lễ, thể dã. Ngôn đắc sự chi lễ dã”, nghĩa là “Lễ là nguyên lý bên trong của sự việc, nói ra biểu hiện ra gọi là lễ”. Sách “Lễ khí” viết: “Trung tín, lễ chi bản dã; Nghĩa lý, lễ chi văn dã. Vô bản bất lập, vô văn bất hành”, nghĩa là: “Trung tín là cái gốc của Lễ, Nghĩa lý là văn hóa bề ngoài của Lễ. Không có gốc chẳng thể lập thân, không có văn hóa chẳng thể hành sự.”
“Luận Ngữ” nói rằng: “Bất học lễ, vô dĩ lập” (Không học lễ, chẳng thể lập thân), “Bác học ư văn, ước chi dĩ lễ” (Học rộng văn hóa, dùng lễ để ước chế bản thân), nghĩa là Lễ là cái gốc căn bản trong đối nhân xử thế của một người, cũng là tiêu chuẩn xử thế mà con người thừa nhận. Đề xuất rằng người quân tử phải coi trọng nhân nghĩa, dùng lễ đãi người, tu thiện, trọng lễ tiết, dung mạo chỉnh tề, vui vẻ thuận theo Thiên đạo.
2. Chữ Tĩnh
Chữ “Tĩnh – 靜” ghép lại từ chữ “Thanh 青” và chữ “Tranh 爭”, thể hiện âm thanh tĩnh lặng. “Thanh” là màu vốn có của cây cỏ, là thẩm tra minh xác, vốn có nghĩa là “Thẩm” (Thẩm tra), lại dùng chữ “Tranh” làm “Dẫn” (Dẫn dắt), nghĩa là dẫn dụ theo ý của mình. “Tĩnh” có ý minh tỏ, tường tận. Nghĩa của nó là: An định thì gọi là “Tĩnh”, như cuốn “Trang Tử” có câu: “Kỳ động nhược thuỷ, kỳ tĩnh nhược kính” (Động như nước, tĩnh như gương). Yên lặng gọi là “Tĩnh”, như Gia Cát Lượng trong “Giới Tử Thư” viết: “Tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức” (Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức). Tĩnh mịch cũng được gọi là “Tĩnh”, như trong “Lễ Ký” viết rằng: “Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh” (Biết dừng sau đó mới có thể định, định sau đó mới có thể tĩnh). Trong suốt gọi là “Tĩnh”, như Phạm Trọng Yêm trong “Nhạc Dương Lâu Ký” có câu: “Phù quang diệu kim, tĩnh ảnh trầm bích”, nghĩa là “Ánh sáng nổi mặt hồ như ánh hào quang, bóng ảnh tĩnh chìm đáy nước trong như ngọc bích”; Thẩm nghĩa là minh xét, ví như câu thơ của Bạch Cư Dị trong bài “Toạ Hữu Minh”: “Tu ngoại dĩ trị nội, tĩnh dưỡng hoà dữ chân; Dưỡng nội bất di ngoại, động suất nghĩa dữ nhân.” Nghĩa là “Tu sửa nội tâm mà hoàn cảnh bên ngoài yên định, tĩnh lặng nuôi dưỡng hòa và chân. Tu dưỡng nội tâm không để nó lẫn mất bởi cái bên ngoài, không để cái động bên ngoài dẫn động ảnh hưởng đến nhân và nghĩa”.
“Nhân nhàn quế hoa lạc, Dạ tĩnh xuân sơn không” (Người nhàn hoa quế rụng, Đêm tĩnh núi xuân trống), đó chính là sự tịch mịch trong đêm vắng nghe rõ từng âm thanh nơi động nhỏ: “Thiền táo lâm dũ tĩnh, Điểu minh sơn cánh u” (Ve kêu rừng càng tĩnh, Chim hót núi càng lặng), đó là núi rừng thiên nhiên u tịch.
“Mao diêm trường tảo tĩnh vô đài, Hoa mộc thành huề thủ tự tài” (Mái tranh quét dài tĩnh không rêu, Hoa mộc thành ruộng tay tự trồng), đó là sơn thôn tự tại, thanh bình, yên ả. Tĩnh là khúc hát hài hoà của tự nhiên, quét sạch bụi trần và những nhiễu loạn nơi tâm linh. Khi đối mặt với bụi trần huyên náo, kiên định giữ gìn sự tĩnh tại trong tâm hồn, hoà thành nhất thể với sinh cơ tự tại trong vẻ đẹp tĩnh tại và ý nhị của đại tự nhiên, bước vào một thế giới liên thông mật thiết tuyệt diệu không thể diễn tả bằng lời.
Nghĩa gốc của “Tĩnh” là không tranh, không tranh nghĩa là không tham cầu danh lợi, thuận theo tự nhiên. “Luận Ngữ” có câu rằng: “Hữu cầu giai khổ, vô dục tắc cương” (Hữu cầu đều khổ, vô dục ắt cương cường). Nếu có thể không tranh thì tâm sẽ có thể tĩnh. Tĩnh là trạng thái an bình hoà ái, là tự đắc trong thư thái, là cảnh giới sâu sắc, có thể đạt được trí huệ, linh cảm và khởi ngộ. Cho nên cổ nhân thường nói: “Nhân sinh nhi tĩnh, thiên chi tính dã” (Con người sinh ra đã tĩnh, đó là thiên tính), “Tĩnh tư tắc thông” (Tĩnh tại suy ngẫm ắt sẽ thông), muốn tu thân tâm phải tĩnh. Trong cuốn “Giới Tử Thư” Gia Cát Lượng nói rằng: “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ chí viễn” (Không đạm bạc không thể có chí sáng, không tĩnh tại không thể đi xa). Một chữ “Tĩnh” hàm chứa trí huệ viên dung thông đạt của cổ nhân.
Cổ ngữ có câu rằng: “Tu luyện chi sỹ, đương tu nhập tĩnh” (Người tu luyện, phải nhập tĩnh). Tĩnh ở đây chỉ một loại trạng thái, cũng là một kiểu tâm thái. Tâm không thể biến chuyển theo hoàn cảnh bên ngoài, tâm bất động tức là tĩnh. Tâm loạn là vì thân ở cõi trần thế, tâm tĩnh là vì thân ở trong đạo.
3. Chữ Tế
Chữ “Tế” gồm bộ “Thuỷ 水” và chữ “Tề 齊”, vốn là tên một dòng sông, sau này hàm nghĩa được mở rộng khá nhiều.
Chữ “Tế – 濟” đôi khi thông với chữ “Tề – 齊”, dùng lẫn cho nhau. Nghĩa của nó là: Nơi bến đò gọi là “Tế – 濟”. Trong “Thi Kinh” có câu: “Bào hữu khổ diệp, tế hữu thâm thiệp” (Bầu có lá đắng, đò có chỗ lội sâu). Sang sông thì gọi là “Tế濟”, như trong bài “Hành Lộ Nan” của Lý Bạch có câu: “Trực quải vân phàm tế thương hải” (Giương thẳng buồm mây vượt biển xanh). Hay nghĩa thông suốt như câu: “Tự tri viết kê, tri nhân viết tế” (Tự biết mình gọi là minh xét, biết người gọi là thông tuệ) trong bài “Quản Tử”. Hoặc nghĩa thành tựu, thành công như câu: “Tất hữu nhẫn kỳ nãi hữu tế, hữu dung đức nãi đại” (Phải có nhẫn thì mới thành công, phải có lòng bao dung thì đức mới lớn) trong “Thư Kinh”. Hoặc nghĩa cứu, cứu trợ như trong “Kinh Dịch” viết rằng: “Cữu chử chi lợi, vạn dân chi tế” (Cái lợi chày cối, cứu trợ vạn dân). Hoặc nghĩa là đông người, chen chúc, như một câu trong “Thi Kinh”: “Tể tể đa sỹ, văn vương dĩ ninh” (Nhân sỹ hiền tài đông đúc, Văn Vương dựa vào họ khiến quốc gia yên định).
Nước của Tế có khả năng làm lợi cho vạn vật. Sự bao phủ của Tế có hàm chứa ý nghĩa vạn vật đều được ân trạch, lợi ích. “Giúp người khi cấp bách, cứu người lúc gian nguy”, từ xưa đến nay đã trở thành đức tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Coi việc khẩn cấp của người khác là việc khẩn cấp của mình, có lòng nhân ái, khoan dung rộng lớn. Khi có người gặp cảnh khốn cùng thì thường có nhân sỹ có thiện tâm chu tế giúp đỡ.
Người xưa có câu rằng: “Có sức mạnh giúp đỡ người gọi là phúc. Sức mạnh giúp đỡ người ngoài vật lực, tài lực, nhân lực ra còn có trí tuệ cao hơn, thành tựu cái tốt đẹp cho người khác, đưa con người hướng thiện. Trong “Kinh dịch” viết: “Hiểu biết đầy đủ vạn vật, từ đó nắm được cái đạo để giúp khắp thiên hạ”. Bắt đầu thực hiện từ tu thân, khiến người khác trở nên thiện lương, mọi người cùng nhau hướng thiện, hướng Đạo.
Văn hóa Nho, Thích, Đạo truyền thống nước ta đều có công dụng xã hội “hành Đạo tế thế”, đều thi hành tuân theo Thiên Đạo, tu mình lợi cho người. Như Nho gia giảng “Nhân giả ái nhân” (Người nhân đức yêu thương mọi người), “tu kỷ dĩ kính, tu kỷ dĩ an nhân, tu kỷ dĩ an thiên hạ” (Tu bản thân mình bằng cái tâm cung kính, tu bản thân mình để yên định người dân, tu bản thân mình để yên định thiên hạ), đó là ý thức bác ái, tinh thần trách nhiệm xã hội coi việc gánh vác việc thiên hạ là việc của bản thân, tế thế an dân. Đạo gia giảng cái thiện cao nhất giống như nước, đức dày chở vật. Đó là thiện hạnh cao thượng giống như phẩm đức của nước, làm lợi cho vạn vật mà không tranh danh lợi. Phật gia giảng Phật Pháp vô biên, phổ độ chúng sinh, Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.
4. Chữ Minh
Chữ Minh là chữ hội ý rằng mặt trời và mặt trăng chiếu sáng. Ý nghĩa là: Ánh sáng gọi là sáng, như ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trăng. Vẽ hình ra là Minh – 明, gọi là ban ngày. Trời sáng gọi là Minh. Đại trí tuệ gọi là Minh. Như Gia Cát Lượng viết trong “Tiền xuất sư biểu” rằng: “Cao Đế tịnh nhật nguyệt” (Cao Đế sáng như mặt trăng mặt trời). Thông hiểu gọi là Minh, như minh lý, minh kinh. Phân biệt gọi là Minh. Rõ ràng gọi là Minh. Hiển rõ, lộ rõ gọi là Minh, như trong “Kinh dịch” viết “Nhân nhị dĩ tế dân hành, dĩ minh thất đắc chi báo” (Bởi lẽ được mất mà hành động giúp dân, đó là tỏ rõ báo đáp của được mất)
Minh là nhật nguyệt sinh ánh quang huy chiếu sáng thế giới. Thế giới nếu không có mặt trời mặt trăng chiếu sáng thì sẽ chìm trong đen tối. Con người nếu không có trí tuệ dẫn đường thì cũng chìm trong tăm tối và thống khổ. Ngẩng đầu nhìn bầu không, ánh sáng mặt trời mặt trăng từ xưa đến nay vẫn chiếu sáng, đem lại ánh sáng cho nhân loại.
Thế nên vạn vật có bản tính hướng về ánh sáng. Mọi người cũng có đức cao hướng tới quang minh. Nhưng làm thế nào mới có thể đi tốt con đường quang minh của đời mình. Có thể thấy trước hết thảy các cảnh giới, hiểu được nên làm gì, không nên làm gì, sống một cách rõ ràng minh bạch, thì quả là rất quan trọng. Trong xã hội đầy rẫy ham dục vật chất, trong sự ô nhiễm của những suy nghĩ tà vạy, tạp niệm, muốn lúc nào cũng giữ được đầu óc thanh tỉnh, dựa vào lý mà hành sự, tâm địa quang minh lỗi lạc, thì nhất thiết chớ có mê mất phương hướng, bước vào con đường hiểm ác mà không tự biết. Bởi vì chỉ có một mảy may không hiểu rõ về lý sự thì cũng đã dễ bước một bước đầu tiên trên con đường sai lầm của đời người rồi.
Có thể có tương lai sáng sủa hay không, mấu chốt trí tuệ giữ được chừng mực lời nói hành vi của bản thân và nắm giữ được phương hướng đời người, chính là ở chữ Minh này. Hàng ngàn hàng vạn bậc cổ Thánh tiên hiền trong lịch sử đã dẫn dắt từng thế hệ lại từng thế hệ con người suốt mấy nghìn năm, cẩn thận gìn giữ Đạo tâm nhân đức, không trái ngược với căn bản của Đạo của trời đất, giữ vững cái gốc của vạn biến thì mới có thể thấu hiểu cái lý biến đổi của thời cuộc, thế sự trong thế giới biến ảo khôn lường này. Truy cầu chân lý vũ trụ, phân biệt rõ thị phi thiện ác, thông đạt hiểu rõ chân tướng nhân sinh vũ trụ, đó mới là đời người trí tuệ minh lý.
5. Chữ Tích
Chữ Tích gồm bộ Tâm 心 và âm Tích 昔, nghĩa gốc là có ý buồn đau, thương tiếc, do đó có bộ tâm, lại còn có chữ Tích chỉ âm, còn có ý dĩ vãng. Nghĩa của nó là yêu, coi trọng, quý tiếc, trân quý, như trong sách “Thế thuyết tân ngữ” rằng: “Đại Vũ Thánh nhân, do tích thốn âm; chí ư phàm tục, đương tích phân âm” (Đại Vũ là bậc Thánh nhân còn quý tiếc từng tấc thời gian, với người bình thường cũng nên biết quý tiếc thời gian). Tích còn có nghĩa không nỡ, lưu luyến như “tích biệt” (lưu luyến li biệt). Hoặc có nghĩa cảm thấy đáng tiếc, buồn đau, như “khả tích” (đáng tiếc), “uyển tích” (nuối tiếc).
“Tích duyên” (quý tiếc nhân duyên). Có duyên thì mới có thể hội ngộ, cho nên cần biết quý tiếc duyên. Con người tùy theo cái duyên mà đến với thế gian. Người nhà, thân thích, bạn bè, thầy cô, người quen… tất cả đều do duyên. Duyên khiến cho ân oán giữa người với người được hồi báo. Vì vậy làm người cần biết tri ân, báo ân, có thiện niệm và có tâm từ bi để thiện giải ân oán. Kết nhiều thiện duyên là chỉ khuyến thiện, tâm từ bi đến hết thảy chúng sinh, tế thế cứu người, giúp đỡ người khác.
Cái duyên tu Đạo là cái duyên thánh khiết của người hướng Đạo, hướng thiện, chứng ngộ chân lý. Biển người mênh mang, thế sự rối loạn, có bao nhiêu người thực sự tìm được nơi trở về của tâm linh mình, và cũng có bao nhiêu người đã bỏ lỡ mất cơ duyên trân quý nhất. Có lúc duyên đến duyên đi chỉ trong một niệm của con người.
“Tích phúc” (quý tiếc phúc). Một người có phúc không chỉ biết phải tích phúc, tạo phúc, quan trọng hơn còn phải biết quý tiếc phúc, phải biết cảm ân, trân quý tất cả những gì mà sinh mệnh mình đang có, quý tiếc phúc, hướng thiện, không phụ công tạo hóa đã ban cho mình. Như Tô Thức viết trong “Tiền Xích Bích phú” rằng: “Gió mát trăng thanh đều là kho báu vô tận của tạo hóa ban cho. Cùng bạn bè thưởng thức gió trăng, thật tươi đẹp làm sao”. Con người là một bộ phận của vũ trụ, đối với trời đất, thiên nhiên nên luôn luôn có cái tâm kính sợ và cảm ân, trân quý sinh mệnh, quan tâm yêu thương người khác, yêu quý bảo vệ vạn vật. Những nhu cầu thường nhật của con người, cũng đều xuất phát từ những nỗ lực của biết bao nhiêu người, có được không dễ, nên phải biết quý tiếc. Như Đường Thái Tông thường dạy con rằng: “Mỗi lần mặc áo thì phải thương xót đến những phụ nữ trồng dâu nuôi tằm. Mỗi lần ăn cơm thì phải ghi nhớ đến người nông dân cày cấy”.
“Tích thời” (quý tiếc thời gian):
Tuổi hoa không trở lại,
Sáng ngày chẳng có hai.
Kịp thời nên gắng sức,
Năm tháng chẳng đợi ai.
Thực vậy, thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, nhưng đối với người biết quý tiếc thời gian thì thời gian tặng cho họ trí tuệ và tài sản vô cùng vô tận. Người xưa cho rằng giá trị nhân sinh là ở nghe đạo, tìm chân, học để đắc đạo. Thế nên phải kính Trời biết mệnh, hiểu được an thân lập mệnh, phân tích chính xác và nắm bắt quy luật tự nhiên, đại thế của thiên hạ. Có câu cổ ngữ rằng: “Chớ lười nhác một chút thời gian nào”. Ý nghĩa là khuyên con người phải quý tiếc thời gian hiện tại, truy cầu lý tưởng, nắm bắt tốt cuộc đời, trong thời gian hữu hạn mà làm được những sự việc có ý nghĩa nhất. Nắm bắt tốt từng giây phút hiện tại cũng chính là nắm bắt tốt tương lai,
Chữ Hán là chỉ dẫn của cổ Thánh tiên hiền để lại cho người đời sau để tham ngộ Đại Đạo, đánh thức bản tính của sinh mệnh, liễu ngộ ý nghĩa đích thực của đời người, truy cầu giá trị nhân sinh. Ngày nay, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên thế giới, chỉ đạo con người chiểu theo đặc tính vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn để làm người, đây là cơ duyên vạn năm khó gặp. Rất nhiều người tu luyện Đại Pháp, truyền rộng chân tướng, bảo cho mọi người ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, từ đó mà có được tương lai tốt đẹp tươi sáng. Mọi người nhất định phải quý tiếc cơ duyên trân quý này.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2012/3/13/感悟漢字的文化內涵-254115.html
Đăng ngày 12-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.